Những câu hỏi liên quan
Phuong Nguyen
Xem chi tiết
nthv_.
13 tháng 10 2021 lúc 7:51

Tham khảo:

Thân em như trái bần trôi

Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu.

Thân em như hạt mưa sa

Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày.

Thân em như hạt mưa rào

Hạt rơi xuống giếng hạt vào vườn hoa.

- Mối liên quan cảm xúc về những câu hát than thân và bài thơ :

+ Đều viết về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến.

+ Đều đề cập đến nỗi khổ đau vì bị phụ thuộc, không có quyền quyết định được số phận và cuộc đời của mình.

+ Như vậy từ những tiếng than của người phụ nữ trong ca dao, Hồ Xuân Hương đã cất lên tiếng thơ của mình, vì vậy mà tiếng thơ của Xuân Hương dù được làm bằng thể thơ Đường luật vẫn rất gắn bó gần gũi với đời sống, với mọi người.

Bình luận (0)
phạm lê quỳnh anh
13 tháng 10 2021 lúc 7:56

Thân em như trái bần trôi

Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu.

Thân em như hạt mưa sa

Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày.

Thân em như hạt mưa rào

Hạt rơi xuống giếng hạt vào vườn hoa.

- Mối liên quan cảm xúc về những câu hát than thân và bài thơ :

+ Đều viết về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến.

+ Đều đề cập đến nỗi khổ đau vì bị phụ thuộc, không có quyền quyết định được số phận và cuộc đời của mình.

+ Như vậy từ những tiếng than của người phụ nữ trong ca dao, Hồ Xuân Hương đã cất lên tiếng thơ của mình, vì vậy mà tiếng thơ của Xuân Hương dù được làm bằng thể thơ Đường luật vẫn rất gắn bó gần gũi với đời sống, với mọi người.

Bình luận (0)
TXT Channel Funfun
Xem chi tiết
Hồng Hà Thị
15 tháng 10 2018 lúc 18:55

Cụm từ thân em mở đầu bài thơ thể hiện sự ngợi ca, tự hào đối với người phụ nữ mà không phải than thân giống như trong các bài ca dao than thân

Mình chỉ biết vậy thui

Bình luận (0)
❤  Hoa ❤
15 tháng 10 2018 lúc 19:04

Cụm từ "Thân em" mở đầu bài thơ "Bánh trôi nước" được chia làm 2 nghĩa :

Nghĩa 1 : nói đến ng phụ nữ trong bài thơ đẹp ,  Trân trọng, ca ngợi vẻ đẹp duyên dáng, phẩm chất trong sáng tình nghĩa sắc son của người phụ nữ. Thông cảm, xót xa cho thân phận chìm nổi của họ. 

Nghĩa 2 : Nói về vẻ đẹp bánh trôi nước, thật xinh xắn, hấp dẫn, màu trắng viên tròn, khi chín bánh nổi , khi chưa chín bánh chìm .

=> nghĩa quan trọng là nghĩa 1 vì nó là giá trị của bài thơ .

 * giống nhau :

- đều than về chính bản thân , cuộc sống của mình .

- đều nói về cuộc đời của ng phụ nữ , ng nông dân trong xã hội xưa luôn phải lênh đênh chìm nổi 

* khác nhau :

cụm từ "  thân em "  trong bài Bánh trôi nước cũng có ca ngợi về vẻ đẹp của ng phụ nữ và cần đc trân trọng trong xã hội phong kiên 

Cụm từ " thân em" trong ca dao than thân thì chỉ nói đến cuộc đời của họ thôi ! 

..... P/s

Bình luận (0)
Nguyễn Anh Tuấn
15 tháng 10 2018 lúc 19:04

thân em: ở bài thơ được hiểu 2 nghĩa là : thân phận và thân hình (hình dạng)           

thân hình (hình dạng) : gợi cho ta thấy hình dạng của chiếc bánh trôi                                                                  

thân phận:gợi cho ta số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến

Điểm chung là: đều chỉ thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến

điểm khác là: -mượn hình ảnh chiếc bánh trôi để nói đến thân phận người phụ nữ

                      -còn chỉ hình dạng của chiếc bán trôi trong văn bản (Bánh trôi nước).

hết!

