Em đã bao giờ bị ho, sổ mũi hay viêm họng chưa? Khi bị như vậy em thấy thế nào?
Em đã bao giờ cảm thấy bí tiểu hoặc đi tiểu nhiều lần chưa? Em cảm thấy thế nào khi bị như vậy?
- Em đã từng bị bí tiểu, cảm giác rất khó chịu và tức vùng bụng dưới.
- Em đã từng bị đi tiểu nhiều lần, cảm giác đau rát vùng kín.
Em đã bao giờ bị tức ngực, tim đập nhanh chưa? Em bị như vậy khi nào?
Đã có lúc khi em chạy quá nhanh hoặc leo cầu thang bộ thì bị tức ngực, tim đập nhanh.
Bạn A bị cảm lạnh, đau họng, ho, sổ mũi, nhức đầu. Để đỡ mất thời gian đi khám, bạn đã ra hiệu thuốc mua kháng sinh về nhà tự điều trị. Theo em, việc làm của bạn là nên hay không lên? Vì sao?
- Việc làm của bạn A là không nên.
- Giải thích:
+ Các triệu chứng như cảm lạnh, đau họng, ho, sổ mũi, nhức đầu có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau chứ không phải nhất thiết chỉ là do vi sinh vật gây bệnh gây nên. Hơn nữa, mỗi loại kháng sinh chỉ có tác dụng tiêu diệt một số loại vi sinh vật gây bệnh nhất định. Bởi vậy, nếu chưa biết rõ nguyên nhân mà sử dụng thuốc kháng sinh bừa bãi thì bệnh không khỏi mà thậm chí có thể dẫn đến tình trạng kháng kháng sinh để lại những hậu quả lâu dài cho sức khỏe.
+ Khi có các triệu chứng bệnh cần phải thăm khám để được bác sĩ có chuyên môn lên phác đồ điều trị thích hợp và hiệu quả.
Em đã bao giờ bị đứt tay hay một vết thương nào đó gây chảy máu chưa? Vết thương đó lớn hay nhỏ, chảy máu nhiều hay ít? Và lúc đó em đã tự xử lí hay được xử lí như thế nào?
* Ví dụ 1: Em bị đứt tay, vết thương nhỏ, chảy ít máu.
- Cách sơ cứu vết thương chảy máu mao mạch và tĩnh mạch:
+ Dùng ngón tay cái bịt chặt miệng vết thương tới khi máu ngừng chảy.
+ Sát trùng vết thương bằng cồn.
+ Băng kín vết thương.
Chú ý: Sau khi băng nếu thấy vẫn chảy máu, cần đưa đến bệnh viện cấp cứu.
* Ví dụ 2: Em bị đứt ở động mạch cổ tay, chảy rất nhiều máu.
- Cách sơ cứu vết thương chảy máu động mạch:
+ Dò tìm vị trí động mạch phía trên vết thương (về phía gần tim).
+ Dùng ngón tay ấn mạnh vào để cầm máu tạm thời. Với vết thương ở tay chân có thể dùng biện pháp buộc dây garô ở phía trên vết thương (cứ 15 phút lại nới dây garô).
+ Sát trùng vết thương. Băng kín vết thương.
+ Đưa ngay đến bệnh viện cấp cứu.
Chú ý: Trên khăn buộc garô cần ghi chú thời gian bắt đầu buộc garô và những khoảng cách thời gian nới garô trên đường đến bệnh viện.
ko phải em ông em mất nguyên cánh tay :'(
Gớm!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!
Tự liên hệ:
- Thời gian vừa qua em có hứa với ai điều gì không? Em có thực hiện được điều đã hứa không? Vì sao?
- Em cảm thấy thế nào khi thực hiện được (hoặc không thực hiện được) điều đã hứa?
- Em đã bị người khác thất hứa bao giờ chưa? Vì sao người đó thát hứa? Em cảm thấy thế nào khi bị thất hứa.
- Thời gian qua em không hứa với ai điều gì. Nhưng khi hứa với ai em sẽ cố gắng hết sức có thể để thực hiện điều đó, bởi nếu không thì lòng tin của người đó với chúng ta sẽ giảm.
