Những câu hỏi liên quan
duy tan tai
Xem chi tiết
Nguyen yen ngoc
Xem chi tiết
.
22 tháng 5 2019 lúc 20:11

Sáng hôm thứ bảy vừa rồi, tôi đang rửa mặt bên hè nhà đế sửa soạn đi học. Bỗng nghe tiếng hỏi của em tôi, lại nghe có tiếng đáp. Tôi không ngoảnh mặt ra, nhưng cũng nhận biết đó là tiếng anh Quang, người bạn thân với tôi. Tôi vội lau tay, thay áo rồi chạy ra, cùng nhau chào hỏi mừng rỡ. Liền đó, tôi cũng sửa soạn sách vở cùng anh đi đến trường học.

   Ra đi được một đoạn đường, bạn tôi chợt hỏi, câu hỏi thường nghe trong đám học trò chúng tôi trước giờ vào lớp:

   - Hôm nay có bài Quốc sử anh đã thuộc chưa? - Câu hỏi đó, nếu ở một người khác hỏi thì tôi chỉ trả lời một tiếng cho qua là “thuộc” hay là “không” mà thôi, nhưng đối với anh Quang, tôi trả lời có khác. Vỗ vai bạn ra chiều yêu mến tôi nói:

   -  Anh ơi! Sử là môn học rất cần cho học trò chúng ta thì không học là làm sao? Nếu ta không thuộc sử tức là chúng ta không biết đất nước mở mang thế nào, nòi giống ta sinh trưởng làm sao. Làm người dân một nước mà không biết lịch sử nước mình là người vong tổ, ai còn kể là giống gì nữa!

   Bạn tôi lại nói:

   - Tôi cũng biết thế và tôi có học lắm, nhưng sử là môn học khó nhớ lắm; thường tôi học mãi mà không thuộc và nhớ bao nhiêu, là tại làm sao thế?

   - Ô hay! Đời nào lại có học mà không nhớ! Không thuộc! Ở đời có việc gì là khó đâu. Nếu người ta định chí cho cứng mạnh, thì dẫu có việc khó mà cũng hoá ra dễ vậy.

   Bấy giờ gió mát buổi sớm mai thổi nhẹ, hai bên đường lác đác vài cái lá vàng rơi, bạn tôi vừa đi vừa cúi xuống ra dáng ngẫm nghĩ lắm. Một chốc rồi cười lớn ra vẻ đắc ý và nói với tôi rằng: “Lời anh vừa nói, tôi cho là phải và hay lắm, chứ từ trước mỗi khi tôi học thấy khó rồi thôi, thành thử không hiểu gì cả. Từ nay tôi sẽ nghe lời anh mà bền chí học kĩ cho thuộc cho nhớ mới thôi”.

   Rồi đó, tôi kể qua các sự tích hay trong lịch sử nước nhà cho bạn nghe. Trong khi nói, có đoạn thì tôi với bạn cùng vui có đoạn thì tôi với bạn cùng buồn...

   Được một lát đến cửa trường, hai người chúng tôi bèn dứt câu chuyện mà bước vào. Bây giờ có khi tôi ngồi nghĩ buổi hôm ấy thì lòng lấy làm vui thích lắm vi đã khuyên được một việc phải cho người bạn hiền.

Bình luận (0)
Nguyen yen ngoc
22 tháng 5 2019 lúc 20:23

nhưng đấy là bài về môn sử , ko phải về môn toán và tiếng việt . bạn suy nghĩ lại đi nhé

Bình luận (0)
Minh nhật
22 tháng 5 2019 lúc 20:31

môn toán cần thiết hơn

các bạn nhớ k cho mình rồi mình k lại cho

Bình luận (0)
Lộc Diệc Xuri
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
13 tháng 10 2019 lúc 14:38

a. Trong những câu được dẫn, câu (3) hay hơn cả vì thể hiện được tình cảm, cảm xúc (lòng mong muốn bạn tiến bộ) của người viết được bộc lộ rõ ràng, do đó hiệu quả thuyết phục sẽ cao hơn.

b. Cách sắp xếp các luận cứ theo trình tự trong sách đã thể hiện tính lô-gíc, chặt chẽ :

Ba câu đầu là hệ thống lập luận theo hướng thuận:

- Câu (1) nêu một vấn đề về tương lai, trong đó trình độ khoa học – kỹ thuật và văn hoá - nghệ thuật ngày một nâng cao.

- Câu (2) xác định vai trò của tri thức trong xã hội đó.

- Câu (3) được suy ra từ câu (2) : muốn có tri thức thì phải chăm chỉ học tập.

- Câu (4) là một kết luận có tính tất yếu và giàu sức thuyết phục.

c. Cách kết đoạn như của bạn ("Lúc bấy giờ, dẫu các ngươi muốn vui vẻ phỏng có được không ?") có những đặc điểm :

- Cách viết đó tạo ra một giọng điệu tinh nghịch (thậm chí hơi suồng sã), điều đó có thể làm giảm tính thuyết phục của đoạn văn.

- Để kết luận được như vậy, cả bài văn cũng phải có một giọng điệu tương tự thì mới phù hợp. Điều này thật khó tạo được hiệu quả như ý muốn.

Nói chung, để kết thúc đoạn văn này có thể sử dụng nhiều cách khác nhau, nhiều giọng điệu khác nhau nhưng điều chủ yếu nhất là những giọng điệu đó phải xuất phát từ (và cũng phải thể hiện được) một tình cảm bè bạn chân thành, từ lòng mong muốn thực sự cho sự tiến bộ của bạn cũng như của cả tập thể lớp.

d. Nếu kết luận theo hướng trên (câu chủ đề ở cuối đoạn) thì đây là một đoạn văn được viết theo lối quy nạp.

