Những câu hỏi liên quan
Miinhhoa
Xem chi tiết
Ta Thi Mai Anh
Xem chi tiết
Vũ Trọng Phú
27 tháng 6 2018 lúc 15:35

Thấm thoát đã hơn bốn năm học trôi qua dưới mái trường thân yêu, vậy mà giờ đây những kỉ niệm buồn vui của năm tháng học trò cũng sắp trôi đi. Ngôi trường vẫn còn đó, vẫn lặng lẽ dõi theo từng lũ học trò chúng em học hành, đùa giỡn và cùng em bước đi trên con đường học tập.

Nhìn từ xa, ngôi trường như được khoác lên mình một chiếc áo màu màu vàng nhạt nhưng khi ánh nắng chiếu xuống làm cho chiếc áo ấy trở nên rực rỡ hơn. Mái tôn màu cam hòa lẫn với màu sơn hồng đậm của những bức tường tạo nên một phong cảnh đầy màu sắc. Khi đến gần, chúng ta sẽ bắt gặp ngay dòng chữ: "Trường tiểu học Nguyễn Văn Hưởng" được làm bằng đá hoa cương. Dù đã nhiều năm trôi qua, hứng chịu biết bao trận mưa rào, bao cái nắng nóng chói chang, vậy mà ngôi trường chẳng thay đổi là bao. Chiếc cổng sắt màu xám lúc nào cũng dang tay, mở rộng như vòng tay của một người mẹ lúc nào cũng sẵn sàng đón chào những đứa con thân yêu vào trường. Đối với em, ngôi trường này không nguy nga và tráng lệ như một tòa lâu đài mà chỉ đơn sơ nhưng vẫn giữ đầy nét trang nghiêm và thân thiện lạ thường. Sân trường được lát bằng đan, các bạn có biết, nơi đây chúng mình có thể chạy thỏa thích mà không sợ trượt chân đấy. Hai hàng cây xanh xoè tán rộng, làm bóng râm cho những bạn học sinh đứng chờ bố mẹ. Những chú chim từ phương nào bay đến đậu trên những cành cây hót líu lo chờ nắng sớm ban mai của ông mặt trời. Hàng ghế đá xếp dài gần các lớp học dể chúng em ngồi tâm sự với nhau sau mỗi tiết học căng thẳng, mệt mỏi. Sân trường còn là nơi các bạn học sinh và thầy cô sinh hoạt với nhau trong lễ chào cờ. Dãy hành lang xây dựng giống hình chữ U. Dọc các dãy hành lang, các lớp học được trang trí những hình ảnh ngộ nghĩnh và dễ thương. Các tủ sách di động được thầy Hiệu trưởng đặt để các em được đọc những quyển truyện rất hay và hấp dẫn. Mỗi phòng học được trang trí đẹp với nhiều sáng tạo và mang phong cách riêng của mỗi lớp. Lớp thì treo những chậu cây lơ lửng trên cửa sổ, lớp thì trang trí những bông hoa và những hình dáng con cá trên bức tường tạo nên một bức tranh sắc màu rực rỡ làm cho ngôi trường thân thuộc đến lạ kì.

Em yêu ngôi trường này lắm. Mỗi ngày đến trường là một niềm vui. Những kỉ niệm, những khoảnh khắc đáng nhớ về ngôi trường về bạn bè, thầy cô không bao giờ em quên. Rồi một ngày em sẽ phải đến một ngôi mái trường mới nhưng ngôi trường Nguyễn Văn Hưởng vẫn không phai nhòa trong tâm trí em

hònbive
Xem chi tiết
Vũ Thị Thuỳ Lâm
Xem chi tiết
Vũ Thị Thuỳ Lâm
Xem chi tiết
Cửu vĩ linh hồ Kurama
Xem chi tiết
Linh Phương
23 tháng 10 2016 lúc 9:55

Sông nước Cà mau và Vượt thác đều miêu tả cảnh thiên nhiên sông nước. Nếu như trong Sông nước Cà mau, Đoàn Giỏi đã đưa người đọc tham quan cảnh sắc phong phú, tươi đẹp của vùng cực nam Tổ quốc thì với Vượt thác, Võ Quảng lại dẫn chúng ta ngược dòng sông Thu Bồn thuộc miền Trung bộ đến thượng nguồn lấy gỗ. Bức tranh phong cảnh sông nước và đôi bờ miền Trung này cũng không kém phần kì thú.

Miêu tả cảnh thiên nhiên ở hai vùng đất khác nhau, nhưng đều giống nhau ở nơi sông nước. Không biết “vô tình” hay “hữu ý” mà hai nhà văn đều chọn vị trí quan sát, từ điểm nhìn trên con thuyền theo cuộc hành trình để tả cảnh và tả người. Có lẽ không còn vị trí nào “tối ưu” hơn nữa. Cũng nhờ vị trí này mà các nhà văn đã hoàn chỉnh được bức tranh phong cảnh thiên nhiên mang những nét đặc sắc riêng của mình.

