Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Đàm Tú Vi
Xem chi tiết
♥
6 tháng 5 2018 lúc 8:00

tác giả Phạm duy tón

_quê: Hà Tây

_Là cây bút xuất sắc nhất viết về truyện ngắn những năm đầu thế kỉ XX

_Là nhà văn có tấm lòng nhân đạo xuất sắc

Nguyễn Thị Quỳnh Trang
6 tháng 5 2018 lúc 8:00

Phạm Duy Tốn (1881 – 25 tháng 2 năm 1924) là nhà văn xã hội tiên phong của nền văn học mới Việt Nam hồi đầu thế kỷ 20. Trước khi trở thành một nhà văn, nhà báo, ông từng là thông ngôn ở toà Thống sứ Bắc Kỳ. Truyện ngắn Sống chết mặc bay của ông được coi là truyện ngắn đầu tiên theo lối tây phương của văn học Việt Nam. Ngoài tên thật Phạm Duy Tốn, ông còn viết với các bút danh Ưu Thời MẫnĐông Phương SócThọ An. Một trong những người con của Phạm Duy Tốn là nhạc sĩ nổi tiếng Phạm Duy.

trịnh minh anh
Xem chi tiết
ʟɪʟɪ
21 tháng 4 2021 lúc 22:01
I. Đôi nét về tác giả Phạm Duy Tốn

- Phạm Duy Tốn (1883-1924), nguyên quán Phượng Vũ, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây (nay là Hà Nội), sinh quán thôn Đông Thọ (nay là phố Hàng Dầu, Hà Nội)

- Ông là một trong số những nhà văn mở đường cho truyện ngắn hiện đại Việt Nam

- Truyện ngắn của oogn thường viết về hiện thực xã hội đương thời

II. Đôi nét về tác phẩm Sống chết mặc bay

1. Hoàn cảnh ra đời

- “Sống chết mặc bay” được sáng tác tháng 7 năm 1918

- Đây là tác phẩm được xem là thành công nhất của Phạm Duy Tốn

2. Tóm tắt

    Sống chết mặc bay là câu chuyện về sự tắc trách của quan phụ mẫu làng X, thuộc phủ X dẫn đến cái chết của hàng bao nhiêu con người, nhà cửa trôi băng, lúa má ngập hết, kẻ sống không chỗ ở, kẻ chết không nơi chôn. Bởi trong khi dân chúng khổ cực, vất vả giữ đê ngăn nước lũ từ sông Nhị Hà thì quan phụ mẫu vẫn say sưa với ván bài tổ tôm trong cái đình cao và vững chãi, mặc kệ dân chúng ngoài kia.

3. Bố cục (3 phần)

- Phần 1 (từ đầu đến “khúc đê này vỡ mất”): Tình hình vỡ đê vá sức chống đỡ

- Phần 2 (tiếp đó đến “Điếu, mày!”): Cảnh quan phụ mẫu đánh tổ tôm khi “đi hộ đê”

- Phần 3 (còn lại): Cảnh vỡ đê và nhân dân lâm vào cảnh lầm than

4. Giá trị nội dung

“Sống chết mặc bay” đã lên án gay gắt tên quan phủ “lòng lang dạ thú” và bày tỏ niềm thương cảm trước cảnh “nghìn sầu muôn thảm” của nhân dân do thiên tai và cũng do thái độ vô trách nhiệm của kẻ cầm quyền gây nên

5. Giá trị nghệ thuật

- Kết hợp nghệ thuật tương phản và tăng cấp khéo léo

- Lời văn cụ thể, sinh động, giàu cảm xúc

- Miêu tả nhân vật sắc nét

Đinh Hoàng Nguyễn Chí
13 tháng 5 2021 lúc 20:25
Nghi mà dài hết bài luôn vậy
Khách vãng lai đã xóa
Mien Vi
Xem chi tiết
Long Sơn
7 tháng 2 2022 lúc 16:22

