Giới thiệu về kim tự tháp của Ai Cập
Giới thiệu về vườn treo babylon
Giới thiệu về bảng số La Mã
dựa vào kiến thức vừa học, hãy viết một bài giới thiệu về một thành tựu văn hóa của cư dân Ai Cập hoặc cư dân Lưỡng Hà mà em ấn tượng nhất( Kim tự tháp ở ai cập)* đang gấp lắm*
Em tâm đắc nhất là công trình Kim tự tháp.Kim tự tháp là lăng mộ của các Pharaon-một tác phẩm nghệ thuật độc đáo thách thức với thời gian.Ngày này công trình này trở thành một địa điểm du lịch mang lại nguồn thu lớn cho Ai Cập. Em rất ngưỡng mộ và thán phục về trình độ của người Ai Cập thời cổ Đại
Giới thiệu những gì em biết về kim tự tháp Ai Cập
Cập
Có tất cả 138 kim tự tháp đã được khám phá ở Ai Cập tính đến năm 2008.[1][2] Hầu hết đóng vai trò là lăng mộ cho các Pharaon và hoàng hậu trong hai thời kỳ Cổ vương quốc và Trung vương quốc.[3][4][5]
Những kim tự tháp Ai Cập đầu tiên được biết đến nằm ở Saqqara, phía tây bắc Memphis. Trong số đó, Kim tự tháp Djoser là lâu đời nhất, được xây dựng vào khoảng từ năm 2630 đến năm 2611 trước công nguyên ở Vương triều thứ ba. Kim tự tháp này cũng như khu phức hợp xung quanh do kiến trúc sư Imhotep thiết kế, và được xem là những công trình bằng đá nguyên khối cổ nhất thế giới.[6] Số lượng nhân công để xây các kim tự tháp được ước tính vào khoảng từ vài nghìn, 20 nghìn cho tới 100 nghìn người.[7][8]
Những kim tự tháp Ai Cập nổi tiếng nhất nằm ở Giza, ngoại ô Cairo. Một số kim tự tháp Giza được xem là nằm trong số những công trình vĩ đại nhất từng được xây.[9] Kim tự tháp Khufu tại Giza là kim tự tháp Ai Cập lớn nhất và là kỳ quan thế giới cổ đại duy nhất còn tồn tại.[10]
Giới thiệu về tháp CHăm
Tháp Chăm, hay còn gọi là tháp Champa, là một dạng công trình thuộc thể loại kiến đền tháp Champa, thuộc kiến trúc tôn giáo tín ngưỡng của dân tộc Chàm (còn gọi là dân tộc Chăm, sinh sống ở miền Nam Trung Bộ Việt Nam ngày nay. Có thể thấy vị trí phân bố các đền tháp là những nơi từng là nơi ở của người Champa, xa hơn nữa còn có những ngôi tháp có thể coi là tháp Champa trên đất nước Campuchia như tháp Damray Krap. Ngược lại, những yếu tố Java hay Khmer cũng được thấy trên các tháp Champa như ở Khương Mỹ, Hưng Thanh, Dương Long, hay có cả những ngôi tháp còn được người Champa gọi là "tháp Khmer" như tháp Champa Hoà Lai.
Các tháp Chăm là một khối kiến trúc xây dựng bằng gạch nung màu đỏ sẫm lấy từ đất địa phương, phía trên mở rộng và thon vút hình bông hoa. Mặt bằng tháp đa số là hình vuông có không gian bên trong chật hẹp thường có cửa duy nhất mở về hướng Đông (hướng Mặt Trời mọc). Trần được cấu tạo vòm cuốn, trong lòng tháp đặt một bệ thờ thần bằng đá. Nghệ thuật chạm khắc, đẽo gọt công phu hình hoa lá, chim muông, vũ nữ, thần thánh thể hiện trên mặt tường ngoài của tháp. Các viên gạch liên kết với nhau rất rắn chắc, bền vững tới hàng chục thế kỷ.
