Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Ngô Ngọc Ánh
Xem chi tiết
Lê Đăng Duy
18 tháng 12 2021 lúc 18:59

tự làm đi bắt hát luoonn á??!!

Khách vãng lai đã xóa
Lê Trần Kim Khánh
30 tháng 12 2021 lúc 8:49

bạn viết đi chứ

Khách vãng lai đã xóa
Lê Nguyễn Vân Khánh
6 tháng 1 2022 lúc 10:20

Hát ko đc phải bắt ngt viết mới đc chắc điên ngày mai mới xong uk với lại em cũng đâu có bt bài hát đó🤣😂

Khách vãng lai đã xóa
Cô bé hoa anh đào
Xem chi tiết
We Are One
1 tháng 2 2018 lúc 21:40

1.Nhạc sĩ Bùi Đình Thảo

2.Hoàng Lân-Hoàng Long

3.Nhạc:Lê Minh Châu-Lời:Minh Nguyên

4.Nhạc sĩ Hàn Ngọc Bích\

5.Hoàng Lân-Hoàng Long

6.Nhạc sĩ Phạm Tuyên 

7.Nhạc sĩ Hoàng Hà

Huỳnh Ngọc Ngân
Xem chi tiết
꧁༺ΑЅЅΑЅΙИঔ
6 tháng 11 2018 lúc 13:43

I. Mở bài: giới thiệu khu vườn nhà em
Ví dụ:
Nhà em có một khu vườn, khu vườn được ông em tạo nên từ một mảnh đất trống bên nhà. Khu vườn là món quà đặc biệt mà ông đã mang lại cho tuổi thơ tôi, khiến tuổi thơ tôi trở nên tươi đẹp hơn. Em rất là yêu quý khu vườn, ku vườn như một phần cuộc sống của em, mỗi khi sáng sớm em đều ra vườn hít không khí trong lành.
II. Thân bài: nêu cảm nghĩ của em về vườn nhà em
1. Tả sơ lược về khu vườn

Khu vườn nhà em rộng khoảng 100m2Khu vườn có rất nhiều hoa lá, cây cối và cây ăn tráiKhu vườn là tâm huyết của ôngKhu vườn rất đẹp, có rất nhiều chim và bướm đến thăm

2. Vai trò của vườn đối với em và gia đình em

Nhà em thường ăn rau trong vườn, quả trong vườn và hái rau trong vườn để cắmMỗi trưa hè nhà em đều ra vườn hóng mátMẹ em và bà còn hái rau và quả trong vườn để biếu hoặc bán

3. Khu vườn qua bốn mùa

Mỗi mùa khu vườn có một đặc điểm khác nhauKhu vườn rất xinh đẹpMỗi mua mang mỗi màu khác nhau

III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về khu vườn
Ví dụ: 
Em rất yêu khu vườn. em sẽ chăm sóc khu vườn thật tốt.
Trên đây là Hướng dẫn lập dàn ý đề bài “Cảm nghĩ của em về khu vườn nhà em” chi tiết và ngắn gọn nhất dành cho bạn. hi vọng qua bài lập dàn ý bạn đã có được những sự tham khảo để làm văn tốt hơn. Chúc các bạn thành công, học tập tốt. tk mn nha !

Bùi Mai Quỳnh Anh
Xem chi tiết
Duyên Vũ
28 tháng 2 2021 lúc 11:55

Trong tất cả các ca sĩ hay nhóm nhạc Hàn Quốc, để lại cho em nhiều ấn tượng sâu sắc và hâm mộ nhất là nhóm nhạc Blackpink.

Em còn nhớ mãi buổi biểu diễn ấy, khi đó, Blackpink lần nữa trở lại sàn đấu âm nhạc thế giới với một bài hát "How You That" khi xuất hiện trong chương trình “The Tonight Show Starring Jimmy Fallon” của đài NBC (Mỹ).

Blackpink là một nhóm nhạc nữ trực thuộc công ty YG Entertainment - một công ty giải trí thuộc Top 3 những ông lớn của Hàn Quốc. Nhóm gồm 4 thành viên là Jisoo, Jennie, Rosé và Lisa. Ngay từ trước khi ra mắt, Blackpink đã rất nổi tiếng với ngoại hình xinh đẹp khi cả 4 thành viên trong nhóm đều sở hữu những nét đẹp khác nhau, không trộn lẫn và vô cùng nổi bật so với dàn idol Kpop thế hệ mới và họ cũng nhanh chóng thu hút được rất nhiều sự chú ý của người hâm mộ.

Khác với tích cách vui tươi, thoải mái ở đời thường, trên sân khấu hôm ấy, mỗi người như trở thành một người con gái khác vậy. Những cô nàng luôn vui vẻ, nghịch ngợm ở phía sau hậu trường thế nhưng chỉ cần bước lên sân khấu, họ lại vô cùng nghiêm túc và chuyên nghiệp trong từng động tác. Họ “cháy” hết mình cùng vũ đạo mạnh mẽ, quyến rũ, thể hiện hoàn hảo nhất cho phần trình diễn này. Các khán giả xung quanh hô hào cổ vũ vô cùng nhiệt tình. Đúng là không phụ lòng mong mỏi, màn trình diễn thật sự đỉnh cao, khiến khán giả chỉ biết khen xuất sắc.

Em rất mong có cơ hội để xem trực tiếp Blackpink biểu diễn. Mong rằng nhóm sẽ có thêm thật nhiều bài hát hay hơn nữa để cống hiến cho khán giả và ngày càng thành công trong sự nghiệp âm nhạc của mình.

Khách vãng lai đã xóa
Ngọc Mai_NBK
28 tháng 2 2021 lúc 12:00

1. Viết 1 bài văn tả nhóm nhạc BTS

Thần tượng nhóm nhạc mà em rất hâm mộ đó chính là nhóm nhạc BTS .Nhóm nhạc này được mọi người rất nổi tiếng tại Hàn Quốc.Nhóm có 7 thành viên nam rất đẹp trai và dễ thương mà còn hát rất hay luôn á .Nhóm nhạc này từng biểu diễn ở nhiều nơi nên ai ai cũng đều biết. Nhưng thành viên nam mà em cảm thấy ấn tuongj nhất đó là Jungkook. Em yêu thích nhóm nhạc BTS.

