Những câu hỏi liên quan
Phùng Trung Hiếu
Xem chi tiết
Hiền Nekk^^
26 tháng 11 2021 lúc 19:21

ờm thíu đề pk khum?

duy Chu
26 tháng 11 2021 lúc 19:23

nghe nó rối quá 

Phùng Trung Hiếu
26 tháng 11 2021 lúc 19:24

Văn bản '' Vẻ đẹp của một bài ca dao ''

Câu hỏi :  Phần 2 tác giả nêu ý kiến gì

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
5 tháng 12 2019 lúc 15:15

Chọn đáp án: A

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
7 tháng 2 2018 lúc 4:24

- Sử dụng yếu tố miêu tả khi:

    + Tả vẻ đẹp của bài ca dao Trong đầm gì đẹp bằng sen", các em có thể vận dụng yếu tố tự sự và miêu tả vào làm ở một số đoạn nhất định.

  - Tự sự khi:

    + Kể về một kỉ niệm cảnh đầm sen giữa mùa hè.

    + Hoặc, một kỉ niệm về những câu thơ, bài thơ nói về vẻ đẹp của bông sen.

thongminh
Xem chi tiết
Nguyễn Minh Anh
8 tháng 12 2021 lúc 13:57

1 point?

Nancy Xuân Mỹ 13
8 tháng 12 2021 lúc 13:59

a

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
8 tháng 7 2018 lúc 17:18

Tiếng cười bài 2, 3, 4 là tiếng cười đả kích, phê phán, châm biếm thói hư tật xấu của một bộ phận người.

Bài 2: đối tượng là nam nhi yếu đuối, không đáng sức trai

- Sử dụng thủ pháp đối lập, ngoa dụ:

   + Đối lập: sức trai >< khom lưng, uốn gối gánh hai hạt vừng

   + Ngoa dụ: sự khom lưng uốn gối của anh chàng chỉ để “gánh hai hạt vừng”

Bài 3: chế giễu thói lười biếng của đàn ông lười nhác, không có chí lớn

- Sử dụng biện pháp nói quá, đối lập

   + Đối lập: chồng người >< chồng em : người đàn ông “chồng em” vô dụng, bất tài

   + Hình ảnh người đàn ông “ngồi bếp sờ đuôi con mèo” tiêu biểu cho người đàn ông lười nhác, chỉ biết ngồi xó, ăn bám vợ.

Bài 4: chế giễu loại phụ nữ vô duyên, xấu xí

- Sử dụng biện pháp nói quá, gợi lên những liên tưởng phong phú của tác giả dân gian

   + Lỗ mùi mười tám gánh lông

   + Đêm nằm ngáy o o

   + Đi chợ hay ăn quà

   + Trên đầu những rác cùng rơm

- Sau tiếng cười hài hước, giải trí, mua vui, tác giả dân gian muốn châm biếm nhẹ những người phụ nữ vô duyên, đỏng đảnh trong xã hội

Ninh
Xem chi tiết
Đào Trần Tuấn Anh
9 tháng 9 2018 lúc 9:37

minh k có thời gian 

bn tụ lên mạng tìm

chúc bn 

học 

tốt

Trương Lan Anh
9 tháng 9 2018 lúc 9:46

 văn học dân gian Việt Nam luôn là dòng sữa mát lành nuôi dưỡng tâm hồn chúng ta. Cùng với các thể loại khác, ra đời trong xã hội cũ, ca dao diễn tả tâm hồn, tư tưởng, tình cảm của nhân dân trong các mối quan hệ lứa đôi, gia đình, quê hương, đất nước... không chỉ là lời ca yêu thương tình nghĩa, ca dao còn là tiếng hát than thân cất lên từ cuộc đời xót xa, cay đắng của người Việt Nam, đặc biệt là của người phụ nữ trong xã hội cũ.

      Trong xã hội phong kiến, người phụ nữ luôn bị coi nhẹ, rẻ rúng, họ không được quyền quyết định trong mọi lĩnh vực cuộc sống. Tư tưởng “trọng nam khinh nữ” đã chà đạp lên quyền sống của họ, đàn ông được coi trọng, được quyền “năm thê bảy thiếp”, được nắm quyền hành trong xã hội, trong khi đó phụ nữ chỉ là những cái bóng mờ nhạt, không được coi trọng. Họ phải làm lụng, vất vả cung phụng chồng con, một nắng hai sương mà cuộc đời thì tăm tối. Họ phải cất lên tiếng nói của lòng mình.

