Em hãy trình bày sự phát triển các yếu tố đầu vào và phân bố các yếu tố đầu ra công nghiệp
Hãy sắp xếp các nhân tố tự nhiên và kinh tế - xã hội (được nêu trong bài) tương ứng vào các yếu tố đầu vào và đầu ra ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp.
- Các yếu tố đầu vào:
+ Nguyên, nhiên liệu, năng lượng (có thể là các tài nguyên thiên nhiên, nguyên liệu từ nông, lâm, ngư nghiệp hay bán thành phẩm, các chi tiết sản phẩm,... từ các ngành công nghiệp khác, các cơ sở công nghiệp khác).
+ Lao động.
+ Cơ sở vật chất - kĩ thuật.
- Các yếu tố đầu ra:
+ Thị trường trong nước (tiêu dùng của nhân dân, các ngành công nghiệp, các cơ sở công nghiệp có liên quan).
+ Thị trường ngoài nước.
- Yếu tố chính sách tác động đến cả đầu vào, đầu ra, vì vậy có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển và phân bố công nghiệp.
Hãy sắp xếp các nhân tố tự nhiên và kinh tế - xã hội (được nêu trong bài) tương ứng với các yếu tố đầu vào và đầu ra ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp.
Gợi ý làm bài
- Các yếu tố đầu vào:
+ Nguyên liệu, nhiên liệu, năng lượng (có thể là các tài nguyên thiên nhiên, nguyên liệu từ nông, lâm, ngư nghiệp hay bán thành phẩm, các chi tiết sản phẩm,... từ các ngành công nghiệp khác, các cơ sở công nghiệp khác).
+ Lao động.
+ Cơ sở vật chất kĩ thuật.
- Các yếu tố đầu ra:
+ Thị trường trong nước (tiêu dùng của nhân dân, các ngành công nghiệp, các cơ sở công nghiệp có liên quan).
+ Thị trường nước ngoài.
- Yếu tố chính sách tác động đến cả đầu vào và đầu ra, vì vậy có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển và phân bố công nghiệp.
Hãy sắp xếp các nhân tố tự nhiên và kinh tế - xã hội tương ứng với các yếu tố đầu vào và đầu ra ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp.
+ Yếu tố đầu vào
- Nguyên liệu, nhiên liệu, năng lượng.
- Lao động
- Cơ sở vật chất
- Tiến bộ khoa học kĩ thuật
- Đường lối chính sách nhà nước.
+ Yếu tố đầu ra
- Thị trường trong nước
- Thị trường nước ngoài.
- Yếu tố đầu vào :
+ Khoáng sản
+ Sản phẩm nông nghiệp
+ Vốn đầu tư
+ Lao động
+ Cơ sở vật chất và cơ sở hạ tầng
+ Chính sách phát triển
- Yếu tố đầu vào :
+ Sp các nghành công nghiệp
+ Thu nhập
_Chúc bạn học tốt
Các nhân tố tự nhiên và kinh tế - xã hội tương ứng với các yếu tố đầu vào và đầu ra ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp.
Trình bày các nhân tố anh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp ở nước ta.
Gợi ý làm bài
a) Các nhân tố tự nhiên
- Tài nguyên thiên nhiên của nước ta đa dạng, tạo cơ sở nguyên liệu, nhiên liệu và năng lượng để phát triển cơ cấu công nghiệp đa ngành. Các nguồn tài nguyên có trữ lượng lớn là cơ sở để phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm.
+ Khoáng sản nhiên liệu (than, dầu, khí) là cơ sở để phát triển công nghiệp năng lượng, hoá chất; khoáng sản kim loại (quặng sắt, mangan, crôm, thiếc, chì - kẽm,...) là cơ sở để phát triển công nghiệp luyện kim đen, luyện kim màu; khoáng sản phi kim loại (apatit, pirit, photphorit,...) là cơ sở cho phát triển công nghiệp hoá chất; các khoáng sản vật liệu xây dựng (sét, đá vôi,...) là cơ sở để phát triển ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng.
+ Nguồn thuỷ năng dồi dào của các sông, suối là cơ sở tự nhiên cho phát triển công nghiệp năng lượng (thuỷ điện).
+ Tài nguyên đất, nước, khí hậu, rừng, nguồn lợi sinh vật biển là cơ sở để phát triển các ngành nông, lâm, ngư nghiệp, từ đó cung cấp nguyên liệu phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản.
