Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
nhi nguyen
Xem chi tiết
Minh Hồng
8 tháng 12 2021 lúc 19:09

Tham khảo

Khổ thơ cuối Bài thơ về tiểu đội xe không kính là một ý chí, một quyết tâm cao độ chiến đấu vì quê hương, bảo vệ tổ quốc. Hai câu thơ đầu sử dụng biện pháp liệt kê, điệp ngữ “không có” nhấn mạnh sự trần trụi, biến dạng của những chiếc xe. Càng vào sâu trong chiến trường, chiếc xe càng trở nên méo mó, biến dạng. Một lần nữa, thông qua hình ảnh những chiếc xe, nhà thơ Phạm Tiến Duật đã gián tiếp miêu tả sự ác liệt của chiến trường. Điều kì lạ là những chiếc xe không kính, không đèn, không mui ấy vẫn băng băng ra chiến trường. Ở đây có sự đối lập giữa vẻ bên ngoài và khả năng của chiếc xe, giữa điều kiện vật chất và sức mạnh tinh thần của người lính lái xe. Để cân bằng ba cái không có ở trên chỉ cần một cái có đó trái tim người lính. đến đây, ta càng thấy được sự ngang tàng, hóm hỉnh nhưng cũng thật sâu sắc trong thơ Phạm Tiến Duật, những chiếc xe dường như không chỉ chạy bằng nhiên liệu mà thật độc đáo khi có một trái tim cầm lái, Trái tim là 1 hình ảnh hoán dụ nhưng đồng thời cũng là hình ản ẩn dụ, nó hội tụ vẻ đẹp tâm hồn của người chiến sĩ lái xe giàu nhiệt huyết, sắt son tình yêu tổ quốc, sục sôi căm thù giặc và ý chí quyết tâm chiến đấu giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Đạt Nguyễn Quý
Xem chi tiết
Kudo Shinichi AKIRA^_^
6 tháng 12 2021 lúc 12:16

TK

 

“Bài thơ về tiểu đội xe không kính” là tác phẩm tiêu biểu của Phạm Tiến Duật. Qua bài thơ này, tác giả đã khắc họa cho người đọc thấy được vẻ đẹp của những người lính lái xe”.

Tứ thơ được hình thành từ một hình tượng, một chi tiết độc đáo: những chiếc xe không kính chắn gió vẫn băng băng trên đường ra trận:

Không có kính không phải vì xe không có kính
Bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi.
Ung dung buồng lái ta ngồi
Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng.

Lời thơ của Phạm Tiến Duật hết sức tự nhiên chẳng khác gì lời nói bình thường hàng ngày. Cái gian khổ nguy hiểm của nơi chiến trường khốc liệt “bom giật, bom rung” làm vỡ kính xe được anh kể lại một cách tự nhiên như không. Đó là chuyện quá bình thường đối với người lính lái xe trong thời chiến. Ngay khổ thơ mở đầu nhà thơ đã phác họa trước mắt người đọc tư thế hiên ngang của họ. Điệp từ “nhìn" được nhấn mạnh ba lần trong một câu kết hợp với cách ngắt nhịp 2/2/2: “nhìn đất nhìn trời nhìn thẳng” đã diễn tả được cái tư thế hiên ngang ấy. Mặc dù bom đạn trên đầu, mặc dù mặt đường sạt lở cây cối ngổn ngang, phải qua bao dốc cao, vực thẳm họ vẫn giữ nguyên tư thế ung dung, hiên ngang, như chẳng có việc gì xảy ra. Không có kính hóa ra lại hay, bởi vì:

 

Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng,
Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim
Thấy sao trời và đột ngột cánh chim
Như sa, như ùa vào buồng lái.

Phải người trong cuộc mới viết được những câu thơ vừa hay vừa chính xác đến như thế. Tâm hồn các chiến sĩ lái xe thật lãng mạn. Nhờ không có kính mà sao trời, cánh chim “như sa, như ùa" vào buồng lái. “Sao và chim” đã trở thành người bạn đường của họ. Đặc biệt nhất là hình ảnh “nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim” tả rất đúng cảm giác của người lái xe không kính, đồng thời còn nói được sự gắn bó của họ đối với con đường Trường Sơn, con đường đánh Mỹ: giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Những chiến sĩ lái xe thật trẻ, thật hồn nhiên, pha một chút ngang tàng đáng yêu, đúng là kiểu ngang tàng của lính lái xe:

Không có kính, ừ thì có bụi,
Bụi phun tóc trắng như người già.
Chưa cần rửa, phì phèo châm điếu thuốc
Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha!

Cụm từ “không có… ừ thì” được nhắc lại tới hai lần cho thấy dường như đó là chuyện quá bình thường không đáng kể. Cái dáng điệu “phì phèo châm điếu thuốc” và tiếng cười “ha ha” thoải mái, trẻ trung càng làm nổi bật tư thế hiên ngang, tâm hồn lạc quan của họ trong những năm tháng vô cùng ác liệt.

Họ đã coi gian khổ như không có gì:

Không có kính, ừ thì ướt áo
Mưa tuôn, mưa xối như ngoài trời
Chưa cần thay, lái trăm cây số nữa
Mưa ngừng, gió lùa khô mau thôi. 

“Mưa tuôn, mưa xối như ngoài trời” thì cũng chẳng sao. Tất cả rồi sẽ nhanh chóng qua đi: “Mưa ngừng, gió lùa khô mau thôi?”... Vẫn cái chất giọng ngang tàng đáng yêu của lính lái xe.

