Những câu hỏi liên quan
Minh Lệ
Xem chi tiết
Thanh An
25 tháng 8 2023 lúc 12:36

* Nhân giống vật nuôi: là quá trình sinh sản và chọn lọc nhằm giữ lại và gây nuôi những vật nuôi giống là những động vật được con người nuôi nhốt.

* Các phương pháp thường áp dụng trong nhân giống vật nuôi:

- Nhân giống thuần chủng

- Lai giống.

Bình luận (0)
lam au
Xem chi tiết
✎﹏ϯǜทɠ✯廴ěë︵☆
13 tháng 3 2022 lúc 10:54

Tham Khảo(của các cô hoc24)

1. Ngoại hình thể chất

a. Ngoại hình

Ngoại hình là hình dáng bên ngoài của con vật mang đặc điểm đặc trưng riêng của giống, qua đó thể hiện nhận định tình trạng sức khoẻ, cấu trúc hoạt động của các bộ phận bên trong cơ thể và dự đoán khả năng sản xuất của vật nuôi.

Ví dụ: ​Bò hướng thịt: Toàn thân giống hình chữ nhật, bề ngang, bề sâu phát triển, đầu ngắn, rộng, đầy đặn vùng vai tiếp giáp với lưng bằng phẳng, mông rộng chắc, đùi nở nang, chân ngắn, da mềm mỏng....Bò hướng sữa: Thân hình phần sau phát triển hơn phần trước, bầu vú to hình bát úp, núm vú tròn cách đều nhau, tĩnh mạch vú nổi rõ, phần thân trứơc hơi hẹp, đầu thanh, cổ dài, lưng thẳng rộng, đùi sâu, da mỏng mỡ dưới da ít phát triển.

b. Thể chất

Thể chất là chất lượng bên trong cơ thể vật nuôi có liên quan đến sức sản xuất và khả năng thích nghi với điều kiện môi trường sống của con vật nuôi.

Thể chất được hình thành bởi:

Tính di truyền

Điều kiện phát triển cá thể của vật nuôi

Thể chất gồm 4 loại:

Thô, thanh, săn, sổi - Nhưng thực tế các loại hình thể chất thường ở dạng kết hợp: Thô săn, thanh săn, thô sổi, thanh sổi.

Ví dụ: Thể chất phối hợp:

Thô săn: thân hình vạm vỡ, thô kệch,…

Thô sổi: xương to, da dàu, thịt nhão, ít vận động,..

Thanh săn: xương nhỏ nhưng chắc, cơ rắn, không béo ị,…

Thanh sổi: da mỏng, mỡ dày, thịt nhiều,…

2. Khả năng sinh trưởng và phát dục

Sinh trưởng là cơ thể sinh vật tăng lên về khối lượng thể tích về chiều dài chiều rộng và chiều cao

Khả năng sinh trưởng được đánh giá dựa vào:

Tốc độ tăng khối lượng cơ thể (tính bằng g/ngày hay kg/tháng)

Mức tiêu tốn thức ăn (số kg thức ăn để tăng 1kg khối lượng cơ thể)

VD:    Khối lượng của lợn ngoại qua:

        - 6 tháng tuổi là 70kg

        - 10 tháng tuổi là 125kg

        - 12 tháng tuổi là 165 kg

Phát dục là quá trình hình thành những tổ chức bộ phận mới của cơ thể ngay từ giai đoạn đầu tiên của bào thai và quá trình phát triển cơ thể sinh vật.

Khả năng phát dục của vật nuôi được đánh giá bằng thời gian tính dục và thuần thục tính dục ở mỗi loài

VD: 

Gà mái bắt đầu đẻ trứng từ ngày 134 trở đi

Trâu đực 30 tháng thuần thục sinh dục

Bò lai Xinh đẻ lứa đầu khoảng 35 tháng tuổi

Sinh trưởng và phát dục là sự phát triển chung của cơ thể sống sự sinh trưởng và phát dục đều thực hiện song song và tồn tại trong cùng một bộ phận cơ thể.

3. Sức sản xuất

Là khả năng cho thịt, sữa, lông, trứng, sức cầy kéo và khả năng sinh sản.

Sức sản xuất phụ thuộc:

Phẩm chất giống.

Thức ăn dinh dưỡng.