- Sự phân bố tài nguyên trên lãnh thổ tạo các thế mạnh khác nhau của các vùng. Ví dụ, Trung du và miền núi Bắc Bộ có thế mạnh nổi bật về công nghiệp khai khoáng, công nghiệp năng lượng (than, thuỷ điện, nhiệt điện).
b) Các nhân tố kinh tế- xã hội
* Dân cư và lao động
- Nước ta có số dân đông, sức mua đang tăng lên, thị hiếu cũng có nhiều thay đổi, vì thế thị trường trong nước ngày càng được chú trọng trong phát triển công nghiệp.
- Nguồn lao động dồi dào và có khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật, tạo điều kiện phát triển các ngành công nghiệp cần nhiều lao động và cả một số ngành công nghệ cao. Đây cũng là một điều kiện hấp dẫn đầu tư nước ngoài vào công nghiệp.
* Cơ sở vật chất - kĩ thuật trong công nghiệp và cơ sở hạ tầng
- Nhìn chung, trình độ công nghệ của ngành công nghiệp nước ta còn thấp, hiệu quả sử dụng thiết bị chưa cao, mức tiêu hao năng lượng và nguyên vật liệu còn lớn. Cơ sở vật chất kĩ thuật chưa đồng bộ và chỉ phân bố tập trung ở một số vùng.
- Cơ sở hạ tầng giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, cung cấp điện, nước,... đang từng bước được cải thiện, nhất là ở các vùng kinh tế trọng điểm, vì thế đã góp phần thúc đẩy sự phát triển công nghiệp ở những vùng này.
* Chính sách phát triển công nghiệp
- Chính sách phát triển công nghiệp ở nước ta thay đổi qua các thời kì lịch sử, có ảnh hưởng lâu dài tới sự phát triển và phân bố công nghiệp. Trước hết là chính sách công nghiệp hoá và các chính sách đầu tư phát triển công nghiệp.
- Trong giai đoạn hiện nay, chính sách công nghiệp đã gắn liền với việc phát triển kinh tế nhiều thành phần, khuyến khích đầu tư nước ngoài và trong nước, đổi mới cơ chế quản lí kinh tế, đổi mới chính sách kinh tế đôi ngoại.
* Thị trường
- Công nghiệp chỉ có thể phát triển khi chiếm lĩnh được thị trường.
- Hàng công nghiệp nước ta có thị trường trong nước khá rộng lớn, nhưng ngay tại thị trường này cũng đang bị cạnh tranh ngày càng quyết liệt bởi hàng ngoại nhập. Hàng công nghiệp nước ta có những lợi thế nhất định trong xuất khẩu sang thị trường các nước công nghiệp phát triển, nhưng còn hạn chế về mẫu mã, chất lượng,...
- Sức ép của thị trường đã và đang làm cho cơ cấu công nghiệp trở nên đa dạng, linh hoạt hơn.
Câu 1 :Sự phát triển và phân bố công nghiệp chế biến có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển nông nghiệp ?
Câu 2: Vai trò của yếu tố chính sách phát triển nông nghiệp nông thôn đã tác động lên những vấn đề gì?
Câu 3 : Dựa vào bản đồ trong Atlat Việt Nam và kiến thức đã học hãy nhận xét và giải thích sự phân bố các vùng trồng lúa nước ta
1.
+ Tiêu thụ nông sản, giúp cho nông nghiệp phát triển ổn định.
+ Làm tăng giá trị và khả năng cạnh tranh của nông sản.
+ Thúc đẩy việc hình thành các vùng chuyên canh.
+ Đẩy mạnh quá trình chuyển từ nền nông nghiệp cổ truyền sang nền nông nghiệp hàng hóa, hiện đại.
Câu 1: Trả lời:
tỉ lệ phần trăm của công nghiệp tăng thì một số sản phẩm nông nghiệp sẽ bi giảm sút.
ví dụ :cây sắn ngày xưa la cây nông nghiệp nhưng bây giờ trở thành cây công nghiệp vì qua máy chế biến ma bạn
sự phát triển và phân bố của công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng phụ thuộc chủ yếu vào nhân tố nào
Câu 1: Nhân tố tác động mạnh đến sự phát triển va phân bố nông nghiệp là:
a. Chính sách kinh tế – xã hội.
b. Sự phát triển công nghiệp.
c. Yếu tố thị trường.
d. Tất cả các yếu tố trên.
Câu 2: Loại tài nguyên rất quý giá, không thể thiếu trong quá trình sản xuất nông nghiệp là:
a. Khí hậu.
b. Đất đai.
c. Nước.
d. Cả 3 yếu tố trên.
Câu 3: Loại đất chiếm diện tích lớn nhất nước ta là:
a. Phù sa. b. Mùn núi cao.
c. Feralit. d. Đất cát ven biển.