2. Viết 1 bài văn tả nhóm nhạc Blạck Pink

Là một fan K-pop, ngoài BTS, mình còn rất háo hức ngắm các chị Black Pink xinh đẹp, tài năng 

Blackpink là một nhóm nhạc nữ được thành lập bởi công ty YG ent , bao gồm các thành viên : Jisoo, Jennie, Lisa và Rosé . Sau nhiều năm gian khổ tập luyện, cuối cùng họ đã được debut vào ngày 8/8/2016 với cái tên : Black Pink. Trong nhóm, cô chị cả Jisoo là nguồn động lực lớn của các em, luôn quan tâm , chu đáo , đặc biệt là ko bao giờ khóc trước mặt các cô em của mình . Jennie và Lisa là một rapper, trên sân khấu có vẻ cool ngầu, nhưng ngoài đời lại là một người vô cùng ấm áp và thân thiện . Rosé- người có một giọng hát đặc biệt, được mọi người tán dương và có những phát ngôn khiến các cô chị cười bò. Nhưng tất cả họ tạo nên BlackPink, một BlackPink hoàn hảo ,tài năng như bây giờ . Đó là một nhóm nhạc vô cùng đoàn kết, các thành viên luôn che chở, chăm sóc và bảo vệ nhau như những người chị em ruột thịt cùng một mái nhà.                                                                    

   Mình rất thích BlackPink, những con người tài  năng, thân thiện, có trái tim ấm áp , nhân hậu và vô cùng xinh đẹp. Họ có thể truyền tải nguồn năng lượng tích cực của mình tới những người nghe sản phẩm âm nhạc của mình. 

Khách vãng lai đã xóa
Nguyệt Ánh Lâm
28 tháng 12 2021 lúc 9:14

BTS: ĐẶC PHÁI VIÊN TỔNG THỐNG, 63 daesang,.............

bờ lách binh: ko có daesang, ko đc làm đặc phái viên tổng thống. Ko bằng một góc của Aespa của tao

Nguyên Anh Phạm
Xem chi tiết
LE CONG DANH
19 tháng 11 lúc 20:36
I. Mở bài:

Giới thiệu về đại dịch và tác động của nó:

Nêu khái quát về đại dịch và ảnh hưởng sâu rộng của nó đối với xã hội, đời sống con người. Chỉ ra rằng trong khó khăn, hoạn nạn, chính tình người, sự sẻ chia và lòng nhân ái đã làm vơi đi nỗi đau và giúp con người vượt qua thử thách.

Giới thiệu câu chuyện sẽ kể:

Đề cập đến một câu chuyện cảm động mà em chứng kiến hoặc nghe kể, trong đó thể hiện rõ tình người trong đại dịch. Khơi gợi sự chú ý và cảm xúc của người đọc, chuẩn bị cho phần thân bài.

Ví dụ mở bài:

Đại dịch COVID-19 đã mang đến những thử thách lớn lao cho toàn nhân loại. Nó không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe con người mà còn làm đảo lộn mọi mặt của đời sống xã hội. Tuy nhiên, trong những lúc khó khăn nhất, tình người lại chính là ngọn lửa sưởi ấm, giúp chúng ta vượt qua. Hôm nay, tôi muốn kể lại một câu chuyện về tình người trong hoạn nạn, mà tôi đã chứng kiến trong chính đại dịch này – một câu chuyện về lòng tốt và sự sẻ chia trong thời điểm đầy gian khó.

II. Thân bài:

Kể câu chuyện về tình người trong đại dịch:

Giới thiệu hoàn cảnh, sự kiện: Miêu tả về tình hình đại dịch và hoàn cảnh khó khăn, hoạn nạn mà nhân vật chính (hoặc những người trong câu chuyện) gặp phải. Ví dụ: Các bệnh viện quá tải, người dân bị cách ly, nhiều người mất việc làm, khó khăn trong việc kiếm sống… Những hành động thể hiện tình người: Kể về những người đã giúp đỡ, sẻ chia với cộng đồng trong thời gian đại dịch. Ví dụ: Người bác sĩ không quản ngại khó khăn để cứu chữa bệnh nhân, người dân tự nguyện ủng hộ vật phẩm cho những người nghèo, những tổ chức từ thiện hỗ trợ tiền bạc, thực phẩm cho những hoàn cảnh khó khăn. Cảm xúc và suy nghĩ của em về tình người trong câu chuyện: Em cảm nhận được tình yêu thương, sự sẻ chia từ những hành động nhỏ nhưng ý nghĩa lớn trong cộng đồng. Những hành động này không chỉ giúp người nhận mà còn làm ấm lòng người cho đi.

Ý nghĩa của câu chuyện:

Tình người trong đại dịch là nguồn động viên lớn lao, làm giảm bớt sự lo âu, căng thẳng của mọi người. Nó thể hiện sức mạnh của lòng nhân ái, sự đoàn kết và sẻ chia trong hoạn nạn, qua đó làm nổi bật giá trị của tình người trong cuộc sống. III. Kết bài:

Tóm tắt lại câu chuyện và những suy nghĩ của em:

Nhắc lại ý nghĩa của tình người trong đại dịch, nhấn mạnh những hành động nhân ái, sẻ chia mà em đã chứng kiến. Đưa ra nhận xét về giá trị của tình người trong những thời khắc khó khăn nhất.

Khẳng định thông điệp về tình người:

Trong đại dịch, tình người chính là ánh sáng giúp mọi người vượt qua bóng tối của hoạn nạn, là yếu tố quyết định khiến xã hội mạnh mẽ hơn, vững vàng hơn. Lời kêu gọi mọi người tiếp tục đoàn kết, sẻ chia và giúp đỡ nhau trong những thời điểm khó khăn.

Ví dụ kết bài:

Từ câu chuyện về tình người trong đại dịch, tôi nhận ra rằng dù thế giới có bao nhiêu thử thách, khổ đau, thì tình thương giữa con người với con người luôn là nguồn sức mạnh vô giá. Những hành động tử tế, những cử chỉ quan tâm, dù là nhỏ bé, nhưng lại có thể giúp chúng ta vượt qua mọi khó khăn. Tôi tin rằng, nếu tất cả chúng ta biết yêu thương và sẻ chia, thì dù là trong đại dịch hay bất kỳ hoàn cảnh nào, tình người sẽ luôn chiến thắng, giúp chúng ta vững vàng bước tiếp.

4o mini
Nguyễn Gia Bảo
Xem chi tiết
Như Nguyệt
3 tháng 3 2022 lúc 8:17

TK:

Văn bản Điều không tính trước kể câu chuyện về một lần tức giận, thậm chí có ý nghĩ muốn đánh nhau của nhân vật “tôi” dành cho người bạn của mình nhưng sau đó lại được hóa giải bằng một cuốn sách đã khiến nhiều độc giả bất ngờ. Nhưng hơn hết, cách ứng xử và hành vi của nhân vật Nghi đã gây ấn tượng mạnh với nhiều độc giả, trong đó có cả em.

