Phân tích mqh giữa Việt Nam với các nước trong ASEAN?
Phân tích những thuận lợi và thách thức khi Việt Nam gia nhập vào Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN)
Thuận lợi | Khó khăn |
- Tham gia vào ASEAN, Việt Nam có nhiều cơ hội để phát triển kinh tế, xã hội - Có cơ hội tiếp thu, chọn lọc những nét văn hóa, xã hội của mỗi nước - Tạo môi trường ổn định để phát triển kinh tế - Mở rộng thị trường kinh tế, dễ dàng hơn trong việc xuất nhập khẩu với nước ngoài | - Sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế - xã hội, khác biệt về thể chế chính trị, bất đồng ngôn ngữ |
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi sau:
Ngày 8 - 8 - 1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập tại Băng Cốc (Thái Lan) với sự tham gia của 5 nước: In-đô-nê-xi-a, Ma-lay-xi-a, Xin-ga-po, Thái Lan và Phi-líp-pin.
Mục tiêu của ASEAN là phát triển kinh tế và văn hóa thông qua những nỗ lực hợp tác chung giữa các nước thành viên, trên tinh thần duy trì hòa bình và ổn định khu vực.
Trong giai đoạn đầu (1967 - 1975), ASEAN là một tổ chức non trẻ, sự hợp tác trong khu vực còn lỏng lẻo, chưa có vị trí trên trường quốc tế. Sự khởi sắc của ASEAN được đánh dấu từ Hội nghị cấp cao lần thứ nhất họp tại Ba-li (In-đô-nê-xi-a) tháng 2 - 1976, với việc kí Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á (gọi tắt là Hiệp ước Ba-li).
Quan hệ giữa các nước Đông Dương (Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia) với ASEAN được cải thiện sau thời kỳ căng thẳng giữa hai nhóm nước (từ cuối thập kỉ 70 đến giữa thập kỉ 80) về “vấn đề Cam-pu-chia”. Việt Nam và ASEAN bắt đầu quá trình đối thoại, hòa dịu.
Kinh tế các nước ASEAN bắt đầu tăng trưởng.
ASEAN tiếp tục mở rộng thành viên: Năm 1984, Bru-nây gia nhập ASEAN. Năm 1992, Việt Nam và Lào tham gia Hiệp ước Ba-li và ngày 18 - 7 - 1995, Việt Nam trở thành thành viên của ASEAN. Tiếp đó, nhiều nước trong khu vực Đông Nam Á đã gia nhập vào ASEAN như Lào và Mian-ma (năm 1997) và Cam-pu-chia (năm 1999).
Tháng 11 - 2007, các nước thành viên đã kí bản Hiến chương ASEAN nhằm xây dựng ASEAN thành một cộng đồng vững mạnh.”
Đến năm 1992, số nước thành viên tổ chức của ASEAN là:
A. 5 nước
B. 6 nước.
C. 8 nước
D. 10 nước
Đáp án B
Ngày 8 - 8 - 1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập với sự tham gia của 5 nước: In-đô-nê-xi-a, Ma-lay-xi-a, Xin-ga-po, Thái Lan và Phi-líp-pin.
Năm 1984, Bru-nây gia nhập ASEAN, trở thành thành viên thứ 6. Tháng 7 - 1995, Việt Nam trở thành thành viên thứ 7 của ASEAN. Tiếp đó, nhiều nước trong khu vực Đông Nam Á đã gia nhập vào ASEAN như Lào và Mian-ma (năm 1997) và Cam-pu-chia (năm 1999).
=> Như vậy, đến năm 1992, số nước thành viên của ASEAN là 6 nước
Sự kiện Việt Nam gia nhập ASEAN (7-1995) phản ánh điều gì trong quan hệ giữa các nước ở khu vực Đông Nam Á?
A. Mở ra triển vọng liên kết ở khu vực Đông Nam Á
B. Chứng tỏ sự khác biệt về ý thức hệ có thể hòa giải
C. ASEAN đã trở thành liên minh kinh tế- chính trị
D. Chứng tỏ sự hợp tác giữa các nước ASEAN ngày càng hiệu quả
Đáp án B
Mặc dù Chiến tranh lạnh đã kết thúc từ năm 1989, nhưng sự đối lập về ý thức hệ giữa các nước tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa vẫn còn tồn tại. Sự kiện Việt Nam gia nhập ASEAN (7-1995) đã chứng tỏ sự đối lập này có thể hòa giải, các nước trong khu vực Đông Nam Á có thể cùng đứng chung trong một tổ chức
Trình bày quá trình thành lập của hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN)? Phân tích những cơ hội và thách thức khi Việt Nam gia nhập ASEAN?
CÁC BN ƠI GIÚP MK VS MK CẦN GẤP CÁC BN ƠI LM ƠN GIÚP MK VS
Tham khảo:
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập ngày 8/8/1967 sau khi Bộ trưởng Ngoại giao các nước In-đô-nê-xia, Malaixia, Phi-líp-pin, Xin-ga-po và Thái Lan ký bản Tuyên bố ASEAN (Tuyên bố Băng-cốc). Ngày 8/1/1984, Brunây Đaruxalam được kết nạp vào ASEAN, nâng số thành viên của Hiệp hội lên thành sáu nước.
