Kịch bản về dân chủ và kỉ luật nha thứ 2 diễn rồi
Kịch bản ngắn về pháp luật và kỉ luật lẹ nha mai diễn rồi
Nhà Nam nằm ven đô, gần quốc lộ 18. Nam trạc tuổi trung niên đang cùng đám bạn ngồi chơi bài. Trên chiếc chiếu cói đã cũ rách, ấm chén pha trà vứt bề bộn, mùi khói thuốc lá nồng nặc trong căn nhà nhỏ rộng khoảng 35m2, đồ đạc chẳng có gì giá trị.
Tùng, cậu con trai lớn của Nam đang học lớp 9 vừa giúp mẹ đưa hàng ra chợ về, vừa đi vào đến sân, đang dựng xe. Nam đang chơi bài, nghe tiếng động nhìn ra sân thấy con trai, Nam gọi vào hỏi.
Nam: Mẹ có dặn gì không?
Tùng (nhanh nhảu trả lời): Mẹ dặn, tý nữa mẹ về, bố và mẹ đi thăm ông ngoại, hình như ông bị ốm.
Trên chiếu, đám người chơi bài người nào cũng điếu thuốc trên miệng, từng hơi kéo vào rồi xả ra, Nam rít hơi thuốc, tay chia bài và dường như không quan tâm đến việc vợ dặn chuẩn bị đi thăm bố vợ bị ốm, Nam lấy tờ 50 nghìn đưa cho Tùng rồi bảo.
Nam: Ông già rồi, ốm là chuyện thường, thăm nom gì, để mẹ mày tự đi, cầm tiền sang nhà bác Hương mua cho bố bao thuốc Thăng Long.
Sơn là bạn trong đám đánh bài, thấy Nam bảo Tùng đi mua thuốc, Sơn quay lại nhìn Tùng rồi nhắc khẽ:
Sơn: Mua thuốc Thăng Long bao mềm nhé cu! Này nhé mua về bao nguyên không được thiếu điếu nào đâu thằng quỷ.
Tùng (vê vê tờ 50 nghìn trên tay, rồi đưa lên quẹt qua mũi cười ngạo nói với Sơn): Chú lại chọc quê cháu hả, dạo này cháu dùng kenk rồi, không dùng bình dân đâu.
Nói rồi Tùng phóng xe vút ra ngoài ngõ để đi mua thuốc lá, Sơn và mọi người lại tiếp tục chơi bài, khói thuốc vẫn nghi ngút.
Quầy bán thuốc nhà chị Hương hôm nay có vẻ vắng hơn mọi khi. Chị Hương đang xếp hàng.
Tùng (đi vào gọi to): Bác Hương, bán cháu một bao Kenk và một Thăng Long mềm.
Chị Hương nhìn Tùng có vẻ không muốn bán vì biết Tùng hay mua nợ và chưa trả hết nợ.
Chị Hương: Này nhé, không bán nợ đâu.
Tùng (rút tiền từ trong túi chìa ra đưa cho chị Hương): Đây “xiền” đây, trả nợ 3 bao hôm trước và hôm nay.
Chị Hương nhìn Tùng đang rút tiền từ trong túi quần ra, có vẻ thấy vui, liền đi ra chỗ để thuốc lá, lấy thuốc đưa cho Tùng.
Chị Hương: Kiếm được vụ gì hay lấy cắp tiền của mẹ, sao hôm nay “Cu” nhiều tiền thế…
Tùng (nhìn chị Hương có vẻ tự đắc, vênh mặt, tay đưa tiền cho chị Hương): Này nhé, đây chưa bao giờ biết ăn cắp, mà chỉ “mượn tạm” thôi nhé… (cười).
Tùng nhận thuốc từ tay chị Hương, cầm bao thuốc Tùng bóc bao kenk và châm hút, những hơi thuốc kéo nghiền thật sâu và xả ra hơi thật dài. Đúng lúc đồng chí cán bộ quản lý thị trường vừa đi tới, anh dừng xe máy trước quán chị Hương hỏi mua quà. Nhìn thấy chị Hương đưa cho Tùng mấy bao thuốc, rồi trước cửa hàng lại treo cả biển quảng cáo bán thuốc lá, anh khéo léo nhắc nhở:
Cán bộ quản lý thị trường: Chị Hương này, theo quy định của Luật phòng, chống tác hại thuốc lá thì việc buôn bán thuốc lá như bây giờ của cửa hàng là có vi phạm rồi đấy.