Trong cuộc đời, chúng ta sẽ có rất nhiều người bạn, có những người chỉ vô tình lướt qua, nhưng cũng có những người sẽ trở nên thân thiết, tri kỉ, cũng có những người khiến ta cảm phục, yêu mến. Nhưng hơn hết, là những người bạn luôn bao dung, độ lượng với khuyết điểm và giúp ta sửa chữa. Nghi chính là một người bạn như thế. Nghi, “tôi” và Phước là những người bạn cùng học, cùng tham gia đá bóng với nhau. Xích mích chỉ xảy ra khi Nghi không công nhận bàn thắng của “tôi” và Phước, và cả hai đội cãi nhau về luật việt vị. Thế nhưng, cách hành xử của Nghi sau đó đã khiến “tôi” và Phước nguôi ngoai, cả ba lại khoác vai nhau như những người bạn thân thiết.

Đầu tiên, em thấy Nghi là một người bạn rất vô tư và rộng lượng, không chấp nhặt. Cùng cãi cọ, xô xát trên trận bóng, trong khi Phước và “tôi” rất hậm hực, tức tối, không phục và khăng khăng cho rằng bản thân mình mới là người đúng, thậm chí còn chuẩn bị sẵn vũ khí để đánh nhau thì hành động của Nghi hoàn toàn khiến chúng ta bất ngờ. Nghi đi tìm “tôi”, nhưng không phải để phân bua, cãi cọ hay tệ hơn nữa là… đánh nhau. Nghi mang theo một cuốn sách, không hề tính toán chuyện to tiếng trên sân bóng, chỉ thủng thỉnh buông một câu: “Đây là cuốn luật bóng đá của anh tao. Cho mày mượn đọc để mai mốt đá bóng mình khỏi phải cãi nhau nữa!”. Hành vi trái ngược hoàn toàn với “tôi” và Phước đã cho thấy sự rộng lượng của Nghi, không hề tức giận, hậm hực hay bất mãn. Nghi đã bỏ qua cho sự sai luật và cãi cọ vô lý của đối phương để giúp các bạn hiểu được luật đá bóng đúng. Đó là điều mà không phải một cậu bé mười hai, mười ba tuổi nào cũng có thể làm được, đa số ở độ tuổi này, các cậu bé thường xốc nổi, bồng bột và khó bỏ qua cái sai của người khác. Nhưng Nghi đã không hề tính toán gì với Phước và “tôi”, còn đưa sách để mọi người học được luật đúng, không để xảy ra tranh chấp trong những trận bóng tiếp theo.

Xem thêm:

Soạn bài Điều không tính trước - Cánh diều (chi tiết)Soạn bài Điều không tính trước - Cánh diều (siêu ngắn) 

Bên cạnh đó, Nghi còn là một người bạn chân thành, tích cực và vui vẻ. Khi gặp Phước và “tôi”, không hề nhắc nhiều tới trận bóng và lỗi sai của đội bạn, mà rủ mọi người đi xem phim một cách vô tư. Sự chân thành, tích cực của Nghi đã truyền động lực tới Phước và “tôi”, hóa giải được tâm trạng bực bội và bức bối của hai người bạn. Nghi đã lan tỏa lòng yêu thương, chân thành và tích cực của mình tới mọi người. Điều đó còn thể hiện Nghi là một người giàu lòng yêu thương và vị tha, một người bạn đáng quý.

Bạn bè là những người luôn ở bên cạnh và giúp đỡ, nâng đỡ ta những lúc khó khăn, yếu đuối hay hoạn nạn. Và hình ảnh của Nghi trong tác phẩm đã đọng lại trong lòng người đọc nhiều suy ngẫm và những tình cảm. Nghi là một người bạn chân thành, vô tư, đáng mến và giàu tình thương, lan tỏa tinh thần tích cực đến mọi người.

namperdubai2
3 tháng 3 2022 lúc 8:18

THAM KHẢO :

Văn bản Điều không tính trước kể câu chuyện về một lần tức giận, thậm chí có ý nghĩ muốn đánh nhau của nhân vật “tôi” dành cho người bạn của mình nhưng sau đó lại được hóa giải bằng một cuốn sách đã khiến nhiều độc giả bất ngờ. Nhưng hơn hết, cách ứng xử và hành vi của nhân vật Nghi đã gây ấn tượng mạnh với nhiều độc giả, trong đó có cả em.

Trong cuộc đời, chúng ta sẽ có rất nhiều người bạn, có những người chỉ vô tình lướt qua, nhưng cũng có những người sẽ trở nên thân thiết, tri kỉ, cũng có những người khiến ta cảm phục, yêu mến. Nhưng hơn hết, là những người bạn luôn bao dung, độ lượng với khuyết điểm và giúp ta sửa chữa. Nghi chính là một người bạn như thế. Nghi, “tôi” và Phước là những người bạn cùng học, cùng tham gia đá bóng với nhau. Xích mích chỉ xảy ra khi Nghi không công nhận bàn thắng của “tôi” và Phước, và cả hai đội cãi nhau về luật việt vị. Thế nhưng, cách hành xử của Nghi sau đó đã khiến “tôi” và Phước nguôi ngoai, cả ba lại khoác vai nhau như những người bạn thân thiết.

Đầu tiên, em thấy Nghi là một người bạn rất vô tư và rộng lượng, không chấp nhặt. Cùng cãi cọ, xô xát trên trận bóng, trong khi Phước và “tôi” rất hậm hực, tức tối, không phục và khăng khăng cho rằng bản thân mình mới là người đúng, thậm chí còn chuẩn bị sẵn vũ khí để đánh nhau thì hành động của Nghi hoàn toàn khiến chúng ta bất ngờ. Nghi đi tìm “tôi”, nhưng không phải để phân bua, cãi cọ hay tệ hơn nữa là… đánh nhau. Nghi mang theo một cuốn sách, không hề tính toán chuyện to tiếng trên sân bóng, chỉ thủng thỉnh buông một câu: “Đây là cuốn luật bóng đá của anh tao. Cho mày mượn đọc để mai mốt đá bóng mình khỏi phải cãi nhau nữa!”. Hành vi trái ngược hoàn toàn với “tôi” và Phước đã cho thấy sự rộng lượng của Nghi, không hề tức giận, hậm hực hay bất mãn. Nghi đã bỏ qua cho sự sai luật và cãi cọ vô lý của đối phương để giúp các bạn hiểu được luật đá bóng đúng. Đó là điều mà không phải một cậu bé mười hai, mười ba tuổi nào cũng có thể làm được, đa số ở độ tuổi này, các cậu bé thường xốc nổi, bồng bột và khó bỏ qua cái sai của người khác. Nhưng Nghi đã không hề tính toán gì với Phước và “tôi”, còn đưa sách để mọi người học được luật đúng, không để xảy ra tranh chấp trong những trận bóng tiếp theo.