Cảnh Sông nước Cà mau lần lượt hiện lên theo con thuyền xuôi trên sông. Nhà văn đã nhập vai người kể chuyện, xưng “tôi” là chú bé An trong Đất rừng phương Nam miêu tả cảnh quan một vùng rộng lớn theo một trình tự tự nhiên, hợp lí. Chính vì vậy những hình ảnh trong bài văn được hiện lên trong khuôn hình một cuốn phim, lúc lướt nhanh, lúc chậm lại, có đoạn đặc tả cận cảnh, có chỗ lùi xa bao quát toàn cảnh

Bức tranh đến với người đọc bằng ấn tượng về một vùng không gian rộng lớn mênh mang với sông, ngòi, kênh, rạch bủa giăng chi chít như mạng nhện, và tất cả đều được bao trùm trong màu xanh của trời của nước và tiếng rì rào bất tận của rừng cây, của sóng và của gió Trên trời thì xanh... không ngớt vọng về trong hơi gió muối.... Màu xanh đã là màu chủ đạo của bức tranh rất ấn tượng. Và để cho cảnh thêm sống động, in dấu riêng về vùng cực nam Tố quốc hoang dã, phong phú này, tác giả đã đưa vào bài những đoạn thuyết minh, giải thích thật thú vị về địa danh, về cách đặt tên các dòng sông, dòng kênh: rạch Mái Giầm, kênh Bọ Mắt, kênh Ba khía... Tên gọi không phải bằng những danh từ hoa mĩ, mà cứ theo đặc điểm riêng biệt của nó mà gọi thành tên. Điều này đã đẹm đến cho người đọc nhiều hiểu biết mới lạ và nhiều hứng thú.

Bức tranh còn được rạng rỡ và sống động hơn bởi sự ồn ào đông vui tấp nập, muôn màu muôn vẻ của chợ Năm Căn. Chợ mang nét đẹp riêng: vừa trù phú vừa độc đáo. Biện pháp liệt kê sử dụng rất hiệu quả, 12 chữ “những” trong đoạn văn đã gây ấn tượng về sự trù phú. Độc đáo hơn là chợ họp cả ban đêm ngay trên sông nước với những nhà bè như những phố nổi và những con thuyển bán hàng len lỏi mọi nơi, có thế mua mọi thứ mà không cần bước ra khỏi thuyền. Rồi sự đa dạng về màu sắc, trang phục, tiếng nói của người bán hàng thuộc nhiều dân tộc: người Hoa, Miên, người Chà Châu Giang... Rồi đến các món ăn đặc biệt trên thuyền mang hương vị cổ truyền của dân tộc xen với hương vị nước ngoài. Thật đậm đà và thú vị.!

Thiên nhiên trong Vượt thác có thể coi như là một cucín phim quay chậm vởi sự đổi thay của nó qua từng vùng khi con thuyền đi qua. Bức tranh thiên nhiên được thể hiện trong Vượt thác có những đường nét, âm thanh có phần mạnh mẽ, khẩn trương hơn bức tranh thiên nhiên trong Sông nước Cà mau bởi đây là cuộc vượt sông Thu Bồn với nhiều thác dữ chứ không phải cuộc du ngoạn xuôi dòng đến với chợ Năm Căn.

Cảnh thiên nhiên sông nước đã thay đổi theo con mắt nhìn cửa tác giả qua ba chặng. Con thuyền đi đến đâu thì cảnh hiện ra đến đấy. Đoạn ở vùng đồng bằng thì êm đềm, hiền hoà thơ mộng, thuyền bè tấp nập. Quang cảnh hai bên bờ thật rộng rãi, trù phú với những bãi dâu bạt ngàn, sắp đến đoạn có nhiều ghềnh thác thì cảnh vật hai bên bờ sông cũng thay đổi: vườn tược càng um tùm, những chòm cổ thụ đứng trầm ngâm lặng lẽ nhìn xuống nước, rồi núi cao đột ngột hiện ra như chắn ngay trước mặt. ở đoạn sông có nhiều thác dữ, tác giả chỉ tả một hình ảnh về dòng nước: Nước từ trên cao phóng giữa hai vách đá dựng đứng chảy đứt đuôi rắn, nhưng sự hiểm trở và dữ dội của dòng sông vẫn hiện lên khá rõ qua việc miêu tả những động tác dũng mãnh của dượng Hương Thư và mọi người khi chống thuyền vượt thác, ở đoạn cuối dòng sông vẫn chảy quanh co giữa những núi cao, nhưng dường như đã bớt hiểm trở, và đột ngột mở ra một vùng ruộng đồng khá bằng phẳng như để chào đón con người sau cuộc vượt thác trở về với chiến thắng.

Nét đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả thiên nhiên đó lả sự thống nhất cao độ giữa tả và kể với hai biện pháp nghệ thuật - so sánh và nhân hoá. Nổi bật nhất, đặc sắc nhất là hình ảnh miêu tả về các chòm cổ thụ ở đoạn đầu và đoạn cuối của bài văn. Ở đoạn đầu, khi con thuyền đã qua đoạn sông êm ả, sắp đến khúc sông có nhiều ghềnh thác thì phong cảnh hai bên bờ cũng đổi khác: Những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước, vừa như báo trước một khúc sông dữ hiểm, vừa như mách bảo con người dồn nén sức mạnh chuẩn bị vượt thác. Còn ở đoạn cuối, hình ảnh những chòm cổ thụ lại hiện ra trên bờ khi con thuyền đã vượt qua nhiều thác dữ, thì lại mọc giữa những bụi lúp xúp nom xa như những cụ già vẫy tay hô đám con cháu tiến về phía trước. Hình ảnh so sánh ở đây vừa thích hợp với tương quan giữa những cây to với những bụi cây lúp xúp xung quanh lại vừa biểu hiện được tâm trạng hào hứng, phấn chấn và mạnh mẽ của con người vừa vượt qua được nhiều thác ghềnh nguy hiểm, tiếp tục đưa con thuyền tiến lên phía trước. Cùng là những chòm cây cố thụ, cùng là so sánh với con người nhưng ở mỗi cách ví đã biểu hiện thêm những tầng nghĩa mới, góp phần tô đậm cho bức tranh phong cảnh sông nước và đôi bờ miền Trung rất thú vị.