Tham khảo

"Sống chết mặc bay" của Phạm Duy Tốn là bức tranh hiện thực sinh động thể hiện sự thờ ơ, vô trách nhiệm của bọn quan lại với phông nền là tiếng than khóc, nỗi sợ hãi, sự chống trả cùng kiệt của nhân dân trước nguy cơ vỡ đê - Thật là "lòng lang dạ sói". Tại sao tác gả lại nói vậy?
"Lòng lang dạ sói" là câu thành ngữ đựơc sử dụng theo lối ẩn dụ để nói về những kẻ độc ác, "lòng" , "dạ" hệt loài cầm thú "lang" , "sói". Người ta thường chỉ dùng câu nói này để nói về những kẻ trộm cắp, những kẻ vô giáo dục, ngoài thềm xã hội. Nhưng hay thay, đối tượng mà câu tục ngữ này hướng đến, với Phạm Duy Tốn lại là những vị "quan phụ mẫu"- những con người được học rọng, hiểu sâu, là cha mẹ của muôn thảo dân.
Thủ pháp đặc trưng được Phạm Duy Tốn sử dụng trong toàn văn bản là đối lập. Đối lập với mưa gío bão bùng bên ngoài là khung cảnh "nghiêm trang lắm" trong đình quan. Bên cạnh con đê đang gào thét khàn cổ vì không thể chống chịu nổi mưa gió bão bùng là đình quan " cao mà vững chãi, dẫu nước to thế nữa, cũng không việc gì".
Thử đếm xem đã có bao nhiêu lần có người vào báo quan về tình hình nguy cấp của đê; vị "quan phụ mẫu" ấy đã có phản ứng gì? Nghĩ mà thật cảm phục vị quan kia, đương trong cảnh mưa gió bão bùng, đương trong tiếng kêu thét thảm thương của muôn dân mà vẫn có thể thản nhiên ngồi chơi bài. Ừ thì chả, vì:"đê vỡ mặc đê, nước sông dù nguy, không bằng nước bài cao thấp" mà.

︵✰Ah
7 tháng 2 2022 lúc 16:23

Tham Khảo 

"Lòng lang dạ sói" là câu thành ngữ đựơc sử dụng theo lối ẩn dụ để nói về những kẻ độc ác, "lòng" , "dạ" hệt loài cầm thú "lang" , "sói". Người ta thường chỉ dùng câu nói này để nói về những kẻ trộm cắp, những kẻ vô giáo dục, ngoài thềm xã hội. Nhưng hay thay, đối tượng mà câu tục ngữ này hướng đến, với Phạm Duy Tốn lại là những vị "quan phụ mẫu"- những con người được học rọng, hiểu sâu, là cha mẹ của muôn thảo dân.
Thủ pháp đặc trưng được Phạm Duy Tốn sử dụng trong toàn văn bản là đối lập. Đối lập với mưa gío bão bùng bên ngoài là khung cảnh "nghiêm trang lắm" trong đình quan. Bên cạnh con đê đang gào thét khàn cổ vì không thể chống chịu nổi mưa gió bão bùng là đình quan " cao mà vững chãi, dẫu nước to thế nữa, cũng không việc gì".

Nguyễn Nhật Hạ
Xem chi tiết
Trần Ngọc Định
27 tháng 3 2017 lúc 16:39

Hai mặt tương phản cơ bản trong truyện Sống chết mặc bay: Một bên là người dân vật lộn, chống chọi với mưa gió hết sức căng thẳng, vất vả. Bên kia là viên quan đi hộ đê ngồi trong chỗ an toàn, nhàn nhã, mải mê bài bạc, không cho phép ai quấy rầy ván bài của mình, coi việc đánh bài là trên hết, mặc dân sống chết khi đê vỡ.

Lê Loan
Xem chi tiết
Lê Loan
1 tháng 5 2022 lúc 20:45

giúp mình với 

Kim Chi
Xem chi tiết
Võ Minh Ngọc
Xem chi tiết
Trường Phan
6 tháng 1 2022 lúc 21:34

Bạn tự lm nha, chúc bạn lm tốt!! =))

tk

Phạm Duy Tốn là một cây bút viết truyện ngắn xuất sắc nhất của những năm đầu thế kỷ XX. Một trong số những tác phẩm ông để lại, Sống chết mặc bay là truyện ngắn tiêu biểu hơn cả, nó được coi như một trong những tác phẩm mở đầu cho khuynh hướng văn học hiện thực phê phán sau này. Trong Sống chết mặc bay, tác giả đã tái hiện khá sinh động bức tranh đối lập giữa đời sống khổ cực của nhân dân với cuộc sống phè phỡn xa hoa của lũ quan lại. Viết Sống chết mặc bay, Phạm Duy Tốn đã mạnh mẽ tố cáo thói vô trách nhiệm của bọn quan lại đương thời.

 

 

 

 

 

Đỗ Ngọc Khánh
Xem chi tiết
Phan Tú Quyên
Xem chi tiết
Trần Phương Vy
16 tháng 4 2022 lúc 12:11

xxxx