- Em cảm thấy rất xấu hổ khi không thực hiện được lời hứa với người khác.
- Em đã từng bị người khác thất hứa. Cảm giác đó tệ vô cùng.
Bố Lan là 1 một bác sĩ Họng , Mũi . Hằng ngày ông khám cho bệnh nhân và các toa thuốc đều khác nhau. Nếu toa thuốc viêm họng là 25.000 là 1 ngày , viêm mũi là 30.000 ngày . Một ngày nọ , có một bà khách bị viêm họng và viêm mũi , bà ấy đã mua 5 ngày thuốc viêm họng ,7 ngày thuốc viêm mũi và 10 viên thuốc đặc biệt . Biết rằng mỗi viên thuốc đặc biệt bằng gấp đôi số tiền thuốc viêm họng 2 ngày và gấp 3 số tiền thuốc viêm mũi 2 ngày . Hỏi bà khách ấy phải trả bao nhiêu tiền cho Bố của Lan ?
hãy giải thích hiện tượng khi bị viêm mũi, viêm họng lại có thể dân đến viêm tai giữa.
Giúp mình với ạ
Do có sự liên thông với nhau nên khi có tình trạng nhiễm khuẩn ở một bộ phận, tình trạng nhiễm trùng dễ lan từ cơ quan này sang cơ quan khác. Khi bị viêm họng, các tác nhân gây nhiễm khuẩn sẽ di chuyển lên tai thông qua liên kết giữa ống tai và họng, từ đó gây ra các bệnh lý về tai như viêm tắc vòi nhĩ, viêm tai.
Câu 2: Giải thích tại sao khi mắc viêm mũi họng kéo dài lại bị viêm tai giữa? Cách phòng bệnh cho tai?
- Nguyên nhân chính của việc này là do cổ họng, mũi và tai nằm trong một khu vực gần nhau, kết nối bởi vòi nhĩ. Vòi nhĩ là hệ thống ống dẫn khí giữa tai và hầu hết các phần còn lại của đường hô hấp trên cơ thể, bao gồm mũi và họng.
- Chức năng của vòi nhĩ là giúp duy trì cân bằng áp suất giữa tai và môi trường bên ngoài, giúp bảo vệ tai khỏi các vi khuẩn, virus và các chất gây kích ứng khác.
- Các phòng bệnh cho tai:
+ Giữ vệ sinh tai, mũi họng để phòng bệnh cho tai.
+ Bảo vệ tai: Không dùng vật nhọn rái tai, không quát to vào tai, có biện
pháp giảm tiếng ồn.
+ Hạn chế dùng thuốc kháng sinh.
Học tốt ! ( uy tín ko chép mạng )
Khi mắc viêm mũi họng kéo dài, vi khuẩn hoặc virus có thể lan từ đường hô hấp xuống và gây viêm trong ống tai giữa. Điều này có thể xảy ra do hệ thống ống tai giữa và hệ thống hô hấp liên kết chặt chẽ.
Để phòng bệnh cho tai, bạn nên giữ cho đường hô hấp của mình luôn sạch sẽ bằng cách rửa tay thường xuyên, tránh tiếp xúc với những người bị bệnh và tránh hít vào khói thuốc. Ngoài ra, bạn nên tăng cường hệ miễn dịch của mình bằng cách ăn uống và sinh hoạt lành mạnh, tập thể dục thường xuyên và điều chỉnh stress.
Đã bao giờ em thiếu trung thực trong học tập chưa? Nếu có, bây giờ em nghĩ lại thấy thế nào? Em sẽ làm gì nếu gặp những tình huống tương tự như vậy?
- Trong cuộc đời học sinh chắc hẳn ai cũng ít nhất một lần thiếu trung thực trong học tập, và em cũng không ngoại lệ.
- Em thấy chuyện thiếu trung thực trong học tập là hoàn toàn bình thường và có thể hiểu được. Một phần là do tâm lí điểm của người Việt Nam và áp lực lên đầu con cái vì điểm.
- Thế nhưng nếu được làm lại em sẽ cố gắng học tập hơn để không phải gian lận, không thẹn với lương tâm của mình.