Kỹ thuật chăn nuôi

Môi trường sinh thái

Ví dụ: 

Với gia súc lấy sữa sức sản xuất tức là sản lượng và chất lượng sữa càng cao càng tốt

Bò Hà Lan lượng sữa bình quân 1 chu kỳ 300 ngày đạt 5.000 kg. Tỷ lệ mỡ sữa 3,32%

Bò lai Xin sản lượng sữa bình quân 918,9 – 1.000 kg trong 1 chu kỳ 290 ngày. Tỷ lệ mỡ sữa cao 5,5 – 6%

Bình luận (1)
lam au
Xem chi tiết
Dark_Hole
13 tháng 3 2022 lúc 14:29

Tham khảo:

- Chọn giống vật nuôi là việc sử dụng các biện pháp kỹ thuật để chọn lọc và giữ lại làm giống những cá thể có đặc điểm có lợi đáp ứng yêu cầu của con người. Tạo giống là việc chọn và phối giống hoặc sử dụng các biện pháp kỹ thuật di truyền khác để tạo ra một giống mới.

-Chọn lọc hàng loạt:

+) Ưu điểm: nhanh đơn giản, dễ thực hiện, không đòi hỏi trình độ kĩ thuật cao.

+) Nhược điểm:độ chính xác không cao, độ hiệu quả chọn lọc không cao.

- Kiểm tra năng suất:

+) Ưu đểm: có độ chính xác cao, hiễu quả chọn lọc cao. 

+) Nhược điểm: khó thực hiện, tốn thời gian, đòi hổi yêu cầu kĩ thuật và công nghệ.

⇒ Kiểm tra năng suất có độ chính xác cao hơn.

Bình luận (0)
Sơn Mai Thanh Hoàng
13 tháng 3 2022 lúc 14:29

REFER

Chọn giống vật nuôi là việc phát hiện và giữ lại những cá thể mang tính tốt đáp ứng các yêu cầu đề ra và loại thải các cá thể xấu không đạt yêu cầu, nhằm hoàn thiện giống vật nuôi và nâng cao năng suất vật nuôi.

Chọn lọc hàng loạt:
-Ưu điểm:Đơn giản, dễ làm, thời gian ngắn, không cần đòi hỏi trình độ kĩ thuật cao, hiệu quản chọn lọc khá cao
-Nhược điểm: chỉ căn cứ vào kiểu hình không kiểm tra được đặc tính di truyền của giống.
Kiểm tra năng suất:
-Ưu điểm: kiểm tra được đặc tính di truyền của giống.
-Nhược điểm: thời gian lâu,cần trình độ kĩ thuật cao, chọn lọc được số lượng vật nuôi ít trong 1 lần.

Bình luận (0)
Tạ Tuấn Anh
13 tháng 3 2022 lúc 14:30

Tham khảo:

Chọn giống vật nuôi là việc phát hiện và giữ lại những cá thể mang tính tốt đáp ứng các yêu cầu đề ra và loại thải các cá thể xấu không đạt yêu cầu, nhằm hoàn thiện giống vật nuôi và nâng cao năng suất vật nuôi.

Chọn lọc hàng loạt:
-Ưu điểm:Đơn giản, dễ làm, thời gian ngắn, không cần đòi hỏi trình độ kĩ thuật cao, hiệu quản chọn lọc khá cao
-Nhược điểm: chỉ căn cứ vào kiểu hình không kiểm tra được đặc tính di truyền của giống.
Kiểm tra năng suất:
-Ưu điểm: kiểm tra được đặc tính di truyền của giống.
-Nhược điểm: thời gian lâu,cần trình độ kĩ thuật cao, chọn lọc được số lượng vật nuôi ít trong 1 lần.

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Thanh An
25 tháng 8 2023 lúc 12:40

* Các phương pháp chọn giống vật nuôi:

- Chọn lọc hàng loạt

+ Ưu điểm: dễ tiến hành, không đòi hỏi kĩ thuật cao, không tốn kém.

+ Nhược điểm: hiệu quả chọn lọc thường không cao và không ổn định.

- Chọn lọc cá thể

+ Ưu điểm: hiệu quả chọn lọc cao, giống được tạo ra có độ đồng đều, năng suất ổn định, giống được sử dụng trong thời gian dài.

+ Nhược điểm: cần nhiều thời gian, cơ sở vật chất và yêu cầu kĩ thuật phải cao.

* Liên hệ với thực tiễn chọn giống vật nuôi ở gia đình, địa phương em:

Địa phương em sử dụng phương pháp chọn lọc hàng loạt.

Bình luận (0)
đạt
Xem chi tiết
_Jun(준)_
9 tháng 3 2021 lúc 16:05

Có 2 phương pháp chọn giống vật nuôi;

Phương pháp 1: Chọn lọc hàng loạt:

- Ưu điểm: Nhanh, đơn giản, không tốn nhiều chi phí, rất dễ để thực hiện.

- Nhược điểm: Giống chọn ra không được tốt, có thể có những cá thể bị bệnh, thoái hóa. Hiệu quả chọn lọc không cao.

Phương pháp 2: Chọn lọc cá thể:

- Ưu điểm: Cho giống khỏe mạnh, tốt, sạch bệnh. Hiệu quả chọn lọc rất cao.