Xem thêm:

Soạn bài Điều không tính trước - Cánh diều (chi tiết)Soạn bài Điều không tính trước - Cánh diều (siêu ngắn) 

Bên cạnh đó, Nghi còn là một người bạn chân thành, tích cực và vui vẻ. Khi gặp Phước và “tôi”, không hề nhắc nhiều tới trận bóng và lỗi sai của đội bạn, mà rủ mọi người đi xem phim một cách vô tư. Sự chân thành, tích cực của Nghi đã truyền động lực tới Phước và “tôi”, hóa giải được tâm trạng bực bội và bức bối của hai người bạn. Nghi đã lan tỏa lòng yêu thương, chân thành và tích cực của mình tới mọi người. Điều đó còn thể hiện Nghi là một người giàu lòng yêu thương và vị tha, một người bạn đáng quý.

Bạn bè là những người luôn ở bên cạnh và giúp đỡ, nâng đỡ ta những lúc khó khăn, yếu đuối hay hoạn nạn. Và hình ảnh của Nghi trong tác phẩm đã đọng lại trong lòng người đọc nhiều suy ngẫm và những tình cảm. Nghi là một người bạn chân thành, vô tư, đáng mến và giàu tình thương, lan tỏa tinh thần tích cực đến mọi người.

Nam U Hiễn
Xem chi tiết
Hoàng Phú Huy
10 tháng 3 2018 lúc 17:04

Con cò bay lả, bay la..., Con cò bay bổng, bay cao. Những câu ca dao bắt đầu bằng con cò đã đi vào tâm hồn con người Việt Nam từ bao đời nay. Con cò thật là gần gũi thân quen với người nông dân.

Con cò hình tượng đẹp trong ca dao. Và mỗi khi nhắc đến con cò với những phẩm chất của nó gợi ta liên tưởng đến hình ảnh của người phụ nữ Việt Nam chịu thương chịu khó, tận tụy suốt đời vì chồng vì con.

Người nông dân Việt Nam rất gần gũi và gắn bó với con cò. Họ đã từng xem cò như là bạn. Nhìn đàn cò trắng bay trên cánh đồng bát ngát, lòng người cảm thấy phơi phới lạ thường, quên hết nỗi nhọc nhằn sau một ngày làm việc. Dáng cò mảnh khảnh, thân cò gầy gầy, bộ lông, cò trắng muốt. Cò mang một vẻ đẹp thanh thoát làm sao! Nhìn cò đứng bên bờ ruộng rỉa lông, cò chao liệng trên bầu trời lộng gió ta chợt liên tưởng đến dáng vẻ của người phụ nữ. Cũng cái mảnh dẻ ấy, cũng cái thân gảy gầy ấy, ta bắt gặp ở người phụ nữ nông dân Việt Nam, người mẹ, người vợ của nông thôn ngày xưa nét dịu hiền đằm thắm, thanh thoát nhẹ nhàng như thế đấy!

Cái cò bay bổng bay cao

Bay qua cửa Phủ, bay vào Đồng Đăng

Thật đẹp làm sao, qua lời ca dao ta mường tượng ra dáng vẻ của cò mang bóng dáng người phụ nữ Việt Nam đáng yêu!

Nét nổi bật đáng quý ở con cò là đức tính chịu thương, chịu khó, chăm chỉ, cần cù: Thân cò rất vất vả, lặn lội quanh năm kiếm sống.

Trời mưa quả dưa vẹo vọ

Con ốc nằm co

Con tôm đánh đố

 Con cò kiếm ăn

Đọc lời ca dao ta lại càng thấm thía. Bài ca dao không chỉ nói lên hình ảnh của người nông dân cần cù chịu đựng gian khổ mà còn thế hiện rõ nỗi khổ nhọc của những người mẹ Việt Nam suối đời tần tảo. Vì đàn con thơ, mẹ phải đem thân cò kiếm ăn trong mưa bão. Mẹ không thể ngơi nghỉ một ngày nào. Cuộc sống cơ hàn vất vả có bà mẹ nào đành lòng để con đói rét lầm than. Nên mặc cho con ốc nằm co, con tôm đánh đáo thì con cò vẫn phải kiếm ăn.

Sống cuộc đời nghèo trong những ngày xưa cũ, người nông dân hay lam hay làm có bao giờ được một ngày sung sướng. Trong đó người phụ nữ lại càng vất vả trăm đường. Đọc lời ca dao:

Cái cò là cái cò con

 Mẹ đi xúc tép, để con ở nhà

Ta càng cảm nhận được rõ hơn cuộc sống khó khăn thiếu thốn ấy. Sống trong xã hội phong kiến đầy rẫy những bất công thối nát, người phụ nữ cũng như thân cò nhỏ bé phải đương đầu với bao nỗi đắng cay. Thật tội nghiệp làm sao!

Nước non lận đận một mình

Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay

Bài ca dao không hẳn nói về người phụ nữ mà là nói lên số phận, nỗi chua xót tủi nhục của người nông dân nghèo thời ấy. Nhưng cái hình ảnh thân cò lên thác xuống ghềnh kia vẫn gợi lên trong ta hình ảnh của người phụ nữ bởi cái lận đận một mình, bởi cái thân cò "đáng thương" ấy! Nỗi khổ nhục kia lại được nâng cao hơn trong cảnh chiến tranh chết chóc. Chiến tranh đã đem lại bao mất mát cho con người. Bao cảnh tang thương chia cắt: Con xa cha, vợ xa chồng. Chiến tranh đã đem lại nỗi đau thương, khốn khổ cho người phụ nữ, thân cò lại phải lận đận lao đao.

Cái cò lặn lội bờ sông

Gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non

 Nàng về nuôi cái cùng con

Để anh đi trẩy nước non Cao Bằng

Ở đây hình ảnh con cò lại được tượng trưng cho người phụ nữ. Người vợ lại phải lặn lội thân cò, gánh gạo đưa chồng trong tiếng khóc nỉ non ai oán. Nhưng rồi họ vẫn cam chịu, vẫn phải chấp nhận sự hi sinh. Một thân một mình vất vả nuôi mẹ, nuôi con cho chồng ra chiến trận. Nếu không có một tấm lòng yêu thương tha thiết, đức tính cần cù, nhẫn nhục hi sinh thì làm sao những người phụ nữ bé nhỏ yếu đuối kia lại có thể đem thân cò của mình mà gánh vác hết nỗi vất vả gian lao.

