Viết một đoạn văn (Phương pháp lập luận Quy nạp; khoảng 12- 15 câu; gạch chân dưới 1 câu bị động, 1 phép nối liên kết câu) phân tích vẻ đẹp của người lính trong đoạn thơ thứ 2, bài thơ “ Đồng chí”- Chính Hữu. |
Viết một đoạn văn khoảng 12->16 câu theo cách lập luận quy nạp phân tích đoạn thơ trên, trong đoạn văn sử dụng một câu hỏi tu từ và một câu ghép ( gạch chân chỉ rõ).
Bài 1: Viết đoạn văn nghị luận khoảng 10 câu theo lập luận quy nạp bàn về lòng hiếu thảo.
Tham khảo ạ !!
Hiếu thảo là một trong những truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Lòng hiếu thảo là tấm lòng biết ơn, kính trọng sâu sắc của bậc con cháu đối với cha mẹ, ông bà, tổ tiên. Lòng hiếu thảo được biểu hiện bằng những tình cảm, hành động cụ thể trong cuộc sống hàng ngày. Đó có thể là sự lễ phép, kính trọng, cũng có thể là tình yêu thương, cảm thông sâu sắc, là sự cố gắng học tập và làm việc để đền đáp công ơn sinh thành, nuôi dưỡng, dạy dỗ của cha mẹ, ông bà. Trong cuộc sống, nếu chúng ta biết hiếu thảo, biết yêu thương, trân trọng những người thân trong gia đình thì không chỉ tạo ra niềm vui, niềm hạnh phúc mà còn góp phần làm cho xã hội văn minh hơn. Thật vậy! Đấng sinh thành là những người đã đưa chúng ta đến với cuộc đời, nuôi dưỡng, bảo bọc và che chở cho ta bằng tất cả tình yêu thương. Vì vậy, hiếu thảo không chỉ là trách nhiệm mà còn là nghĩa vụ của mỗi người con, người cháu trong gia đình. Chúng ta cần ý thức được điều này, sống và làm việc có trách nhiệm, luôn yêu thương, kính trọng bề trên, không ngừng cố gắng để đền đáp công ơn, tình cảm to lớn của cha mẹ. Bên cạnh đó, cần lên án, phê phán những hành động bất hiếu, vô cảm, thậm chí là đánh đập người thân của một bộ phận người trong xã hội hiện nay. Tóm lại, lòng hiếu thảo từ xưa đến nay vẫn luôn là đạo lý tốt đẹp được truyền từ đời này sang đời khác, chúng ta cần biết giữ gìn và phát huy thật tốt truyền thống đạo lý đó.
Tham khảo !
Hiếu thảo là tình cảm tự nhiên và cũng là đạo đức của con người. Người con hiếu thảo luôn biết kính trọng và yêu thương cha mẹ của mình. Cha mẹ nuôi con không bao giờ mong được đền đáp lại công lao ấy. Nhưng nghĩa vụ của mỗi người con là phụng dưỡng khi cha mẹ tuổi già sức yếu. Điều quan trọng nhất là chúng ta phải phấn đấu học tập và rèn luyện để trở thành con ngoan, trò giỏi, trở thành những công dân tốt, đem lại niềm vui, niềm tự hào cho ba mẹ. Trong cuộc sống có rất nhiều tấm gương hiếu thảo đáng được khen ngợi, tiêu biểu là những câu chuyện trong “Nhị thập tứ hiếu”. Bên cạnh đó vẫn có những kẻ bất hiếu, không vâng lời cha mẹ, ngược đãi cha mẹ mình, luôn làm cha mẹ đau lòng. Đó là những người đáng bị phê phán trong xã hội. Tóm lại, bổn phận làm con phải biết giữ tròn chữ hiếu với đấng sinh thành. Ngày nay, không chỉ hiếu thảo với cha mẹ, chữ hiếu còn được mở rộng ý nghĩa như trong lời Bác Hồ dạy: “Trung với nước, hiếu với dân”.