Chị Hương (nhíu mày): Thế ạ! Em có biết đâu, lâu nay em vẫn bán mà có sao đâu! Em vi phạm cái gì, chứ tụi em từ khi mở cửa hàng này có được nghe tuyên truyền gì về cấm quảng cáo bán thuốc lá đâu chứ!
Anh cán bộ (cười rồi nói): Chị treo biển quảng cáo để ở trước cửa hàng thế kia là vi phạm vào luật phòng, chống tác hại của thuốc lá năm 2012, vì Luật nghiêm cấm hành vi quảng cáo, khuyến mại thuốc lá, tiếp thị thuốc lá trực tiếp tới người tiêu dùng dưới mọi hình thức.
Tùng trên tay vẫn mấy bao thuốc, đi gần lại chỗ chị Hương đứng nghe. Anh cán bộ tiến lại gần Tùng, đưa tay vỗ vỗ vai cậu ta:
Anh Cán bộ: Đặc biệt là chị đã bán thuốc lá cho người chưa thành niên, dù là cháu mua để sử dụng hay mua hộ cho người khác thì cũng bị nghiêm cấm. Sắp tới Nhà nước sẽ có nhiều biện pháp để xử phạt vi các trường hợp vi phạm điều cấm. Chị Hương cũng phải lưu ý chấp hành, vừa tốt cho người vừa đẹp cho mình.
Chị Hương (phân bua): Tôi biết thuốc lá rất có hại cho sức khỏe, nhưng… thấy mọi người bán thì … thật ra loại hàng này tôi cũng chỉ bán phụ thêm thôi, anh thấy đấy, cửa hàng này chủ yếu là các loại hàng tiêu dùng thiết yếu, cần cho bà con hàng xóm chứ ở ngõ nhỏ này, làm gì có khách đâu.
Chị Hương (liếc nhìn anh cán bộ và quay sang nhìn Tùng nói vỗ về): Cháu còn ít tuổi nên bỏ thuốc lá đi cháu ạ, hút thuốc lá rất có hại cho sức khỏe, không chỉ cho bản thân người xài đâu mà ảnh hưởng những người xung quanh nữa và cả giống nòi của chúng ta nữa. Cháu hút thuốc lá, bác vì hám tiền bán cho cháu giờ bác đã phạm tội rồi đây.
Tùng tay cầm hai bao thuốc, nhìn về phía anh cán bộ quản lý thị trường, rồi lại quay sang nhìn chị Hương.
Tùng: Cháu cũng vì bị bố thường xuyên sai đi mua thuốc lá, nên cũng nghiện lúc nào không hay. Mặc dù cháu biết hút thuốc lá có hại cho sức khỏe, nhưng bị rủ rê, lôi kéo giờ không có điếu thuốc cháu thèm lắm bác ạ. Hôm nay gặp được bác cán bộ quản lý thị trường nói việc làm này của cháu là bị pháp luật cấm, bác Hương không bán thuốc nữa và cháu cũng sẽ bỏ được thôi bác ạ.
Chị Hương cảm thấy xấu hổ đi về phía Tùng lấy lại mấy bao thuốc vừa bán cho Tùng.
Chị Hương: Ừ, từ giờ bác không bán thuốc lá nữa, nghe cháu nói bác cảm thấy xấu hổ lắm.
Nói xong chị Hương đi về phía trước cửa hàng, gỡ biển quảng cáo cất đi.
Anh cán bộ quản lý thị trường mỉm cười, rồi quay lại Tùng :
Anh Cán bộ: Cháu chưa đủ 18 tuổi, là người chưa thành niên mà bố sai đi mua thuốc là bố cháu đã vi phạm đấy, pháp luật nghiêm cấm mọi hành vi sử dụng trẻ em dưới 18 tuổi đi mua và sử dụng thuốc lá. Về nhà, cháu nói lại như vậy cho bố nghe nhé, lần sau bố lại sai đi mua thuốc lá là cương quyết từ chối nhớ chưa!
