Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
21 Minh Phạm
Xem chi tiết
Tử-Thần /
15 tháng 11 2021 lúc 19:03

Tham khảo:

Tình yêu quê hương đất nước trở thành nguồn cảm hứng không bao giờ vơi cạn đối với các thi nhân, đặc biệt trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Nhà thơ Nguyễn Đình Thi góp thêm một bông hoa cho vườn văn học yêu nước – bài thơ Việt Nam quê hương ta. Những câu thơ của Nguyễn Đình Thi vút lên sôi nổi, trầm hùng biết bao: 

Việt Nam đất nước ta ơi

Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn

Cánh cò bay lả rập

rờn/ Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều

       Bốn câu thơ đầu mở ra cảnh thanh bình của làng quê Việt Nam bao đời nay sau lũy tre làng gần gũi thân thương. Để có được sự thanh bình ấy dân tộc ta đã phải trải qua rất nhiều đau thương mất mát và hi sinh: “Bao nhiêu đời đã chịu nhiều thương đau/ Mặt người vất vả in sâu/ Gái trai cũng một áo nâu nhuộm bùn”. Càng trong gian khó, phẩm chất và ý chí của con người Việt Nam lại càng ngời sáng hơn, từ những người bé nhỏ bình dị chăm chút làm ăn, khi đất nước lâm nguy họ vụt lớn lên thành những anh hùng bất khuất, kiên trung, không kẻ thù nào có thể khuất phục “chìm trong máu lửa lại vùng đứng lên”. Điều đó đã lí giải vì sao một dân tộc bé nhỏ như dân tộc Việt Nam lại có thể chiến thắng những kẻ thù sừng sỏ nhất. Vẻ đẹp của những con người gan dạ dũng cảm đó không chỉ là chỉ biết cầm súng chiến đấu mà chính là bản chất hiền hòa, đôn hậu, yêu chuộng hòa bình “Đạp quân thù xuống đất đen/ Súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa”.Quê hương dưới đôi mắt của nhà thơ Nguyễn Đình Thi hiện lên vô cùng tươi đẹp, chan hòa ánh nắng, nơi có “Hoa thơm, cỏ ngọt bốn mùa trời xanh”, nơi con người biết “Yêu ai yêu trọn tấm lòng thủy chung”, nơi gắn bó bao kỉ niệm của tuổi thơ êm đềm và trở thành phần kí ức không thể xóa nhòa trong tâm trí. Để mỗi khi đi xa thì nỗi nhớ lại càng trào dâng: “Ta đi ta nhớ núi rừng/ Ta đi ta nhớ dòng sông vỗ bờ”. Nếu không có một tình yêu sâu nặng với quê hương đất nước thì chắc hẳn không thể viết nên những câu thơ chạm tới miền tình cảm thiêng liêng nhất trong trái tim mỗi người dân đất Việt. Mỗi lần đọc lại những vần thơ này của nhà thơ Nguyễn Đình Thi, ắt hẳn trong chúng ta không khỏi dấy lên niềm tự hào về quê hương đất nước mình.

Hiền Nekk^^
15 tháng 11 2021 lúc 19:05

Tham khảo!

 

Dân tộc Việt Nam có phẩm chất tốt đẹp, điều đó đã được thể hiện qua bài ca dao:

“Trong đầm gì đẹp bằng sen

Lá xanh bông trắng lại chen nhụy vàng

Nhụy vàng bông trắng lá xanh

Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”

Bài ca dao đã mượn hình ảnh hoa sen để ẩn dụ cho phẩm chất của con người. Mở đầu là một câu hỏi tu từ “Trong đầm gì đẹp bằng sen?” như một lời khẳng định rằng trong đầm có nhiều loài hoa rực rỡ, nhưng không có bất cứ loài hoa nào có thể sánh được với hoa sen. Hai câu ca dao tiếp theo vẽ nên vẻ đẹp rất đỗi bình dị mà thanh cao của chúng: lá xanh, bông trắng, nhị vàng. Cách sử dụng điệp ngữ “nhị vàng”, “bông trắng” và “lá xanh” nhằm gợi ra hình ảnh tả thực những cánh hoa xếp tầng tầng lớp lớp tạo nên những bông hoa. Câu thơ cuối cùng “Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”, hoa sen vốn sinh trưởng trong môi trường đầm lầm - một nơi có rất nhiều bùn. Mà đặc tính của bùn là có mùi hôi tanh, rất khó chịu. Mặc dù sống trong môi trường như vậy, nhưng hoa sen vẫn có mùi thơm ngát dịu dàng. Cũng giống như con người Việt Nam có lối sống giản dị, mộc mạc. Nhưng họ lại có phẩm chất tốt đẹp, cao quý. Sống trong hoàn cảnh khó khăn nhưng vẫn giữ được tâm hồn thanh cao. Chỉ một bài ca dao ngắn gọn nhưng đã thể hiện được những vẻ đẹp của con người Việt Nam