Sống trong xã hội tối tăm đầy cạm bẫy, người phụ nữ bé nhỏ cũng như con cò phải đương đầu với biết bao trở ngại. Nhưng dù cuộc sống có tối tăm thế nào, dù phải gặp hoàn cảnh trái ngang hiểm nghèo đến đâu thì tâm hồn của người phụ nữ vẫn sáng trong, vẫn luôn tinh khiết như con cò trong lời ca dao:

Con cò mà đi ăn đêm

Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao

Ông ơi Ông vớt tôi nao

Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng

Có xáo thì xáo nước trong

Đừng xáo nước đục đau lòng cò con

Từ hình ảnh con cò lặn lội dưới sông tìm kiếm miếng ăn cho đàn cò con bé bỏng, nhân dân ta đã so sánh ngầm với sự tần tảo đảm đang của người phụ nữ. đọc đến bài ca dao trước mắt ta như hiện lên hình ảnh những người vợ, người mẹ phải tất tả giữa dòng đời ngược xuôi để lo cho cuộc sống gia đình với đàn con nheo nhóc, kiếm ăn ban ngày không đủ cò phải đi kiếm ăn cả ban đêm. Vì tối trời, cò đậu phải cành mềm cho nên gặp nạn lộn cổ xuống ao. Người mẹ đã gặp nguy hiểm, đã sa chân vào cạm bẫy. Đứng trước hiểm nguy như ngàn cân treo sợi tóc, cái chết đã kề bên, người mẹ ấy chợt nghĩ đến đàn con của mình nên cất lời van xin kêu cứu. Nhưng thật lạ. Một sức mạnh tiềm ẩn trong lòng mẹ chợt trỗi dậy. Bà mẹ cảm nhận rằng mình không thể chết trong nhục nhã, không thể để đàn con phải xấu hổ vì mình. Con cò mẹ ấy lại cất tiếng van xin một lần nữa. Nhưng không phải xin được sống mà là xin được chết trong sạch. Đọc lời ca dao ta cảm phục vô ngần.

Có xáo thì xáo nước trong

Đừng xáo nước đục đau lòng cò con

Ta thấy được phẩm chất đáng quý ở người phụ nữ hiện lên trong bài ca. Xin được chết trong vì sợ phải đau lòng cò con. Tấm lòng ấy thật cao quý làm sao! Trước cái chết vẫn nghĩ đến phẩm giá trong sạch của mình. Một tấm lòng kiên định bất khuất tiềm ẩn tự bao đời nay đã được lưu truyền trong huyết quản của người phụ nữ. Người mẹ ấy không muốn đàn con phải xấu hố tủi nhục vì mình. Bà mẹ nghèo vất vả không có gì để lại cho con. Có lẽ chỉ có tâm lòng trong sạch thanh cao là gia tài quý nhất đế cho đàn con sau này luôn tự hào về mẹ mà sống tốt đẹp hơn. Bài ca dao làm xúc động lòng người.

Những lời ca dao ngọt ngào ấy cứ thấm vào lòng mỗi chúng ta. Ta yêu sao những lời ca tiếng hát cùng hình ảnh con cò chịu thương, chịu khó ấy. Càng đọc, càng thấm ta càng thấu hiểu hơn nỗi khó khăn nhọc nhằn của mẹ mình. Người đã vất vả cả đời vì chồng con không một lời than oán. Mẹ ta đang lặn lội thân cò đế cho ta được ăn ngon mặc đẹp. Còn thân mẹ, mẹ có kể gì đâu. Ta chợt nhớ đến câu thơ của Tú Xương:

Lặn lội thân cò khi quãng vắng

Eo sèo mặt nước buổi đò đông


 

𝐓𝐡𝐮𝐮 𝐓𝐡𝐮𝐲𝐲
10 tháng 3 2018 lúc 17:05

Ca dao dân ca Việt Nam nhiều lần nhắc đến con cò, cái cò bay lả bay la, cái cò lặn lội bờ sông... cái cò gần gũi và quen thuộc, hiền lành và chịu khó, gắn bó với dân cày ta. Cánh cò là hình ảnh quê hương. Đàn cò là hình ảnh thân thuộc của quê ta, sớm sớm chiều chiều cánh cò trắng nổi bật trên nền xanh của ngô, lúa, nương dâu. Cánh cò tô một vẻ đẹp của cảnh làng xóm thanh bình:

Con cò bay lả bay la

Bay từ cửa Phủ, bay ra cánh đồng

Non cao, biển rộng, sông dài, đâu đâu trên đất nước ta cũng có hình ảnh con cò thân thuộc.

Hình ảnh con cò được nâng lên thành biểu tượng cho những đức tính tốt đẹp của người nông dân như siêng năng, cần mẫn, lam lũ, chịu khó, hiền lành, chất phác... Có được hạt gạo dẻo thơm thì phải một nắng hai sương, đắng cay muôn phần thấm bao mồ hôi. Cuộc sống của họ chẳng khác nào:

Con cò đi đón cơn mưa

Tối tăm mù mịt ai đưa cò về

Cò về đến luỹ cò ơi

Con mày bỏ đói ai nuôi hỡi cò!

Cuộc đời của cò thật sương gió, bầy con nheo nhóc bơ vơ. Con cò vừa chịu thương chịu khó nhưng cuộc đời đầy cám cảnh cò ơi!

Người nông dân thức khuya dậy sớm lam lũ trong cảnh:

Cày đồng đang buổi ban trưa

Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày. Rồi bới đất vặt cỏ mà vẫn lam lũ. Cuộc sống cái cò cũng vậy:

Trời mưa quả dưa vẹo vọ

Con ốc nằm co

Con tôm đánh đáo

 Con cò kiếm ăn

Quả dưa, con ốc, con tôm, con cò là những tạo vật, là cách nói so sánh ví von về những con người trong xã hội cũ. Trong mưa gió hình như quả dưa trở nên biến dạng méo mó vẹo vọ, con ốc nằm co, con tôm gặp mưa bật nhảy lên đánh đáo. Chỉ riêng có cái cò là vẫn chủ động trong công việc của mình là kiếm ăn.

Cái cò, không hẳn chỉ nói về số phận long đong vất vả mà còn là đại diện cho tầng lớp dân nghèo thấp cổ bé họng quanh năm tần tảo làm ăn. Đôi khi cái cò cũng là nguồn cảm hứng ca ngợi quê hương đất nước, tình yêu trai gái thắm thiết thuỷ chung trên ruộng lúa nương dâu, bên giếng nước gốc đa, sân đình những đêm trăng sáng... Nhìn bầy cò chao liệng trên đồng quê, họ hát lên những câu hát giao duyên tình tứ, gửi gắm nỗi nhớ thương niềm mơ ước về hạnh phúc lứa đôi:

Một đàn cò trắng bay quanh,

Cho loan nhớ phượng cho mình nhớ ta

Mình nhớ ta như cà nhớ muối

Ta nhớ mình như Cuội nhớ trăng

Loan nhớ phượng, mình nhớ ta... là những mối tình quê thật đẹp. Họ ước mơ đoàn tụ, sống bên nhau thuỷ chung son sắc cả cuộc đời. Nhìn bầy cò gần gũi, khăng khít với nhau trong cuộc sống, họ liên tưởng và ước mơ một cuộc sống gia đình hạnh phúc. Cuộc sống của bầy cò cũng hồn nhiên, chất phác, đậm đà chất dân quê như chính những con người lao động vậy.

