Những câu hỏi liên quan
Trinh Ngoc Tien
Xem chi tiết
Thân Thị Phương Trang
9 tháng 1 2017 lúc 18:33

1)Thực trạng: -Lạng lách , đánh võng.

-Không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông.

-Cố tình trêu chọc lúc bạn bè đang lưu thông phương tiện trên đường.

-Uống rượu bia khi lái xe.

2)Giải pháp;

-Nhà trường, tập thể đưa ra quy định trừng phạt nặng những đối tượng mắc lỗi trên.

-Mở lớp giáo dục vấn đè an toàn giao thông cho học sinh vào giờ ngoại khóa.

-Tuyên truyền về hậu quả của những hành động không tích cực khi tham gia giao thông không đúng luật.

CHÚC BẠN HỌC TỐT.

Bình luận (1)
Pi Pi
Xem chi tiết
Athanasia Karrywang
11 tháng 9 2021 lúc 9:27
Ý thức tham gia giao thông của học sinh: Còn khoảng cách giữa nhận thức và hành động(Thứ năm, 03/03/2016 15:28 GMT+7)

Mặc dù công tác tuyên truyền, giáo dục về ý thức và văn hóa khi tham gia giao thông tại các trường học đã được chú trọng đẩy mạnh trong nhiều năm qua, nhưng những vi phạm, gây tai nạn giao thông ở đối tượng học sinh, sinh viên vẫn không thuyên giảm. Đây thực sự là vấn nạn khiến dư luận xã hội quan ngại.

 

Mấy năm gần đây, số học sinh bậc THPT, thậm chí cả THCS từ thành thị đến nông thôn đi xe đạp điện, xe máy điện, mô tô, xe gắn máy đến trường gia tăng đáng kể. Không ít học sinh đi xe gắn máy không đúng độ tuổi, không đúng phân khối theo quy định của Luật Giao thông đường bộ, trong khi các cơ quan chức năng chưa thể kiểm soát. Đến giờ tan trường, tại cổng trường hoặc các dịch vụ gửi xe gần trường, dòng xe gắn máy, xe đạp điện của học sinh nối đuôi nhau, tranh đua nhau chạy khiến những người lớn tham gia giao thông nhiều khi phát hoảng, phải tạt vào sát vỉa hè vừa để bảo đảm an toàn cho mình, vừa để nhường đường các cô, cậu học sinh. Chính vì vậy, số vụ tai nạn giao thông xảy ra mà nguyên nhân bắt nguồn từ các học sinh, sinh viên vẫn không hề thuyên giảm, khiến dư luận xã hội quan ngại.

Ví dụ, vụ tai nạn giao thông tại đường bờ kè phía bắc sông Trà, thuộc xã Tịnh An, TP Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi, khiến một phụ nữ 56 tuổi đi xe đạp tử vong tại chỗ. Đối tượng gây ra vụ tai nạn đau lòng trên chính là một số thanh-thiếu niên và học sinh ở TP Quảng Ngãi điều khiển xe gắn máy chạy với tốc độ cao rồi va chạm với người phụ nữ. Hay vụ ba học sinh nữ lớp 8 Trường THCS Võ Thị Sáu, phường Cầu Thia, thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái chở nhau trên chiếc mô tô mang BKS 21V-69712 không đội mũ bảo hiểm, khi đâm vào trụ cổng nhà dân ven đường, cả ba đã thiệt mạng… Các vụ tai nạn trên như những hồi chuông cảnh báo với xã hội.

Bốn học sinh đèo nhau trên xe gắn máy, không đội mũ bảo hiểm ở TP Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi.

Bốn học sinh đèo nhau trên xe gắn máy, không đội mũ bảo hiểm ở TP Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi.