Trong thương mại quốc tế của nước ta (năm 2005) thì buôn bán giữa Việt Nam với ASEAN chiếm tỉ lệ bao nhiêu?
A. 14%.
B. 20%.
C. 25%.
D. 30%.
Câu 1: Nêu vai trò của tổ chức ASEAN với sự phát triển của các nước trong khu vực Đông Nam Á.
Câu 2: Hoàn cảnh ra đời, mục tiêu và nguyên tắc hoạt động của tổ chức ASEAN? Thời cơ và thách thức của Việt Nam khi gia nhập ASEAN? Lập bảng các nước ASEAN.
1) Trình bày thành tựu của tăng trưởng KT nước ta trong gđ hiện nay
2) Phân tích mqh giữa sự chuyển dịch cơ cấu ngành Kt với cơ cấu lãnh thổ
3) CMR dưới tác động của của sự chuyển dịch cơ cấu ngành KT, cơ cấu lãnh thổ chuyển dịch rõ nét
4) Phân tích mqh giữa chuyển dịch cơ cấu KT và tăng trưởng KT
5) Ptích mqh giữa tăng trưởng KT với sự chuyển dịch cơ cấu lao động
6) Ptích chuyển dịch cơ cấu KT có mqh mật thiết với qt CNH, HĐH
rút ra bài học từ những thành tựu phát triển kinh tế của các nước phương đông nam á cho việt nam trong công cuộc xây dựng đất nước hiện nay. liên hệ với mối quan hệ của việt nam với các nước thành viên ASEAN.
nêu những biểu hiện, việc làm của việt nam trong việc hỗ trợ và cùng nhau phát triển với các nước khác trong hiệp hội ASEAN ?
Tham khảo:
Ta đã thu được những kết quả to lớn và thiết thực; hỗ trợ đắc lực cho an ninh, phát triển và nâng cao vị thế quốc tế của nước ta, tạo hình ảnh một nước Việt Nam đang đổi mới, phát triển năng động, một thành viên tích cực, chủ động và có trách nhiệm đồng thời là một đối tác tin cậy trong ASEAN và trong cộng đồng quốc tế.
Góp phần quan trọng triển khai tốt chính sách đối ngoại độc lập tự chủ, đa dạng hóa đa phương hóa, hội nhập khu vực và quốc tế của Đảng và Nhà nước ta; giúp tạo dựng và giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực, hỗ trợ đắc lực cho an ninh và phát triển cũng như nâng cao vai trò và vị thế quốc tế của nước ta.
Về chính trị-an ninh, nhìn tổng thể, ta đã góp phần tạo dựng môi trường hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực Đông Nam Á, nhất là qua việc thúc đẩy hình thành ASEAN-10; xây dựng được mối quan hệ mới về chất giữa các nước Đông Nam Á theo chiều hướng hữu nghị, ổn định, lâu dài và hợp tác toàn diện ngày càng chặt chẽ cả về đa phương và song phương cũng như trong quan hệ giữa các Chính phủ, Quốc hội, Đảng cầm quyền, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân.
Ta đã trực tiếp tham gia và đóng góp quan trọng trong việc xác định phương hướng phát triển và các quyết sách lớn của ASEAN cũng như giữ vững các nguyên tắc cơ bản của Hiệp hội, phù hợp với yêu cầu và lợi ích của ta; xác lập được vai trò quan trọng và có uy tín của Việt Nam trong hợp tác ASEAN, góp phần duy trì vai trò chủ đạo của ASEAN đối với hòa bình và phát triển ở Đông Nam Á, hạn chế sự can thiệp và chi phối của các nước bên ngoài. Ta cũng có điều kiện xác định lập trường phù hợp của ta và phối hợp lập trường với các nước ASEAN trong việc xử lý các vấn đề khu vực và quốc tế phức tạp. Việc thống nhất lập trường chung trong ASEAN, tuy còn có mức độ, nhưng cũng hỗ trợ đáng kể cho ta trong việc xử lý các vấn đề phức tạp, nhất là trong việc bảo vệ chủ quyền và lợi ích của ta ở Biển Đông, Mê-công...
tham khảo :
ASEAN 2020 Những đóng góp tích cực của Việt Nam
Refer
Sau khi thống nhất đất nước, Đảng và Nhà nước ta đã đề xuất chính sách mở cửa ra bên ngoài với mong muốn được đối thoại trực tiếp với các nước Đông Nam Á. Năm 1976, Việt Nam công bố chính sách 4 điểm xác định rõ ràng quan hệ láng giềng hữu nghị đối với các nước Đông Nam Á, chủ yếu là các nước ASEAN. Tuyên bố 4 điểm khẳng định: “Tôn trọng độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không xâm lược nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng, cùng có lợi, cùng tồn tại hòa bình; giải quyết các tranh chấp thông qua thương lượng… Phát triển hợp tác vì sự nghiệp xây dựng đất nước phồn vinh theo điều kiện riêng của mỗi nước vì độc lập dân tộc, hòa bình trung lập thật sự ở Đông Nam Á”. Những quan điểm này cũng đáp ứng được mong muốn của ASEAN, thể hiện tinh thần kết nối với các nước láng giềng trong khu vực; do đó, nhận được sự hoan nghênh của các nước ASEAN