Gặp lúc chiến binh trai tráng trong làng tòng quân đánh giặc bảo vệ hoà bình cho quê hương xóm làng. Ra đi bỏ lại sau lưng quê nghèo nương lúa bờ tre thân thuộc. Đặc biệt, trong mỗi gia đình họ bỏ lại vợ trẻ con thơ. Hình ảnh con cò lặn lội, đi xúc tép, lên thác xuống ghềnh tượng trưng cho những cảnh đời lận đận, những đức tính tần tảo, siêng năng, chịu thương chịu khó của người phụ nữ Việt Nam xưa và nay.

Con cò lặn lội bờ sông

Gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non

Hay

Nước non lận đận một mình

 Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay

Ai làm cho bể kia đầy

Cho ao kia cạn, cho gầy cò con!

Những năm trước Cách mạng Tháng Tám, đời sống nhân dân ta vô cùng cực khổ. Sau luỹ tre làng là những chị Dậu long đong lận đận trong sự vật lộn với miếng cơm manh áo. Có biết bao nước mắt đã chảy, một đời cò! Họ là những thân cò không hơn không kém, nước mắt nỉ non trên vai gánh nặng quá sức hỏi rằng: cò ơi chịu được hỡi cò? Những tiếng khóc than, ai oán như vọng vào năm tháng?.

Nhìn bầy chim hiền lành cùng kiếm ăn trên đồng ruộng: con cò, con vạc, con nông, giữa chúng có một tình bạn cay đắng ngọt bùi cùng san sẻ. Nhìn bầy chim ấy họ như thấy chúng đang trò chuyện với nhau, tâm sự cùng nhau về những ước mơ trong cuộc sống. Chúng là hiện thân cho tình làng nghĩa xóm, tình bè bạn tương thân tương ái.

Cái cò, cái vạc, cái nông

Ba con cùng béo vặt lông con nào

Cuộc sống và số phận của cò trải bao trắc trở, nó không đơn thuần là sự khó khăn vất vả trong sinh nhai, mà với cò tai hoạ có thể rình rập, hoạn nạn xảy ra thường xuyên:

Con cò mà đi ăn đêm

 Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao

Ông ơi ông vớt tôi nao

Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng

 Có xáo thì xáo nước trong

Đừng xáo nước đục đau lòng cò con

Tiếng kêu cứu của cò trong đêm sao mà tha thiết thế. Tiếng kêu ấy cũng ai oán như tiếng kêu của những người dân hiền lành lương thiện dưới ách áp bức, bóc lột của bọn cường hào địa chủ. Nhưng điều làm cho ta cảm động là phẩm chất trong sáng cao quý thà chết trong còn hơn sống đục, trong sạch giữa cuộc đời cay đắng.

Cay đắng hơn trong đám tang con cò, cuộc đời hắt hiu nghèo khổ của những người nông dân một thời lam lũ lại hiện ra:

Cái cò chết tối hôm qua

Có hai hạt gạo với ba đồng tiền

Một đồng thuê trống, thuê kèn,

Một đồng mua mã đốt đèn thờ vong.

Một đồng mua mớ rau răm,

Đem về thái nhỏ thờ vong con cò.

Cuộc sống bế tắc, túng bấn tưởng như không bao giờ ngóc đầu lên được. Những tiếng than thở, những giọt nước mắt trong số phận bi thảm là những cảnh đời, những số phận của người nông dân xưa. Qua những dòng thơ về đám ma cò chính là biểu hiện lẽ sống có tình có nghĩa vẹn tròn sau trước.

Ngoài ra còn một số bài ca dao trào phúng mượn hình ảnh con cò để chế giễu những thói hư tật xấu trong nhân dân. Hay ăn quà như: con cò kỳ, thô bạo như con cò quăm.. Những bài ca dao này có tác dụng giáo đục sâu sắc:

Cái cò là cái cò quăm

 Mày hay đánh vợ, mày nằm với ai

Có đánh thì đánh sớm mai,

Chớ đánh chập tối chẳng ai cho nằm!

Con cò trong ca dao dân ca là hình ảnh quen thuộc, nó gắn liền với tâm hồn nhân dân ta. Cái cò đáng yêu, hiền lành in đậm vào mỗi người dân Việt Nam.

Đồng xanh như không thể vắng bóng cò bay lả bay la rập rờn cũng như cuộc đời không thể thiếu lời ru của bà của mẹ. Từ cánh cò trong ca dao giúp ta thêm yêu cuộc sống của người nông dân chân lấm tay bùn. Tất cả đã gắn bó với chúng ta như máu thịt:

Việt Nam đất nước ta ơi

Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn

Cánh cò bay lả rập rờn

Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều.

khoi my
10 tháng 3 2018 lúc 17:12

Ca dao dân ca Việt Nam nhiều lần nhắc đến con cò, cái cò bay lả bay la, cái cò lặn lội bờ sông... cái cò gần gũi và quen thuộc, hiền lành và chịu khó, gắn bó với dân cày ta. Cánh cò là hình ảnh quê hương. Đàn cò là hình ảnh thân thuộc của quê ta, sớm sớm chiều chiều cánh cò trắng nổi bật trên nền xanh của ngô, lúa, nương dâu. Cánh cò tô một vẻ đẹp của cảnh làng xóm thanh bình:

Con cò bay lả bay la

Bay từ cửa Phủ, bay ra cánh đồng

Non cao, biển rộng, sông dài, đâu đâu trên đất nước ta cũng có hình ảnh con cò thân thuộc.

Hình ảnh con cò được nâng lên thành biểu tượng cho những đức tính tốt đẹp của người nông dân như siêng năng, cần mẫn, lam lũ, chịu khó, hiền lành, chất phác... Có được hạt gạo dẻo thơm thì phải một nắng hai sương, đắng cay muôn phần thấm bao mồ hôi. Cuộc sống của họ chẳng khác nào:

Con cò đi đón cơn mưa

Tối tăm mù mịt ai đưa cò về

Cò về đến luỹ cò ơi

Con mày bỏ đói ai nuôi hỡi cò!