Bình luận (1)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
6 tháng 11 2018 lúc 3:04

Các bài ca dao bắt đầu từ Thân em

- Thân em như giếng giữa đàng

Người khôn rửa mặt người phàm rửa chân

- Thân em như hạt mưa sa

Hạt vào đài các hạt ra ruộng cày

- Thân em như tấm lụa đào

Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai

→ Những bài ca dao này đều nói về thân phận của người phụ nữ trong xã hội xưa: họ phụ thuộc, không có quyền tự chủ, bị đối xử không công bằng…

Bình luận (0)
Lê Thu Hiền
Xem chi tiết
I have a crazy idea
30 tháng 9 2017 lúc 15:36

       Đứng bên ni đồng,ngó bên tê đồng,mênh mông bát ngát,

       Đứng bên tê đồng,ngó bên ni đồng,bát ngát bên mông.

            Thân em như chẽn lúa đồng đồng

       Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai.

       - Đây là 1 bức tranh đẹp về cảnh đẹp của cánh đồng lúa vào buổi ban mai. " Thân em" ở đây nói về hình ảnh cô gái đang tự hào về mình.

Bình luận (0)
viet ha
30 tháng 9 2017 lúc 15:22

thân em vừa trắng lại vừa tròn

Bình luận (0)
Lê Thu Hiền
30 tháng 9 2017 lúc 15:25

Giúp mình với các bạn

Bình luận (0)
Miko
Xem chi tiết
pham maya
21 tháng 9 2016 lúc 19:07

a) 1-    Thân em như giếng giữa đàng,
Người khôn rửa mặt, người phàm rửa chân.

2-  Thân em như hạt mưa sa,
Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày.   

3-    Thân em như con hạc đầu đình,
Muốn bay không cất nổi mình mà bay !

* ý nghĩa của bài 1: Người khôn ở đây đâu chỉ là cái hơn người bởi hiểu nhiều hay biết rộng, tính toán tài. Cái khôn ở đây ý nói tới tấm lòng nhân ái. Đó cũng là người biết trân trọng con người vì hiểu rõ cái lý con người vốn bình đẳng. Đó là con người có trí tuệ hiểu rõ đạo lý của cuộc đời. 

Rửa mặt là sự coi trọng. Người theo đạo Hồi trước khi đọc Kinh bao giờ cũng rửa mặt. Tín đồ Phật giáo Đại Thừa trước khi vào khóa lễ đọc Kinh hay tụng chú thường rửa tay rửa mặt và đọc các câu chú tịnh thân - khẩu và ý. Rửa chân ám chỉ sự khinh miệt. Chỉ có những kẻ kiêu căng, cậy giàu sang hoặc những kẻ hủ lậu phong kiến mới có thái độ khinh khi người phụ nữ và coi họ như thứ đồ chơi. 

ý nghĩa câu 2: Hình ảnh hạt mưa sa lại gợi lên một sắc thái khác. Người phụ nữ cảm thấy thân phận mình quá nhỏ bé, gần như vô nghĩa. Có bao nhiêu hạt mưa từ trời cao rơi xuống trong một cơn mưa?! Mọi hạt mưa đều trong trẻo, mát lành như nhau nhưng chỗ rơi xuống – tức số phận của từng hạt mưa lại không giống nhau.

Sự rủi may của hoàn cảnh không thể nào đoán định trước được. Nó có thể dẫn đến những điều trái ngược hoàn toàn trong cảnh ngộ. Giữa muôn ngàn hạt mưa, một số hạt may mắn không rơi xuống giếng, không mất hút vào luống cày mà lại rơi vào vườn hoa, vào chốn lầu son gác tía đài các.​ý nghĩa câu 3: Tấm lụa đào đẹp từ chất liệu, dáng vẻ đến màu sắc bởi được dệt từ loại tơ tằm tốt nhất. Lụa nhẹ, mềm và rất mát, mặc vào thì người đẹp hẳn lên. Lụa màu hoa đào vừa đẹp vừa quý nhưng khi đem bán thì cũng phải bày ra giữa chốn “trăm người bán, vạn người mua", đủ loại người sang kẻ hèn, người thanh kẻ tục, không biết sẽ vào tay ai? Lụa tuy đẹp thật nhưng chắc gì đã có người biết đánh giá đúng giá trị của nó! Hình ảnh tấm lụa đào gợi lên vẻ thanh xuân mơn mởn, tràn đầy sức sống của một cô gái đương thì, những hình ảnh tấm lụa đào phất phơ giữa chợ lại có một cái gì đó thật trớ trêu, tội nghiệp. 
Bình luận (2)
Phan Thùy Linh
22 tháng 9 2016 lúc 20:17

a)