Tham khảo ạ:
Hiếu thảo với ông bà cha mẹ vốn là một truyền thống quý báu của dân tộc ta, và đây cũng là một trong những phẩm chất tốt đẹp cần có ở con người. Lòng hiếu thảo có nghĩa là kính trọng ông bà, cha mẹ và tổ tiên của mình. Đó còn là hành động yêu thương chăm sóc phụng dưỡng cha mẹ ông bà khi già yếu và trách nhiệm thờ phụng khi họ qua đời. Hiếu thảo chính là giá trị cốt lõi của và là trung tâm trong hệ thống đạo đức của nho giáo. Nó không chỉ biểu hiện qua tình cảm mà còn biểu hiện trong những hành động cụ thể.Biểu hiện của người có lòng hiếu thảo chính là biết cung kính ông bà cha mẹ, biết vâng lời và làm cho cha mẹ vui lòng. Khi cha mẹ khỏe mạnh thì ngoan ngoãn vâng lời, khi già yếu th, ốm đau thì hết lòng chăm sóc phụng dưỡng. Khi cha mẹ nhắm mắt xuôi tay thì thành tâm thờ cúng. Con người chúng ta ai cũng cần phải hiếu thảo với ông bà cha mẹ, họ là những người đã nuôi dưỡng và dạy ta nên người, mỗi con người sinh ra đều có tổ, có tông có nguồn có cội, thân tộc. Chính vì thế chúng ta cần phải biết ơn những người đã sinh thành ra ta, nó còn là lối sống chuẩn mực của dân tộc Việt Nam ta, Nhị thập tứ hiếu luôn là bài học giáo dục đạo đức ngàn đời còn mãi. Sống hiếu thảo là lối sống cao đẹp, biết quý trọng công ơn dưỡng dục của ông bà cha mẹ thể hiện niềm tri ân đối với các bậc sinh thành. Lòng hiếu thảo thể hiện sự bao dung sống có trách nhiệm. Bên cạnh đó, lòng hiếu thảo luôn được mọi người yêu mến, trân trọng và thành công trong cuộc sống và môi trường tràn ngập yêu thương, sự kính trọng đối với các bậc sinh thành. Giá trị của một người con không thể hiện ở sự giàu có sang trọng mà nó chính là ở tấm lòng hiếu thảo. Lòng hiếu thảo thể hiện lối sống trọng tình nghĩa và cũng là nét đẹp cao quý của nền văn hóa Việt Nam.
Viết đoạn văn theo cách lập luận quy nạp (khoảng 10 câu) phân tích diễn biến nội tâm của nhân vật Thúy Kiều trong đoạn thơ trên. Trong đoạn văn có sử dụng phép thế và một thành phần biệt lập cảm thán (gạch chân – chú thích).
Tham Khảo
1. Mở bài
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm
Nguyễn Du là một đại thi hào của dân tộc, ông có rất nhiều tác phẩm để lại nhiều tiếng vangTác phẩm “Truyện Kiều” là một tuyệt phẩm của tác giả Nguyễn Du.Đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” là một đoạn trích hay nó đã lột tả được tâm trạng của Thúy Kiều.- Giới thiệu 8 câu giữa: Nỗi nhớ của Kiều khi đứng trước lầu Ngưng Bích
2. Thân bài
* Khái quát về Thúy Kiều và hoàn cảnh đưa đẩy nàng đến như bây giờ
* Khái quát về đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”: Sau khi biết mình bị lừa bán vào chốn lầu xanh Kiều uất ức định tự vẫn. Tú bà vì sợ mất tiền nên đã hứa khi nào Kiều bình phục sẽ gả nàng vào nơi tử tế, nhưng lại đưa nàng ra lầu Ngưng bích, thực chất là giam lỏng nàng. Thân gái một mình nơi đất khách quê người Kiều sống một mình ở lầu ngưng bích với tâm trạng cô đơn buồn tủi
* Khái quát nội dung tám câu thơ: Là nỗi nhớ thương của Kiều về người yêu và cha mẹ
* Nỗi nhớ về người yêu:
“Tưởng người dưới nguyệt chén đồng
Tin sương luống những rày trông mai chờ
Bên trời góc bể bơ vơ
Tấm son gột rửa bao giờ cho phai”
-> Nỗi nhớ người yêu da diết.
-> tâm trạng của Thúy Kiều khi nhớ về Kim Trọng mối tình đầu của nàng trong sự ê chề, bẽ bàng, tủi nhục
* Nỗi nhớ về cha mẹ
“Xót người tựa cửa hôm mai
Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ
Sân Lai cách mấy nắng mưa
Có khi gốc tử đã vừa người ôm"
-> Kiều là một con người hiếu thảo.