Thầy giáo Nguyễn Văn Luận, Trưởng ban Quản sinh, Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng (TP Quảng Ngãi) cho biết: “Những năm qua, Ban giám hiệu nhà trường chúng tôi đã làm khá tốt công tác giáo dục, tuyên truyền về ý thức và văn hóa giao thông cho học sinh khi tham gia giao thông. Đầu năm, nhà trường mời công an thành phố về báo cáo, cho học sinh và phụ huynh ký cam kết về thực hiện an toàn giao thông. Hằng tuần, nhà trường, thầy, cô giáo trong tiết chào cờ, tiết sinh hoạt lớp cuối tuần nhắc nhở các em liên tục về vấn đề trên. Khi tuyên truyền, học sinh nghe rất chăm chú, nhưng khi bước ra đường lại bất chấp tất cả, vẫn không đội mũ bảo hiểm, vẫn lạng lách, đánh võng, phóng nhanh vượt ẩu”.

Thầy giáo Trần Kim Hảo, Hiệu trưởng Trường THPT Thủ Khoa Huân (quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh) chia sẻ: “Chương trình sách giáo khoa hiện có nhiều nội dung, bài lồng ghép, tích hợp giáo dục về ý thức, văn hóa giao thông-một vấn nạn lâu nay của cả nước. Công tác tuyên truyền, tác động bằng nhiều hình thức phong phú, khác nhau được duy trì thường xuyên trong hệ thống trường học, nhất là nơi có tình hình trật tự giao thông phức tạp như TP Hồ Chí Minh. Để giáo dục, tuyên truyền, tác động đến nhận thức, chuyển hóa thành hành động, thói quen ở giới trẻ là cả một câu chuyện dài. Bước ra đường, tham gia giao thông, các em chứng kiến vô vàn những điều lệch lạc, tiêu cực của xã hội, chẳng hạn như ngay cả người lớn cũng thiếu gương mẫu chấp hành, hoặc khi sai phạm thì nhờ người xin xỏ hoặc bỏ tiền ra “hối lộ” cảnh sát giao thông. Những cách hành xử "không đẹp" như vậy thường thấy ở ta, thật khó để con trẻ, học sinh thực thi pháp luật tốt được".

Chúng tôi cho rằng, công tác tuyên truyền, giáo dục an toàn giao thông tại các nhà trường cần tiếp tục được tăng cường, đẩy mạnh hơn nữa bằng nhiều hình thức phong phú, trực quan. Bên cạnh đó là sự quan tâm sâu sát của các bậc phụ huynh đến việc đi lại của con em mình, nhất là đừng nên giao xe gắn máy cho con em mình điều khiển.

Điều quan trọng hơn, có tác dụng lớn hơn là công tác tuần tra, xử lý vi phạm an toàn giao thông của lực lượng cảnh sát giao thông, thanh tra giao thông cần phải thường xuyên, đồng bộ, đúng quy định pháp luật và kịp thời gửi thông báo về nhà trường để thầy, cô giáo có biện pháp giáo dục, xử lý tiếp theo đối với những học sinh vi phạm giao thông. Mặt khác, lực lượng cảnh sát giao thông nên mạnh tay hơn với những đối tượng cố tình vi phạm.

 
Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Yến Vy
Xem chi tiết

Làm một cái biển thật to ở đường viết chữ thật to ĐI XE NHỚ ĐỘI MŨ BẢO HIỂM

Bình luận (0)
Hoàng Ngọc Diệp
7 tháng 4 2019 lúc 19:33

khôn quá

Bình luận (0)
Trần Thị Cẩm Tú
Xem chi tiết
Nguyễn Võ Anh Minh
24 tháng 3 2019 lúc 18:19

gởi đơn lên công an giao thông kêu mấy chú đó phạt 1 triệu khi ko đội nón bảo hiểm

Bình luận (0)
Nguyễn Quỳnh Anh
24 tháng 3 2019 lúc 19:32

nhắc nhở

Bình luận (0)
Hoàng hằng
Xem chi tiết
animepham
29 tháng 12 2022 lúc 7:28

1 theo em, học sinh có văn hóa khi tham gia giao thông được biểu hiện thông qua những hành vi, việc làm nào?

