Nêu tên các con sông chính của Đà Nẵng
giúp mình nhanh với
Bạn nào có đoạn văn biểu cảm về kỉ niệm của em với một dòng sông thì cho mình xin với.
P/S: Bài này mình viết về dòng sông Hàn (Đà Nẵng) nên các bạn cho mình đoạn nào về kỉ niệm với một con sông ở thành phố nha.
Mình cảm ơn!
em đc ko nè:
Em sinh ra và lớn lên ở Đà Nẵng - một thành phố xinh đẹp và sôi động. Em yêu tha thiết nơi đây, từ những con đường, hàng cây. Đặc biệt là dòng sông Hàn êm đềm chảy xuôi giữa lòng thành phố.
Dòng sông Hàn nằm giữa thành phố Đà Nẵng, nơi mà bất kì du khách du lịch nào cũng muốn ghé thăm một lần. Quanh năm, dù là khi nào sông cũng đầy ăm ắp. Nước sông cứ cuồn cuộn, đong đầy như tình cảm nhiệt thành của người dân vùng đất này. Nước sông Hàn không có màu trong vắt như nước mùa thu, hay xanh biếc như bầu trời mùa hạ. Mà lúc nào cũng có màu xanh sẫm huyền bí. Màu xanh ấy, một phần được ánh từ bầu trời bao la phía trên cao, một phần chính bởi vì lòng sông sâu và rộng. Mặt sông Hàn vốn là phẳng lặng. Trông như một tấm gương dành riêng cho những người khổng lồ. Thế nhưng, thật chẳng mấy khi được xem một sông Hàn tĩnh lặng, bởi nơi đây lúc nào cũng tấp nập những chiếc tàu thuyền ngược xuôi với đầy những hàng hóa. Chúng rẽ ra từng cột sóng lớn, bọt nước vùng lên trắng xóa, như vẽ lên chiếc đuôi cá cho con thuyền. Điểm nhấn đẹp nhất của sông Hàn chính là cầu sông Hàn - một cái tên thật mộc mạc và chân chất. Chiếc cầu được thiết kế hình con rồng uốn lượn rất kì công, được xem như một trong những niềm tự hào của người dân Đà Nẵng nói riêng và Việt Nam nói chung. Chính chiếc cầu đã làm tăng thêm vẻ đẹp của con sông. Nhưng đồng thời, đó cũng là một điểm tựa để mọi người có thể quan sát một cách toàn vẹn vẻ đẹp tuyệt vời của con sông ấy. Đặc biệt là vào những buổi đêm. Khi thành phố lên đèn, khi chiếc cầu sáng rực lên với những ánh sáng lấp lánh. Chúng hắt xuống dòng sông, để mặt sông ánh lên muôn vàn màu sắc kì diệu, lung linh như thể đó là dòng sông dẫn đến xứ sở thần tiên.
Đối với khách du lịch, thì sông Hàn là một nơi để đến, còn đối với em, đối với người dân Đà Nẵng thì đây chính là nơi để về. Vào những dịp lễ, những ngày hội trong năm, người dân lại kéo nhau về đây. Hay cả vào những ngày bình thường không có gì đặc biệt, người ta vẫn hẹn nhau đến đây để gặp gỡ. Sông Hàn như là biểu tượng cho một nơi để mọi người con xa quê nhắc đến khi trở về Đà Nẵng, bởi có ai là người con của vùng đất này mà lại chẳng biết đến sông Hàn chứ.
Ngày qua ngày, cùng với sự phát triển của thành phố, dòng sông Hàn cũng đã có những điều thay đổi. Những làng mạc, xóm vườn cạnh dòng sông, đã được thay thế bằng những bờ kè, những con đường trải nhựa, những tòa nhà cao tầng. Những chiếc bè tre trên mặt sông đã được thay thế bằng biết bao chiếc tàu, thuyền động cơ lớn. Nhưng riêng dòng sông thì vẫn mãi như vậy, đong đầy và bình yên. Và tất nhiên, là tình yêu mà người dân nơi đây dành cho dòng sông cũng vẫn vẹn nguyên giống như vậy.