- Một số bài ca dao mở đầu bằng cụm từ “Thân em”:- Thân em như hạt mưa saHạt vào đài các, hạt ra ruộng cày- Thân em như hạt mưa ràoHạt rơi xuống giếng, hạt vào vườn hoa- Thân em như trái bần trôiGió dập sóng dồi biết tấp vào đâu- Thân em như miếng cau khôKẻ thanh tham mỏng, người thô tham dày- Thân em như giếng giữa đàngNgười khôn rửa mặt, người phàn rửa chân.=>Các bài ca dao này thường nói về thân phận gian nan, vất vả, thiệt thòi của người phụ nữ trong xã hội xưa.b) Về nội dung: đều phê phán những thói hư tật xấu trong xã hội.Về nghệ thuật : nói ngược ,lặp từ , giễu nhại , lặp từ
Bình luận (0)
CÁC CHÚ THẤY ANH CÓ CHẤT...
Xem chi tiết
M. ichibi
4 tháng 10 2019 lúc 20:00

giúp mik lên 100 sud với

tên kênh là M.ichibi

Bình luận (0)

cụm từ " thân em " dùng phố biến trong ca dao ,  gợi lên thân phận nhỏ bé bị phụ thuộc của phụ nữ trong xã hội phong kiến

Bình luận (0)

  Ai nói : ''thân em''? Đây là lời người khác hỏi, hay lời cô gái tự than? Có người cho rằng đây là lời chàng trai làng. Chàng trai thấy cánh đồng mênh mông, bát ngát, thấy cô gái xinh đẹp, mảnh mai..., tỏ lời ca ngợi cánh đồng, tỏ tình với cô gái. Có người lại hiểu : đây là lời cô gái. Đứng ngắm đồng quê xanh tốt, lúa đang ngậm đòng, cô thôn nữ đã cất lời ca, ca ngợi cảnh giàu đẹp của cánh đồng, từ đó nghĩ về mình, nhan sắc và thân thận cuộc đời mình...

 Nếu hiểu theo cách thứ nhất - lời chàng trai - thì bài ca này thuộc nhóm ca dao tỏ tình, ví ghẹo : Thí dụ :

                                                          Hỡi cô tát nước bên đàng

                                                     Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi

Hoặc:

                                                        Ai đi đâu đấy hỡi ai

                                                    Hay là trúc đã nhớ mai đi tìm

Mở đầu các bài ca này thường là tiếng gọi, rồi tiếp sau là một câu hỏi ỡm ờ, đưa duyên. Hoặc nếu không thì cũng là những lời ca ngợi khéo léo để làm đẹp lòng người mình đang hướng tới. Thí dụ :

                                                      Trúc xinh trúc mọc đầu đình

                                                  Em xinh, em đứng một mình cũng xinh

Nếu hiểu theo cách hai - lời cô gái - thì bài ca này thuộc nhóm ca dao mượn cảnh ngụ tình, trước thiên nhiên và cuộc sống, con người giãi bày tâm sự. Thí dụ :

                                                   Một ngày hai buổi cơm đèn

                                              Còn gì má phấn răng đen, hỡi chàng

Hoặc:

                                                  Thân em như cái cột đường

                                             Anh như xe tải mất phương đâm vào...

Bình luận (0)
buồn
Xem chi tiết
GV Ngữ Văn
29 tháng 3 2019 lúc 10:13

Câu 1. CỔNG TRƯỜNG MỞ RA

a. Mẹ muốn con tự lập và tự bước đi trên con đường của mình. Điều này thực tế mà cũng thể hiện tâm lí của mẹ: Mẹ muốn che chở bao bọc con nhưng cũng muốn con tự bước đi bằng đôi chân của mình.

b. Mẹ tưởng tượng rằng khi đưa con bước qua cánh cổng trường sẽ nói với con: "đi đi con..." => mẹ muốn con bước từ không gian nhỏ hẹp, yên ấm là gia đình tới không gian rộng lớn hấp dẫn và giàu tri thức là nhà trường. Trường học sẽ là nơi mở ra cánh cửa kì diệu: của tri thức, tình bạn, tình thầy trò và sự trải nghiệm. Đó là những điều mà mẹ muốn con tiếp nhận với sự nỗ lực, can đảm và hứng thú nhất. Đó là những điều mẹ muốn nói với con.