Văn chương hay thật! Càng học, càng đọc thì vốn hiếu biết về đất nước và con người càng phong phú. Chỉ có hai bài văn tả về cảnh sông nước đã có hai “bức tranh” thiên nhiên với vẻ đẹp đặc sắc riêng: một vùng miền Trung vừa thơ mộng vừa dữ dội, khác nhiều so với thiên nhiên vùng mũi Cà Mau rộng lớn, hùng vĩ đầy sức sống hoang dã. Và mỗi vùng đất, mỗi con sông trên lãnh thố nước ta đều là những bức tranh “tuyệt đẹp” đang vẫy gọi chúng ta.


Chúc bạn học tốt!

Tran phan quynh anh
Xem chi tiết
Lucy
12 tháng 12 2017 lúc 8:50

Sau bốn năm miệt mài học tập ở Trường Đại học Bách khoa , tôi đã trở thành kĩ sư và được nhận vào làm việc trong một nhà máy cơ khí của tỉnh nhà . Thời gian trôi đi nhanh quá ! Mới ngày nào tôi là một cậu học sinh lớp 6 , thoắt cái mà đã mười năm . Bao kỉ niệm của thời học trò tinh nghịch , đáng yêu vẫn còn tươi rói trong kí ức ...

Năm nay , Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 tháng 11 lại đúng vào thứ bảy . Tôi trở về thăm các thầy cô và thăm ngôi trường cũ mà tôi xa cách đã lâu .

Hồi học lớp 61 do cô Huyền dạy văn làm chủ nhiệm , tôi được cử làm lớp trưởng . Các bạn trong lớp " tín nhiệm " phần vì tôi học giỏi , phần vì tôi rất nhiệt tình trong mọi công việc của lớp .

Trường tôi nằm trên một khu đất rộng , có tường xây bao quanh . Đoạn đường dẫn từ quốc lộ 1 vào tới cổng trường rộng chừng sáu mét , hai bên trồng bạch dương . Chiếc bảng đề tên trường màu xanh , nổi bật hàng chữ trắng : TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ ÂU CƠ , từ xa đã nhìn thấy rất rõ . Ba dãy phòng học lợp tôn nối với nhau theo hình chữ U , ở giữa là sân trường với cột cờ đặt trước cửa phòng Ban Giám hiệu . Hình ảnh ngôi trường cũ thân yêu luôn hiện lên trong nỗi nhớ . Về thăm trường lần này , tôi hi vọng thấy lại những gì quen thuộc một thời .

Nhưng sao lại thế này ! ? Vẫn tên trường cũ , vẫn con đường dẫn vào trường ngày nào nhưng hàng cây thì đã cao vút , thân tròn , thẳng tắp . Mặt đường tráng xi măng phẳng phiu . Cổng trường được xây bề thế và quét vôi trắng trông rất đẹp .

Ấn tượng nhất là ngôi trường ba tầng cao sừng sững , mái ngói đỏ tươi . Tường quét vôi vàng , cửa lớn , cửa sổ sơn xanh nhìn thật hài hòa . Hai bên là hai dãy phòng làm việc của Ban Giám hiệu , hội trường , thư viện , phòng thí nghiệm , phòng vi tính và phòng truyền thống . Trước cửa các lớp học đều có các bồn hoa . Hoa cúc , hoa hồng rung rinh trước gió . Sau trường là vườn sinh vật trồng nhiều loại cây . Quả là một sự thay đổi lớn lao và kì diệu .

Gặp lại các thầy cô cũ , lòng tôi trào lên một niềm xúc động là thường . Các thầy cô vẫn nhớ đến tôi , trìu mến gọi tên tôi và hỏi thăm tôi về mọi mặt . Cô Huyền xiết tay tôi thật chặt , chúc mừng tôi đã trưởng thành . Tôi thầm nghĩ : Dù đi đâu , về đâu , mình cũng sẽ mãi mãi nhớ về ngôi trường này , về các thầy cô và bạn bè yêu quý .

Nguyễn Phương Uyên
12 tháng 12 2017 lúc 9:07

Sau bốn năm miệt mài học tập ở Trường Đại học Bách khoa , tôi đã trở thành kĩ sư và được nhận vào làm việc trong một nhà máy cơ khí của tỉnh nhà . Thời gian trôi đi nhanh quá ! Mới ngày nào tôi là một cậu học sinh lớp 6 , thoắt cái mà đã mười năm . Bao kỉ niệm của thời học trò tinh nghịch , đáng yêu vẫn còn tươi rói trong kí ức ...

Năm nay , Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 tháng 11 lại đúng vào thứ bảy . Tôi trở về thăm các thầy cô và thăm ngôi trường cũ mà tôi xa cách đã lâu .