Hãy kể một số tên gọi khác của Đà nẵng
Giúp mình với, mình sắp thi rồi
Địa danh Đà Nẵng có thể được giải thích theo ngôn ngữ Chăm có nghĩa là “sông lớn” hay “cửa sông cái”. Quả thật nằm trên tả ngạn sông Hàn kề bên cửa biển hiểm yếu này, địa danh Đà Nẵng đã được ghi trên các bản đồ vẽ từ thế kỷ XVI trở đi (như “An Nam hình thắng đồ”, “An Nam thông quốc toàn đồ”).
Còn có một tên khác khá phổ biến về vùng đất này, đặt biệt là trong dân gian, đó là tên gọi gắn liền với con sông Hàn. Trên bản đồ vẽ vào thế kỷ XVII đã thấy ghi địa danh này. Địa danh Cửa Hàn không những được lưu truyền rộng rãi trong dân gian, đồng thời cũng được người Âu Châu nhắc đến rất sớm. Cố đạo Buzomi đến Đàng Trong vào năm 1615 và vào dịp lễ Pâques năm ấy, ông lập một nhà thờ nhỏ tại một nơi được ghi là Kean, địa danh này cũng đã được ghi lại trên tấm bản đồ nổi tiếng của Alexandre de Rhodes vẽ năm 1666, nằm ở vị trí chân đèo Hải Vân. Địa danh Kean bắt nguồn từ cách gọi khá phổ biến đương thời, những nơi tập trung dân cư gọi là Kẻ (kẻ chợ…); Kean có nghĩa là Kẻ Hàn.
Ngoài ra, còn có một tên gọi dành cho thành phố Đà Nẵng nữa, nó tồn tại suốt trong thời gian là nhượng địa của Pháp, và trở thành địa danh hành chính chính thức trước đó cũng như cho đến nay nhiều người Châu Âu vẫn còn quen gọi, đó là Tourane. Trong các bản đồ, sách vở, ghi chép của người Âu từ thế kỷ XVI, XVII, XVIII… chúng ta đã thấy nhắc đến những địa danh như: Turon, Toron, Taraon, Touan, Touane, Touron và Tourane.
Còn người Trung Hoa vẫn gọi nơi đây là Hiện Cảng. Chữ Hiện theo hai cách viết chữ Hán hoặc có nghĩa là “Cảng con hến” hoặc “Cảng núi nhỏ mà hiểm”; đều có thể giải thích là do hình thù của núi Sơn Trà được nhận thấy ngay từ ngoài khơi cửa biển Đà Nẵng.
Ngoài ra, nhân dân địa phương vẫn có thói quen gọi vịnh Đà Nẵng là Vũng Thùng (“Tai nghe súng nổ cái đùng, Tàu Tây đã lại Vũng Thùng bữa qua !” – ca dao); còn các nhà nho nói chữ thì gọi là Trà Úc, Trà Áo, Trà Sơn hay Đồng Long Loan.
Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, Tourane được mang tên Thái Phiên, nhà yêu nước nổi tiếng của đất Quảng Nam lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Duy Tân nổ ra vào năm 1916.
Hai năm sau, thành Thái Phiên lại được đổi tên thành Đà Nẵng và tên gọi này được giữ cho đến ngày nay.
Qua bảng ghi tên hàng chuyên trở từ Đà Nẵng đi những nơi khác, em hãy nêu tên một số ngành sản xuất của Đà Nẵng.
Một số ngành sản xuất của Đà Nẵng: Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng; Thủ công mĩ nghệ; Dệt may; Nuôi trồng, khai thác và chế biến thủy sản,..
theo em, thành phố Đà Nẵng có những điều kiện nào để phát triển du lịch ? Em hãy kể tên một số địa điểm du lịch hấp dẫn của Đà Nẵng mà em biết
giúp mình với nhé!
Trả lời:
- Đà Nẵng có cảng trên sông Hàn và cảng biến Tiên Sa thuận tiện cho tàu thuyền cập bến.
- Dọc các phố gần bến cảng, các ngân hàng, khách sạn, tiệm ăn,... mọc lên san sát.
Học tốt~~
Nêu mối quan hệ giữa địa hình với các thành phần tự nhiên khác( khí hậu, sông ngòi,đất trồng, sinh vật) ở Đà Nẵng
TK
+ Không khí (nhiệt độ, độ ẩm) là nhân tố quan trọng trong quá trình hình thành đất. Nơi có không khí khô, nhiệt độ thấp quá trình phong hóa đất diễn ra chậm, đất kém dinh dưỡng; nơi có nhiệt độ độ ẩm lớn sẽ đẩy nhanh quá trình phong hóa, tầng đất dày và giàu mùn (ví dụ: quá trình hình thành đất feralit vùng đồi núi miền nhiệt đới)
- Không khí – sinh vật:
+ Không khí (Oxi) giúp sinh vật duy trì sự sống.