Cuộc đời của cò thật sương gió, bầy con nheo nhóc bơ vơ. Con cò vừa chịu thương chịu khó nhưng cuộc đời đầy cám cảnh cò ơi!

Người nông dân thức khuya dậy sớm lam lũ trong cảnh:

Cày đồng đang buổi ban trưa

Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày. Rồi bới đất vặt cỏ mà vẫn lam lũ. Cuộc sống cái cò cũng vậy:

Trời mưa quả dưa vẹo vọ

Con ốc nằm co

Con tôm đánh đáo

 Con cò kiếm ăn

Quả dưa, con ốc, con tôm, con cò là những tạo vật, là cách nói so sánh ví von về những con người trong xã hội cũ. Trong mưa gió hình như quả dưa trở nên biến dạng méo mó vẹo vọ, con ốc nằm co, con tôm gặp mưa bật nhảy lên đánh đáo. Chỉ riêng có cái cò là vẫn chủ động trong công việc của mình là kiếm ăn.

Cái cò, không hẳn chỉ nói về số phận long đong vất vả mà còn là đại diện cho tầng lớp dân nghèo thấp cổ bé họng quanh năm tần tảo làm ăn. Đôi khi cái cò cũng là nguồn cảm hứng ca ngợi quê hương đất nước, tình yêu trai gái thắm thiết thuỷ chung trên ruộng lúa nương dâu, bên giếng nước gốc đa, sân đình những đêm trăng sáng... Nhìn bầy cò chao liệng trên đồng quê, họ hát lên những câu hát giao duyên tình tứ, gửi gắm nỗi nhớ thương niềm mơ ước về hạnh phúc lứa đôi:

Một đàn cò trắng bay quanh,

Cho loan nhớ phượng cho mình nhớ ta

Mình nhớ ta như cà nhớ muối

Ta nhớ mình như Cuội nhớ trăng

Loan nhớ phượng, mình nhớ ta... là những mối tình quê thật đẹp. Họ ước mơ đoàn tụ, sống bên nhau thuỷ chung son sắc cả cuộc đời. Nhìn bầy cò gần gũi, khăng khít với nhau trong cuộc sống, họ liên tưởng và ước mơ một cuộc sống gia đình hạnh phúc. Cuộc sống của bầy cò cũng hồn nhiên, chất phác, đậm đà chất dân quê như chính những con người lao động vậy.

Gặp lúc chiến binh trai tráng trong làng tòng quân đánh giặc bảo vệ hoà bình cho quê hương xóm làng. Ra đi bỏ lại sau lưng quê nghèo nương lúa bờ tre thân thuộc. Đặc biệt, trong mỗi gia đình họ bỏ lại vợ trẻ con thơ. Hình ảnh con cò lặn lội, đi xúc tép, lên thác xuống ghềnh tượng trưng cho những cảnh đời lận đận, những đức tính tần tảo, siêng năng, chịu thương chịu khó của người phụ nữ Việt Nam xưa và nay.

Con cò lặn lội bờ sông

Gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non

Hay

Nước non lận đận một mình

 Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay

Ai làm cho bể kia đầy

Cho ao kia cạn, cho gầy cò con!

Những năm trước Cách mạng Tháng Tám, đời sống nhân dân ta vô cùng cực khổ. Sau luỹ tre làng là những chị Dậu long đong lận đận trong sự vật lộn với miếng cơm manh áo. Có biết bao nước mắt đã chảy, một đời cò! Họ là những thân cò không hơn không kém, nước mắt nỉ non trên vai gánh nặng quá sức hỏi rằng: cò ơi chịu được hỡi cò? Những tiếng khóc than, ai oán như vọng vào năm tháng?.

Nhìn bầy chim hiền lành cùng kiếm ăn trên đồng ruộng: con cò, con vạc, con nông, giữa chúng có một tình bạn cay đắng ngọt bùi cùng san sẻ. Nhìn bầy chim ấy họ như thấy chúng đang trò chuyện với nhau, tâm sự cùng nhau về những ước mơ trong cuộc sống. Chúng là hiện thân cho tình làng nghĩa xóm, tình bè bạn tương thân tương ái.

Cái cò, cái vạc, cái nông

Ba con cùng béo vặt lông con nào

Cuộc sống và số phận của cò trải bao trắc trở, nó không đơn thuần là sự khó khăn vất vả trong sinh nhai, mà với cò tai hoạ có thể rình rập, hoạn nạn xảy ra thường xuyên:

Con cò mà đi ăn đêm

 Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao

Ông ơi ông vớt tôi nao

Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng

 Có xáo thì xáo nước trong

Đừng xáo nước đục đau lòng cò con

Tiếng kêu cứu của cò trong đêm sao mà tha thiết thế. Tiếng kêu ấy cũng ai oán như tiếng kêu của những người dân hiền lành lương thiện dưới ách áp bức, bóc lột của bọn cường hào địa chủ. Nhưng điều làm cho ta cảm động là phẩm chất trong sáng cao quý thà chết trong còn hơn sống đục, trong sạch giữa cuộc đời cay đắng.

Cay đắng hơn trong đám tang con cò, cuộc đời hắt hiu nghèo khổ của những người nông dân một thời lam lũ lại hiện ra:

Cái cò chết tối hôm qua

Có hai hạt gạo với ba đồng tiền

Một đồng thuê trống, thuê kèn,

Một đồng mua mã đốt đèn thờ vong.

Một đồng mua mớ rau răm,

Đem về thái nhỏ thờ vong con cò.

Cuộc sống bế tắc, túng bấn tưởng như không bao giờ ngóc đầu lên được. Những tiếng than thở, những giọt nước mắt trong số phận bi thảm là những cảnh đời, những số phận của người nông dân xưa. Qua những dòng thơ về đám ma cò chính là biểu hiện lẽ sống có tình có nghĩa vẹn tròn sau trước.

Ngoài ra còn một số bài ca dao trào phúng mượn hình ảnh con cò để chế giễu những thói hư tật xấu trong nhân dân. Hay ăn quà như: con cò kỳ, thô bạo như con cò quăm.. Những bài ca dao này có tác dụng giáo đục sâu sắc:

Cái cò là cái cò quăm

 Mày hay đánh vợ, mày nằm với ai

Có đánh thì đánh sớm mai,

Chớ đánh chập tối chẳng ai cho nằm!

Con cò trong ca dao dân ca là hình ảnh quen thuộc, nó gắn liền với tâm hồn nhân dân ta. Cái cò đáng yêu, hiền lành in đậm vào mỗi người dân Việt Nam.