=> 

đổi mũ bảo hiểm , xi nhan trước khi sang đường , dừng xe khi đèn đỏ ,..

2 em đã và sẽ làm gì để thực hiện và góp phần nâng cao ý thức văn hóa khi tham gia giao thông của các bạn học sinh ở trường em?

=> nhắc nhở các bạn khi tham gia giao thông với xe máy , đạp điện thì  nên đổi mũ bảo hiểm , không vượt đèn đỏ , ...

  

Bình luận (1)
Dung 2k8
Xem chi tiết
 Kaxx
19 tháng 3 2019 lúc 21:37

em sẽ nhắc nhở bn phải đội mũ bảo hiểm nếu ko nghe thì thôi kệ nó chết thì kệ vì bảo có chịu nghe đâu

Bình luận (0)
Trần Thị Cẩm Tú
Xem chi tiết
Toán học is my best:))
24 tháng 3 2019 lúc 22:12

Đội mũ bảo hiểm là rất cần thiết đối với mọi lứa tuổi đặc biệt là lứa tuổi học sinh tiểu học như chúng em bởi khi Phương tiện của mình đang lưu thông trên đường kể cả khi đã quan sát và đi một cách thật cẩn trọng thì những tình huống nguy hiểm bất đắc dĩ vẫn có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Mũ bảo hiểm đóng vai trò Vô cùng quan trọng trong tình thế này . Nó giúp chúng ta giảm chấn thương ở phần đầu và bảo vệ tính mạng .
Để khuyến khích các bạn cùng lớp thực hiện tốt việc này thì em đã tuyên truyền Về lợi ích khi đội mũ bảo hiểm và phân tích tác hại khi không đội mũ bảo hiểm tới các bạn,Khuyên các bạn nên đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện để chấp hành tốt luật giao thông và cũng để bảo vệ mình.,Nhắc nhở các bạn thực hiện tốt.vàTuyên truyền về an toàn giao thông trong các buổi sinh hoạt.

Bình luận (0)

Khi đi xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện chúng ta cần phải đội mũ bảo hiểm. Đã có rất nhiều vụ tai nạn đã xảy ra, hầu hết là do mọi người chủ quan không chấp hành đúng luật giao thông. Nếu chúng ta đội mũ bảo hiểm khi tha gia giao thông mà không may gặp tai nạn thì sẽ giúp chúng ta giảm bớt chấn thương ở vùng đầu và bảo vệ tính mạng của chúng ta.

Vì vậy em muốn gửi đến cho mọi người một thông diệp rằng: " hãy đội mũ bảo vệ khi tham gia giao thông"