Tùng nhìn anh cán bộ quản lý thị trường rồi liếc mắt nhìn sang chị Hương với vẻ như đã hiểu thêm một điều mới, học thêm bài học bổ ích. đi về phía xe máy, Tùng mở cốp đem trả lại chị Hương những bao thuốc đó, rồi nhìn anh cán bộ quản lý thị trường nói:
Tùng: Hôm nay hai bố con cháu đều sai, may nhờ có chú cháu đã hiểu ra, Cháu cảm ơn chú nhiều.
Rồi Tùng phóng xe về nhà, thấy một mình bố dọn dẹp nơi cách đây một tiếng là chỗ mấy ông ngồi tá lả. Thấy Tùng về, tay không, ông bố dừng tay nói:
Nam: Sai đi mua thuốc mà đi đâu giờ mới về, lại tay không thế kia, không mua được thì tiền đâu hay nướng vào game hết rồi!
Tùng (ngồi xuống bậc thềm, giọng trùng xuống): Hôm nay, hai bố con mình đã làm một việc sai đấy, từ giờ bố bỏ thuốc đi, hút thuốc lá có ích gì đâu chỉ hại cho sức khỏe thôi. Để con lấy cho bố xem cái này, họ cảnh báo tác hại của thuốc lá cực hay.
Nói rồi, Tùng đi vào bàn học của mình, lục lọi lấy ra một tờ giấy A4 trên đó vẽ hình ảnh những điếu thuốc lá đang cháy và độ dài ngắn dần của thuốc lá tỷ lệ thuận với tuổi thọ của người hút nó.
Nam (nhìn bức hình, xoa đầu con và vỗ vai): Ái chà, cu cậu này lớn lúc nào bố không biết, được rồi bố hứa với con từ nay bố sẽ bỏ thuốc lá. Hai bố con ta sai rồi, nhưng may là chúng ta đã hiểu ra điều đó sớm con ạ, và từ giờ bố con mình cũng sửa thôi.
Hai bố con cùng nhìn ra màn hình cười to.
alo mọi ng giúp mik với
kịch bản về bài dân chủ và kỉ luật
với một vài câu hỏi đi kèm (hỏi theo trong kịch bản ạ)><
:<<
Viết một kịch bản diễn kịch 4 người về chủ đề: Sống giản dị.
Ngăn ngắn thui, nhưng hay tí nha.
Mình diễn theo bàn nên chỉ có 4 người diễn thui!
Mấy bạn cứ vô đây mà kêu không biết gì thì đừng có xía vào! Mai mình nộp kịch bản chấm điểm vào sổ chứ ko phải trò chơi của mấy bạn âu, ok?
Mối quan hệ giữa kỉ luật và dân chủ là?
A. Dân chủ là động lực để kỉ luật đc thực hiện
B. Dân chủ là điều kiện đảm bảo cho kỉ luật đc thực hiện
C. Dân chủ là mục đích để kỉ luật đc thực hiện.
D. Dân chủ là nội dung của kỉ luật
Kịch bản ngắn về kỷ luật. Help nha
Mình gợi ý bạn để kỉ luật trong lớp học hoặc trong nhà trường cho dễ nè
GDCD 8:trong buổi sinh hoạt tổ lớp 8A thảo luận về chủ đề pháp luật và kỉ luật, có 2 ý kiến khác nhau:
ý kiến 1 cho rằng việc thực hiện nghiêm túc pháp luật và kỉ luật làm cho con người mất tự do.
ý kiến thứ 2 cho rằng chính việc tôn trọng kỉ luật và chấp hành đúng pháp luật mới chính là có sự tự do thực sự.
a)em đồng ý nào?vì sao?
b)em hãy đưa ra dẫn chứng để chứng minh ý kiến của mình
Thực hiện tốt dân chủ và kỉ luật đem lại cho chúng ta điều gì?
A. Nâng cao dân trí
B. Làm chủ cảm xúc bản thân
C. Yêu thương con người
D. Naag cao chất lượng và hiệu quả của công việc
D. Nâng cao chất lượng và hiệu quả trong công việc
D. Nâng cao chất lượng và hiệu quả trong công việc
Mối quan hệ giữa kỉ luật và dân chủ là? *
1 điểm
Dân chủ là động lực để kỉ luật được thực hiện.
Dân chủ là mục đích để kỉ luật được thực hiện.
Dân chủ là nội dung của kỉ luật.
Dân chủ là điều kiện đảm bảo cho kỉ luật được thực hiện.