phân tích những thuận lợi và khó khăn của 54 dân tộc
Câu 1 . Phân tích những thuận lợi và khó khăn của vùng đồi núi nước ta
Câu 2 . Em sống ở vùng địa hình như thế nào . Có những thuận lợi và khó khăn gì . Nêu biện pháp khắc phục những khó khăn đó.
Giúp e vs ạ
Cần gấp
Bạn tham khảo nhé
Câu 1:
+ Thuận lợi:
Khoáng sản: địa hình đồi núi tập trung nhiều loại khoáng sản có nguồn gốc nội sinh:đồng,chì,thiếc... nguồn gốc ngoại sinh:boxit,apatit,đá vôi... là nguyên liệu, nhiên liệu cho ngành công nghiệp.
Rừng, đất trồng: Rừng giàu có về thành phần động vật, thực vật nhiều loài quý hiếm,cao nguyên, thung lũng tạo điều kiện hình thành vùng chuyên canh cây công nghiệp, cây ăn quả,chăn nuôi phát triển nông nghiệp và công nghiệp chế biến, tiêu dùng...
Đất trồng: đất vùng bán bình nguyên, trung du trồng cây công nghiệp, ăn quả, lương thực
Thủy năng: Sông ngòi có tiềm năng thủy điện lớn
Du lịch: Miền núi có điều kiện để phát triển du lịch: tham quan nghỉ dưỡng, sinh thái
+ Hạn chế:
Địa hình đồi núi gây trở ngại cho dân sinh phát triển kinh tế-xã hội
Địa hình bị chia cắt mạnh lắm sông suối,hẻm vực, sườn dốc gây trở ngại giao thông
Khai thác tài nguyên giao lưu kinh tế các vùng khó khăn
Thiên tai: mưa nhiều, độ dốc lớn, lũ nguồn, lũ quét,xói mòn...
các đứt gãy sâu có nguy cơ động đất
lốc, mưa đá, sương muối, rét hại tác hại lớn đời sống dân cư, sản xuất...
Phân tích những thuận lợi và khó khăn của dân số đông của đồng bằng sông Hồng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng
Đặc điểm dân số đông và nhiều thành phần dân tộc đã tạo ra những thuận lợi và khó khăn gì trong phát triển kinh tế - xã hội của nước ta ?
a/ Thuận lợi:
– Dân số đông nên có nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn.
– Dân số tăng nhanh, cơ cấu dân số trẻ tạo ra nguồn lao động bổ sung lớn, tiếp thu nhanh khoa học kỹ thuật.
b/ Khó khăn:
– Đối với phát triển kinh tế:
+ Tốc độ tăng dân số chưa phù hợp tốc độ tăng trưởng kinh tế.
+ Vấn đề việc làm luôn là thách thức đối với nền kinh tế.
+ Sự phát triển kinh tế chưa đáp ứng được tiêu dùng và tích lũy.
+ Chậm chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành và theo lãnh thổ.
– Đối với phát triển xã hội:
+ Chất lượng cuộc sống chậm cải thiện, thu nhập bình quân đầu người còn thấp.
+ Giáo dục, y tế, văn hóa còn gặp nhiều khó khăn.
– Đối với tài nguyên môi trường:
+ Sự suy giảm các TNTN.
+ Ô nhiễm môi trường.
+ Không gian cư trú chật hẹp.
– Do quy mô dân số nước ta lớn, số người trong độ tuổi sinh đẻ cao, nên dù tỉ lệ gia tăng dân số giảm, nhưng quy mô dân số vẫn tiếp tục tăng .
– Ví dụ: với quy mô dân số 70 triệu người, tỷ lệ gia tăng dân số 1,5%, thì mổi năm dân số tăng 1,05 triệu người. Nhưng nếu quy mô dân số là 84 triệu người, tỷ lệ gia tăng dân số là 1,31%, thì mổi năm dân số tăng thêm 1,10 triệu người.
- Đông dân
+ Thuận lợi: có nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn.
+ Khó khăn: trở ngại lớn cho việc phát triển kinh tế, giải quyết việc làm, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân,..
