Em hãy hoàn thiện sơ đồ đi sự hợp tác của các nước Asean,Sự hợp tác để phát triển kinh tế,xã hội
Sự hợp tác để phát triển kinh tế-xã hội của các nước ASEAN biểu hiện qua
A. Sử dụng đồng tiền chung trong khu vực
B. Hình thành một thị trường chung
C. Cùng hợp tác để sản xuất ra sản phẩm
D. Tăng cường trao đổi hàng hóa giữa các nước
Đáp án: D. Tăng cường trao đổi hàng hóa giữa các nước.
Giải thích: (trang 59 SGK Địa lí 8).
Sự hợp tác để phát triển kinh tế-xã hội của các nước ASEAN không biểu hiện qua
A. Nước phát triển hơn đã giúp cho các nước thành viên
B. Sử dụng đồng tiền chung trong khu vực
C. Xây dựng các tuyến đường giao thông
D. Phối hợp khai thác và bảo vệ lưu vực sông Mê Công
Đáp án: B. Sử dụng đồng tiền chung trong khu vực
Giải thích: (trang 59 SGK Địa lí 8).
Nêu các biểu hiện về sự hợp tác để phát triển kinh tế - xã hội của các nước ASEAN.
- Ba nước Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po và In-đô-nê-xi-a đã lập tam giác tăng trưởng kinh tế Xi-Giô-Ri từ năm 1989. Sau hơn 10 năm, tại vùng kém phát triển của Ma-lai-xi-a (tỉnh Giô-ho) và In-đô-nê-xi-a (quần đảo Ri-au) đã xuất hiện các khu công nghiệp lớn.
- Nước phát triển hơn đã giúp đỡ cho các nước thành viên chậm phát triển đào tạo nghề, chuyển giao công nghệ, đưa công nghệ mới vào sản xuất và chế biến lương thực, thực phẩm đảm bảo đáp ứng nhu cầu trong khu vực và để xuất khẩu.
- Tăng cường trao đổi hàng hóa giữa các nước.
- Xây dựng tuyến đường sắt, đường bộ từ Việt Nam sang Cam-pu-chia, Thái Lan, Ma-lai-xi-a và Xin-ga-po; từ Mi-an-ma qua Lào tới Việt Nam.
- Phối hợp khai thác và bảo vệ lưu vực sông Mê Công.
sự hợp tác để phát triển kinh tế xã hội của các nước ASEAN biểu hiện như thế nào
Các nước trong ASEAN và Việt Nam có những thuận lợi gì để hợp tác phát triển kinh tế? Trình bày các biểu hiện của sự hợp tác phát triển kinh tế?
tham khảo :
* Những điều kiện thuận lợi để các nước Đông Nam Á hợp tác phát triển kinh tế:
- Vị trí gần nhau, hầu hết các nước Đông Nam đều tiếp giáp với biển, rất thuận lợi cho giao lưu, liên kết với nhau bằng giao thông đường biển.
- Phát triển đi lên từ nông nghiệp với nền văn minh lúa nước, truyền thống văn hóa, sản xuất có nhiều nét tương đồng ⟹ giao lưu hợp tác về văn hóa.
- Lịch sử đấu tranh, xây dựng đất nước có những điểm giống nhau.
* Biểu hiện sự hợp tác của các nước ASEAN :
- Tam giác tăng trưởng kinh tế XI-GIÔ-RI;
- Nước phát triển hơn giúp các nước chậm phát triển đào tạo nghề, chuyển giao công nghệ, đưa công nghệ mới vào sản xuất và chế biến lương thực, thực phẩm đảm bảo đáp ứng nhu cầu trong khu vực và để xuất khẩu;
- Tăng cường trao đổi hảng hóa giữa các nước;
- Xây dựng tuyến đường sắt, đường bộ qua các nước;
- Phối hợp khai thác, bảo vệ lưu vực sông Mê Công.
trình bày đặc điểm kinh tế các nước đông nam á. cho biết các nước đông nam á có những điều kiện gì để hợp tác. những biểu hiện và kết quả của sự hợp tác . Những biểu hiện và kết quả của sự hợp tác để phát triển kinh tế xã hội.
Em hãy trình bày những thuận lợi và khó khăn của dân cư - xã hội các nước Đông Nam Á đối vs sự phát triển kinh tế và hợp tác giũa các nước
ĐNA có dân số đông,lao động dồi dào, dân số trẻ, tăng khá nhanh, sự phân bố dân cư gắn liền với đặc điểm kinh tế nông nghiệp với ngành chính là trồng trọt, trong đó trồng lúa nước chiếm vị trí hàng đầu.Dân cư tập trung đông đúc ở các đồng bằng châu thổ và ven biển.Nét chung: cùng trồng lúa nước, sử dụng trâu bò làm sức kéo, gạo là lương thực chính, ít dùng thịt, sữa, làm nương, trò chơi, điệu múa..., người nông dân sống thành làng, bản...
Nét riêng: tính cách, tập quán, văn hóa từng dân tộc không trộn lẫn.