Hồi học lớp 61 do cô Huyền dạy văn làm chủ nhiệm , tôi được cử làm lớp trưởng . Các bạn trong lớp " tín nhiệm " phần vì tôi học giỏi , phần vì tôi rất nhiệt tình trong mọi công việc của lớp .

Trường tôi nằm trên một khu đất rộng , có tường xây bao quanh . Đoạn đường dẫn từ quốc lộ 1 vào tới cổng trường rộng chừng sáu mét , hai bên trồng bạch dương . Chiếc bảng đề tên trường màu xanh , nổi bật hàng chữ trắng : TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ ÂU CƠ , từ xa đã nhìn thấy rất rõ . Ba dãy phòng học lợp tôn nối với nhau theo hình chữ U , ở giữa là sân trường với cột cờ đặt trước cửa phòng Ban Giám hiệu . Hình ảnh ngôi trường cũ thân yêu luôn hiện lên trong nỗi nhớ . Về thăm trường lần này , tôi hi vọng thấy lại những gì quen thuộc một thời .

Nhưng sao lại thế này ! ? Vẫn tên trường cũ , vẫn con đường dẫn vào trường ngày nào nhưng hàng cây thì đã cao vút , thân tròn , thẳng tắp . Mặt đường tráng xi măng phẳng phiu . Cổng trường được xây bề thế và quét vôi trắng trông rất đẹp .

Ấn tượng nhất là ngôi trường ba tầng cao sừng sững , mái ngói đỏ tươi . Tường quét vôi vàng , cửa lớn , cửa sổ sơn xanh nhìn thật hài hòa . Hai bên là hai dãy phòng làm việc của Ban Giám hiệu , hội trường , thư viện , phòng thí nghiệm , phòng vi tính và phòng truyền thống . Trước cửa các lớp học đều có các bồn hoa . Hoa cúc , hoa hồng rung rinh trước gió . Sau trường là vườn sinh vật trồng nhiều loại cây . Quả là một sự thay đổi lớn lao và kì diệu .

Gặp lại các thầy cô cũ , lòng tôi trào lên một niềm xúc động là thường . Các thầy cô vẫn nhớ đến tôi , trìu mến gọi tên tôi và hỏi thăm tôi về mọi mặt . Cô Huyền xiết tay tôi thật chặt , chúc mừng tôi đã trưởng thành . Tôi thầm nghĩ : Dù đi đâu , về đâu , mình cũng sẽ mãi mãi nhớ về ngôi trường này , về các thầy cô và bạn bè yêu quý .

Nguyễn thị thanh mai
12 tháng 12 2017 lúc 9:10

 Ngày hôm nay là ngày đầu tiên em trở thành cô giáo ,nhân dịp này em trở về thăm mái trường xưa , nơi đây đã từng ươm mầm cho bao thế hệ thành công rực rỡ, nơi đây đã chắp cánh cho em vươn tới tương lai trong cuộc sống, đã giúp em trở thành một cô giáo cấp hai như bây giờ. Mái trường đó chính là ngôi trường trung học cơ sở trung châu.Ôi thật tuyệt!

Ngày hôm nay, khi em vừa bước gần đến bên mái trường thân yêu .Ngước nhìn lên cái dòng chữ "Trung học cơ sở trứng châu" lòng em lại trào dâng lên bao kỉ niệm của tuổi thơ đối với ngôi trường. Ôi thật kì diệu! Nhớ lại những kỉ niệm đó thì kỉ niệm về năm em còn học lớp 7 vẫn không bao giờ phôi phai đi mà ngược lại nó vẫn in đậm như vừa chỉ mới hôm qua.Em bước tiếp vào sâu bên trong ngôi trường ,nhìn từng lớp học, nghe những học trò đọc bài , nghe những cô thây giảng bài mà sao lòng em thấy ấm áp quá! Rồi sau đó, em nhìn xung quanh ngôi trường mà thấy sao lạ thế! Vẫn cái tên ấy , vẫn là ngôi trường ấy mà sao khác quá đên nỗi giờ em không thể nhận ra .Những cái cây hòi nào vẫn còn bé con con vậy mà giờ đây đã lớn đến như vậy. Khu sân đất, mười năm trước đây thường rất bẩn vậy mà giờ đây được xây dựng thành một lớp học thể dục.Khu nhà để xe trước đây còn chật hẹp vậy mà giờ đã được mở rộng hơn. Nhìn toàn cảnh ngôi trường nó hoàn toàn khác, nó không còn giống ngôi trường mà trước đây em từng học.Thế rồi , em bước đến phòng ban giám hiệu trường để nộp đơn xin việc.Thầy Hiếu phó hiệu trưởng của trường năm nào còn trẻ mà giờ đây đã trở thành một hiệu trưởng mái tóc đã bắt đầu điểm bạc theo năm tháng nhưng tính cách vẫn rất nghiêm nghị. Sau khi nộp đơn và được nhà trường chấp nhận thì cũng là lúc trống đánh ra chơi.Em cũng nhân đó về thăm lại lớp 7b cũ của em.Vừa bước vào em thấy một cô giáo trông đã già chuẩn bị bước ra ngoài em lễ phép chào cô .Cô bước đến nói: chào em, em tên gì?

Em trả lời cô em tên là nguyễn thị thanh mai.Bỗng dưng cô nắm chặt tay em và nói là mai lớp 7b cũ 10 năm về trước đúng không?