Ngày 1 tháng 10 năm 2006, Trung tâm Quản lý di tích-di sản tỉnh Quảng Nam chính thức công bố thông tin: các nhà khoa học của Đại học Milan, Ý khi đang làm việc trùng tu nhóm tháp G-thuộc Thánh địa Mỹ Sơn đã nhận biết được loại vật liệu kết dính để xây tháp Champa cách đây vài triệu năm. Đó là loại keo được tinh chế từ một loài thực vật vốn có rất nhiều trong khu vực quanh di sản Mỹ Sơn, mà người dân địa phương thường gọi là cây dầu rái. Ngoài ra, họ cũng đã phát hiện ra một loại hợp chất có nguồn gốc từ thực vật bản địa nói trên có trong gạch sử dụng để xây tháp. Như vậy, những điều bí ẩn xung quanh vật liệu được người Chăm sử dụng để xây dựng các công trình tôn giáo ở Việt Nam sau hơn 100 năm đã được giải mã. Trước đó, một người thợ thủ công tên là Lê Văn Chỉnh (thuộc tỉnh Quảng Nam) cũng đã bỏ nhiều thời gian để nghiên cứu phương pháp xây dựng tháp Chăm đã phát hiện được hợp chất dầu rái trong gạch để xây tháp và chất dính.
Giới thiệu đôi nét về điều kiện tự nhiên và tác động của nó đến sự hình thành và phát triển Hy Lạp và La Mã cổ đại. Trình bày được tổ chức nhà nước và một số thành tựu tiêu biểu Hy Lạp và La Mã cổ đại.
Gấp
giới thiệu kim tự tháp khafre
Tham Khảo:
https://vi.wikipedia.org/wiki/Kim_t%E1%BB%B1_th%C3%A1p_Khafre
Tham khảo :
Kim tự tháp Khafre, là kim tự tháp lớn thứ hai trong quần thể kim tự tháp tại Giza. Đây là nơi chôn cất của Khafre, vị pharaon thứ 4 thuộc Vương triều thứ Tư trong lịch sử Ai Cập.Kim tự tháp Khafre có chiều dài hơn 215 mét và cao khoảng 136 mét. Nó được xây từ những khối gạch bằng đá vôi nặng hơn 2 tấn mỗi khối. Độ dốc của kim tự tháp này là 53° 13', dốc hơn một ít so với hàng xóm của nó, Kim tự tháp Kheops với độ dốc là 51° 50' 24". Kim tự tháp Khafre nằm trên móng đá cao 10 mét, vì thế nó có vẻ cao hơn Kim tự tháp Kheops.
Kim tự tháp Khafre, là kim tự tháp lớn thứ hai trong quần thể kim tự tháp tại Giza. Đây là nơi chôn cất của Khafre, vị pharaon thứ 4 thuộc Vương triều thứ Tư trong lịch sử Ai Cập.Kim tự tháp Khafre có chiều dài hơn 215 mét và cao khoảng 136 mét[1]. Nó được xây từ những khối gạch bằng đá vôi nặng hơn 2 tấn mỗi khối. Độ dốc của kim tự tháp này là 53° 13', dốc hơn một ít so với hàng xóm của nó, Kim tự tháp Kheops với độ dốc là 51° 50' 24". Kim tự tháp Khafre nằm trên móng đá cao 10 mét, vì thế nó có vẻ cao hơn Kim tự tháp Kheops.
Kim tự tháp Khafre đã bị trộm viếng vào thời kỳ Chuyển tiếp thứ Nhất. Dưới thời của Ramesses II, các quan giám sát việc xây dựng đã lấy những viên gạch tại đây để xây một đền thờ tại Heliopolis theo lệnh của nhà vua[2]. Sử gia người Ả Rập Ibn Abd al-Salam ghi nhận rằng, kim tự tháp này đã được mở cửa vào năm 1372 SCN[3].