* Kiều nhớ đến người yêu trước khi nhớ đến cha mẹ
Khi đặt chung giữa hai chữ tình và hiếu, Kiều đã tạm yên với chữ hiếu bởi khi bán mình chuộc cha, Kiều đã phần nào đền đáp được công ơn sinh thành. Còn với Kim Trọng, trước khi về Liêu Dương chịu tang chú, chàng đã kỳ vọng rất nhiều vào Kiều. Nhưng giờ đây, tấm thân của Kiều đã hoen ố, nên nàng càng ân hận và day dứt hơn.Điều này hoàn toàn phù hợp với quy luật tâm lí.-> Thể hiện sự tinh tế trong ngòi bút miêu tả tâm lí của Nguyễn Du.
* Nghệ thuật:
Ngôn ngữ độc thoại nội tâm.Hình ảnh, từ ngữ tinh tế.3. Kết bài
Tổng kết nội dung.Tham Khảo
Trong bài thơ "Kiều ở lầu Ngưng Bích", tám câu thơ giữa đã thể hiện tâm trạng nhớ nhung Kim Trọng và gia đình cùng hoàn cảnh tội nghiệp đáng thương của Kiều ở nơi đất khách quê người. Hai câu thơ: "Tưởng người dưới nguyệt chén đồng/Tin sương luống những rày trông mai chờ" tái hiện kỷ niệm đôi lứa từng được cùng Kim Trọng uống rượu dưới ánh trăng vằng vặc. Đó là nỗi nhớ tình đầu đậm sâu của mình. Nhớ về chàng Kim, Kiều nhớ về chén rượu thề nguyền đính ước, minh chứng tình yêu đẹp đẽ của họ dưới ánh trăng. Dù cho Kiều đã trao duyên cho em mình nhưng có lẽ nàng Kiều vẫn chưa thể quên đi tình yêu của mình. Nàng còn lo sợ cho chàng Kim chờ mong tin tức của mình trong vô ích. Càng thương nhớ chàng Kim bao nhiêu thì hai câu thơ tiếp theo thể hiện sự xót thương của Kiều cho chính số phận, cuộc đời của mình "Bên trời góc bể bơ vơ/Tấm son gột rửa bao giờ cho phai". Kiều không chỉ thương cho số phận ba chìm bảy nổi bơ vơ tột cùng của mình mà còn thương cho sự trong trắng, trinh bạch của đời mình đã bị phá hủy, không thể gột sạch được. Hình ảnh "tấm son" là hình ảnh ẩn dụ của tấm lòng trinh bạch của Kiều, nay đã chẳng thể trở về sự trong trắng nguyên vẹn, ấm êm ngày xưa.Tóm lại, tám câu thơ giữa bài thơ đã cho thấy tâm trạng đau đớn, xót xa đến tột cùng của nàng Kiều ở nơi đất khách quê người.
Viết một đoạn văn khoảng 12- 15 câu theo phép lập luận quy nạp làm rõ những phẩm chất của Kiều được thể hiện ở đoạn thơ trên. Trong đoạn văn có sử dụng câu bị động (gạch dưới câu bị động)
Nỗi nhớ Kim Trọng (1 điểm)
- Chữ “tưởng” nhớ lại, hồi tưởng lại
+ Nhớ đêm trăng thề nguyền
+ Nhớ về Kim Trọng nên đau đớn hình dùng ra khi chàng trở về không hề biết Kiều đã bán mình chuộc cha
- Động từ “gột rửa” diễn tả tấm lòng son sắt, thủy chung của mối tình đầu, nhưng cũng xót thương cho tấm thân không còn gột rửa được nữa
→ Nỗi nhớ người yêu tha thiết, đau đáu
Nỗi nhớ cha mẹ (1 điểm)
- Sử dụng thành ngữ, điển tích, điểm cố để nói tới nỗi nhớ cha mẹ
- Kiều xót xa khi nghĩ tới cảnh cha mẹ già yếu mà hằng ngày vẫn tựa cửa ngóng tin con
- Kiều lo lắng cho cha mẹ khi cha mẹ đã già không biết có ái chăm sóc, đỡ đần
→ Kiều là người con hiếu thảo, tình nghĩa
- Sử dụng được câu bị động (0,5 điểm)
Trình bày sạch đẹp, đầy đủ ý
Viết đoạn văn 12 câu theo cách lập luận quy nạp nêu cảm nhận của em về những phẩm chất của Kiều chỉ ra một cách dẫn trực tiếp và một câu cảm thán.