- Có nhiều thành phần dân tộc:
+ Các dân tộc đoàn kết với nhau, phát huy truyền thống sản xuất, văn hóa, phong tục tập quán, tạo nên sức mạnh phát triển kinh tế, xây dựng đất nước.
+ Tuyệt đại bộ phận người Việt ở nước ngoài đều hướng về Tổ quốc và đang đóng góp công sức cho xây dựng, phát triển kinh tế -xã hội ở quê hương.
- Dân số còn tăng nhanh, cơ cấu dân số trẻ
+ Gia tăng dân số nhanh đã tạo nên sức ép rất lớn đối với phát triển kinh tế- xã hội, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường và việc nâng cao chât lượng cuộc sống của từng thành viên trong xã hội.
+ Dân số nước ta thuộc loại trẻ nên có nguồn lao động dồi dào (mỗi năm có thêm khoảng 1,1 triệu lao động mới), có khả năng tiếp thu nhanh các kĩ thuật và công nghệ tiên tiến. Nếu được đào tạo và sử dụng hợp lí, họ sẽ trở thành nguồn lực quyết định để phái triển đât nước. Tuy nhiên, nó cũng gây ra khó khăn về việc sắp xếp việc làm cho số lao động gia tăng.
Trình bày đặc điểm dân số, sự phân bố dân cư của Đông Nam Á. Những thuận lợi và khó khăn của dân cư Đông Nam Á
refer:
Đặc điểm dân cư
- Là khu vực đông dân (536 triệu người, 2002).
- Gia tăng dân số khá nhanh. Cơ cấu dân số trẻ.
- Nhiều chủng tộc cùng chung sống, ngôn ngữ phổ biến là tiếng Anh, Hoa và Mã Lai.
-> Nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ lớn, giao lưu hợp tác dễ dàng.
- Dân cư tập trung đông ở đồng bằng châu thổ và vùng ven biển.
Xem thêm tại: Đặc điểm dân cư Đông Nam Á
1)Trình bày đặc điểm dân số, sự phân bố dân cư của Đông Nam Á.
Dựa vào lược đồ ta thấy, dân cư các nước Đông Nam Á phân bố không đồng đều.
+ Dân cư tập trung đông ở vùng ven biển và vùng đồng bằng châu thổ màu mỡ và rộng lớn.
+ Dân cư thưa thớt ở các khu vực vùng núi.
2)Những thuận lợi và khó khăn của dân cư Đông Nam Á
Đặc điểm dân số, phân bố dân cư, sự tương đồng và đa dạng trong xã hội của các nước Đông Nam Á đã taoh ra những thuận lợi cũng như những khó khăn trong sự hợp tác của các nước. Cụ thể là:
Về thuận lợi: tạo điều kiện cho sự giao lưu văn hóa, hợp tác phát triển kinh tế giữa các quốc gia, các dân tộc.Về khó khăn: sự bất đồng về ngôn ngữ, sự khác nhau trong văn hóa của mỗi nước.Phân tích những thuận lợi và khó khăn của việt nam khi giao thương với eu
1. Điều kiện tự nhiên và dân cư của đồng bằng sông cửu long có những thuận lợi và khó khăn gì cho việc phát triển kinh tế - xã hội ?
2. Những thuận lợi và khó khăn đối với việc sản xuất lương thục ĐBSCL?
Phân tích những thuận lợi và khó khăn của Việt Nam khi trở thành thành viên của ASEAN.
Cứu tuiiiiiiiiiiiiiii
Thuận lợi:
-Mở rộng quan hệ giúp tăng nền kinh tế cũng như giáo dục,văn hóa,...của đất nước.
-Phát triển về phần kinh doanh, du lịch,...
Khó khăn:
-Có sự khác nhau rõ ràng về nền kinh tế,chính trị của dất nước và các nước khác.
-Bất đồng về ngôn ngữ.
Phân tích những thuận lợi và khó khăn của nước ta trong quan hệ với các nước ASEAN.
a) Thuận lợi
Quan hệ với các nước ASEAN, chúng ta có thêm nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế, cụ thể như:
- Về quan hệ mậu dịch:
+ Tốc độ tăng trưởng trong buôn bán với các nước ASEAN đạt khá cao: từ năm 1990 đến năm 2000 tăng 26,8%/năm (gần 30%).