-dạ thưa cô.Em trả lời

Em còn nhớ cô không.Cô là cô thúy giáo viên chủ nhiệm của em đây.Cũng vào lúc đó em rất bàng hoàng về cô.Vị giáo vien trẻ tuổi mà sao lại già đến như vậy.Rồi em nắm chặt tay cô và nói:

-Cô là cô thúy giáo viên chủ nhiệm của em thật sao cô. 

-ừ cô đây mà

một lúc sau, em cùng cô bước xuống sân ngồi vào ghế đá tâm sự

Cô nói với em rằng:

-Cô không ngờ em lại chọn đi theo con đường giáo viên này đấy

-Dạ, thưa cô.Chính cô là người đã cho em cảm thấy hứng thú với công việc này.Em muốn trở thành một giáo viên là để truyền đạt lại đến những học trò nhỏ những kiến thức của mình.Em muốn chúng có một tương lai tươi sáng

-Cô thấy em đã thực sự lớn và trường thành rồi đấy mai à

-Thưa cô, những học trò mà cô đang dạy có ngoan không ạ?

-Chúng nghịch ngợm lắm giống như khóa học của các em thôi

-Thật vậy sao cô

-Thật  mà

Đang nói chuyện thì bỗng dưng tiếng trống trường vang lên

Cô nói: Thôi chắc cuộc trò chuyện kết thúc tại đây rồi cô phải vào lớp dạy đây tạm biệt em

Em cũng lễ phép chào cô: vâng ạ.hẹn gặp lại cô vào ngày mai.

Bây giwof cũng là lúc em phải trở về nhà và chuẩn bị cho thứ hai tuần sau đi dạy. Ôi ngôi trường của em tuyệt quá!

*Lưu ý: Bạn cũng có thể thay câu cuối và một số từ nhé

yêu thầm.....
Xem chi tiết
Fudo
21 tháng 11 2018 lúc 20:19

Ngày xửa ngày xưa, bấy giờ con ngưòi mới chỉ biết làm ruộng thôi, có ba ngưòi bạn : Chim Chích, Hoa Sen, Mặt Tròi. Tuy mỗi người sống ở một nơi : đứa trên trời, đứa dưới nước, đứa trên mặt đất nhưng chúng lại rất gắn bó. Không ai biết chúng kết bạn với nhau từ bao giờ và chắc cũng chẳng ai biết khi nào Chim Chích, Mặt Tròi, Hoa Sen sẽ không còn là bạn của nhau nữa. Nhưng khi đọc xong câu chuyện này chắc bạn sẽ hiểu : Họ mãi mãi là bạn của nhau.

Ò… ó… ố…

Chứ gà trống vươn cổ gảy rõ to, đánh thức mọi người. Mặt Trời thức dậy đầu tiên. Nó bay đến muôn nơi, trải nắng vàng trên mặt đất. Những sợi nắng vươn trên cành cây, hoa lá, sưởi ấm sân nhà. Mọi người bừng tỉnh giấc và ra đồng làm việc. Mùa gặt sắp đến. Ai ai cũng chăm chỉ với mong muốn vụ gặt bội thu. Mặt Trời toả nắng rực rỡ làm cánh đồng thêm trĩu nặng bông. Nhưng hôm nay nó thấy thiếu vắng một thứ gì đó trong công việc lao động hăng say này. À ! Đúng rồi. Từ sáng đến giờ vẫn chưa thấy cậu Chim Chích đâu. Mọi khi vào giờ này, cậu ta đã nhảy nhót ca hát, sà xuống giúp các bác nông dân bắt sâu. Vậy mà hôm nay chả thấy tăm tích đâu cả. Lạ thật, lạ thật. Mặt tròi liền bay ngay đến ao sen. Thấy Hoa Sen Hồng đang đùa nghịch cùng với đám Hoa Súng, Mặt Trời gọi ;

Sen Hồng ơi ! Cậu có thấy Chim Chích ở đâu không ?

Sen Hồng ngơ ngác bảo :

Ô mình tưởng cậu ấy ra đồng bắt sâu cho lúa cơ mà.Ừ, mình cũng biết thế nhưng sáng nay mình không thấy cậu ấy ngoài đồng.

Sen Hồng bảo :

Cậu thử đến khu rừng kia tìm xem. Dễ cậu ấy ngủ quên cũng nên.

Mặt Trời liền bay ngay đến khu rừng — nơi ở của Chim Chích. Đến nơi, Mặt Tròi gọi :

Chim Chích ơi, dậy mau đi. Mọi ngưòi ra đồng làm việc hết rồi.

Chim Chích ở trong nhà nói vọng ra :

Cậu cứ đi làm việc của cậu đi. Kệ mình !

Mặt Tròi giận lắm, bỏ đi. Chim Chích nằm trong nhà buồn bực bảo :

Các cậu cứ làm việc đi. cần gì phải lo đến mình.

Chim Chích buồn lắm ! Hôm trước nó nghe mọi ngưòi trong rừng bàn tán xôn xao. Họ bảo rằng Chim Chích chơi với Sen Hồng và Mặt Tròi chả hợp tí nào. Mặt Trời bay lượn trên bầu trời cao, toả nắng rực rỡ xuống đất, ai cũng tôn thờ. Chả thế mà con người gọi là Thần Mặt Trời. Còn Sen Hồng là loài hoa cao quý, được bày trong những ngày lễ trọng đại. Ai mà chả thích Hoa Sen, vì nó vừa thơm, vừa tươi sắc. Thế mà, hai đứa đấy lại chơi với thằng Chim Chích bé tí ti. Người thì phủ lông nâu, chân cẳng nhỏ như que tăm, sống trong cái tổ lăm toàn bằng rơm rạ. Thật là chẳng biết chọn bạn mà chơi. Nói xong, họ cưòi vang cả khu rừng.

