Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Nguyễn Trọng Nghĩa
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Hiền
29 tháng 2 2016 lúc 15:58

Những thành tựu về tư tưởng – tôn giáo, giáo dục và văn học của thời Nguyễn ở nửa đầu thế kỉ XIX

-         Tư tưởng - tôn giáo:

+ Nho giáo: Nhà Nguyễn tìm cách khôi phục và thi hành chính sách độc tôn Nho giáo.

+ Phật giáo và Đạo giáo bị nhà Nguyễn tìm cách hạn chế nhưng vẫn phát triển nhất là ở nông thôn (mặc dù không phát triển thịnh đạt như thời Lý – Trần). Chùa chiền, tượng phật được sửa sang, xây dựng mới.

+ Thiên chúa giáo: dù các vua nhà Nguyễn thi hành chính sách cấm đạo gắt gao, thẳng tay đàn áp nhưng các giáo sĩ vẫn tìm cách truyền bá sâu rộng vào các làng, xã, số lượng người theo đạo Thiên Chúa ngày càng tăng.

+ Các tín ngưỡng thờ cúng ông bà, tổ tiên, anh hùng có công, thần linh vẫn tiếp tục phát triển và phổ biến.

-         Giáo dục

+ Nhà Nguyễn rất coi trọng giáo dục, khoa cử với quan niệm: nhà nước cầu nhân tài tất do đường khoa mục. 1807, Gia Long ban hành quy chế thi hương, thi hội. 1822, Minh Mạng khôi phục kì thi hội, thi đình. Việc học tập, thi cử được chấn chỉnh và đi vào nề nếp.

+ 1803, Gia Long cho dựng trường Quốc học (sau đổi thành Quốc tử giám) ở kinh đô Phú Xuân. 1808 Văn Miếu được xây dựng để thờ Khổng Tử, 1822. Văn Miếu Quốc Tử giám bắt đầu dựng bia đề danh Tiến sĩ. Đến 1851, nhà Nguyễn đã tổ chức 14 khoa thi hội, lấy được 136 Tiến sĩ, nhiều nhân tài đỗ đạt trở thành các nhà văn hóa lớn hoặc quan lại cao cấp góp phần xây dựng và bảo vệ đất nước.

-         Văn học

+ Văn học chữ Hán: vẫn tiếp tục phát triển: Nguyễn Du, Cao Bá Quát, Nguyễn Văn Siêu, Minh Mạng, Tự Đức… Văn học dân gian tiếp tục phát triển: ca dao, hò vè, tục ngữ… phong phú.

+ Văn học chữ Nôm phát triển rực rỡ đạt đỉnh cao: tác giả kiệt xuất là Nguyễn Du (Truyện Kiều) và Hồ Xuân Hương.

* Thành tựu nghệ thuật dưới thời nhà Nguyễn được UNESSCO công nhận là di sản văn hóa thế giới:

-Quần thể cố đô Huế - văn hóa vật thể

- Nhã nhạc cung đình Huế - văn hóa phi vật thể.

Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
10 tháng 11 2018 lúc 11:14

- Giáo dục: Giáo dục Nho học được củng cố song không bằng các thế kỉ trước.

- Tôn giáo: Độc tôn Nho học, hạn chế Thiên Chúa giáo, tín ngưỡng dân gian tiếp tục phát triển.

- Văn học: Văn học chữ Nôm phát triển với nhiều tên tuổi: Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan, Nguyễn Du.

- Sử học: Quốc sử quán thành lập, nhiều bộ sử lớn được biên soạn: Lịch triều Hiến chương loại chí, Gia Định thành thông chí,...

- Kiến trúc: Kinh đô Huế, lăng tẩm, cột cờ Hà Nội,...

- Nghệ thuật dân gian tiếp tục phát triển.

Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Nhật Linh
12 tháng 4 2017 lúc 11:47

Trong lúc đó, văn học chữ Nôm ngày càng phong phú và hoàn thiện. Xuất hiện những tác phẩm văn học chữ Nôm xuất sắc như Truyện Kiều của Nguyễn Du, các bài thơ của Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan...
Quốc sử quán được thành lập, chuyên sưu tầm, lưu trữ sử sách cổ và biên soạn các bộ sử chính thống. Nhiều nhà sử học cho ra đời các bộ sử, sách chuyên khảo như Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú, Lịch triều tạp kì của Ngô Cao Lãng, Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức v.v... Nhiều tập địa chí địa phương được biên soạn.

Nguyễn Hồng Thị Thắm
1 tháng 5 2019 lúc 20:08

Trong lúc đó, văn học chữ Nôm ngày càng phong phú và hoàn thiện. Xuất hiện những tác phẩm văn học chữ Nôm xuất sắc như Truyện Kiều của Nguyễn Du, các bài thơ của Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan...
Quốc sử quán được thành lập, chuyên sưu tầm, lưu trữ sử sách cổ và biên soạn các bộ sử chính thống. Nhiều nhà sử học cho ra đời các bộ sử, sách chuyên khảo như Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú, Lịch triều tạp kì của Ngô Cao Lãng, Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức v.v... Nhiều tập địa chí địa phương được biên soạn.hahaBài 25 : Tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa dưới triều Nguyễn (Nửa đầu thế kỷ XIX)

Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
11 tháng 7 2018 lúc 16:29

Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
4 tháng 1 2019 lúc 17:45
  Văn học, giáo dục, nghệ thuật Khoa học – kĩ thuật
Thời Ngô – Đinh – Tiền Lê

- Văn hóa dân gian phát triển.

- Giáo dục chưa phát triển.

 
Thời Lý – Trần – Hồ

- Văn học chữ Hán:Nam quốc sơn hà của Lý Thường Kiệt, Hịch tướng sĩ của Trần Hưng Đạo...

- Chùa Một Cột.

- Quân sự: Binh thư yếu lược của Trần Quốc Tuấn.

- Chế tạo súng thần cơ và thuyền chiến.

- Quốc sử viện do Lê Văn Hưu đứng đầu.

- Đại Việt sử kí của Lê Văn Hưu, bộ sử đầu tiên.

- Thiên văn có Đăng Lộ, Trần Nguyên Đán.

Thời Lê sơ

- Quốc Tử Giám mở rộng.

- Lộ, phủ, kinh thành có trường công.

- Các kì thi quốc gia được tổ chức.

- Đại Việt sử kí (10 quyển) của Lê Văn Hưu.

- Đại Việt sử kí toàn thư của Ngô Sĩ Liên.

- Hồng Đức bản đồ của Lê Thánh Tông.

- Đại thành toán pháp của Lương Thế Vinh.

Thế kỉ XVI – XVIII

- Chữ Quốc ngữ ra đời.

- Chiếu lập học.

- Truyện Nôm.

- Nghệ thuật sân khấu phong phú.

- Chế tạo vũ khí.

- Phát triển làng nghề thủ công.

Nửa đầu thế kỉ XIX

- Văn học phát triển rực rỡ: truyện Kiều, Chinh phụ ngâm...

- Công trình kiến trúc đồ sộ nổi tiếng: cung điện Huế, chùa Tây Phương.

- Định Việt sử thông giám cương mục.

- Đại Nam thực lục, Đại Nam liệt truyện.

- Y học dân tộc có Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác.

Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Trần Thị Ngọc Trâm
4 tháng 4 2017 lúc 13:55

I. TƯ TƯỞNG, TÔN GIÁO

Ở thời kỳ độc lập Nho giáo,Phật giáo,Đạo giáo có điều kiện phát triển mạnh.

Nho giáo

Thời Lý, Trần, Nho giáo dần dần trở thành hệ tư tưởng chính thống của giai cấp thống trị, chi phối nội dung giáo dục thi cử song không phổ biến trong nhân dân.