Viết đoạn văn 12 câu theo cách lập luận quy nạp nêu cảm nhận của em về những phẩm chất của Kiều chỉ ra một cách dẫn trực tiếp và một câu cảm thán.
Viết đoạn văn( khoảng 200 chữ) theo lập luận phối hợp diễn dịch-quy nạp về vai trò của ngoại ngữ.
Ai giúp mk với ạ
Tham Khảo
https://vndoc.com/nghi-luan-xa-hoi-biet-them-mot-ngoai-ngu-la-biet-them-mot-the-gioi-176215
Từ hàng triệu năm trước, nhờ vào lao động, loài vượn cổ dần dần vươn mình đứng thẳng, sử dụng đôi chân để di chuyển và đôi tay ngày càng khéo léo để kiếm tìm thức ăn và chống lại kẻ thù. Song, ý nghĩa lớn lao của lao động không chỉ ở chỗ thúc đẩy quá trình tiến hóa ấy mà còn là tiền để quan trọng cho não bộ phát triển, loài vượn cổ biết hoạt động “theo kiểu người”, đạt đến “trình độ người” mà cột mốc đánh dấu là ngôn ngữ. Đây là nét đặc trưng lớn nhất để con người trở thành động vật bậc cao. Ngay từ khi xuất hiện, ngôn ngữ đã rất đa dạng, sinh động. Mỗi quốc gia có một thứ tiếng riêng mà với tất cả tình yêu và tự hào, chúng ta trìu mến gọi “tiếng mẹ đẻ”. Nhưng liệu rằng, chỉ biết riêng tiếng nước mình như vậy có đủ? Bàn về vấn đề này, có người cho rằng: “Tôi chỉ sống ở Việt Nam, tôi không cần biết tiếng nước ngoài”. Người khác lại nói: “Biết thèm một ngoại ngữ là biết thêm một thế giới”.
Mỗi người một lối suy nghĩ với lí lẽ và quan điểm riêng. Những người cho rằng “Tôi chỉ sống ở Việt Nam, tôi không cần biết tiếng nước ngoài” là bởi họ cho rằng, ngôn ngữ chỉ để giao tiếp với những người cùng chung sống trong biên giới quốc gia của mình, mà cụ thể là Việt Nam. Hiểu như thế, họ vô tình tự bó chặt mình trong một môi trường nhỏ hẹp và chưa nhận thức được đầy đủ vai trò của ngôn ngữ nói chung, ngoại ngữ nói riêng. Chẳng phải ngẫu nhiên mà tại một số nước trên thế giới, không biết ngoại ngữ bị coi là mù chữ. Ngôn ngữ không chỉ là phương tiện để giao tiếp mà còn là công cụ để tư duy. Đây cũng là lý do nhiều người cho rằng: “Biết thêm một ngoại ngữ là biết thêm một thế giới”. Ngoại ngữ hướng chúng ta đến thế giới bên ngoài, đưa chúng ta đến gần hơn với những thành tựu của một quốc gia khác với một thứ tiếng khác.
Càng biết thêm nhiều ngoại ngữ, những đường biên giới càng nới rộng ra, thế giới càng rộng mở, chúng ta càng có khả năng giao tiếp với nhiều người, tiếp cận với nhiều cuốn sách chứa đựng những chân trời mới. Nhìn nhận ngôn ngữ đúng với vai trò của nó, ta mới thấy biết thêm một ngoại ngữ thực sự là biết thêm một thế giới.
Ngoại ngữ với vai trò giao tiếp, là con đường kết nối chúng ta và những người bạn trên toàn cầu, mà mỗi người bạn ấy sẽ là một người thầy dạy cho chúng ta những điều bổ ích. Còn gì tuyệt vời hơn nếu trong một buổi triển lãm tranh chúng ta có thể trao đổi cảm nhận của mình với một người Ý – một người con sinh ra và lớn lên trong cái nôi của hội họa Phục Hưng, để cùng sẻ chia cảm nhận cá nhân và cũng để có cái nhìn toàn diện hơn khi rung cảm nghệ thuật được soi chiếu bằng cả văn hóa phương Đông và phương Tây. Cũng tương tự như vậy với mọi ngành nghệ thuật và khoa học khác.
