Nêu nội dung cơ bản của hiệp định giơ ne vơ về Việt Nam năm 1954
Hiệp định Giơ-ne-vơ là văn bản pháp lí quốc tế ghi nhận các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân các nước Đông Dương và được các nước tham dự Hội nghị cam kết tôn trọng.
- Với Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954 về Đông Dương, Pháp buộc phải rút hết quân đội về nước : Mĩ thất bại trong âm mưu kéo dài, mở rộng, quốc tế hóa chiến tranh xâm lược Đông Dương ; miền Bắc nước ta hoàn toàn giải phóng, chuyển sang giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa.
- Hội nghị Giơ-ne-vơ về Đông Dương chính thức khai mạc ngày 8 - 5 - 1954 và bắt đầu thảo luận về vấn đề lập lại hòa bình ở Đông Dương.
Thắng lợi ở Hội nghị Giơnevơ là thắng lợi trong cuộcđấu tranh ngoại giao bằng việc quán triệt sâu sắc cácnghị quyết của Đảng, bằng đường lối đối thoại độc lập, tự chủ, bằng nội lực của dân tộc và sự khôn khéo tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của dư luận tiến bộ trên thế giới để có bước phá vây quốc tế có kết quả thuận lợi, tạo cục diện quốc tế có lợi cho nước ta trong một bối cảnh phức tạp ở Hội nghị Giơnevơ; là bài học còn mang tính thời sự nóng hổi cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN thời kỳ mở cửa kinh tế, hội nhập quốc tế hiện nay.
Tác động của Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 về Đông Dương đối với Việt Nam là gì?
mik cần gấp ạ!! trả lời nhanh trong hôm nay
tham khảo
Hiệp định Genève 1954 (tiếng Việt: Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954) là hiệp định đình chiến được ký kết tại thành phố Genève, Thụy Sĩ nhằm khôi phục hòa bình ở Đông Dương. Hiệp định dẫn đến chấm dứt sự hiện diện của quân đội Pháp trên bán đảo Đông Dương và chính thức chấm dứt chế độ thực dân Pháp tại Đông Dương.
tham khảo
Hiệp định Genève 1954 (tiếng Việt: Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954) là hiệp định đình chiến được ký kết tại thành phố Genève, Thụy Sĩ nhằm khôi phục hòa bình ở Đông Dương. Hiệp định dẫn đến chấm dứt sự hiện diện của quân đội Pháp trên bán đảo Đông Dương và chính thức chấm dứt chế độ thực dân Pháp tại Đông Dương.
Điều kiện tiên quyết của Việt Nam khi chấp nhận kí kết hiệp định Sơ bộ (6-3-1946) và hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 về Đông Dương là gì?
A. Phân hóa, cô lập cao độ kẻ thù
B. Đảm bảo giành thắng lợi từng bước
C. Đảm bảo vai trò lãnh đạo của Đảng
D. Không vi phạm chủ quyền quốc gia
Đáp án D
Nguyên tắc quan trọng nhất của Việt Nam trong việc kí kết Hiệp định Sơ bộ ngày 6-3-1946 và hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương là không vi phạm chủ quyền quốc gia.
- Đối với Hiệp định Sơ bộ (6-3-1946): mặc dù ta muốn có thời gian đề chuẩn bị lực lượng và đuổi quân Trung Hoa Dân Quốc ra khỏi nước ta nên mới tạm thời hòa hõa với Pháp. Tuy nhiên, điều khoản của các hiệp định không có điều khoản nào vi phạm chủ quyền quốc gia, mặc dù đến khi Tạm ước được kí kết (14-9-1946) thì Việt Nam cũng nhân nhượng với Pháp một số quyền lợi về kinh tế văn hóa chứ không có điều khoản ảnh hưởng đến chủ quyền quốc gia.
- Đối với Hiệp đinh Giơnevơ về Đông Dương (1954): Việt Nam đã có quá trình đấu tranh lâu dài và bên bỉ mới có chiến thắng ngày hôm này, nếu có điều khoản nào vi phạm đến chủ quyền quốc gia thì khác nào thành quả đó cũng bằng không. Nguyên tắc không vị phạm chủ quyền quốc gia luôn được giữ vững. Hiệp định này được kí kết là hiệp định đầu tiên Pháp và các nước công nhận các quyền dân tộc cơ bản của nước Đông Dương: độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ. Và khẳng định vĩ tuyến 17 chỉ là giới tuyến quân sự tạm thời.
Điều kiện tiên quyết của Việt Nam khi chấp nhận kí kết hiệp định Sơ bộ (6-3-1946) và hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 về Đông Dương là gì?
A. Phân hóa, cô lập cao độ kẻ thù
B. Đảm bảo giành thắng lợi từng bước
C. Đảm bảo vai trò lãnh đạo của Đảng
D. Không vi phạm chủ quyền quốc gia
Đáp án D
Nguyên tắc quan trọng nhất của Việt Nam trong việc kí kết Hiệp định Sơ bộ ngày 6-3-1946 và hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương là không vi phạm chủ quyền quốc gia.