Câu 2. CUỘC CHIA TAY CỦA NHỮNG CON BÚP BÊ

a. Tác giả đặt tên là Cuộc chia tay của những con búp bê mặc dù tác phẩm kể về cuộc chia tay của hai anh em Thành và Thủy bởi vì:

- Nhấn mạnh sự hồn nhiên, ngây thơ, bé bỏng và đáng yêu của những đứa trẻ (như Thành và Thủy)

- Làm tăng tính khái quát và bi kịch cho câu chuyện. Đó không chỉ là cuộc chia tay của hai anh em Thành và Thủy mà còn nói đến cuộc chia tay của những đứa trẻ có cha mẹ li hôn.

=> Từ đó tác giả muốn gửi gắm thông điệp: trẻ em ngây thơ, non nớt và cần được che chở. Đừng vì những mâu thuẫn của người lớn làm tổn hại đến sự phát triển của trẻ em.

b. Chi tiết tương phản giữa cảnh vật với tâm trạng của Thành cho thấy sự chảy trôi của dòng đời. Hai anh em bất hạnh đến vậy nhưng dòng đời vẫn trôi, không có gì thay đổi.

Câu 3.

a. PTBĐ: Biểu cảm (trữ tình)

b. Nội dung: Công lao to lớn như trời biển của cha mẹ. Qua đó câu ca dao như lời nhắc nhở mỗi đứa con phải biết ơn và kính yêu cha mẹ.

c. Câu ca dao sử dụng phép so sánh. So sánh cái trừu tượng không thể đong đếm với những hình tượng cụ thể, lớn lao: công cha - núi Thái Sơn, nghĩa mẹ - nước trong nguồn. => Nhấn mạnh công lao to lớn như trời biển của cha mẹ. Sự hi sinh của cha mẹ dành cho con cái là không thể đong đếm.

Câu 4. 

a. Các câu ca dao thường bắt đầu với cụm từ "thân em" để bày tỏ sự bất hạnh, thiệt thòi của người phụ nữ trong xã hội xưa. Bởi những luật lệ hà khắc, những hủ tục khiến họ bị hạn chế nhiều quyền lợi và phải chịu nhiều bất công ngang trái. Việc sử dụng cụm từ này trong nhiều bài ca dao, một mặt tố cáo xã hội bất công, một mặt thể hiện sự thấu hiểu đồng cảm với số phận của người phụ nữ và cũng để thể hiện sự trân trọng ngợi ca những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ.

b. So sánh:

- Giống: Cả hai cụm từ "thân em" đều được gắn với một đối tượng cụ thể. Việc mở đầu bằng cụm từ này vừa thể hiện sự thấu hiểu cảm thông vừa thể hiện thái độ lên án phê phán tố cáo xã hội còn nhiều bất công ngang trái.

- Khác: 

+ Hình ảnh "trẽn lúa đòng đòng" vừa thể hiện vẻ đẹp của người phụ nữ. Trẽn lúa lên đòng ý chỉ người con gái ở độ đuổi trẻ trung, duyên dáng nhất. Nhưng lại mỏng manh và "phất phơ" giữa dòng đời chảy trôi.

+ Hình ảnh "trái bần trôi" thể hiện sự bèo bọt, trôi nổi của người phụ nữ. Họ long đong, lận đận, sống mà không có quyền được quyết định cuộc đời mình, họ bị xô đẩy, bị vùi dập giữa dòng đời bạc ác.

=> Cả hai hình ảnh "thân em" đều bổ sung vào chùm ca dao mở đầu bằng cụm từ thân em những hình ảnh, cung bậc khác nhau của người phụ nữ trong xã hội cũ.

Bình luận (0)
 Quỳnh Uyên
Xem chi tiết

– Mối liên quan cảm xúc về những câu hát than thân và bài thơ:

+ Đều viết về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến.

+ Đều đề cập đến nỗi khổ đau vì bị phụ thuộc, không có quyền quyết định được số phận và cuộc đời của mình.

+ Như vậy từ những tiếng than của người phụ nữ trong ca dao, Hồ Xuân Hương đã cất lên tiếng thơ của mình, vì vậy mà tiếng thơ của Xuân Hương dù được làm bằng thể thơ Đường luật vẫn rất gắn bó gần gũi với đời sống, với mọi người.