Nếu kết luận theo hướng trên (câu chủ đề ở cuối đoạn) thì đây là một đoạn văn được viết theo lối quy nạp.

Ví dụ :

"Người học sinh hôm nay càng ham chơi, không chăm học thì ngày mai càng khó có thể làm được việc gì có ý nghĩa, và do đó càng khó có được niềm vui trong cuộc sống. Điều đó được giải thích như sau : cùng với sự phát triển như vũ bão của khoa học – kỹ thuật, xã hội càng ngày càng phát triển, càng đòi hỏi con người phải được trang bị hệ thống tri thức tiên tiến...".

Bình luận (0)
Lee Đức
13 tháng 4 2022 lúc 19:40

:VVV

Bình luận (0)
Alan
Xem chi tiết
Nguyên Khôi
8 tháng 12 2021 lúc 12:39

Tham khảo:

Đối với mỗi học sinh thì phương pháp học tập là yếu tố quan trọng cần có để có thể đạt được thành tích học tập tốt và hiệu quả. Phương pháp học tập đúng đắn không chỉ giúp cho học sinh tiết kiệm được một khoảng thời gian cho chính bản thân mình mà vẫn đạt được hiệu quả trong công việc học tập. Phương pháp học tập đầu tiên đó chính là học chủ động, học tranh thủ. Trên lớp, các bạn học sinh hãy luôn chăm chú tập trung lắng nghe thầy cô giảng bài. Sau đó, về nhà khi làm bài tập, luyện tập thì hãy cố gắng làm hết những yêu cầu được thầy cô giao cho. Một số khoảng thời gian rảnh rỗi như ngồi xe buýt hay giờ ra chơi thì học sinh có thể tranh thủ trao đổi kiến thức với các bạn, hoặc xem lại sách vở, chuẩn bị bài mới và đọc lại bài cũ. Phương pháp học tập thứ hai đó chính là tự học. Bên cạnh việc nghe thầy cô giáo giảng bài, việc tự học ở nhà cũng là điều vô cùng quan trọng và cần thiết. Việc tự học sẽ giúp mỗi người có thể chủ động lĩnh hội và tiếp thu kiến thức nhanh và khắc sâu hơn nữa. Tự học chính là chìa khóa thành công trong học tập của biết bao những doanh nhân vĩ đại. Tự học, tự đọc, tự mình khám phá chân trời tri thức và trao đổi với mọi người xung quanh. Đó chẳng phải là một phương pháp học hiệu quả và thú vị hay sao?

 

Câu nghi vấn: Đó chẳng phải là một phương pháp học hiệu quả và thú vị hay sao?

Câu cầu khiến: Trên lớp, các bạn học sinh hãy luôn chăm chú tập trung lắng nghe thầy cô giảng bài. 

Bình luận (1)
Ngô Phương Linh
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
10 tháng 2 2017 lúc 9:03

a, Trong đời sống, khi có một tư tưởng, tình cảm, nguyện vọng mà cần biểu đạt cho mọi người thì cần phải biểu đạt bằng ngôn ngữ nói hoặc viết.

b, Khi muốn biểu đạt tư tưởng, tình cảm, nguyện vọng ấy một cách đầy đủ, trọn vẹn cho người khác hiểu thì cần phải trình bày rõ ràng mục đích giao tiếp.

c, Câu ca dao trên nhằm thông báo nội dung tư tưởng.

     + Nó khẳng định lập trường, ý chí và niềm tin vào chính mình.

     + Hai câu 6 và 8 liên kết với nhau bằng cách bắt vần thể thơ lục bát, biểu đạt trọn vẹn một ý.

     + Ca dao cũng được coi là một văn bản.

d, Lời phát biểu của thầy cô hiệu trưởng trong lễ khai giảng năm học là một văn bản vì nó có chủ đề thống nhất, có tính liên kết mạch lạc

e, Đơn xin học, bài thơ, truyện cổ tích… được gọi là văn bản. Những bài văn, thư cảm ơn, một bài chuyên đề cũng được coi là văn bản.

Bình luận (0)
Đào Thanh Trúc
Xem chi tiết
Lê Trần Bách Kỳ
22 tháng 10 2023 lúc 20:17

a)Theo em, việc làm của nhóm bạn Vy là chưa đúng vì:

 - Nhóm bạn chưa có thái độ tích cực trong việc đóng góp ý kiến xây dựng bài học.

 - Nhóm bạn đưa ra được nhiều ý kiến và làm việc nhóm tốt nhưng lại không tự tin để chia sẻ với lớp.

 - Các thành viên trong nhóm chưa thể hiện được sự trách nhiệm của bản thân đối với tập thể khi không ai chủ động đại diện trả lời câu hỏi cho nhóm, thậm chí là cả tổ trưởng hay tổ phó(vì đề bài nêu rằng không ai chịu báo cáo)

 - Nhóm bạn chưa đáp ứng được yêu cầu của giáo viên vì nếu không ai báo cáo đồng nghĩa với việc thời gian giáo viên cho các bạn trao đổi không hề được tận dụng, không mang đến kết quả.

b)Nếu là bạn cùng lớp với nhóm bạn Vy, em sẽ khuyên các bạn hãy tự tin chia sẻ ý kiến với cả lớp và giáo viên, không có gì phải lo lắng hay ngại ngùng, học tập là quá trình đi từ không biết đến biết, từ không hiểu đến hiểu, cho dù nhóm bạn trả lời sai đi nữa thì cũng chẳng có vấn đề gì. Chưa kể, nhóm bạn đã thảo luận rất tốt nên nhất định sẽ không khiến giáo viên và các bạn thất vọng.

Bình luận (0)
Đoàn Phương Linh
Xem chi tiết