Chim Chích nghe thế tủi thân lắm. Suốt buổi tối hôm qua, nó đã nằm nghĩ ngợi rất nhiều. Nghĩ đi, nghĩ lại, nó cũng thấy hai người bạn của mình thật cao quý, rực rỡ, đẹp đẽ biết bao còn nó thì thật nhỏ bé, kém cỏi. Đúng thật là chẳng hợp chút nào. Mình chơi với họ mình vừa thấy hổ thẹn cho bản thân, còn họ lại xấu hổ khi có người bạn như thế. Nó nghĩ vậy và bay ngay đến chỗ Sen Hồng và Mặt Trời. Chim Chích vừa đáp xuống thì đã thấy Mặt Tròi và Sen Hồng gọi í ới :

Chim Chích ơi lại đây, lại đây. Bọn tớ có quà cho cậu này.

Trên những lá sen xanh mát đựng đầy những hạt thóc vàng. Mặt Trời thì thầm vào tai Chim Chích :

Phần thưởng của cậu đấy. Món quà này của các bác nông dân gửi tặng. Nhờ có cậu bắt sâu cho lúa mà các bác được một mùa gặt bội thu. Sướng nhé. Bọn mình rất hãnh diện vì có người bạn như cậu.

Hoa Sen cười âu yếm bảo Chim Chích :

Cậu giỏi thật đấy Chim Chích ạ ! Mình rất khâm phục cậu.

Chim Chích ngỡ ngàng, không ngờ trong mắt bạn bè nó lại được coi trọng như vậy. Lúc này, nó không còn muốn nói cho các bạn những điều nó đã nghĩ trong buổi tối hôm qua. Chim Chích rụt rè :

Khoan đã các cậu, mình muôn nói với các cậu một câu chuyện.

Mặt Tròi cười bảo :

Có phải chuyện lúc nãy không ? Thôi, thôi bỏ qua. Chắc lúc ấy cậu đang ngái ngủ nên mới nói thế chứ gì. Thôi không sao đâu, mình không để bụng đâu. Chúng mình là bạn của nhau cơ mà.

Chao ôi ! Chim Chích chỉ muốn khóc. Nó đã có những người bạn rất tốt ở xung quanh vậy mà nó không biết. Lúc này đây, nó chỉ muốn được nhắc lại câu nói này hàng ngàn, hàng vạn lần : Chúng mình là bạn của nhau cơ mà. Trên môi Chim Chích nở nụ cười hạnh phúc. Nó vui vì nó có bạn, những người bạn tốt nhất mà nó đi khắp thế gian không đâu có thế tìm thấy được.

๖ۣۜN.๖ۣۜÝ
21 tháng 11 2018 lúc 20:16

BÀI LÀM 2

     Thuở xa xưa, có một gia đình chỉ có hai mẹ con. Người mẹ xấp xỉ tuổi sáu mươi, còn người con gái chỉ độ chín mười tuổi. Nhà họ rất nghèo nhưng họ sống phúc đức nên được bà con lối xóm thương yêu, quý mến.

Một ngày nọ, sau buổi đi làm đồng về, người mẹ nhuốm bệnh nằm liệt giường. Bà con lối xóm đến thăm nom giúp đỡ tiền bạc, thuốc thang, chạy chữa cho bà nhưng bệnh tình của bà không thuyên giảm mà mỗi ngày mỗi nặng thêm. Hằng ngày, cô bé túc trực bên giường bệnh không rời mẹ một bước. Nhiều lúc, cô phải nhịn ăn nhường phần cho mẹ. Tuy vất vả thiếu thốn đủ đường nhưng cô bé không bao giờ than vãn một điều gì. Rồi một hôm mệt quá, cô bé thiếp đi lúc nào không biết.

Trong giấc chiêm bao, cô bé nghe một tiếng nói thì thầm bên tai:

- Cháu muốn cứu mẹ thì hãy vượt qua chín ngọn đồi ở phía tây. Đến đó có một ngôi nhà bên vệ đường. Cháu cứ vào nhà gõ cửa sẽ có người giúp cháu chữa khỏi bệnh cho mẹ.

Cô bé tỉnh dậy, mong trời mau sáng để thực hiện lời dặn của thần linh trong giấc chiêm bao. Trời vừa hửng sáng, cô bé vội chạy sang nhà hàng xóm nhờ trông hộ mẹ cho mình rồi tạm biệt mẹ già ra đi. Sau bảy ngày trèo đèo lội suối, vượt qua bao nhiêu rừng rậm, thác nghềnh, cô bé đã đến được ngôi nhà bên vệ đường. Vừa mới gõ cửa thì một bà cụ tóc trắng như cước, đôi mắt hiền từ phúc hậu tay chống gậy trúc bước ra, nói:

- Ta đợi cháu ở đây mấy ngày rồi. Ta rất quý tấm lòng hiếu thảo của cháu. Đây là một lọ thuốc thần, cháu hãy cầm lấy mang về chữa bệnh cho mẹ. Cháu chỉ cần cho mẹ uống một viên thôi, mẹ cháu sẽ khỏi. Số thuốc còn lại tùy cháu sử dụng.