Nhiều viên gạch cũng đã bị trộm lấy đi, nhưng lại không rõ thời gian nào. Tuy nhiên, chúng có lẽ vẫn còn nguyên vẹn vào năm 1646, khi Giáo sư John Greaves đến từ trường đại học Oxford nhận xét ngôi mộ này như sau: "Những viên đá của nó không lớn bằng của kim tự tháp Khufu, bề mặt nhẵn mịn và thậm chí là không có sự chênh lệch giữa các viên gạch, ngoại trừ bề mặt phía nam"[4].
Ngôi mộ được khám phá lần đầu tiên vào năm 1818 bởi Giovanni Belzoni, khi lối vào phía bắc được phát hiện. Tuy nhiên, đáng thất vọng, buồng mộ trống rỗng và không có một xác ướp nào, ngoại trừ cỗ quan tài bằng đá với cái nắp bị vỡ trên sàn[3].
Cuộc thăm dò chính thức đầu tiên được tiến hành bởi John Perring vào năm 1837. Năm 1853, Auguste Mariette khai quật đền thờ thung lũng của Khafre gần tượng Nhân sư lớn; 7 năm sau ông tìm được bức tượng bằng đá diorit[5] được chôn ngay tại đây[6].
Kim tự tháp được xây theo hàng ngang của từng lớp gạch. Do độ dốc của cao nguyên Giza, góc tây bắc của kim tự tháp bị cắt đi 10 mét gạch và được nâng lên ở góc đông nam.
Những viên gạch ở phần dưới kim tự tháp rất lớn, nhưng càng lên đến đỉnh thì độ dày càng nhỏ lại. Nửa phần dưới của kim tự tháp nhìn khá là thô nhám nhưng lại trở nên nhẵn nhụi ở phần giữa. Góc tây bắc được tạo dựng thành các bậc thang[7]. Tuy nhiên, lớp đá phủ trên đỉnh của kim tự tháp lại không có.
Phần đáy kim tự tháp làm bằng đá granite hồng nhưng những phần còn lại thì làm bằng đá vôi. Một cuộc kiểm tra gần đây cho thấy góc của các lớp đá không thật sự trùng khớp, chênh nhau vài mm. Có thể là động đất đã gây ra sự chênh lệch này[8].
Có hai lối vào dẫn đến phòng chôn cất chính. Một hành lang nằm dưới đáy kim tháp và một nằm ở độ cao hơn 11 mét tính từ mặt đáy. Những lối đi này không thẳng hàng với đường trung tâm của kim tự tháp. Có một phòng phụ bằng với chiều dài của nơi đặt quan tài của vua Khufu[9], nằm ở phía tây hành lang dưới đất. Không rõ công dụng của căn phòng này là gì, có thể là nơi chứa đồ cúng tế của Khafre.
Ở phòng chính, trần nhà được xây bằng đá vôi. Phòng hình chữ nhật, diện tích 14,15 m x 5 m. Quách của Khafre bằng granite và đặt cố định ngay giữa phòng. Belzoni cũng phát hiện một vài mẩu xương của động vật, có thể là một con bò đực. Bên cạnh đó là một cái hố, có thể là nơi chứa rương đựng những bình nội tạng của nhà vua[10].
Ở phía nam của kim tự tháp chính là một kim tự tháp con, gọi là kim tự tháp vệ tinh. Nó cũng có 2 hành lang ngầm dẫn lên một căn phòng, trong đó chỉ toàn là những vật dụng phục vụ cho việc mai táng Khafre[11].Tình trạng của các ngôi đền của Khafre tốt hơn nhiều so với của Khufu, đặc biệt là đền thờ thung lũng của Khafre[12]. Nó lớn hơn những ngôi đền trước đó và có đầy đủ tiêu chuẩn cho một đền thờ: một lối vào, một trụ cột lớn, 5 hốc tường để đặt những pho tượng, 5 phòng phụ để cất giữ đồ tùy táng và một phòng thờ bên trong. Có hơn 50 bức tượng của nhà vua với đủ mọi kích cỡ, nhưng đa phần đã bị chiếm đoạt bởi Ramesses II và các pharaon khác. Đền thờ được xây bằng các tảng đá lớn, gọi là cự thạch (phiến đá nặng nhất cũng khoảng 400 tấn)[13].