+ Sinh vật: có vai trò điều hòa không khí (thực vật), rừng xanh được ví như lá phổi của Trái Đất; nơi thiếu cây xanh không khí khắc nghiệt hơn.
- Sinh vật –địa hình:
+ Sinh vật tác động làm biến đổi địa hình: thực vật bám vào khe đá, làm phá hủy đá và các bề mặt địa hình....
+ Địa hình kết hợp với khí hậu hình thành các vành đai sinh vật theo độ cao: vùng chân núi dưới 500 m, hình thành cảnh quan miền nhiệt đới (sinh vật nhiệt đới phong phú về thành phần loài và số lượng); địa hình cao trên 2000m -> khí hậu lạnh giá-> xuất hiện cảnh quan núi cao với nhiều loài động vật chịu lạnh, thực vật thưa thớt chủ yếu là địa y, dương liễu..
THAM KHẢO:
Khí Hậu:
+ Không khí (nhiệt độ, độ ẩm) là nhân tố quan trọng trong quá trình hình thành đất. Nơi có không khí khô, nhiệt độ thấp quá trình phong hóa đất diễn ra chậm, đất kém dinh dưỡng; nơi có nhiệt độ độ ẩm lớn sẽ đẩy nhanh quá trình phong hóa, tầng đất dày và giàu mùn (ví dụ: quá trình hình thành đất feralit vùng đồi núi miền nhiệt đới)
- Không khí – sinh vật:
+ Không khí (Oxi) giúp sinh vật duy trì sự sống.
+ Sinh vật: có vai trò điều hòa không khí (thực vật), rừng xanh được ví như lá phổi của Trái Đất; nơi thiếu cây xanh không khí khắc nghiệt hơn.
- Sinh vật –địa hình:
+ Sinh vật tác động làm biến đổi địa hình: thực vật bám vào khe đá, làm phá hủy đá và các bề mặt địa hình....
+ Địa hình kết hợp với khí hậu hình thành các vành đai sinh vật theo độ cao: vùng chân núi dưới 500 m, hình thành cảnh quan miền nhiệt đới (sinh vật nhiệt đới phong phú về thành phần loài và số lượng); địa hình cao trên 2000m -> khí hậu lạnh giá-> xuất hiện cảnh quan núi cao với nhiều loài động vật chịu lạnh, thực vật thưa thớt chủ yếu là địa y, dương liễu..
Tham khảo:
+ Không khí (nhiệt độ, độ ẩm) là nhân tố quan trọng trong quá trình hình thành đất. Nơi có không khí khô, nhiệt độ thấp quá trình phong hóa đất diễn ra chậm, đất kém dinh dưỡng; nơi có nhiệt độ độ ẩm lớn sẽ đẩy nhanh quá trình phong hóa, tầng đất dày và giàu mùn (ví dụ: quá trình hình thành đất feralit vùng đồi núi miền nhiệt đới)
- Không khí – sinh vật:
+ Không khí (Oxi) giúp sinh vật duy trì sự sống.
+ Sinh vật: có vai trò điều hòa không khí (thực vật), rừng xanh được ví như lá phổi của Trái Đất; nơi thiếu cây xanh không khí khắc nghiệt hơn.
- Sinh vật –địa hình:
+ Sinh vật tác động làm biến đổi địa hình: thực vật bám vào khe đá, làm phá hủy đá và các bề mặt địa hình....
+ Địa hình kết hợp với khí hậu hình thành các vành đai sinh vật theo độ cao: vùng chân núi dưới 500 m, hình thành cảnh quan miền nhiệt đới (sinh vật nhiệt đới phong phú về thành phần loài và số lượng); địa hình cao trên 2000m -> khí hậu lạnh giá-> xuất hiện cảnh quan núi cao với nhiều loài động vật chịu lạnh, thực vật thưa thớt chủ yếu là địa y, dương liễu..