- Bà ơi! Cháu cảm ơn bà nhiều lắm!

- Thôi, cháu hãy mau trở về. Mẹ cháu và dân làng đang mong đấy.

Nói xong, bà tiên và cả ngôi nhà biến mất. Cô bé vội vã lên đường trở về nhà. Sau khi chữa khỏi bệnh cho mẹ, cô bé còn dùng số thuốc còn lại cứu sống không biết bao nhiêu người nữa. Từ đó, cuộc sống của hai mẹ con họ thật đầm ấm, hạnh phúc. Họ sống trong tình thương yêu đùm bọc của dân làng.


 

Fudo
21 tháng 11 2018 lúc 20:17

Từ xưa, Trâu, Chó, Mèo chơi rất thân với nhau nhưng mỗi con một tính nết. Trâu tuy dốt nát nhưng lại thật thà, ngay thẳng và rất chăm chỉ. Chó và Mèo thì gian ngoan, quỷ quyệt. Vậy mà chẳng hiểu sao, chúng vẫn quấn quít bên nhau, lúc nào cũng như hình với bóng.

Một ngày kia bỗng dưng chủ của ba chú lâm bệnh. Trâu, Chó và Mèo suốt ngày lo chăm sóc, thuốc thang. Chó, Mèo lúc nào cũng bên chủ nịnh hót, rồi làm bộ khóc lóc, mong chủ thương tình, khi qua đời sẽ để lại tài sán cho mình. Trâu thật thà, chẳng biết gì, cứ phục vụ chủ hết mình. Nó nghĩ đến những ngày nắng chang chang cùng chú đi cày. Cả nó và chủ đều thấm mệt mà chẳng kêu ca. Càng nghĩ nó càng cảm thấy xót xa, thương chủ.

Đêm nọ, Trâu nằm mơ gặp một ông tiên. Ông nói ràng ông là tiên tốt bụng. Trâu reo lên mừng rỡ, ngắm nghía ông tiên. Chà, ông có chòm râu dài, trang như cước. Đôi mắt sáng long lanh, ấm áp đến lạ kỳ. Ông nhìn đến hoa, hoa bật nở, khoe sắc màu rực rỡ. Ông nhìn đến suối, suối đang cạn bỗng đầy nước róc rách chay. Ông cất giọng hiền từ:

– Các con muốn cứu chủ phải đi qua ba hố nước sôi sùng sục. Một vương quốc của quỷ ăn thịt, lọt vào lòng giữa bảy ngọn núi lửa khoanh hình tròn để lấy về một cây lạ. Cây ấy có tên là Ánh Nguyệt vì khắp hình nó tỏa ánh sáng vàng như mặt trăng. Lấy cây Ánh Nguyệt về, các con hãy sắc nước cho chủ uống.

Nói xong, ông tiên tốt bụng biến mất; chỉ còn để lại một đám râu trắng sáng ngời.

Hôm sau Trâu đem chuyện kể cho các bạn nghe. Chó và Mèo làm ra bộ ngạc nhiên nói giấc mơ của Trâu giống giấc mơ của mình. Chúng liền chuẩn bị cho cuộc đi tìm cây thuốc. Mèo trong lòng cảm thấy lo lo, Chó sợ nhỡ mình chết, còn Trâu mong sao sớm tìm thấy cây Ánh Nguyệt, dù phải vượt muôn ngàn khó khăn.

Đêm hôm đó, ba con vật từ giã chủ lên đường, không quên nhờ hàng xóm ngày đêm sang giúp đỡ. Chúng cứ thế đi miết theo hướng nam. Sang ngày thứ hai, cả ba gặp một con đại bàng đang nằm vất vương bên đường. Hình như con đại bàng bị trúng tên. Chó, Mèo vội vã vượt qua, nhưng Trâu cản lại rồi ngồi xuống băng bó lại vết thương cho Đại Bàng, Đại Bàng thầm cảm ơn ba con vật, Xong đâu đó, Chó, Trâu, Mèo lại cùng nhau lên đường.

Ngày thứ ba, cả Chó, Mèo và Trâu đều đói rã rời. Đang kêu ca phàn nàn, Mèo gặp một con Chuột, sồ ra bắt, loáng cái Chuột đã nằm trong nanh vuốt sắc nhon của Mèo. Nó rối rít van xin Mèo tha tội. Mèo khăng khăng không chịu Trâu thấy vậy động lòng thương xin bạn tha cho Chuột. Chuột cảm động, tặng một chiêc áo tàng hình rồi bỗng dưng biến mất. 

Ca ba con vật lại tiếp tục đi, đi mãi. Sang ngày thứ năm, đang đi, chúng gặp ba hồ nước sôi sùng sục, bốc hơi nghi ngút, ở đây nóng đến mức không một cây nào mọc được bên bờ, không con gì sống được dưới nước. Chó, Mèo hoang mang bàn lùi. Chó bảo:

 

– Thôi, thế này thì chịu! Ông chủ có chết thì chết chứ làm sao tôi đâm đầu vào chốn này để chết theo ông ấy. Ai đi thì đi, tôi xin ở lại!