Thân em như tấm lụa đào

 Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai”

       Tiếng nói đầy mặc cảm, cay đắng. Người phụ nữ ví mình như một tấm lụa được người ta bày bán giữa chợ. Thân phận họ cũng chỉ là vật giữa chợ đời bao người mua. Thân phận họ bé nhỏ và đáng thương quá đỗi. Hai từ “thân em” cất lên sao xót xa, tội nghiệp. Xã hội lúc bấy giờ đâu cho họ được tự do lựa chọn, ngay từ lúc sinh ra, được là người họ đã bị xã hội định đoạt, bị cha mẹ gả bán, họ không có sự lựa chọn nào khác:

“Thân em như con cá rô thia

 Ra sông mắc lưới vào đìa mắc câu"

      Không một lối thoát nào mở ra trước mắt, họ cảm thấy cuộc đời chỉ là kiếp nô lệ, bốn phía lưới giăng. Hình ảnh “Tấm lụa đào”, hay “con cá rô thia” trong hai câu ca dao trên là hình ảnh so sánh nghệ thuật. Hình ảnh này cho ta liên tưởng tới sự tầm thường, bé nhỏ của thân phận người phụ nữ: tấm lụa thì đem ra đổi bán, con cá rô thia thì được vùng vẫy đây nhưng chỉ trong chiếc ao tù. Hình ảnh con cá rô thia cho ta nghĩ đến người phụ nữ trong sự bủa vây của truyền thống, tập tạc, quan niệm phong kiến bao đời hà khắc, đến hạnh phúc của mình cũng không được quyền quyết định:

      “Hòn đá đóng rong vì dòng nước chảy

 Hòn đá bạc đầu vì bởi sương sa

              Em với anh cũng muốn kết nghĩa giao hòa

      Sợ mẹ bằng biển, sợ cha bằng trời,

       Em với anh cũng muốn kết tóc ở đời,

       Sợ rằng mây bạc giữa trời mau tan”...

        Bao khát khao bị kìm hãm, hạnh phúc lứa đôi bị rào cản phong tục đè nén, họ ngẫm mình và cất lên tiếng than cay đắng.

“Thân em như miếng cau khô

 Người thanh chuộng mỏng, người khô tham dày”

      Câu ca dao nào cũng đầy ai oán, số phận nào cũng được ví bằng những thứ bé nhỏ, tầm thường, đó là sự ý thức, sự phản kháng của những con người triền miên bất hạnh. Họ có quyền được sống, được tự do yêu đương, nhưng xã hội đã chà đạp lên quyền của họ, chỉ cho họ một cuộc đời lầm lũi, chua cay.

“Năm nay em đi làm dâu

           Thân khác gì trâu mang theo ách

Năm nay em đi làm vợ

                      Thân mang cày, dây khiến không biết ai?

                                    Em đi làm dâu không có mùa nghỉ, chỉ có mùa làm.”

       Người con gái trong bài ca dao H’mông này đang than thân trách phận mình khi “xuất giá tòng phu’’. Họ lấy chồng, không phải vì hạnh phúc mà để làm một con vật lao động trong nhà chồng, một con vật suốt đời “theo ách” như trâu mang. Cuộc sống như khép lại trước mắt họ, chỉ thấy một sự trói buộc đến phũ phàng:

Cá cắn câu biết đâu mà gỡ

Chim vào lồng biết thuở nào ra”

     Có khi họ bị chồng đánh đập:

“Cái cò là cái cò quăm

Mày hay đánh vợ mày nằm với ai"

     Có khi bị chồng phụ bạc:

“Nhớ xưa anh bủng anh beo

Tay bưng chén thuốc lại đèo múi chanh

Bây giờ anh mạnh anh lành

Anh tham duyên mới anh đành phụ tôi."

        Ở lĩnh vực nào người phụ nữ xưa cũng không được quyền hạnh phúc. Cuộc sống không có tự do, tình yêu không được công nhận, hôn nhân không được định đoạt, quan hệ vợ chồng không được tôn trọng... Ở mặt nào họ cũng bị vùi dập xô đẩy, cũng không được quyền lên tiếng lựa chọn. Đến cả sự tỏ bày tình yêu cũng vô cùng tội nghiệp.