Hơn thế nữa, ngoại ngữ giúp bạn tự tin hơn trong giao tiếp. Có thể bạn sẽ chỉ sống ở Việt Nam, không đặt mục tiêu làm việc hay du lịch đến một đất nước khác, nhưng bạn có chắc rằng sẽ không bao giờ gặp một du khách nước ngoài hỏi đường hay nhờ giới thiệu về danh thắng quê hương. Bạn tin chắc rằng, trong buổi tiệc chào mừng bạn mình là một du học sinh về nước sẽ không có một vị khách nước ngoài nào? Trong buổi tiệc của công ty sau này cũng chỉ toàn người Việt Nam? Những lúc ấy ta mới thấy, thế giới của bản thân nhỏ bé và hạn hẹp đến mức nào khi không có ngoại ngữ. Còn gì lạc lõng hơn việc cô đơn giữa một đám đông nói cười trao đổi bằng một ngôn ngữ chúng ta không thể hiểu ngay trên quê hương mình?
Hơn thế nữa, ngoại ngữ với vai trò là phương tiện của tư duy sẽ giúp chúng ta có thể tiếp thu với kho tàng tri thức của nhân loại. Đặc biệt là trong giai đoạn ngày nay, khi internet đã trở nên phổ biến và các công cụ tìm kiếm trên mạng ngày càng được mở rộng, hoàn thiện. Ta có thể dễ dàng tìm thấy các công trình nghiên cứu, các tài liệu khoa học về bất kì ngành nào mà mình quan tâm. Tuy nhiên, có một thực tế rằng phần lớn tài liệu này được viết bằng tiếng Anh – ngôn ngữ quốc tế hiện nay. Khi đó, nếu chúng ta sử dụng thành thạo tiếng Anh, thì chẳng phải chúng ta sẽ dễ dàng tiếp thu những tinh hoa văn hóa nhân loại hay sao. Tất nhiên, sẽ có người nói chúng ta có thể tìm đến người phiên dịch hoặc dựa vào các công cụ chuyển đổi ngôn ngữ. Nhưng tất nhiên, trong chúng ta ai cũng biết công cụ chuyển đổi ngôn ngữ được lập trình sẵn nên dịch theo kiểu đơn lẻ, từng từ một. Do đó, rất khó để hiểu đúng và đầy đủ ý nghĩa của văn bản chúng ta cần. Nhờ người phiên dịch có thể sẽ dễ hiểu hơn, nhưng sẽ chẳng bao giờ bạn được khám phá vấn đề trực tiếp bằng cảm quan của mình mà luôn vay mượn góc nhìn, góc cảm nhận của người khác.
Trong xu thế toàn cầu hóa, mà biểu hiện rõ rệt nhất là sự hội nhập kinh tế giữa các quốc gia trong khu vực và trên toàn thế giới đã tác động mạnh mẽ tới từng cá nhân trong mỗi quốc gia. Đó không chỉ là hợp tác về kinh tế, mà còn là sự giao lưu văn hóa giữa các quốc gia, nên việc biết ngoại ngữ đang dần trở thành xu thế tất yếu và bắt buộc. Biết thêm một ngoại ngữ là biết thêm một thế giới, không chỉ là qua sự tìm hiểu trên sách báo của đất nước họ mà còn là tấm vé “thông quan” để chúng ta trực tiếp trải nghiệm đời sống, văn hóa của họ, tham gia lao động trong những công ty có vốn đầu tư nước ngoài hoặc có đối tác nước ngoài. Đó không chỉ là thế giới trên bản đồ địa lí mà còn là thế giới sống động trước mắt bạn và trong tinh thần của bạn.
Mặc dù có ý nghĩa to lớn như vậy nhưng thực trạng học ngoại ngữ của chúng ta hiện nay chưa mấy khả quan. Đại đa số học sinh học tiếng Anh suốt nhiều năm tại trường nhưng không thể sử dụng tiếng Anh với tư cách là một ngôn ngữ. Nhiều người chỉ có thể làm các bài tập về cấu trúc ngữ pháp mà không thể nói một câu ngoại ngữ đơn giản. Phần lớn mọi người cảm thấy mệt mỏi, chán nản khi học tiếng Anh và bỏ cuộc giữa chừng.