- Nhược điểm: Đòi hỏi nhiều thời gian, cơ sở vật chất và yêu cầu trình độ khoa học kĩ thuật phải cao.

Bình luận (0)
Trần Phú Cường
Xem chi tiết
Phía sau một cô gái
27 tháng 12 2021 lúc 7:23

- Cây khoai lang, cây rau muống, cây hoa hồng người ta sử dụng phương pháp giâm cành. 

- Cách tiến hành:

   + Bước 1: Cắt cành giâm:

   + Bước 2: Xử lý cành giâm: 

   + Bước 3: Cắm cành giâm : 

   + Bước 4: Chăm sóc cành giâm

- Ưu điểm:

   + Giữ được những đặc tính, tính trạng của giống cây mẹ

   + Cây trồng từ cành giâm, sớm ra hoa kết quả

   + Hệ số nhân giống cao, thời gian cho cây giống nhanh

- Nhược điểm:

   + Nếu sản xuất với quy mô lớn đòi hỏi phải có đầy đủ trang thiết bị và kĩ thuật cao

   + Khó thực hiện đối với một số giống cây khó ra rễ

   + Dễ dẫn đến hiện tượng thoái hóa giống

Bình luận (0)
Nguyễn Đăng Thảo Ngân
Xem chi tiết
Nguyễn Đăng Thảo Ngân
11 tháng 11 2016 lúc 19:04

MÌNH ĐANG CẦN GẤP,GIÚP MÌNH VỚI khocroi

Bình luận (0)
LÊ THỊ QUẾ ANH
11 tháng 11 2016 lúc 20:23

Trong sách có đấy bạn

 

Bình luận (0)
Phạm Tuấn Hưng
17 tháng 3 2017 lúc 21:40

Vào sách coi đi trong sách có đấy

kết bạn với mình nhébanhBài 44: Chuồng nuôi và vệ sinh trong chăn nuôi xe của nhà mình nè

Bình luận (16)
yang
Xem chi tiết
Đỗ Thanh Hải
16 tháng 3 2021 lúc 18:48

Các phương pháp chọn giống vật nuôi

* Chọn lọc hàng loạt: Dựa vào tiêu chuẩn đã định trước, rồi so sánh sức sản xuất của từng các thể vật nuôi trong đàn, lựa chọn từ trong đàn những các thể đạt tốt giữ lại làm giống

- Ưu điểm: Dễ tiến hành, ít tốn thời gian, không đòi hỏi kĩ thuật cao, giá thành rẻ, được áp dụng phố biến.

- Nhược điểm: Chỉ căn cứ vào kiểu hình, chưa biết được kiểu gen nên năng suất thường không ổn định.

Do vậy, muốn năng suất được ổn định thường phải chọn lặp đi, lặp lại nhiều lần. Như vậy các biến dị tốt mới dần được củng cố ở trạng thái thuần chủng.

* Kiểm tra năng suất: Các vật nuôi tham gia chọn lọc được nuôi dưỡng trong cùng một điều kiện, trong cùng một thời gian rồi dựa vào kết quả đem so sánh với những tiêu chuẩn để lựa chọn con tốt nhất làm giống.

-Ưu điểm: biết được kiểu gen về mặt di truyền do giống mình chọn

-Nhược điểm:

+Khó thực hiện

+Mất thời gian

+Đòi hỏi trình độ cao



 

Bình luận (0)
Hiệp Nguyễn
Xem chi tiết
Duong Nguyen
26 tháng 4 2022 lúc 22:45

- Có nhiều phương pháp chọn giống nhưng phổ biến nhất là hai phương pháp sau:

+ Chọn lọc hàng loạt: Dựa vào tiêu chuẩn đã định trước, rồi căn cứ vào sức sản xuất để lựa chọn từ đàn vật nuôi những cá thể tốt nhất.

– Ưu điểm: Nhanh, đơn giản, không tốn nhiều chi phí, rất dễ để thực hiện.

– Nhược điểm: Giống chọn ra không được tốt, có thể có những cá thể bị bệnh, thoái hóa. Hiệu quả chọn lọc không cao.

+ Kiểm tra năng suất: Các vật nuôi tham gia chọn lọc được nuôi dưỡng trong cùng một điều kiện, trong cùng một thời gian rồi dựa vào kết quả đem so sánh với những tiêu chuẩn để lựa chọn con tốt nhất làm giống.

– Ưu điểm: Cho giống khỏe mạnh, tốt, sạch bệnh. Hiệu quả chọn lọc rất cao.

– Nhược điểm: Đòi hỏi nhiều thời gian, cơ sở vật chất và yêu cầu trình độ khoa học kĩ thuật phải cao.

đó là suy nghĩ của mink thôi ko đúng lắm đâu tham khảo nha!

Bình luận (0)