Câu 4: Điều kiện tự nhiên ảnh hưởng sâu sắc đến thời vụ là:
a. Đất trồng.
b. Nguồn nước tưới.
c. Khí hậu.
d. Giống cây trồng.
Câu 5: Lúa gạo là cây lương thực chính của nước ta là vì:
a. Có nhiều lao động tham gia sản xuất.
b. Khí hậu và địa chất phù hợp để trồng.
c. Năng suất cao, người dân quen dùng.
d. Tất cả các lý do trên.
Câu 6:
Cho biểu đồ về tình hình sản xuất lúa của ĐBSH và ĐBSCL qua các năm:
Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào sau đây?
a. Diện tích lúa của Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long.
b. Năng suất lúa của Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long.
c. Sản lượng lúa của Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long.
d. Giá trị sản xuất lúa của Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long.
Câu 7: Bên cạnh cây lương thực, một ngành khác cũng phát triển rất mạnh là:
a. Nghề rừng.
b. Nuôi trồng và đánh bắt thuỷ hải sản.
c. Chăn nuôi đại gia súc.
d. Chăn nuôi gia cầm.
Câu 8: Nguyên nhân chính làm cho sản xuất nông nghiệp thiếu ổn định về năng suất là:
a. Giống cây trồng.
b. Độ phì của đất.
c. Thời tiết, khí hậu.
d. Cả 3 nguyên nhân trên.
Câu 9: Rừng nước ta có 3 loại:
- A. Rừng sản xuất.
- B. Rừng phòng hộ.
- C. Rừng đặc dụng.
Với 3 chức năng cơ bản:
1. Cung cấp nguyên nhiên liệu cho công nghiệp, dân dụng và xuất khẩu.
2. Bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ giống loài quý hiếm.
3. Phòng chống thiên tai, bảo vệ môi trường.
Cách ghép đôi nào sau đây là đúng?
a. A – 1; B – 2; C – 3
b. A – 2; B – 3; C – 1
c. A – 3; B – 1; C – 2
d. A – 1; B – 3; C – 2.
Câu 10: Giá trị khoa học của vườn quốc gia là:
a. Nơi bảo tồn nguồn gen.
b. Cơ sở nhân giống, lai tạo giống.
c. Phòng thí nghiệm tự nhiên.
d. Tất cả các ý trên.
Câu 11: Ngành đánh bắt thuỷ hải sản nước ta còn hạn chế là do:
a. Thiên nhiên nhiều thiên tai.
b. Môi trường bị ô nhiễm, suy thoái.
c. Thiếu vốn đầu tư.
d. Ngư dân ngại đánh bắt xa bờ.
Câu 12: Qua bảng số liệu SGK từ 1992 – 2002 diện tích nhóm cây trồng nào tăng nhanh nhất?
a. Cây lương thực.
b. Cây công nghiệp.
c. Cây ăn quả.
d. Cả 3 nhóm tăng bằng nhau.
Câu 13: Cũng trong giai đoạn này, loại gia súc, gia cầm nào có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất?
a. Trâu.
b. Bò.
c. Lợn.
d. Gia cầm.
Câu 14: Ngành chăn nuôi nước ta hiện nay nhằm mục đích:
a. Phục vụ xuất khẩu.
b. Lấy sức kéo và phân bón.
c. Lấy thịt, trứng, sữa.
d. Tất cả các mục đích trên.
Câu 15: Nhân tố tự nhiên ảnh hưởng lớn đến sự phát triển và sự phân bố công nghiệp là:
a. Địa hình.
b. Khí hậu.
c. Vị trí địa lý.
d. Nguồn nguyên nhiên liệu.
Câu 16: Cơ sở để phát triển ngành công nghiệp trọng điểm là nguồn tài nguyên:
a. Quý hiếm.
b. Dễ khai thác.
c. Gần khu đông dân cư.
d. Có trữ lượng lớn.
Câu 17: Để nền công nghiệp phát triển, ngoài những nhân tố tự nhiên còn cần nhân tố khác:
a. Nguồn lao động.
b. Cơ sở hạ tầng.
c. Chính sách, thị trường.
d. Tất cả các nhân tố trên.
Câu 18: Ngành công nghiệp năng lượng phát triển mạnh nhất ở Quảng Ninh là:
a. Than.
b. Hoá dầu.
c. Nhiệt điện
d. Thuỷ điện.
Câu 19: Ngành công nghiệp năng lượng phát triển mạnh nhất ở Bà Rịa – Vũng Tàu là:
a. Than.
b. Hoá dầu.
c. Nhiệt điện
d. Thuỷ điện.