Bình luận (0)
 Quỳnh Uyên
17 tháng 11 2018 lúc 8:43

Đoạn văn mà bạn :)))

Bình luận (0)
Y-S Love SSBĐ
17 tháng 11 2018 lúc 8:59

Gửi bài tập cần làm >>Bài tập tôi đã gửi lênLời giải tôi đã gửi lênGửi chia sẻ phương pháp học tập

Tìm theo Lớp họcLớp 1Lớp 2Lớp 3Lớp 4Lớp 5Lớp 6Lớp 7+ Âm nhạc+ Mỹ thuật+ Toán học+ Vật lý+ Hóa học+ Ngữ văn+ Tiếng Việt+ Tiếng Anh+ Đạo đức+ Khoa học+ Lịch sử+ Địa lý+ Sinh học+ Tin học+ Lập trình+ Công nghệ+ Thể dục+ Giáo dục Công dân+ Giáo dục Quốc phòng - An ninh+ Ngoại ngữ khác+ KhácLớp 8Lớp 9Lớp 10Lớp 11Lớp 12Đại họcTrình độ khácTìm theo Môn họcÂm nhạcMỹ thuậtToán họcVật lýHóa họcNgữ văn+ Lớp 1+ Lớp 2+ Lớp 3+ Lớp 4+ Lớp 5+ Lớp 6+ Lớp 7+ Lớp 8+ Lớp 9+ Lớp 10+ Lớp 11+ Lớp 12+ Đại học+ Trình độ khácTiếng ViệtTiếng AnhĐạo đứcKhoa họcLịch sửĐịa lýSinh họcTin họcLập trìnhCông nghệThể dụcGiáo dục Công dânGiáo dục Quốc phòng - An ninhNgoại ngữ khácXác suất thống kêTài chính tiền tệKhác

 == Môn học == Âm nhạc Mỹ thuật Toán học Vật lý Hóa học Ngữ văn Tiếng Việt Tiếng Anh Đạo đức Khoa học Lịch sử Địa lý Sinh học Tin học Lập trình Công nghệ Thể dục Giáo dục Công dân Giáo dục Quốc phòng - An ninh Ngoại ngữ khác Xác suất thống kê Tài chính tiền tệ Khác  == Trình độ lớp == Đại học Cấp 3 (Trung học phổ thông) - Lớp 12 - Lớp 11 - Lớp 10 Cấp 2 (Trung học cơ sở) - Lớp 9 - Lớp 8 - Lớp 7 - Lớp 6 Cấp 1 (Tiểu học) - Lớp 5 - Lớp 4 - Lớp 3 - Lớp 2 - Lớp 1 Trình độ khác  Gửi bài tập bạn cần làm

Bài tập | Bài tập chưa có lời giải | Bài tập của tôi | Phương pháp Học tập | Gửi bài tập

Qua bài thơ "Bánh trôi nước" của Hồ Xuân Hương và những bài ca dao bắt đầu bằng hai chữ "Thân em", em hãy làm rõ cuộc đời chìm nổi bấp bênh của người phụ nữ trong xã hội cũ

Mai anh
Thứ 2, ngày 01/01/2018 20:03:12

Ngữ văn - Lớp 7 | Ngữ văn | Lớp 7

5.392 lượt xem

Bài trướcBài sau

4.2

55 sao / 13 đánh giá

5 sao- 9 đánh giá
4 sao- 1 đánh giá
3 sao- 1 đánh giá
2 sao- 1 đánh giá
1 sao- 1 đánh giá
     

Điểm 4.2 SAO trên tổng số 13 đánh giá

 

Lời giải / Bình luận (4)

Ý tưởng Phát triển LaziThưởng Tháng 10Chia sẻ hàng ngàyHọc Tiếng Anh
Lịch học trực tuyếnHội nhóm trên LaziBảng Xếp HạngChương trình Sự kiện

Lưu ý: Bạn có thể gửi lời giải, đáp án khác nếu thấy chưa đúng!