Đồng xanh như không thể vắng bóng cò bay lả bay la rập rờn cũng như cuộc đời không thể thiếu lời ru của bà của mẹ. Từ cánh cò trong ca dao giúp ta thêm yêu cuộc sống của người nông dân chân lấm tay bùn. Tất cả đã gắn bó với chúng ta như máu thịt:

Việt Nam đất nước ta ơi

Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn

Cánh cò bay lả rập rờn

Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều.

học tôt !!!!!!!!!!!!!!!!!

THANH NHAN TRAN
Xem chi tiết
Dương Thị Minh Ngọc
Xem chi tiết
dcv_new
30 tháng 4 2020 lúc 7:48

I. Mở bài

- Chiếc đồng hồ báo thức là một đồ vật rất tiện ích cho gia đình em.

- Bố mua chiếc đồng hồ này tặng em nhân một chuyến đi công tác vào cuối năm để mừng em lên lớp 4.

II. Thân bài

a. Tả mặt trước

- Đồng hồ mang nhãn hiệu.

- Được cấu trúc như một hình hộp chữ nhật.

- Chiều dài 12 cm, chiều rộng 8 cm, chiều cao 4 cm.

- Thuộc loại đồng hồ để bàn.

- Vỏ được làm bằng nhựa màu cánh gián.

- Mặt số màu trắng, có ghi các số từ 1 đến 12.

- Ngoài mặt số là mặt gương trong suốt.

- Kim giờ ngắn và to, màu đen.

- Kim phút dài và mảnh hơn kim giờ, màu đen pha trắng.

- Kim giây bé nhất màu đỏ, chuyển động nhanh nhất.

b. Tả mặt sau

- Phía trên là bộ phận lên dây cót, chuông báo thức.

- Phía dưới là bộ phận để lắp pin.

- Mặt đáy của đồng hồ có bốn chân nhỏ để đứng vững trên bàn.

c. Tả hoạt động

- Báo đúng giờ giấc, không nhanh, không chậm.

- Báo thức theo ý muốn của người sử dụng.

- Âm thanh chuyển động nghe tí tách, tí tách.

- Âm thanh báo thức là nhạc chuông trong trẻo.

III. Kết bài

- Đồng hồ rất có ích đối với gia đình em.

- Báo giờ báo thức cho mọi người trong gia đình.

- Nhắc nhở em phải biết quý trọng thời gian, biết dùng thời gian vào những việc có ích.

- Em rất quí chiếc đồng hồ báo thức, xem nó như một tài sản quí của gia đình.

Khách vãng lai đã xóa
Đỗ Anh Quyết
30 tháng 4 2020 lúc 7:51

Học Văn hướng dẫn các em cách lập dàn ý tả cái đồng hồ báo thức một cách chi tiết và hay nhất. Chúc các em làm tốt bài văn miêu tả đồ vật trong nhà.

- Chiếc đồng hồ báo thức là một đồ vật rất tiện ích cho gia đình em.

- Bố mua chiếc đồng hồ này tặng em nhân một chuyến đi công tác vào cuối năm để mừng em lên lớp 4.

II. Thân bài

a. Tả mặt trước

- Đồng hồ mang nhãn hiệu.

- Được cấu trúc như một hình hộp chữ nhật.

- Chiều dài 12 cm, chiều rộng 8 cm, chiều cao 4 cm.

- Thuộc loại đồng hồ để bàn.

- Vỏ được làm bằng nhựa màu cánh gián.

- Mặt số màu trắng, có ghi các số từ 1 đến 12.

- Ngoài mặt số là mặt gương trong suốt.

- Kim giờ ngắn và to, màu đen.

- Kim phút dài và mảnh hơn kim giờ, màu đen pha trắng.

- Kim giây bé nhất màu đỏ, chuyển dộng nhanh nhất.

b. Tả mặt sau

- Phía trên là bộ phận lên dây cót, chuông báo thức.

- Phía dưới là bộ phận để lắp pin.

- Mặt đáy của đồng hồ có bốn chân nhỏ để đứng vững trên bàn.

c. Tả hoạt động

- Báo đúng giờ giấc, không nhanh, không chậm.

- Báo thức theo ý muốn của người sử dụng.

- Âm thanh chuyển động nghe tí tách, tí tách.

- Âm thanh báo thức là nhạc chuông trong trẻo.

III. Kết bài

- Đồng hồ rất có ích đối với gia đình em.

- Báo giờ báo thức cho mọi người trong gia đình.

- Nhắc nhở em phải biết quý trọng thời gian, biết dùng thời gian vào những việc có ích.

- Em rất quí chiếc đồng hồ báo thức, xem nó như một tài sản quí của gia đình

Khách vãng lai đã xóa

– Ở nhà em, cái máy vi tính là vật em yêu thích nhất.

– Ba mua nó từ lúc em vào lớp bốn.

II. Thân bài:

+ Tả bao quát chung:

– Vừa như một chiếc ti vi, vừa như một máy hát đĩa lại vừa như một máy đánh chừ.

+ Tá từng bộ phận:

– CPU: bộ não cúa máy vi tính, trông nó như một cái thùng, cũng màu trắng sừa, bên trong toàn là các mạch điện tử và dây cáp điện chằng chịt, phía trước của CPU ngoài công tắc để mở máy còn có một rãnh nhỏ, đó là khe để đưa đĩa mềm vào sử dụng. Bên trên rãnh nhỏ là ổ đĩa CD, bộ phận này khiến máy vi tính giống máy hát đĩa; ấn vào nút nhỏ, một khay chứa đĩa CD chạy ra, bỏ đĩa vào và cho máy chạy. Em xem phim, nghe nhạc, chơi trò chơi thỏa thích.

– Màn hình: giống chiếc ti vi là ở cái màn hình, vỏ bằng nhựa màu trắng sữa, phía trước cũng có các nút điều chỉnh như của ti vi, phía dưới có đế hình vuông khớp với màn hình, nhờ đó màn hình xoay được, không xem được ti vi nhưng xem được các đĩa phim.

– Bàn phím: dẹt, trên bề mặt có các phím chữ, phím số đê gõ chữ.

– Con chuột: tên gọi của bộ phận này là do hình dáng của nó, nó hỗ trợ cho bàn phím khi ta làm việc với máy tính, hoặc chơi trò chơi.

+ Công dụng của máy:

– Máy tính thật là hay, gõ chữ, làm tính, vẽ hình, xem phim, nghe nhạc, đặc biệt làm em mê nhất là chơi trò chơi.

– Sợ em xao lãng việc học, ba má quy định chỉ chơi trò chơi vào các ngày thứ bảy, chủ nhật, ngày thường chỉ khi học xong mới được chơi khoảng nửa giờ.

||| .kết bài

- chiếc tivi đã gắn bó vs em :

- nêu tình cảm đối vs chiếc tivi

Khách vãng lai đã xóa