Một con đường dài gần 50 mét dẫn vào ngôi đền. Hai bên hành lang là những cột đá chữ T, mỗi cột nặng hơn 100 tấn, nền được lót bằng thạch cao[13]. Ngôi đền được phủ bằng thạch cao và đã bạc màu theo năm tháng[12]. Bên trong ngôi đền được làm hoàn toàn bằng đá granite, cửa đền mở ra dẫn đến một đại sảnh rộng lớn. Đền không có bất cứ đồ vật gì ngoài 23 cái lỗ trên nền đất được dùng để cắm các pho tượng của Khafre, dường như chúng đã bị đánh cắp.
Một ngôi đền của nhân sư không có chứng thực của bất kỳ vị vua nào nhưng những điểm tương đồng trong cấu trúc đã khiến người ta nghĩ ngay đến của Khafre. Ngôi đền này không có mộ dấu hiệu nào là đã hoàn thành[12].
Viết đoạn văn giới thiệu về trường em có danh từ; học sinh ( 5 câu )
- Giới thiệu tên - vị trí - đặc điểm
-Giới thiệu số học sinh
- Giới thiệu về lớp
ai làm nhanh mik tick cho!
Trường học là dạy cho em muôn vàn kiến thức trong cuộc sống. Khoác trên mình tấm áo màu rêu vàng, ngôi trường với biển tên:" Trường THCS Xuân Trường" lấp ló trong màu xanh cây cối tạo nên cảm giác thật cổ kính, nghiêm trang. Các dãy nhà được xây theo hình chữ U với các bức tường phủ sơn vàng óng toát lên vẻ thân thương, gần gũi. Trong các lớp học ngoài những những vật dụng cần thiết như bàn ghế, bảng đen, phấn trắng còn có rất nhiều những thiết bị hiện đại khác như máy chiếu, máy in,…phục vụ cho công việc học tập. Đằng sau trường là một khu đất rộng dùng làm nơi để học thể dục và thi đấu thể thao. Trước cửa mỗi lớp học có những bồn hoa bé bé xinh xinh với những bông hoa màu sắc nổi bật thu hút những anh ong chị bướm đến hút mật đùa vui. Ngoài ra, trên sân trường còn có rất nhiều những cây bóng mát khác nhau như cây phượng với sắc đỏ rực rỡ, cây bàng với sắc xanh ngọc dịu mát,… Đội ngũ giáo viên trường em đều là những thầy cô với chuyên môn cao và nhiệt huyết đối với nghề. Và một trong số những thầy cô mà tôi kính trọng thì có lẽ cô Nga, giáo viên chủ nhiệm lớp em là người em yêu quý nhất. Cô luôn luôn hết mình và tận tâm đối với nghề, luôn coi học sinh như con của mình mà chăm sóc, dạy dỗ. Học sinh trong trường ngoan ngoãn và chăm chỉ học tập, tu dưỡng đạo đức, kính thầy, yêu bạn. Em cảm thấy mình rất may mắn khi có thể được học tập tại môi trường lành mạnh này.
giúp mik với
câu 3 đóng vai là hướng dẫn viên du lịch hãy giới thiệu về kì quan của thế giới cổ đại vườn treo ba-bi-lon
Vườn treo Babylon được cho là do vua Nebuchadnezzar II xây dựng nên từ khoảng năm 600 TCN. Khu vườn này là nơi người xưa nuôi những loài động vật quý hiếm được đưa về từ khắp nơi trên thế giới. Vườn treo Babylon được cho bị phá hủy bởi một số trận động đất trong thế kỷ 2 TCN.
Hãy viết một bài văn hoàn chỉnh giới thiệu về Hải Thượng Lãn Ông theo dàn ý sau đây:
MB:- Giới thiệu về ai
- Tại sao lại giới thiệu về nhân vật đó
TB:- Quê hương
- Gia thế
- Bản thân:cuộc đời, và sự nghiệp
KB: - Thái độ, tình cảm của người viết đối với danh nhân