6639 Dương Hồng Yến
Xem chi tiết
Vũ Quang Huy
13 tháng 3 2022 lúc 21:36

tham khảo

Mẹ tôi vốn vui tính, thích nói thích cười, dẫu cho công việc nhà nông hằng ngày vất vả. Vậy mà mấy hôm nay, mẹ ốm phải nằm một chỗ.

      Mẹ nằm thiêm thiếp sau cánh màn buông lỏng. Ruộng vườn vắng bóng dáng cặm cụi cuốc cày của mẹ. Chắc là nắng mưa bao năm lặn trong đời mẹ giờ đây đã làm cho mẹ ốm. Khắp người mẹ nóng ran, đau nhức, khiến mẹ khó chịu vô cùng.

     Cô bác trong làng kéo đến hỏi thăm. Người cho trứng, người cho cam. Anh y sĩ ở trạm y tế cũng vào khám bệnh và phát thuốc. Mẹ cố gượng cười cảm ơn. Nhìn vẻ tiều tuỵ của mẹ, em thương đứt ruột!

     Sáng nay, bất chợt trời đổ mưa rào. Cơn mưa ập đến rất nhanh và tạnh cũng rất nhanh. Mặt trời lại toả nắng giữa không trung bao la. Trong vườn, ríu rít tiếng chim và thơm ngát mùi trái chín đầu mùa. Chừng như cảm thấy cơn bệnh đã lui, mẹ bước xuống, lần giường tập đi từng bước. Đôi chân cả đời đi gió đi sương, giờ run rẩy đỡ tấm thân gầy của mẹ.

          Tự đáy lòng, em cầu mong mẹ mau hết bệnh, ngày ăn ngon miệng, tối ngủ ngon giấc, để rồi mẹ lại tiếp tục những công việc đồng áng quen thuộc, lại đọc Kiều, ngâm Kiều và kể chuyện cổ tích cho em nghe. Mẹ ơi! Mẹ là những gì quý giá nhất! Mẹ là quê hương, đất nước, tháng ngày của con!

Ng Ngọc
13 tháng 3 2022 lúc 21:36

TK

 

Mẹ tôi vốn vui tính, thích nói thích cười, dẫu cho công việc nhà nông hằng ngày vất vả. Vậy mà mấy hôm nay, mẹ ốm phải nằm một chỗ.

      Mẹ nằm thiêm thiếp sau cánh màn buông lỏng. Ruộng vườn vắng bóng dáng cặm cụi cuốc cày của mẹ. Chắc là nắng mưa bao năm lặn trong đời mẹ giờ đây đã làm cho mẹ ốm. Khắp người mẹ nóng ran, đau nhức, khiến mẹ khó chịu vô cùng.

     Cô bác trong làng kéo đến hỏi thăm. Người cho trứng, người cho cam. Anh y sĩ ở trạm y tế cũng vào khám bệnh và phát thuốc. Mẹ cố gượng cười cảm ơn. Nhìn vẻ tiều tuỵ của mẹ, em thương đứt ruột!

     Sáng nay, bất chợt trời đổ mưa rào. Cơn mưa ập đến rất nhanh và tạnh cũng rất nhanh. Mặt trời lại toả nắng giữa không trung bao la. Trong vườn, ríu rít tiếng chim và thơm ngát mùi trái chín đầu mùa. Chừng như cảm thấy cơn bệnh đã lui, mẹ bước xuống, lần giường tập đi từng bước. Đôi chân cả đời đi gió đi sương, giờ run rẩy đỡ tấm thân gầy của mẹ.