1/ Em hãy nêu tên các dấu tích của văn hóa Sa Huỳnh tại Đà Nẵng? Học sinh cần làm gì để giới thiệu tới bạn bè về văn hoá Sa Huỳnh có tại Đà Nẵng?
2/ Theo em học sinh cần làm gì để bảo vệ và phát huy giá trị của Bảo tàng điêu khắc Chăm- Đà Nẵng hiện nay?
1. Sa Huỳnh được nhà khảo cổ người Pháp M. Vinet phát hiện lần đầu tiên vào năm 1909 khi ông tìm thấy bên đầm An Khê (một đầm nước ngọt ở Sa Huỳnh, Đức Phổ, Quảng Ngãi) một số lượng lớn quan tài bằng chum (khoảng 200 chiếc). Các cuộc khai quật vào nhiều năm khác nhau tại di tích gò Ma Vương hay còn gọi là Long Thạnh Đức Phổ nơi được xem là có niên đại sớm nhất của nền văn hóa Sa Huỳnh, đã đem lại những đánh giá xác đáng và quan trọng về nguồn gốc và quá trình hình thành, phát triển văn hóa Sa Huỳnh. Nền văn hóa Sa Huỳnh đã được các nhà khảo cổ trên thế giới nghiên cứu từ đó đến nay và ngày càng sáng tỏ nhiều điều về đời sống của các tộc người thời tiền sơ sử ở miền Trung Việt Nam.
Xuất hiện cách nay khoảng 3.000 năm và kết thúc vào thế kỷ thứ 1, văn hóa Sa Huỳnh có lẽ đã tồn tại hơn 5.000 năm kéo dài từ hậu kỳ thời đại đồ đá mới đến đầu thời đại đồ sắt trên địa bàn các tỉnh từ Quảng Bình đến các tỉnh Nam Trung bộ và Tây Nguyên. Với một sức sáng tạo mạnh mẽ và phong phú, Văn hóa Sa Huỳnh càng ngày càng thấy có sự ảnh hưởng và giao lưu với nhiều vùng Đông Nam Á cũng như Trung Hoa cổ xưa và Ấn Độ cổ xưa khi gần đây, Viện Khảo cổ học Quốc gia Đức hợp tác với các nhà khảo cổ học thuộc khoa Lịch sử của Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội tiến hành khảo cứu trong các năm 2004-2005 tại một số vùng thuộc tỉnh Quảng Ngãi. Bước đầu đã xác định được diện mạo một nền văn hóa đặc sắc ở miền Trung, Việt Nam.
Trung tâm hành chính TP Đà Nẵng được khánh thành vào năm nào?
TP Đà Nẵng có mấy quận, huyện. Hãy kể tên?
Tham khảo
2014
Đà Nẵng có 2 huyện và 6 quận
Quận Hải Châu.
Quận Cẩm Lệ
Quận Thanh Khê
Quận Liên Chiểu.
Quận Ngũ Hành Sơn.
Quận Sơn Trà
Huyện Hòa Vang.
Huyện Hoàng Sa.
Thành lập vào 2014
6 quận
Đó là Hải Châu , Cẩm Lệ .......
Đà Nẵng có những con sông sông nào?
sông Hàn- sông Túy Loan-sông Cổ Cò,-sông Vĩnh Điện,....
sông Hàn- sông Túy Loan-sông Cổ Cò,-sông Vĩnh Điện,....
Nêu những đặc điểm nổi bật của cầu Rồng và cầu sông Hàn ở Đà Nẵng?
Tham khảo
Đúng như tên gọi, cầu Rồng với hình dáng một con rồng có chiều dài 666m, rộng 37.5m bắc qua con sông Hàn. Với kinh phí gần 1.5 tỷ đồng, cây cầu có sáu làn xe và được thông xe lần đầu vào ngày 29 tháng Ba năm 2013 nhân dịp kỉ niệm 38 năm ngày giải phóng thành phố Đà Nẵng.
Tham khảo
Đúng như tên gọi, cầu Rồng với hình dáng một con rồng có chiều dài 666m, rộng 37.5m bắc qua con sông Hàn. Với kinh phí gần 1.5 tỷ đồng, cây cầu có sáu làn xe và được thông xe lần đầu vào ngày 29 tháng Ba năm 2013 nhân dịp kỉ niệm 38 năm ngày giải phóng thành phố Đà Nẵng.