- Đối với Hiệp định Sơ bộ (6-3-1946): mặc dù ta muốn có thời gian đề chuẩn bị lực lượng và đuổi quân Trung Hoa Dân Quốc ra khỏi nước ta nên mới tạm thời hòa hõa với Pháp. Tuy nhiên, điều khoản của các hiệp định không có điều khoản nào vi phạm chủ quyền quốc gia, mặc dù đến khi Tạm ước được kí kết (14-9-1946) thì Việt Nam cũng nhân nhượng với Pháp một số quyền lợi về kinh tế văn hóa chứ không có điều khoản ảnh hưởng đến chủ quyền quốc gia.
- Đối với Hiệp đinh Giơnevơ về Đông Dương (1954): Việt Nam đã có quá trình đấu tranh lâu dài và bên bỉ mới có chiến thắng ngày hôm này, nếu có điều khoản nào vi phạm đến chủ quyền quốc gia thì khác nào thành quả đó cũng bằng không. Nguyên tắc không vị phạm chủ quyền quốc gia luôn được giữ vững. Hiệp định này được kí kết là hiệp định đầu tiên Pháp và các nước công nhận các quyền dân tộc cơ bản của nước Đông Dương: độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ. Và khẳng định vĩ tuyến 17 chỉ là giới tuyến quân sự tạm thời
Câu nào sau đây không đúng khi nói về ý nghĩa của Hiệp định Giơ-ne-vơ (1954)?
A. Hiệp định là văn bản pháp lí quốc tế công nhận các quyền dân tộc cơ bản của ba nước Đông Dương được các nước lớn tham dự Hội nghị cam kết tôn trọng.
B. Với Hiệp định, Pháp buộc phải chấm dứt chiến tranh xâm lược, rút hết quân đội về nước.
C. Hiệp định đã làm thất bại âm mưu của Mĩ trong việc kéo dài, mở rộng và quốc tế hóa chiến tranh xâm lược Đông Dương.
D. Hiệp định đã đánh dấu thắng lợi hoàn toàn của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp của nhân dân ta, giúp chúng ta hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trên phạm vi cả nước.
Đáp án D
Hiệp định Giơnevo tuy có đánh dấu thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta nhưng cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trên phạm vi cả nước chưa hoàn thành, Việt Nam vẫn tiếp tục cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân để giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.
Ý kiến nào dưới đây đánh giá không đúng về Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 về Đông Dương?
A. Hiệp định là văn bản pháp lí quốc tế ghi nhận quyền dân tộc cơ bản của ba nước Đông Dương.
B. Hiệp định đã phản ánh đầy đủ những thắng lợi của nhân dân Việt Nam trên chiến trường.
C. Hiệp định đã đánh dấu thắng lợi không trọn vẹn của cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta.
D. Sau Hiệp định Giơ-ne-vơ, so sánh lực lượng ở miền Nam Việt Nam thay đổi không có lợi cho ta.
Đáp án B
- Đáp án A là nhận định đúng: Hiệp định là văn bản pháp lí quốc tế ghi nhận quyền dân tộc cơ bản của ba nước Đông Dương, các quyền ấy bao gồm: độc lập, tự do, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.
- Đáp án B là nhận định không đúng: vì ta đã giành được những thắng lợi to lớn trên mặt trận quân sự nhưng sau Hiệp định Giơ-ne-vơ, nước ta lại bị chia cắt thành 2 miền.
- Đáp án C là nhận định đúng: Hiệp định Giơ-ne-vơ là một thắng lợi không trọn vẹn của cuộc kháng chiến chống Pháp, bởi sau Hiệp định, nước ta tiếp tục bị chia cắt thành hai miền, lấy vĩ tuyến 17 làm ranh giới tạm thời.
- Đáp án D là nhận định đúng: Sau Hiệp định Giơ-ne-vơ, so sánh lực lượng ở miền Nam Việt Nam thay đổi không có lợi cho ta, Mĩ tiến vào miền Nam, lập chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm.
nêu nội dung chính của hiệp định giơ-ne-vơ
các bạn giúp mình nhé
Trả lời :
1. Nội dung Hiệp định Giơnevơ:
- Các bên tham dự Hội nghị cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản là độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của ba nước Đông Dương; cam kết không can thiệp vào công việc nội bộ của ba nước.
- Các bên tham chiến thực hiện ngừng bắn, lập lại hòa bình trên toàn Đông Dương.
- Các bên tham chiến thực hiện cuộc tập kết, chuyển quân, chuyển giao khu vực.
- Hiệp định cấm đưa quân đội, nhân viên quân sự, vũ khí nước ngoài vào các nước Đông Dương. Các nước ngoài không được đặt căn cứ quân sự ở Đông Dương. Các nước Đông Dương không được tham gia bất cứ khối liên minh quân sự nào và không để cho nước khác dùng lãnh thổ của mình vào việc gây chiến tranh hoặc phục vụ cho mục đích xâm lược.