Đạo Phật

- Thời Lý - Trần được phổ biến rộng rãi, chùa chiền được xây dựng khắp nơi, sư sãi đông.

- Thời Lê sơ Phật giáo bị hạn chế.

II. GIÁO DỤC, VĂN HỌC, NGHỆ THUẬT, KHOA HỌC - KỸ THUẬT

1. Giáo dục:

- 1070 Vua Lý Thánh Tông cho lập Văn Miếu.

- 1075 tổ chức khoa thi đầu tiên ở kinh thành

- Giáo dục được hoàn thiện và phát triển, là nguồn đào tạo quan chức và người tài.

- Thời Lê sơ, cứ ba năm có một kỳ thi hội, chọn tiến sĩ.

- Năm 1484 dựng bia ghi tên tiến sĩ.

- Từ đó giáo dục được tôn vinh, quan tâm phát triển.

- Tác dụng của giáo dục đào tạo người làm quan, người tài cho đất nước, nâng cao dân trí, giáo dục nho học không tạo điều kiện cho phát triển kinh tế.

2. Phát triển văn học

- Phát triển mạnh từ thời nhà Trần, nhất là văn học chữ Hán. Tác phẩm tiêu biểu: Nam quốc sơn hà,Hịch tướng sĩ, Bạch Đằng giang phú, Bình Ngô đại cáo.

- Từ thế kỷ XV văn học chữ Hán và chữ Nôm đều phát triển.

- Đặc điểm:

+ Thể hiện tinh thần dân tộc, lòng yêu nước, tự hào dân tộc.

+ Ca ngợi những chiến công oai hùng, cảnh đẹp của quê hương đất nước.

3. Sự phát triển nghệ thuật

- Kiến trúc phát triển chủ yếu ở giai đoạn Lý - Trần - Hồ thế kỷ X - XV theo hướng Phật giáo gồm chùa, tháp, đền.Chùa Một cột, chùa Dâu, chùa Phật tích, tháp Phổ Minh..

- Bên cạnh đó có những công trình kiến trúc ảnh hưởng của nho giáo: Cung điện, thành quách, thành Thăng Long,thành Nhà Hồ, tháp Chăm

- Điêu khắc: gồm những công trình chạm khắc, trang trí ảnh hưởng của Phật giáo và Nho giáo song vẫn mang những nét độc đáo riêng.

- Nghệ thuật sân khấu ca, múa, nhạc mang đậm tính dân gian truyền thống.

Nhận xét:

+ Văn hóa Đại Việt thế kỷ X - XV phát triển phong phú đa dạng.

+ Chịu ảnh hưởng của yếu tố ngoài song vẫn mang đậm tính dân tộc và dân gian.

4. Khoa học kỹ thuật: đạt thành tựu có giá trị.

- Bộ Đại Việt sử ký của Lê văn Hưu (bộ sử chính thống thời Trần );Nam Sơn thực lục, Đại Việt sử ký toàn thư (Ngô Sĩ Liên ).

- Địa lý: Dư địa chí, Hồng Đức bản đồ.

- Quân sự có Binh thư yếu lược.

- Thiết chế chính trị:Thiên Nam dư hạ.

- Toán học:Đại thành toán pháp của Lương Thế Vinh;Lập thành toán pháp của Vũ Hữu.

- Hồ Nguyên Trừng chế tạo súng thần cơ, thuyên chiến có lầu, thành nhà Hồ ở Thanh Hoá.