          Tự đáy lòng, em cầu mong mẹ mau hết bệnh, ngày ăn ngon miệng, tối ngủ ngon giấc, để rồi mẹ lại tiếp tục những công việc đồng áng quen thuộc, lại đọc Kiều, ngâm Kiều và kể chuyện cổ tích cho em nghe. Mẹ ơi! Mẹ là những gì quý giá nhất! Mẹ là quê hương, đất nước, tháng ngày của con!

Tạ Tuấn Anh
13 tháng 3 2022 lúc 21:37

Tham khảo:

Mẹ tôi vốn vui tính, thích nói thích cười, dẫu cho công việc nhà nông hằng ngày vất vả. Vậy mà mấy hôm nay, mẹ ốm phải nằm một chỗ.

      Mẹ nằm thiêm thiếp sau cánh màn buông lỏng. Ruộng vườn vắng bóng dáng cặm cụi cuốc cày của mẹ. Chắc là nắng mưa bao năm lặn trong đời mẹ giờ đây đã làm cho mẹ ốm. Khắp người mẹ nóng ran, đau nhức, khiến mẹ khó chịu vô cùng.

     Cô bác trong làng kéo đến hỏi thăm. Người cho trứng, người cho cam. Anh y sĩ ở trạm y tế cũng vào khám bệnh và phát thuốc. Mẹ cố gượng cười cảm ơn. Nhìn vẻ tiều tuỵ của mẹ, em thương đứt ruột!

     Sáng nay, bất chợt trời đổ mưa rào. Cơn mưa ập đến rất nhanh và tạnh cũng rất nhanh. Mặt trời lại toả nắng giữa không trung bao la. Trong vườn, ríu rít tiếng chim và thơm ngát mùi trái chín đầu mùa. Chừng như cảm thấy cơn bệnh đã lui, mẹ bước xuống, lần giường tập đi từng bước. Đôi chân cả đời đi gió đi sương, giờ run rẩy đỡ tấm thân gầy của mẹ.

          Tự đáy lòng, em cầu mong mẹ mau hết bệnh, ngày ăn ngon miệng, tối ngủ ngon giấc, để rồi mẹ lại tiếp tục những công việc đồng áng quen thuộc, lại đọc Kiều, ngâm Kiều và kể chuyện cổ tích cho em nghe. Mẹ ơi! Mẹ là những gì quý giá nhất! Mẹ là quê hương, đất nước, tháng ngày của con!

Đoàn Phương Nghi
Xem chi tiết
Sơn Mai Thanh Hoàng
28 tháng 2 2022 lúc 20:11

TK

Bài thơ “Chuyện cổ nước mình” của Lâm Thị Mỹ Dạ đưa người đọc bước vào thế giới của những câu chuyện cổ. Từ đó, mỗi người sẽ thêm yêu mến hơn kho tàng văn học quý giá của nước mình. Những câu chuyện đó đem đến những giá trị nhân văn cao đẹp. Đó là tinh thần tương thân tương ái, tình nghĩa thủy chung son sắc và ở hiền gặp lành. Tất cả chính là truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam từ ngàn đời để thế hệ sau giữ gìn và học tập theo. Từ đó, nhà thơ khẳng định “chuyện cổ” đã trở thành hành trang quan trọng trong cuộc sống. Và những câu chuyện cổ gửi gắm bài học nhân văn sâu sắc chắc chắn sẽ còn mãi với thời gian. Chuyện cổ nước mình giúp người đọc nhận ra những bài học ý nghĩa. Với lời thơ giản dị, giọng điệu sâu lắng - bài thơ quả là một tác phẩm ý nghĩa.

๖ۣۜHả๖ۣۜI
28 tháng 2 2022 lúc 20:12

Tham khảo:

Hình ảnh những cánh buồm là hình tượng thể hiện ước mơ được bay xa của nhà thơ. Nó xuyên suốt cả bài thơ.ai cha con bước đi trên cát, chan chứa một hơi ấm lan truyền chan hòa trong sắc trời đại dương thật kỳ diệu. bóng hai cha con nổi bật hẳn với sự bé nhỏ của con người trước khung cảnh thiên nhiên bao la. Hình ảnh đối lập thật dễ thương đó là bóng lênh khênh của cha bên cái bóng tròn chắc nịch thể hiện sự khác biệt giữa hai thế hệ cha con đang trên cùng một hướng đi.