Nguyên nhân dẫn đến thực trạng này, có thể do phương pháp giáo dục tại các trường chỉ chú trọng đến cấu trúc ngữ pháp để vượt qua các kì kiểm tra. Do số lượng lớp đông nên dù đổi mới phương pháp thì cũng chỉ có thể phù hợp với một số học sinh chứ không phải tất cả. Và bản thân môn tiếng Anh hay bất kì ngôn ngữ nào khác cũng là một bộ môn khó. Nhất là đối với những trường ở vùng sâu vùng xa, điều kiện kinh tế còn khó khăn, phương tiện học tập còn thiếu thốn.
Song nguyên nhân trực tiếp nhất vẫn là do chúng ta chưa nhìn nhận vai trò quan trọng của ngoại ngữ một cách đúng mực. Mặc dù ngoại ngữ là môn thi bắt buộc trong kì thi trung học phổ thông quốc gia, nhưng nhiều bạn còn học đối phó hoặc trì hoãn “để mai tính”. Đi kèm với nó là thái độ học sao nhãng, chưa kiên trì và khả năng tự học chưa cao. Sự e dè, ngần ngại giao tiếp cũng trở thành rào cản trong việc sử dụng ngoại ngữ. Lối suy nghĩ ỷ lại chỉ sống ở Việt Nam nên không cần biết ngoại ngữ đã ăn sâu vào rất nhiều người, khiến chúng ta quên mất rằng chỉ sống ở Việt Nam nhưng có thể sử dụng ngoại ngữ như một phương tiện, một công cụ phục vụ chúng ta trong học tập, vui chơi và đời sống sau này. Rất nhiều người nhờ ngoại ngữ đã thay đổi cuộc sống, nhận học bổng từ các trường học danh tiếng, dễ dàng có một công việc cho bản thân, thỏa sức khám phá và trải nghiệm nền văn hóa khác, trở thành một công dân toàn cầu. Muốn hiện đại cần có giá trị truyền thống làm nền tảng nhưng không thể thiếu sự thúc đẩy của ngoại ngữ. Bởi vậy, giải pháp để cải thiện tình hình ngoại ngữ là điều cần thiết.
Mỗi chúng ta đều có ít nhất bảy năm học ngoại ngữ trên ghế nhà trường. Bởi vậy, sự cập nhật, đổi mới phương pháp giáo dục trong các nhà trường là giải pháp đầu tiên cần thực hiện. Các hoạt động ngoại khóa sẽ là sân chơi bổ ích và là nơi để mỗi học sinh giao lưu, học hỏi lẫn nhau và thực hành tiếng. Sự cách biệt giữa các vùng miền phải được rút ngắn bằng cách chú trọng đầu tư cho những vùng còn khó khăn. Và hơn hết, mỗi chúng ta cần tự ý thức về tác dụng to lớn của ngoại ngữ và thế giới mới mẻ, tươi đẹp mà ngoại ngữ mang lại để có ý thức trau dồi ngoại ngữ, kiên trì và cố gắng vượt qua những khó khăn trong quá trình học tập. Năng động và mạnh dạn trong việc giao tiếp với người nước ngoài, đọc các bài nghiên cứu ngắn về lĩnh vực yêu thích, nghe nhạc và xem các bộ phim ý nghĩa bằng ngôn ngữ gốc. Sử dụng ngoại ngữ như một thế đối sánh để khắc sâu các đặc điểm của tiếng Việt, tiến tới sử dụng đúng, sử dụng hay tiếng nước mình và ngược lại.
Xã hội hiện đại đã khiến ngoại ngữ thành chiếc chìa khóa vạn năng mở ra hàng ngàn thế giới mới. Có nắm bắt chiếc chìa khóa ấy hãy cứ lần lữa, trì hoãn để cánh cửa mãi đóng chặt phụ thuộc vào suy nghĩ, quyết định và hành động của chúng ta ngày hôm nay.
Dựa vào đoạn thơ trên hãy viết đoạn văn khoảng 15 câu lập luận theo cách quy nạp để thấy được vẻ đẹp tâm hồn của người chiến sĩ lái xe trong đoạn văn có sử dụng một câu mở rộng thành phần và một phép liên kết
Viết một đoạn văn ngắn khoảng 10 câu trình bày theo phép lập luận quy nạp, trong đó có sử dụng ít nhất một tình thái từ (gạch dưới) nói về vấn đề rác thải sinh hoạt.