ĐNA có các biển vịnh ăn sâu vào đất liền cho các luồng di dân giữa đất liền và hải đảo, sự giao lưu văn hóa giữa các dân tộc, các quốc gia. Đặc điểm dân số, phân bố dân cư, sự tương đồng và đa dạng trong xã hội của các nước ĐNA tạo thuận lợi và khó khăn Thuận lợi:
+ Dân đông -> kết cấu dân số trẻ -> nguồn lao động và thị trường tiêu thụ lớn.
+ Phát triển sản xuất lương thực (trồng lúa gạo).
+ Đa dạng về văn hóa -> có sự đa dạng trong văn hóa dân tộc nên thu hút khách du lịch.
- Khó khăn:
+ Ngôn ngữ khác nhau -> giao tiếp khó khăn, có sự khác biệt giữa miền núi, cao nguyên với đồng bằng nên sự chênh lệch về phát triển kinh tế.
Các nước trong khu vực có những nét tương đồng trong lịch sử đấu tranh giành độc lập dân tộc. Trong sản xuất và sinh hoạt, có nét chung là: trồng lúa, dùng trâu bò, sống thành làng bản; có nét riêng là vừa có sự đa dạng trong văn hóa dân tộc nên thuận lợi cho sự hợp tác toàn diện giữa các nước ĐNA có sự tăng trưởng kinh tế nhanh nhưng chưa vững chắc. Ngành nông nghiệp vẫn chiếm vai trò chính, tuy nhiên ở một số nước công nghiệp trở thành ngành kinh tế quan trọng,sự thay đổi trong định hướng và chính sách phát triển kinh tế cho nền kinh tế bị tác động từ bên ngoài, phát triển kinh tế nhưng chưa chú ý đến bảo vệ môi trường. Nông nghiệp vẫn đóng góp tỷ lệ đáng kể trong cơ cấu GDP.
Từ 1990 đến 1996: Kinh tế phát triển nhanh do:
+ Tận dụng nguồn nhân công rẻ do dân số đông.
+ Tài nguyên phong phú đặc biệt là khoáng sản.
+ Có nhiều nông phẩm nhiệt đới (lúa gạo, cao su...)
+ Tranh thủ vốn đầu tư của nước ngoài có hiệu quả.
- Năm 1998: tăng trưởng âm do khủng hoảng tài chính Để hòa nhập với nền kinh tế thế giới, đẩy nhanh tốc độ phát triển, đảm bảo sự ổn định, bền vững về kinh tế, đòi hỏi các quốc gia ĐNA phải có định hướng, chiến lược phát triển phù hợp với tiềm năng, nhạy bén thời cuộc.
Em hãy trình bày những thuận lợi và khó khăn của dân cư - xã hội các nước Đông Nam Á đối vs sự phát triển kinh tế và hợp tác giũa các nước
Em hãy trình bày những thuận lợi và khó khăn của dân cư - xã hội các nước Đông Nam Á đối vs sự phát triển kinh tế và hợp tác giũa các nước
Thuận lợi : +) dân đông \(\rightarrow\) kết cấu dân số trẻ \(\rightarrow\) nguồn lao động và thị trường tiêu thụ lớn. +) p.triển sản xuất lương thực ( trồng lúa gạo ) +) đa dạng về v.hóa \(\rightarrow\) có sự đa dạng trong v.hóa dân tộc nên thu hút khách du lịch. Khó khăn: +) ngôn ngữ khác nhau \(\rightarrow\) giao tiếp khó khăn có sự khác biệt về miền núi cao nguyên vs đồng bằng nên sự chênh lệch về p.triển k.tế các nước trong khu vực có những nét tương đồng trong lịch sử đấu tranh giành độc lập dân tộc trong sản xuất và nông nghiệp có những nét chung là trồng lúa dùng trâu bò sống thành làng bản có nét riêng là vừa có sự đa dạng trong văn hóa d.tộc nên thuận lợi cho sự hợp tác toàn diện giữa các nc ĐNA có sự tăng trưởng k.tế nhanh nhưng chưa vững chắc. Nghành nông nghiệp vẫn chiếm vai trò chính tuy nhiên ở 1 số nc công nghiệp trở thành nghành k.tế q.trọng sự thay đổi trong định hướng và chính sách phát triển k.tế cho nền k.tế bị tác động từ bên ngoài p.triển k.tế nhưng chưachú ý đến bảo về m.trường. Nông nghiệp vẫn đóng góp tỉ lệ đáng kể trong cơ cấu GDP. Từ 1990 đến 1996 k.tế p.triển nhanh do tận dụng nguồn nhân công rẻ do dân số đông tài nguyên phong phú đặc biệt là khoáng sản có nhiều nông phẩm nhiệt đới tranh thủ vốn đầu tư của nc ngoài có hiệu quả. Năm 1998 tăng trưởng âm do khủng hoảng tài chính để hòa nhập vs nền k.tế thế giới đẩy nhanh tốc độ p.triển đảm bảo sự ổn định bền vững về k.tế đòi hỏi các quốc gia ĐNA phải có định hướng chiến lược p.triển phù hợp vs tiềm năng nhạy bén thời cuộc.