Bình luận (0)
sogoku
19 tháng 3 2020 lúc 9:09

Vấn đề an toàn giao thông hiện đang là vấn đề nhức nhối của toàn xã hội và toàn dân. Bên cạnh những cử chỉ giao thông đẹp như chấp hành nghiêm chỉnh luật giao thông, nhường đường cho xe cứu thương, cứu hỏa,... thì vẫn còn tồn đọng những hành vi chưa chấp hành nghiêm chỉnh luật giao thông. Điển hình là việc một bộ phận học sinh không hề nhỏ đi xe đạp điện hoặc ngồi sau xe gắn máy nhưng không đội mũ bảo hiểm, cũng như chấp hành nghiêm chỉnh luật an toàn giao thông. Thực trạng ấy như sau. Dù cho đã được nhà trường và xã hội tuyên truyền cũng như sát sao về vấn đề chấp hành nghiêm chỉnh luật giao thông đường bộ nhưng 1 số học sinh vẫn không chấp hành nghiêm túc. Các em không có thói quen đội mũ bảo hiểm khi điều khiển xe đạp điện hoặc ngồi sau xe gắn máy. Thậm chí nhiều em còn vượt đèn đỏ, dàn hàng ba bốn nguy hiểm trên đường hay lạng lách đánh võng trên đường,....Những hành vi ấy đều là vi phạm luật an toàn giao thông đường bộ 1 cách nghiêm trọng vì nó không chỉ gây nguy hiểm đến tính mạng cho chính các em mà còn cho chính người khác. Chính vì thế, toàn xã hội đã và đang chung tay vì 1 thế hệ trẻ chấp hành nghiêm chỉnh luật giao thông. Chỉ cần 1 ý thức giao thông nghiêm chỉnh, mọi chuyện đều sẽ tốt đẹp hơn. Trên thực tế, ngày càng nhiều trẻ em không chấp hành nghiêm chỉnh luật giao thông dẫn đến những tai nạn đau xót và đáng tiếc. Vì vậy, các em học sinh cần phải nghiêm chỉnh chấp hành luật giao thông ngay từ những việc làm nhỏ nhất để bảo vệ tính mạng của mình và những người xung quanh. Việc đơn giản nhất các em có thể làm là đội mũ bảo hiểm khi ngồi sau xe máy hoặc điều khiển xe đạp điện. Nhà trường cũng như gia đình cần sát sao đôn đốc con em mình chấp hành nghiêm chỉnh khi tham gia giao thông.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
0o0 Nhok kawaii 0o0
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc Bích
12 tháng 1 2019 lúc 10:53

bạn phét vừa thôi

Bình luận (0)
Thu Thủy Nguyễn
Xem chi tiết
lạc lạc
29 tháng 12 2021 lúc 19:00

THAM KHẢO :

 

Hiện nay an toàn giao thông đang là vấn đề nóng hổi và bức xúc của toàn xã hội. Chỉ một sơ suất nhỏ, chỉ một phút giây thôi, tai nạn giao thông sẽ gây ra đau thương mất mát cho gia đình ai đó và từng ngày, từng giờ những tai nạn giao thông vẫn đang cướp đi sinh mệnh của bao người, gây thương tích, tàn phế và đem đến nỗi đau tinh thần không gì bù đắp được cho hàng ngàn người thân của họ.

Đáng tiếc nhất đó là những tai nạn giao thông do chính những người đi bộ gây ra. Mặc dù Nhà nước đã quan tâm xây dựng nhiều công trình cho người đi bộ sang đường như cầu vượt, hầm đường bộ… nhưng nhiều người vẫn không đi đúng phần đường của mình. Vậy người đi bộ khi tham gia giao thông phải tuân thủ những quy định nào?

Điều 32, Luật Giao thông đường bộ, người đi bộ phải tuân thủ các quy tắc giao thông như sau:

1. Người đi bộ phải đi trên hè phố, lề đường; trường hợp đường không có hè phố, lề đường thì người đi bộ phải đi sát mép đường.

2. Người đi bộ chỉ được qua đường ở những nơi có đèn tín hiệu, có vạch kẻ đường hoặc có cầu vượt, hầm dành cho người đi bộ và phải tuân thủ tín hiệu chỉ dẫn.

3. Trường hợp không có đèn tín hiệu, không có vạch kẻ đường, cầu vượt, hầm dành cho người đi bộ thì người đi bộ phải quan sát các xe đang đi tới, chỉ qua đường khi bảo đảm an toàn và chịu trách nhiệm bảo đảm an toàn khi qua đường.

4. Người đi bộ không được vượt qua dải phân cách, không đu bám vào phương tiện giao thông đang chạy; khi mang vác vật cồng kềnh phải bảo đảm an toàn và không gây trở ngại cho người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ.

5. Trẻ em dưới 7 tuổi khi đi qua đường đô thị, đường thường xuyên có xe cơ giới qua lại phải có người lớn dắt; mọi người có trách nhiệm giúp đỡ trẻ em dưới 7 tuổi khi đi qua đường.
Nếu vi phạm, người đi bộ sẽ bị phạt theo quy định tại Điều 9, Nghị định 171/2013/NĐ-CP, quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt:

Bình luận (1)