Đại dương chứa chang huyền diệu, sau trận mưa biển càng đẹp càng trong, cũng như hai cha con trong bóng chân dài và gầy để cho con sự chắc nịch khỏe khoắn. đó là quy luật của tạo hóa. Những gì cha mơ ước ngày trước sự rả rích của trận mưa thì ngày sau người con lại tiếp tục đưa ước mơ bay xa. Người cha chỉ dẫn cho con đi trong thế giới màu hồng của một chân trời trong tương lai rộng mở.Với tâm trạng náo nức của người con làm cho người cha muốn đưa con trai mình đi tìm ước mơ mới. bay xa hơn.

QUANBANHY
28 tháng 2 2022 lúc 20:13

Bài thơ “Những cánh buồm” của nhà thơ Hoàng Trung Thông đã để lại cho tôi nhiều cảm xúc. Trước hết, hình ảnh người cha “dắt con đi” được lặp lại nhiều lần cho thấy tình yêu thương, sự che chở dẫn dắt của người cha trên hành trình cùng con đi đến đến tương lai. Tiếp đến hình ảnh đứa con thể hiện sự tin tưởng, yêu thương dành cho cha. Con đề nghị “Cha mượn cho con buồm trắng nhé/Để con đi”. Những cánh buồm đã gửi gắm ước mơ của con. Cánh buồm kiêu hãnh ngoài biển khơi thể hiện khao khát được đi xa để khám phá, hay cũng chính là cha thuở trước. Người cha cảm thấy tự hào khi thấy con mình cũng ấp ủ những ước mơ cao đẹp. Qua đây, tác giả cũng ca ngợi ước mơ được khám phá cuộc sống của trẻ thơ, những ước mơ làm cho cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn. Bằng giọng thơ chân thành giản dị, “Những cánh buồm” đã lưu lại dấu ấn sâu sắc trong lòng người đọc.

  
Nguyễn Minh Hà
Xem chi tiết
Hiền Nekk^^
14 tháng 11 2021 lúc 21:06

mình viết ngắn:Từ lúc mà học ngữ văn lớp 6.Em có học về thơ lục bát,lúc đầu,em đọc thơ lục bát thấy nhàm chán nhưng bây giờ em thấy nó rất hay.có rất nhiều  các bài thơ lục bát trong sách ngữ văn lớp 6 , nhưng em chỉ trú tâm vào bài thơ À ơi tay mẹ.Bài thơ của tác giả bình nguyên.Khi đọc bài thơ này,người đọc cảm thấy xúc động về đôi bàn tay mẹ.Tuy đôi bàn tay nhỏ nhắn ấy,nó lại có thể vững chắc vượt qua cản chở khó khăn của cuộc đời.Những thử thách gian nan cuộc đời,bàn tay mẹ vẫn mạnh mẽ trước những thử thách đó.Em thấy bài thơ À ơi tay mẹ rất tuyệt,và có ý nghĩa.

Nhã Trúc
14 tháng 11 2021 lúc 21:10

Dân tộc Việt Nam có phẩm chất tốt đẹp, điều đó đã được thể hiện qua bài ca dao:

                               “Trong đầm gì đẹp bằng sen

                      Lá xanh bông trắng lại chen nhụy vàng

                                 Nhụy vàng bông trắng lá xanh

                      Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”

Bài ca dao đã mượn hình ảnh hoa sen để ẩn dụ cho phẩm chất của con người. Mở đầu là một câu hỏi tu từ “Trong đầm gì đẹp bằng sen?” như một lời khẳng định rằng trong đầm có nhiều loài hoa rực rỡ, nhưng không có bất cứ loài hoa nào có thể sánh được với hoa sen. Hai câu ca dao tiếp theo vẽ nên vẻ đẹp rất đỗi bình dị mà thanh cao của chúng: lá xanh, bông trắng, nhị vàng. Cách sử dụng điệp ngữ “nhị vàng”, “bông trắng” và “lá xanh” nhằm gợi ra hình ảnh tả thực những cánh hoa xếp tầng tầng lớp lớp tạo nên những bông hoa. Câu thơ cuối cùng “Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”, hoa sen vốn sinh trưởng trong môi trường đầm lầm - một nơi có rất nhiều bùn. Mà đặc tính của bùn là có mùi hôi tanh, rất khó chịu. Mặc dù sống trong môi trường như vậy, nhưng hoa sen vẫn có mùi thơm ngát dịu dàng. Cũng giống như con người Việt Nam có lối sống giản dị, mộc mạc. Nhưng họ lại có phẩm chất tốt đẹp, cao quý. Sống trong hoàn cảnh khó khăn nhưng vẫn giữ được tâm hồn thanh cao. Chỉ một bài ca dao ngắn gọn nhưng đã thể hiện được những vẻ đẹp của con người Việt Nam.