+ Tỉ trọng hàng hóa buôn bán với các nước này chiếm tới 1/3 (32,4%) tổng buôn bán quốc tế của Việt Nam.
+ Mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang các nước ASEAN là gạo, với bạn hàng chính là In-đô-nê-xi-a, Phi-líp-pin, Ma-lai-xi-a.
+ Mặt hàng nhập khẩu chính là: nguyên liệu sản xuất như: xăng dầu, phân bón, thuốc trừ sâu, hạt nhựa, hàng điện tử.
- Về hợp tác phát triển kinh tế: Dự án phát triển hành lang Đông - Tây tại lưu vực sông Mê Công tạo điều kiện để khai thác tài nguyên và nhân công tại những vùng còn nhiều khó khăn của một số nước trong khu vực, giúp những vùng này phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói nghèo.
b) Khó khăn
- Do chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế nên năng suất lao động của nước ta còn thấp, chất lượng hàng hóa sản xuất chưa cao, giá bán hàng cao khó cạnh tranh với hàng các nước khác sản xuất.
- Các nước Đông Nam Á có nhiều mặt hàng giống nhau càng dễ xảy ra cạnh tranh trong xuất khẩu.
- Sự khác biệt trong thể chế chính trị dẫn đến cách giải quyết các mối quan hệ kinh tế, văn hóa, xã hội khác nhau nhiều khi gây khó khăn không cần thiết như: chúng ta có nhiều thủ tục hành chính khi giải quyết các hợp đồng, các giấy cấp phép hoạt động.
- Việc không cùng chung ngôn ngữ cũng gây những khó khăn lớn khi Việt Nam mở rộng giao lưu với các nước,...
Dựa vào thông tin mục 1 và hình 30.3, hãy:
- Nêu khái quát đặc điểm dân cư Cộng hòa Nam Phi.
- Phân tích những thuận lợi và khó khăn của đặc điểm dân cư tới phát triển kinh tế - xã hội Cộng hòa Nam Phi.
Tham khảo!
- Quy mô dân số: là một trong sáu quốc gia đông dân nhất châu Phi. Năm 2020, dân số Cộng hòa Nam Phi đạt 59.3 triệu người.
- Tỉ lệ tăng tự nhiên của dân số: còn khá cao nhưng đang có xu hướng giảm, từ 1,6% năm 2010 xuống còn 1,2% năm 2020.
- Thành phần dân cư, chủng tộc:
+ Là một trong những quốc gia có Thành phần dân cư, chủng tộc đa dạng, phức tạp nhất thế giới;
+ Cư dân chủ yếu là người gốc Phi (chiếm 80,9%), ngoài ra còn có người gốc Âu, người nhập cư gốc Á và người lai giữa các chủng tộc.
- Cơ cấu dân số:
+ Số dân nữ nhiều hơn nam. Năm 2020, tỉ lệ nữ chiếm 50,7% tổng số dân.
+ Cơ cấu dân số trẻ, nhóm tuổi từ 15 đến 64 tuổi có xu hướng tăng lên.
- Mật độ dân số:
+ Mật độ dân số thấp (49 người/km2, năm 2020).
+ Dân cư phân bố rất không đều: tập trung tại vùng đông bắc, các vùng duyên hải phía đông và phía nam; vùng hoang mạc và bán hoang mạc trong nội địa dân cư thưa thớt.
- Vấn đề độ thị hóa:
+ Tỉ lệ dân thành thị khá cao. Năm 2020, 67,4% dân cư sống ở các đô thị.
+ Tốc độ đô thị hoá của Cộng hòa Nam Phi vào loại nhanh nhất thế giới. Nhiều đô thị hình thành từ việc thu hút lao động đến làm việc ở các khu mỏ.
+ Có nhiều đô thị đông dân và hiện đại như: Kếp-tao, Đuốc-ban, Giô-han-ne-xbua,…