Câu 20: Ở Cà Mau có những loại nhiên liệu năng lượng nào?
a. Than đước, tram.
b. Than bùn.
c. Khí đốt.
d. Tất cả các nguồn nhiên liệu trên.
Trình bày tình hình phát triển và phân bố của các ngành kinh tế Châu Á ( Nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ)?
+ Nêu tình hình phát triển về nông nghiệp của các nước châu Á?
+ Sự phân bố một số cây trồng, vật nuôi chủ yếu của các khu vực châu Á?
+ Nêu đặc điểm tình hình phát triển công nghiệp Châu Á?
+ Nêu một số nét về ngành dịch vụ châu Á?
Một số nét về ngành dịch vụ châu Á
- Các hoạt động dịch vụ (giao thông vận tải, thương mại, viễn thông, du lịch,...) được các nước rất coi trọng.
- Nhật Bản, Xin-ga-po, Hàn Quốc là những nước có ngành dịch vụ phát triển cao.
Đặc điểm tình hình phát triển công nghiệp Châu Á
Sản xuất công nghiệp của các nước châu Á rất đa dạng, nhưng phát triển chưa đều:
- Công nghiệp khai khoáng phát triển ở nhiều nước khác nhau, tạo ra nguồn nguyên liệu, nhiên liệu cho sản xuất trong nước và nguồn hàng xuất khẩu.
- Công nghiệp luyện kim, cơ khí chế tạo (máy công cụ, phương tiện giao thông vận tải), điện tử,... phát triển mạnh ở Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, Đài Loan,...
- Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng (may mặc, dệt, chế biến thực phẩm,...) phát triển ở hầu hết các nước.
Tình hình phát triển về nông nghiệp của các nước châu Á
- Ở châu Á, lúa gạo là loại cây lương thực quan trọng nhất. Cây lúa thích nghi với điều kiện khí hậu nóng ẩm, được trồng chủ yếu trên các đồng bằng phù sa màu mỡ. Trái lại, cây lúa mì và cây ngô được trồng chủ yếu ở các vùng đất cao và khí hậu khô hơn.
- Châu Á chiếm gần 93% sản lượng lúa gạo và khoảng 39% sản lượng lúa mì của toàn thế giới (năm 2003).
- Trung Quốc và Ấn Độ là hai nước đông dân nhất thế giới, trước đây thường xuyên thiếu hụt lương thực, nay đã đủ và còn thừa để xuất khẩu.
- Một số nước như Thái Lan, Việt Nam hiện nay trở thành những nước xuất khẩu gạo đứng thứ nhất và thứ nhì thế giới.
- Các vật nuôi ở châu Á cũng rất đa dạng:
+ Ở các vùng khí hậu ẩm ướt, vật nuôi chủ yếu là trâu, bò, lợn, gà, vịt,...
+ Ở các vùng khí hậu tương đối khô hạn, vật nuôi chủ yếu là dê, bò, ngựa, cừu,... Đặc biệt, Bắc Á thuộc vùng khí hậu lạnh, vật nuôi quan trọng nhất là tuần lộc.
Trình bày các nhân tố kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp? Kể tên 2 trung tâm công nghiệp lớn nhất ở nước ta?
Ý nghia : Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm Giải quyết việc làm và sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên Tạo ra mặt hàng xuất khẩu có giá trị cao
Sự phân bố và phát triển -Cây công nghiệp hàng năm chủ yếu phân bố vùng đồng bằng,như lạc, bông dâu tằm thuốc lá Cây công nghiệp lâu năm chủ yếu trung du miền núi như cà phê
Giải thích sự phân bố cây chè và cao su là Chè: nhiều nhất trung du miền núi bắc bộ sau đó là Tây nguyên Cao su nhiều nhất đông nam bộ sau đó la tây nguyên Giải thích do khí hậu nhiệt đới,vùng đất rộng lớn màu mỡ như feralit, badan,... thích hợp hình thành vùng chuyên canh trồng cao su va chè
Lao động nông thôn thành thị khác nhau do việc được học tập nhận thưc khác nhau Thành thị mức sống cao noi g thôn mức sống thấp
Dân cư và lao động: dồi dào, có khả năng tiếp thu KH-KT, thị trường lớn.
Cơ sở vật chất-kỹ thuật trong công nghiệp và cơ sở hạ tầng.
Chính sách phát triển công nghiệp của nhà nước.
Thị trường trong và ngoài nước.
Hai trung tâm công nghiệp lớn nhất: TP. HCM, Hà Nội.