Hiiiii~
4 tháng 4 2017 lúc 11:24

* Giáo dục và khoa cử
- Vua Lê Thái Tổ cho dựng lại Quốc tử giám ờ kinh đô Thăng Long. Ở các đạo, phủ đều có trường công, hằng năm mở khoa thi để tuyển chọn quan lại. Đa số dân đều có thể đi học, trừ kẻ phạm tội và làm nghề ca hát. Nội dung học tập, thi cử là các sách của đạo Nho. Nho giáo chiếm địa vị độc tôn. Phật giáo, Đạo giáo bị hạn chế.
- Thời Lê sơ (1428 - 1527) tổ chức được 26 khoa thi, lấy đỗ 989 tiến sĩ và 20 trạng nguyên.
* Văn học, khoa học, nghệ thuật
- Văn học chữ Hán tiếp tục chiếm ưu thế, văn học chữ Nôm giữ vị trí quan trọng. Văn thơ thời Lê sơ có nội dung yêu nước sâu sắc, thể hiện niềm tự hào dân tộc, khí phách anh hùng và tinh thần bất khuất của dân tộc.
- Sử học có tác phẩm Đại Việt sử kí toàn thư, Đại Việt sử kí, Lam Sơn thực lục...
- Địa lí có tác phẩm Hồng Đức bản đồ, Dư địa chí, An Nam hình thăng đồ.
- Y học có Bản thảo thực vật toát yếu.
- Toán học có Đại thành toán pháp, Lập thành toán pháp.
- Nghệ thuật sân khấu ca múa nhạc, chèo, tuồng... đều phát triển.
- Điêu khắc có phong cách khối đồ sộ, kĩ thuật điêu luyện.
Một số danh nhân văn hoá xuất sắc của dân tộc như Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông

Bình Trần Thị
4 tháng 4 2017 lúc 19:11

Nội dung

Các giai đoạn và những điểm mới

Ngô - Đinh –Tiền Lê

Lý – Trần – Hồ

Lê sơ

Thế kỉ

XVI -XVIII

Nửa đầu thế kỉ XIX

1

Văn học- Nghệ thuật- Giáo dục.

- Văn hóa dân gian.

-Giáo dục chưa phát triển

Văn học chữ Hán : Nam Quốc Sơn hà của Lý Thường Kiệt .Hịch tướng Sĩ của Trần Hưng Đạo …

Chùa Một cột .

Quốc tử Giám mở rộng, -Lộ ,phủ , kinh thành có trường công.

Các kì thi quốc gia được tổ chức. ( Nhân tài như Mạc Đĩnh Chi-

-Chữ Quôc Ngữ ra đời .

-Chiếu lập học.

-Truyện Nôm

-Nghệ thuật sân khấu phong phú

-Văn học phát triển rực rỡ :truyện Kiều , Chinh Phụ Ngâm , Cung Oán ngâm khúc….

- Công trình kiến trúc đồ sộ nổi tiếng : Cung điện Huế , chùa Tây Phương .

2

Khoa học- kỹ thuật .

-Quân sự :Binh Thư Yếu Lược của Trần Hưng Đạo

-Chế tạosúng thần cơvà thuyền chiến có

-Quốc sử viện do Lê Văn Hưu đứng đầu.

- Đại Việt Sử Ký của Lê Văn Hưu, bộ sử đầu tiên

-Thiên văn có Đăng Lộ,Trần Nguyên Đán .

-Y học với Tuệ Tĩnh .

-Đại Việt sử kí ( 10 quyển ) của Lê văn Hưu

-Đại Việt Sử Ký Toàn Thư của Ngô Sĩ Liên

-Hồng Đức bản đồ của Lê Thánh Tông.

-Đại Thànhtóan pháp của Lương Thế Vinh

-Chế tạo vũ khí.

-Phát triển làng nghề thủ công .

- Định Việt Sử Thông Giám Cương mục .

-Đại Nam thực lục, Đại Nam Liệt truyện .

-Y học dân tộc có Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
30 tháng 11 2017 lúc 2:59

Chọn đáp án: B

Trương Việt Khôi
Xem chi tiết
Hoàng Thiệp Thiệp
Xem chi tiết
Hoàng Thiệp Thiệp
8 tháng 5 2021 lúc 7:49

viết đoạn văn ngắn đi ạ