Mèo gật đầu lia lịa, cho Chó nói đúng. Nó bảo:

– Tôi đồng ý với anh Chó. Làm sao chúng ta có thể qua đây được!

Trâu vặn lại:

– Ông tiên đã báo trước hiếm nguy, sao các cậu còn đi?

Chó, Mèo đỏ mặt, thẹn thùng, lắp bắp mãi chẳng nói thành lời. Cả hai đắn đo, suy nghĩ. Từ xa, trên trời xuât hiện một chấm đen đến. Phải rồi Đại Bàng; Đại Bàng từ từ hạ cánh, trong mồm ngậm một lọ nước. Đại Bàng nói:

– Các anh đừng lo, tôi sẽ cõng các anh sang bờ bên kia. 

Chó, Mèo nhảy chồm lên mừng rỡ. Chỉ có Trâu là lo lắng thật sự. Trâu to lớn thế này làm sao Đại Bàng cắp được. Dường như hiểu nỗi lòng Trâu, Đại Bàng cười bảo:

– Anh Trâu đừng lo, anh uống nước trong lọ vào thì sẽ bé liền.. 

Trâu mừng rỡ uống nước. Kì lạ quá, cả thân hình to lớn của Trâu biến thành một con vật nhỏ bé, chỉ bằng con sóc.

Đại Bàng lần lượt cắp ba con vật sang sông. Sang đến bờ, Trâu tạ từ Đại Bàng rồi cả ba cứ theo hướng nam rảo bước.

Ngày thứ bảy, chúng gặp một vương quốc đầy quỷ. Khắp nơi trên đường đi chất đầy xương người và vật, Khắp nơi bốc lên một mùi tanh nồng nặc. Quỷ chúa hôm ấy đi săn, vào rừng thấy Trâu, Chó, Mèo liền thúc ngựa đuổi theo, cả ba vắt chân lên cổ mà chạy. Như sực nhớ ra điều gỉ, Trâu mở tấm áo tàng hình ra. Cả bọn chui tọt vào trong áo, biến mất, Quỷ chúa tức tối ra về. Quả thật, từ trước đến giờ, nó chưa để sổng một con mồi nào.

Chó, Trâu và Mèo ung dung đi qua vương quốc Quỷ, chẳng hề gì.

Hôm sau, lại gặp bảy ngọn núi lửa đang phun dữ dội. Ở đây thật hoang tàn, xơ xác, chẳng có người ở. Cây cối và nhà cửa cháy rụi, biến thành tro tàn hết. Trâu, Chó, Mèo khát khô họng. Mèo và Chó hết mực cằn nhằn, kêu khổ. Trâu phát hiện ra ở xa, có một cây gì lá đỏ chói, hình như màu lửa. Nó lại gần xem rồi dùng sừng húc vào thân cây. Từ trong cây phun ra một dòng nước trong vắt. Trâu uống vội rồi chạy lại chỗ các bạn. Vừa chạy, nó vấp phải một viên đá cuội. Viên đá toé lửa, bén vào một túm cỏ khô gần đó, bốc cháy, bén vào cả người Trâu. Kì lạ chưa Trâu chẳng hề hân gì mà thấy mình khỏe lạ. Biết là cây quý, nó gọi bạn đến uống. Cả ba cảm thây mình khỏe phi thường. Chúng trèo qua núi, vào bên trong. Chao ôi! Trước mắt chúng là một khu rừng bạt ngàn cây cối. Ven rừng mọc bao nhiêu là cỏ. Cả ba ngờ mình lạc vào chốn thần tiên thơ mộng. Mặt đất chập chờn những áng mây trắng xốp. Trâu hăng hái đi tìm cây Ánh Nguyệt. Dưới ánh mặt trời, chẳng cây nào phát sáng cả. Trâu buồn bả hoang mang. Nghỉ đến cánh chủ nằm ở nhà thoi thóp, nó oà khóc. Chó, Mèo cho là Trâu dở hơi, cười khẩy.

Nhưng dưới ánh trăng, bồng nhiên một lùm cỏ phát sáng loà, ánh sáng trong suốt như ngọc trai, long lanh như kim tuyến.

Trâu ngước mắt, khuôn mặt trở nên rạng rỡ. Nó chạy tới, vơ vội vàng, Chó, Mèo cong đuôi chạy theo, cố gắng lấy được chút gì, dầu chỉ là cái rễ hay ít lá.

Cả ba sung sướng ôm nhau cười. Nụ cười của Trâu rạng rỡ, nụ cười của Mèo và Chó nhuốm sắc nham hiềm. Hình như Chó, Mèo đang nghĩ đến âm mưu gì đây.

Bất ngờ, ông tiên tốt bụng hiện lên. Ông mỉm cười đôn hậu, gật đầu, ông tặng cho cả ba một tấm thảm bay.

Trên đường về, Chó, Mèo tìm cách xô Trâu xuống, may sao Trâu được Đại Bàng cứu.

Trời biết chuyện, xử Chó phải thức đêm để trông nhà, Mèo phải ăn cơm hẩm, canh thừa. Trâu tuy tốt bụng nhưng còn dốt nát, vẫn giữ kiếp như trước. Đến nay, Chó, Mèo vẫn hay cãi nhau vì chúng đang còn tranh nhau công trạng trong chuyến đi này.

phùngtuantu
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc Huy
8 tháng 3 2018 lúc 20:34

ko dấu  ai mà biết hỏi gì