- Việt Nam tiến tới thống nhất bằng cuộc tổng tuyển cử tự do trong cả nước vào tháng 7/1956 dưới sự kiểm soát và giám sát của Ủy ban quốc tế.
- Trách nhiệm thi hành Hiệp định Giơnevơ thuộc về những người ký Hiệp định và những người kế tục họ.
2. Ý nghĩa:
- Hiệp định Giơnevơ là văn bản pháp lý quốc tế ghi nhận quyền dân tộc cơ bản của nhân dân các nước Đông Dương và được các nước tham dự Hội nghị cam kết tôn trọng.
- Đánh dấu thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của dân nhân ta, song chưa trọn vẹn vì mới giải phóng được miền Bắc.
- Buộc Pháp phải chấm dứt chiến tranh xâm lược, rút quân đội về nước. Mĩ thất bại trong âm mưu kéo dài, mở rộng và quốc tế hóa chiến tranh xâm lược Đông Dương.
* Trả lời :
- Các bên tham dự Hội nghị cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản là độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của ba nước Đông Dương; cam kết không can thiệp vào công việc nội bộ của ba nước.
- Các bên tham chiến thực hiện ngừng bắn, lập lại hòa bình trên toàn Đông Dương.
Nội dung:
Các nước tham dự Hội nghị cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia; không can thiệp vào công việc nội bộ của ba nước.Các bên tham chiến ngừng bắn , lập lại hòa bình trên toàn Đông Dương Thực hiện di chuyển, tập kết quân đội ở hai vùng: lấy vĩ tuyến 17 ( dọc theo sông Bến Hải – Quảng Trị ) làm giới tuyến quân sự tạm thời cùng với một khu phi quân sự ở hai bên giới tuyến.Cấm đưa quân đội, nhân viên quân sự, vũ khí nước ngoài vào Đông Dương, không được đặt căn cứ quân sự ở Đông Dương. Các nước Đông Dương không được tham gia liên minh quân sự và không để cho nước khác dùng lãnh thổ vào việc gây chiến tranh hoặc xâm lược. Việt Nam sẽ tổng tuyển cử tự do thống nhất đất nước vào tháng 07/1956 dưới sự kiểm soát của một Ủy ban quốc tế do Ấn Độ làm Chủ tịch.Trách nhiệm thi hành Hiệp định thuộc về những người ký Hiệp định và những người kế tục họ.Nội dung nào không phản ánh đúng tình hình Việt Nam những năm đầu sau Hiệp định Giơ-ne-vơ (1954)?
A. Mĩ nhảy vào miền Nam Việt Nam, dựng lên chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm.
B. Pháp rút quân khi chưa thực hiện cuộc hiệp thương giữa hai miền Nam – Bắc.
C. Miền Bắc hoàn toàn giải phóng, tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.
D. Tổng tuyển cử tự do thống nhất đất nước được thực hiện.
Nêu nội dung cơ bản và ý nghĩa lịch sử của Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954 về chấm dứt chiến tranh ở Đông Dương.
a) Nội dung Hiệp định gồm những điều khoản cơ bản sau :
- Các nước tham dự Hội nghị cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của ba nước Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia là độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.
- Hai bên tham chiến (lực lượng kháng chiến ở các nước Đông Dương và lực lượng quân xâm lược Pháp) cùng ngưng bắn, lập lại hòa bình trên toàn Đông Dương.
- Hai bên tham chiến thực hiện cuộc di chuyển, tập kết quân đội ở hai vùng : Quân đội cách mạng Việt Nam và quân đội xâm lược Pháp tập kết ở hai miền Bắc và Nam, lấy vĩ tuyến 17 làm ranh giới quân sự tạm thời.
- Việt Nam tiến tới thống nhất bằng cuộc tổng tuyển cử tự do trong cả nước, sẽ tổ chức vào tháng 7 - 1956 dưới sự kiểm soát của một ủy ban quốc tế...
Hiệp định Giơ-ne-vơ cùng với chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ đã chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp và can thiệp Mĩ ở Việt Nam, Lào và Cam-pu-chia.
b) Ý nghĩa
- Hiệp định Giơ-ne-vơ là văn bản pháp lí quốc tế ghi nhận các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân các nước Đông Dương và được các nước tham dự Hội nghị cam kết tôn trọng.
- Với Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954 về Đông Dương, Pháp buộc phải rút hết quân đội về nước : Mĩ thất bại trong âm mưu kéo dài, mở rộng, quốc tế hóa chiến tranh xâm lược Đông Dương ; miền Bắc nước ta hoàn toàn giải phóng, chuyển sang giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa.
- Hội nghị Giơ-ne-vơ về Đông Dương chính thức khai mạc ngày 8 - 5 - 1954 và bắt đầu thảo luận về vấn đề lập lại hòa bình ở Đông Dương.