Phạm Tiến Lộc
29 tháng 9 lúc 20:01

Đom đẻ

 

haitani anh em
Xem chi tiết
Như 6a7 29 xuân
15 tháng 11 2021 lúc 14:28

Đặt câu có từ láy, gạch chân từ láy em vừa đặt

locmeomeovn
Xem chi tiết
👾thuii
13 tháng 11 2023 lúc 19:46

Tham khảo :

Tác giả Nguyễn Đình Thi đã đưa cả đất nước Việt Nam tươi đẹp vào thi phẩm “Việt Nam quê hương ta”. Nhà thơ chỉ chọn những hình ảnh tiêu biểu nhất như cánh cò, đồng lúa, ngọn núi Trường Sơn, mà như tái hiện được cả non sông gấm vóc của tổ quốc. Từ trong mảnh đất ấy, đã sinh ra những con người hiền lành, chân chất nhưng cũng vô cùng kiên cường, dũng cảm. Họ sinh ra từ làng, nên yêu làng, yêu tổ quốc. Họ sẵn sàng gác lại mọi thứ ở phía sau để chiến đấu cho độc lập tự do của dân tộc. Đó là Việt Nam trong tâm thức của nhà văn Nguyễn Đình Thi, và cũng là Việt Nam trong triệu triệu trái tim người con của mảnh đất hình chữ S này. Nhịp thơ lục bát ngân vang như câu ca, đã góp phần làm cho tình yêu và niềm tự hào về quê hương trong bài thơ trở nên càng thêm tự nhiên, mạch lạc. Bởi tình yêu nước ấy ai ai cũng có, chỉ là khác nhau ở cách biểu đạt mà thôi.

Kỳ Anh Nguyễn Vũ
Xem chi tiết
Kudo Shinichi AKIRA^_^
6 tháng 12 2021 lúc 20:57

TK

Một trong những bài thơ lục bát mà em thích nhất chính là bài thơ Việt Nam quê hương của nhà thơ Nguyễn Đình Thi. Bài thơ được viết bằng thể lục bát, âm điệu nhẹ nhàng, bay bổng nhưng cũng không kém phần sôi nổi, trầm hùng. Câu thơ mở đầu như câu hát ca ngợi da diết để lại cho em ấn tượng sâu sắc : " Việt Nam đất nước ta ơi...... sớm chiều". Nhà thơ đã tinh tế vẽ nên một bức tranh màu sắc hài hòa, tươi đẹp, rất đặc trưng của làng quê Việt. Giữa nền xanh biếc “biển lúa” là hình ảnh đàn cò trắng chao nghiêng rập rờn. Cánh cò ấy không cao vút tầng không mà “bay lả” giữa cánh đồng, dưới những đám mây mờ bị che phủ bởi đỉnh núi, mở ra khung cảnh về một đất nước thanh bình. Đánh đổi cho sự thanh bình ấy chính là máu, là nước mắt của biết bao những người con anh dũng kiên cường chiến đấu hết mình bảo vệ đất nước. Chỉ bằng 4 dòng thơ đầu thôi, cũng đủ khơi gợi cho chúng ta niềm tự hào về thiên nhiên, về mảnh đất Việt Nam yêu dấu

Vũ Trọng Hiếu
6 tháng 12 2021 lúc 21:10

Dân tộc Việt Nam có phẩm chất tốt đẹp, điều đó đã được thể hiện qua bài ca dao:

            “Trong đầm gì đẹp bằng sen

             Lá xanh bông trắng lại chen nhụy vàng

             Nhụy vàng bông trắng lá xanh

             Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”