》๖ۣۜTrung ๖ۣۜQuang《
Thứ 2, ngày 01/01/2018 20:04:39

* Mở bài (1đ): Giới thiệu chung về hình ảnh người phụ nữ trong thơ và ca dao.
* Thân bài (3đ):
- Về mặt nội dung:
+ Người phụ nữ trong xã hội xưa có thân phận bấp bênh, trôi nổi giữa cuộc đời.
+ Họ không được làm chủ cuộc đời mình, số phận phụ thuộc hoàn toàn vào người khác.
- Nghệ thuật thể hiện:
+ Ẩn dụ, so sánh, đối lập, đảo kết cấu thành ngữ “Bảy nổi ba chìm” (Bánh trôi nước), kết thúc ở “chìm”: thân phận người phụ nữ cay cực, xót xa hơn…
+ Ngôn ngữ, giọng điệu…
* Kết bài (1 đ): Cảm nhận của em về người phụ nữ trong xã hội xưa.

edu14edu13+1 nếu thích, -1 nếu không thích

Doraemon My love +1đ điểm giá trị
Thứ 2, ngày 01/01/2018 20:05:39

Không chỉ vậy, giữa ca dao và thơ ca bác học cũng có những giây phút gặp gỡ nhau về quan niệm, về cách nhìn những vấn đề trong đời sống. Thật vậy, ta có thể cảm nhận điều đó qua sự tương đồng về cảm xúc giữa những câu hát than thân trong chương trình Ngữ văn 7 và bài thơ Bánh troi nước của Hồ Xuân Hương.

"Bánh trôi nước" của Hồ Xuân Hương mượn hình ảnh viên bánh trôi để nói về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Số phận người phụ nữ trong xã hội đương thời cũng là một đề tài quan trọng của ca dao tục ngữ và "Bà Chúa thơ Nôm" đã học ở dân gian cách biểu đạt tư tưởng khá độc đáo. Điều đầu tiên để nhận thấy là nét tương đồng trong việc sử dụng cách mở đầu tác phẩm bằng cụm từ “Thân em...". Ca dao có nhiều câu:

Thân em như dải lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai.

Thân em như hạt mưa sa
Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày.

Thân em như trái bần trôi
Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu.

Thân em như giếng giữa đàng
Người khôn rửa mặt, người phàm rửa chân.

Và “Bánh trôi nước” cũng vậy: “Thân em vừa trắng lại vừa tròn”. Sử dụng từ Thân em... để mượn lời người phụ nữ tự nói về thân phận mình, tác giả dân gian và nữ sĩ Xuân Hương đều muốn nói lên cái bé nhỏ, bẽ bàng, cô độc của người phụ nữ trong xã hội xưa. Hai từ “Thân em..." mang ý nghĩa "thân phận của em" và cũng có thể là "tấm thân của em", hai từ ấy vang lên đầy hờn tủi, đầy xót xa.

Không chỉ vậy, cùng hướng ngòi bút về người phụ nữ, dân gian và Hồ Xuân Hương đều thấy được vẻ đẹp sáng ngời trong dáng dấp bên ngoài và những đức tính tốt đẹp bên trong của người phụ nữ. Ca dao ngợi ca họ là những "dải lụa đào" mềm mại, thanh nhã; là giếng khơi mát lành, trong trẻo; là “hạt mưa" rào giữa cơn khát của nhân gian... Còn "Bánh trôi nước" thì vô cùng trân trọng cái vẻ đẹp "vừa trắng lại vừa tròn" rất mực xinh xẻo, đáng yêu của họ. Không chỉ vậy, họ còn là người có công lao sánh ngang tầm non nước "Bảy nổi ba chìm với nước non". Đặc biệt, dẫu cuộc đời khó khăn, nhọc nhằn họ vẫn mang "tấm lòng son" chung thủy.

Người phụ nữ trong xã hội xưa quả thực rất vẹn toàn về dung nhan và phẩm hạnh.
Tuy nhiên, nhắc đến người phụ nữ, sau những hình ảnh rất đẹp đẽ ngợi ca họ, ca dao lại ngậm ngùi nhắc đến thân phận bọt bèo, bé nhỏ của họ giữa cuộc đời. Họ chỉ là “hạt mưa sa”, là "giếng giữa đàng", là dải lụa đào giữa chợ .. Không chỉ bé mọn mà họ còn không được tự chủ số phận của mình. Cuộc sống của họ là phần dành cho người khác: "Cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy", “Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử". Ta cũng gặp tiếng thở dài ấy trong bài thơ của Hồ Xuân Hương:

"Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn"

Đời người phụ nữ vốn đã nhọc nhằn với bao việc bếp núc, chợ búa, con cái,... để mưu sinh, để tồn tại. Thành ngữ “bảy nổi ba chìm” dùng để diễn tả sự long đong, lận đận ấy. Nhưng xót thương nhất là họ không có quyền quyết định số phận mình. May hay rủi, hạnh phúc hay bất hạnh đều là do người khác: “Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn”.