Tình cảm gắn bó giữa các chiến sĩ lái xe cũng được diễn tả rất đúng, rất hợp cái phong cách ngang tàng đáng yêu của họ:

Những chiếc xe từ trong bom rơi
Đã về đây họp thành tiểu đội,
Gặp bè bạn suốt dọc đường đi tới
Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi.

Trong chặng hành trình gian khổ, những người lính phải trải qua những phút giây nguy hiểm như nhau nên quá đỗi thấu hiểu. Cái bắt tay chào nhau chứa đựng sự cảm thông, chia sẻ và đầy tin cậy. Sự gắn bó thân thiết ấy còn được nhà thơ diễn tả qua bữa ăn dã chiến của họ: “Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy”. Hoàn cảnh khó khăn, người lính phải dựng bếp ăn giữa đường. Những bữa ăn đơn giản nhưng chứa chan tình cảm thắm thiết. Họ coi nhau như anh em trong gia đình, cùng san sẻ với nhau bao khó khăn, vất vả. Đời sống chiến đấu càng thiếu thốn, gian khổ càng xích họ lại gần nhau hơn:

Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời
Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy
Võng mắc chông chênh đường xe chạy
Lại đi, lại đi trời xanh thêm.

Và dù chỉ được nghỉ ngơi trong chốc lát, họ vẫn mong muốn không mệt mỏi. Điệp ngữ “lại đi” dường như đã trở thành một nhịp điệu. Họ vẫn tiến về phía trước với một niềm tin “trời xanh thêm” - hy vọng về tương lai độc lập, hạnh phúc.

Bài thơ kết thúc bằng sự nhận thức rất sâu sắc của người lính lái xe:

Không có kính, rồi xe không có đèn,
Không có mui xe, thùng xe có xước
Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước
Chỉ cần trong xe có một trái tim.

Có thể còn nhiều gian khổ, còn nhiều mất mát, còn nhiều hy sinh... Nhưng không thể ngăn cản được bước tiến của người lái xe nói riêng của dân tộc ta nói chung. “Trái tim” - một hình ảnh hoán dụ mang tính biểu tượng cao. Trái tim ở đây là trái tim yêu thương đối với đồng bào miền Nam, trái tim đã nguyện chiến đấu vì sự nghiệp giải phóng đất nước.

“Bài thơ về tiểu đội xe không kính” có một chất giọng riêng đáng quý. Chất giọng tự nhiên pha chút ngang tàng rất phù hợp với các chiến sĩ lái xe thời chiến. Qua đó giúp người đọc hiểu được đời sống chiến đấu hết sức gian khổ thiếu thốn của họ, hiểu được tư thế hiên ngang, tâm hồn trẻ trung lãng mạn và ý chí cao đẹp của họ. Với bài thơ này, Phạm Tiến Duật đã góp phần khắc họa thật chân thực hình ảnh người những chiến sĩ lái xe trong những năm chống Mỹ thật khốc liệt.

Lê Thành
Xem chi tiết
Lê Thành
Xem chi tiết
Ngọc :))
Xem chi tiết
︵✰Ah
27 tháng 1 2022 lúc 8:09

Tham Khảo 

Khổ thơ cuối Bài thơ về tiểu đội xe khong kính là một ý chí, một quyết tâm cao độ chiến đấu vì quê hương, bảo vệ tổ quốc. Khổ thơ đầu sử dụng biện pháp liệt kê, điệp ngữ “không có” nhấn mạnh sự trần trụi, biến dạng của những chiếc xe bị bom đạn chiến trường, những khó khăn trên các nẻo đường làm hư hại. Càng vào sâu trong chiến trường, chiếc xe càng trở nên méo mó, biến dạng. Một lần nữa, thông qua hình ảnh những chiếc xe, nhà thơ Phạm Tiến Duật đã gián tiếp miêu tả sự ác liệt của chiến trường. Điều kì lạ là những chiếc xe không kính, không đèn, không mui ấy vẫn băng băng ra chiến trường. Ở đây có sự đối lập giữa vẻ bên ngoài và khả năng của chiếc xe, giữa điều kiện vật chất và sức mạnh tinh thần của người lính lái xe. Để cân bằng ba cái không có ở trên chỉ cần một cái có đó trái tim người lính. đến đây, ta càng thấy được sự ngang tàng, hóm hỉnh nhưng cũng thật sâu sắc trong thơ Phạm Tiến Duật . Sau khi đọc xong , chắc hẳn ai cũng thốt lên " Ôi , sao mà họ dũng cảm thế !". Những chiếc xe dường như không chỉ chạy bằng nhiên liệu mà thật độc đáo khi có một trái tim cầm lái, Trái tim là 1 hình ảnh hoán dụ nhưng đồng thời cũng là hình ản ẩn dụ, nó hội tụ vẻ đẹp tâm hồn của người chiến sĩ lái xe giàu nhiệt huyết, sắt son tình yêu tổ quốc, sục sôi căm thù giặc và ý chí quyết tâm chiến đáu giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 

Đỗ Hà My
Xem chi tiết
Dũng
Xem chi tiết
Bao Ngan Nguyen
Xem chi tiết
Đoàn Trần Quỳnh Hương
14 tháng 8 2023 lúc 19:48

khổ thơ trên là khổ thơ nào vậy ạ?

Dũng
Xem chi tiết