Bài ca dao đã mượn hình ảnh hoa sen để ẩn dụ cho phẩm chất của con người. Mở đầu là một câu hỏi tu từ “Trong đầm gì đẹp bằng sen?” như một lời khẳng định rằng trong đầm có nhiều loài hoa rực rỡ, nhưng không có bất cứ loài hoa nào có thể sánh được với hoa sen. Hai câu ca dao tiếp theo vẽ nên vẻ đẹp rất đỗi bình dị mà thanh cao của chúng: lá xanh, bông trắng, nhị vàng. Cách sử dụng điệp ngữ “nhị vàng”, “bông trắng” và “lá xanh” nhằm gợi ra hình ảnh tả thực những cánh hoa xếp tầng tầng lớp lớp tạo nên những bông hoa. Câu thơ cuối cùng “Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”, hoa sen vốn sinh trưởng trong môi trường đầm lầm - một nơi có rất nhiều bùn. Mà đặc tính của bùn là có mùi hôi tanh, rất khó chịu. Mặc dù sống trong môi trường như vậy, nhưng hoa sen vẫn có mùi thơm ngát dịu dàng. Cũng giống như con người Việt Nam có lối sống giản dị, mộc mạc. Nhưng họ lại có phẩm chất tốt đẹp, cao quý. Sống trong hoàn cảnh khó khăn nhưng vẫn giữ được tâm hồn thanh cao. Chỉ một bài ca dao ngắn gọn nhưng đã thể hiện được những vẻ đẹp của con người Việt Nam.

nguyễn hoàng vương
Xem chi tiết
bé thu minh
Xem chi tiết
lạc lạc
18 tháng 11 2021 lúc 7:03

THAM KHẢO

Tình yêu quê hương đất nước trở thành nguồn cảm hứng không bao giờ vơi cạn đối với các thi nhân, đặc biệt trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Nhà thơ Nguyễn Đình Thi góp thêm một bông hoa cho vườn văn học yêu nước – bài thơ Việt Nam quê hương ta. Những câu thơ của Nguyễn Đình Thi vút lên sôi nổi, trầm hùng biết bao: 

Việt Nam đất nước ta ơi

Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn

Cánh cò bay lả rập

rờn/ Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều

       Bốn câu thơ đầu mở ra cảnh thanh bình của làng quê Việt Nam bao đời nay sau lũy tre làng gần gũi thân thương. Để có được sự thanh bình ấy dân tộc ta đã phải trải qua rất nhiều đau thương mất mát và hi sinh: “Bao nhiêu đời đã chịu nhiều thương đau/ Mặt người vất vả in sâu/ Gái trai cũng một áo nâu nhuộm bùn”. Càng trong gian khó, phẩm chất và ý chí của con người Việt Nam lại càng ngời sáng hơn, từ những người bé nhỏ bình dị chăm chút làm ăn, khi đất nước lâm nguy họ vụt lớn lên thành những anh hùng bất khuất, kiên trung, không kẻ thù nào có thể khuất phục “chìm trong máu lửa lại vùng đứng lên”. Điều đó đã lí giải vì sao một dân tộc bé nhỏ như dân tộc Việt Nam lại có thể chiến thắng những kẻ thù sừng sỏ nhất. Vẻ đẹp của những con người gan dạ dũng cảm đó không chỉ là chỉ biết cầm súng chiến đấu mà chính là bản chất hiền hòa, đôn hậu, yêu chuộng hòa bình “Đạp quân thù xuống đất đen/ Súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa”.Quê hương dưới đôi mắt của nhà thơ Nguyễn Đình Thi hiện lên vô cùng tươi đẹp, chan hòa ánh nắng, nơi có “Hoa thơm, cỏ ngọt bốn mùa trời xanh”, nơi con người biết “Yêu ai yêu trọn tấm lòng thủy chung”, nơi gắn bó bao kỉ niệm của tuổi thơ êm đềm và trở thành phần kí ức không thể xóa nhòa trong tâm trí. Để mỗi khi đi xa thì nỗi nhớ lại càng trào dâng: “Ta đi ta nhớ núi rừng/ Ta đi ta nhớ dòng sông vỗ bờ”. Nếu không có một tình yêu sâu nặng với quê hương đất nước thì chắc hẳn không thể viết nên những câu thơ chạm tới miền tình cảm thiêng liêng nhất trong trái tim mỗi người dân đất Việt. Mỗi lần đọc lại những vần thơ này của nhà thơ Nguyễn Đình Thi, ắt hẳn trong chúng ta không khỏi dấy lên niềm tự hào về quê hương đất nước mình.