Vậy là, dù thuộc hai dòng văn học khác nhau, chọn những hình thức thể hiện khác nhau song giữa những bài ca dao và bài thơ “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương đều có sự tương đồng về cảm xúc khi cảm nhận về thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ: đó là những người đẹp người đẹp nết nhưng số phận lại vô cùng mong manh, bé nhỏ.

Hình ảnh người phụ nữ hiện lên qua chùm ca dao “Thân em...” và bài thơ “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương là một biểu hiện quan trọng của tinh thần nhân dạo trong văn học Việt Nam.

Hk tốt

Bình luận (0)
đỗ thị kiều trinh
Xem chi tiết
Di Lam
23 tháng 9 2016 lúc 9:15

Những bài ca dao này nói về số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến nói chung và những tầng lớp bị trị nói riêng.

Tìm thêm: 

_Thân em như giếng giữa đàng

Người khôn rửa mặt người phảm rửa chân.

_ Thân em như tấm lụa đào

Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai?

_Thân em như đoá hoa rơi

Phải chăng chàng thật là người yêu hoa.

_Thân em như củ ấu gai

Ruột trong thì trắng vỏ ngoài thì đen.

_Thân em như hạt mưa rào

Hạt rơi xuống giếng hạt vào vườn hoa.

 

Bình luận (0)
Phan Thùy Linh
23 tháng 9 2016 lúc 7:14
- Một số bài ca dao mở đầu bằng cụm từ “Thân em”:- Thân em như hạt mưa saHạt vào đài các, hạt ra ruộng cày- Thân em như hạt mưa ràoHạt rơi xuống giếng, hạt vào vườn hoa- Thân em như trái bần trôiGió dập sóng dồi biết tấp vào đâu- Thân em như miếng cau khôKẻ thanh tham mỏng, người thô tham dày- Thân em như giếng giữa đàngNgười khôn rửa mặt, người phàn rửa chân.- Các bài ca dao này thường nói về thân phận gian nan, vất vả, thiệt thòi của người phụ nữ trong xã hội xưa.
Bình luận (0)
Nguyễn Diệu
24 tháng 9 2017 lúc 9:34

Thân em như hạt mưa sa,
Hạt rơi đài các, hạt ra ngoài đồng.

Thân em như củ ấu gai,
Ruột trong thì trắng, vỏ ngoài thì đen.

Thân em như giếng giữa đàng
Người khôn rửa mặt, người phàm rửa chân.

Thân em như trái xoài trên cây
Gió đông, gió tây,gió nam,gió bắc
Nó đánh lúc la lúc lắc trên cành
Một mai rơi xuống biết đành vào tay ai?

Thân em như rau muống dưới hồ
Nay chìm mai nổi biết ngày mô cho thành?

Thân em như tấm lụa điêu
Phất phơ giữa chợ nhiều điều đáng thương!

Thân em như ớt chín cây
Càng tươi ngoài vỏ càng cay trong lòng.

Thân em như đóa hoa rơi
Phải chăng chàng thật là người yêu hoa

Thân em như cánh hoa hồng
Lấy phải thằng chồng như phân bò khô!

Thân em như chẽn lúa đòng đòng
Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai

Thân em như dải lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai

Thân em như phận con rùa
Lên đình đội hạc xuống chua đồi bia

Thân em như hạc đầu đình
Muốn bay chẳng cất nổi mình mà bay

Thân em như rau muống dưới hồ
Nay chìm mai nổi biết ngày mô cho thành?

Thân em như tấm lụa điêu
Phất phơ giữa chợ nhiều điều đáng thương!

Thân em như trái bần trôi
Gió dập sóng dồi biết tát về đâu


Thân em như con cá rô thia
Ra sông mắc lưới, vào đìa mắc câu

Thân em như cái cọc rào
Mọt thì anh đổi, cớ sao anh phiền.

Thân em như miếng cau khô
Người thanh tham mỏng, người thô tham dày.

Thân em như cái chổi để đầu hè
Phòng khi mưa gió đi về chùi chân

Những bài ca dao có mở bằng từ"thân em"

Bình luận (1)