“Thân em như củ ấu gai

 Ruột trong thì trắng, vỏ ngoài thì đen

Không tin bóc vỏ mà xem

Ăn rồi mới biết rằng em ngọt bùi’’

      Ở câu than thân nào họ cũng ví mình thật tội nghiệp, nào là tấm lụa, nào là hạt mưa, nào là miếng cau khô, rồi củ ấu gai... thứ nào cũng nhỏ nhoi, tội nghiệp. Hạt mưa thì chẳng biết rơi vào đâu, miếng cau thì tùy người chọn, còn củ ấu thì có vẻ đẹp bên trong mà không ai biết. Bài ca dao này là một sự giãi bày của người phụ nữ. Người phụ nữ muốn xã hội công nhận giá trị của mình, nhưng vẫn đầy tự ti: “Không tin bóc vỏ mà xem, ăn rồi mới biết là em ngọt bùi”. Một sự mời mọc ngập ngừng.

      Có thể nói, những bài ca dao than thân trách phận không chỉ là lời than thở vì cuộc đời, cảnh ngộ khổ cực, đắng cay, mà còn là tiếng nói phản kháng, tiếng nói khẳng định giá trị, phẩm chất của người phụ nữ trong xã hội cũ.

Lê Trần Quỳnh Anh
9 tháng 9 2018 lúc 10:35

- Ngoài nỗi khổ,  em còn hiểu được niềm khao khát muốn chống lại xã hội phong kiến, muốn được đòi lại tự do của mình. Ngoài ra, bài ca dao số 3 còn phản kháng chế độ trọng nam khinh nữ. Những người phụ nữ muốn được đối xử một cách công bằng, muốn được tự quyết định số phận của mình.

* Phân tích bài ca dao:

+ Bài ca dao chọn: Bài số 2

Phân tích nội dung:

- Những con vật được nhắc tới: Con tằm, con kiến, con hạc, con quốc.

- Con tằm, con kiến là hình ảnh tượng trưng cho những con người có thân phận nhỏ nhoi, yếu ớt, có nhiều đức tính tốt đẹp nhưng vất vả, gian truân trong cuộc sống mưu sinh.

- Hạc là biểu tượng cho cuộc đời phiêu bạt, vô định và những cố gắng tuyệt vọng của người lao động trong xã hội cũ.

- Con cuốc là biểu hiện cho nỗi đau khổ oan trái.

Học tốt hihi :v.                                                                     

Đặng Thị Ngọc Anh
Xem chi tiết
nguyen bui hong nhung
21 tháng 10 2018 lúc 9:08

bai nay lam nhu sau:noi len ve de thieng leng cua nhan dan ta va noi len su trong trang cua nhan dan minh.Neu hay cho minh mot thi bai nao minh cung giai duoc minh la con cua tien si day dung lo da co minh day anh yeu em

nguyễn minh ngọc
Xem chi tiết
trongnghia
22 tháng 2 2018 lúc 10:50

a.Từ trong ra ngoài

b.Chứng tỏ rằng hoa sen rất trong khiết, thơm tho

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
9 tháng 10 2018 lúc 2:52

a) - Sử dụng từ “ai” – đại từ phiếm chỉ để mở đầu bài ca dao, chỉ chung tất cả mọi người - để mở đầu bài ca để chỉ các thế lực ngăn cản tình cảm nam nữ xuất hiện nhiều lần

   + Gợi ra sự than trách nghe xót xa, ngậm ngùi

b, Cặp ẩn dụ Sao Hôm- sao Mai và mặt Trăng- mặt Trời (để chỉ hai người xứng đôi vừa lứa)

- Biện pháp so sánh “Ta như sao Vượt chờ trăng giữa trời”: tình duyên bị ngăn cách nhưng lòng người đơn phương vẫn chờ đợi, mong mỏi ngày gặp

- Sử dụng hình ảnh thiên nhiên, vũ trụ (tính bền vững) gắn với đời sống của con người, để dễ liên tưởng, cũng là để khẳng định tính thủy chung, son sắt của lòng người.

- Hình ảnh thiên nhiên gần gũi đời sống, có vẻ đẹp riêng, ngụ ý, diễn tả tâm hồn

c, Câu cuối sử dụng biện pháp so sánh nhằm thể hiện dù mình không nhớ ta thì ta

   + Sao Vượt tên gọi cổ của sao Hôm, đặc tính, mọc sớm vào buổi chiều, sao lên tới đỉnh của bầu trời thì trăng mới mọc

   + Câu thơ khẳng định tấm lòng chung thủy, nghĩa tình son sắt và ý chí vượt qua những rào cản của tình yêu.