Hãy cho biết những nét chính về tình hình chính trị thời Lý.
Từ thông tin bài học, hãy vẽ sơ đồ tư duy thể hiện những nét chính về tình hình chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa, giáo dục thời Lý.
Em hãy trình bày những nét chính về tình hình chính trị thời nhà Trần
Những nét chính về tình hình chính trị thời nhà Trần:
- Đứng đầu nhà nước là vua.
- Vua Trần thường nhường ngôi sớm cho con, xưng là Thái thượng hoàng cùng quản lí đất nước.
- Quý tộc và quan lại được ban thái ấp, cấp bổng lộc nhưng thưởng phạt có quy định cụ thể.
- Cả nước chia làm 12 lộ, phủ. Đơn vị hành chính ở địa phương là xã.
- Ban hành bộ “Quốc triều hình luật”.
- Quân đội gồm quân triều đình, quân các lộ. phủ, quận biên ải và dân binh ở làng xã.
Hãy trình bày những nét chính về tình hình chính trị của Đại Việt thời Trần
- Ở Trung ương:
+ Củng cố chế độ trung ương tập quyền, thi hành chính sách cai trị khoan hòa, gần gũi với dân chúng.
+ Nhiều tôn thất họ Trần nắm giữ các chức vị trọng yếu trong triều, ở các địa phương và được phép lập thái ấp.
+ Chế độ Thái Thượng hoàng, nhường ngôi vua cho con, cùng quản lý đất nước. Đây thực chất là chế độ “2 vua”, quyền lực trên thực tế vẫn nằm trong tay Thái Thượng hoàng.
+ Thi hành chính sách hôn nhân nội tộc
+ Quân đội được hoàn thiện gồm, tiếp tục thi hành chính sách “ngụ binh ư nông”.
+ Lập thêm một số cơ quan như: Quốc sử viện, Thái y viện,… và một số chức quan khác như Hà đê sứ, Khuyến nông sứ,...
- Ở địa phương:
+ Cả nước chia thành 12 lộ, phủ. Đơn vị hành chính ở địa phương phổ biến là xã, do xã quan đứng đầu.
+ Nhà Trần tăng cường quản lý các địa phương, nhất là các khu vực miền núi và biên viễn.
- Năm 1341, nhà Trần ban hành bộ Quốc triều hình luật. Các cơ quan pháp luật được tăng cường và hoàn thiện hơn.
- Nhà Trần thi hành chính sách ngoại giao hòa hiếu với các vương triều phương Bắc. Chăm-pa, Chân Lạp, Ai Lao,… đều tiến cống, thiết lập quan hệ bang giao và buôn bán với Đại Việt.
Lập bảng hệ thống (hoặc sơ đồ tư duy) thể hiện những nét chính về tình hình chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa thời Lý.
a/ So sánh
Lĩnh vực | Nội dung |
Chính trị | - Tổ chức chính quyền được củng cố từ trung ương đến địa phương: + Ở trung ương: vua đứng đầu đất nước, dưới vua có quan đại thần giúp việc. Vua ở ngôi theo chế độ cha truyền con nối. + Ở địa phương: cả nước chia thành 24 lộ,phủ, châu. Dưới lộ (phủ, châu) là hương, huyện. Đơn vị cấp cơ sở là xã. - Nhà nước ban hành bộ luật Hình thư (năm 1042). - Quân đội: + Chia thành 2 bộ phận là: cấm quân và quân địa phương. + Tổ chức theo chế độ “ngụ binh ư nông”. - Về đối nội: củng cố khối đoàn kết dân tộc nhưng kiên quyết trấn áp những thế lực có mưu đồ tách khỏi Đại Việt. - Về đối ngoại: giữ mối quan hệ hòa hiếu với nhà Tống; dẹp tan cuộc tấn công của Chăm-pa. |
Kinh tế | - Nhà nước thi hành nhiều chính sách thúc đẩy sự phát triển của sản xuất nông nghiệp, nhờ đó nhiều năm mùa màng bội thu. - Thủ công nghiệp khá phát triển, bao gồm 2 bộ phận: thủ công nghiệp nhà nước và thủ công nghiệp trong nhân dân. - Thương nghiệp: hoạt động trao đổi, buôn bán trong và ngoài nước phát triển. |
Xã hội | - Xã hội gồm 2 bộ phận: + Bộ phận thống trị gồm: quý tộc (vua, quan), địa chủ… + Bộ phận bị thống trị gồm: nông dân, thợ thủ công, thương nhân và nô tì. - Xã hội có xu hướng phân hóa hơn so với thời Đinh – Tiền Lê. |
Văn hóa | - Tư tưởng, tôn giáo: Nho giáo được mở rộng, Phật giáo phát triển. - Văn học chữ Hán bước đầu phát triển. - Nghệ thuật: + Các loại hình nghệ thuật dân gian rất phát triển. + Xây dựng nhiều công trình kiến trúc độc đáo, điêu khắc đạt đến độ tinh tế, điêu luyện… |
Giáo dục | - Năm 1070, Nhà Lý dựng Văn Miếu ở Thăng Long. - Năm 1075, khoa thi đầu tiên được mở để tuyển chọn quan lại. - Năm 1076, mở Quốc tử giám cho con em quý tộc đến học. |
b/ Nhận xét: Tổ chức nhà nước thời Lý có sự kế thừa từ bộ máy nhà nước thời Đinh – Tiền Lê nhưng hoàn thiện và chặt chẽ hơn.
Hãy trình bày những nét chính về sự ra đời, tình hình chính trị, kinh tế, xã hội Ấn Độ thời Vương triều Đê-li
- Sự ra đời: Từ cuối thế kỉ XII, người Hồi giáo gốc Thổ Nhĩ Kỳ đã xâm nhập, chiếm miền Bắc Ấn Độ và lập nên Vương triều Hồi giáo Đê-li (1206).
- Chính trị:
+ Nhà vua có quyền lực cao nhất.
+ Ấn Độ được chia thành nhiều khu vực hành chính đứng đầu bởi các tướng lĩnh Hồi giáo. Các tín đồ Hindu giáo chỉ được giữ các chức vụ không quan trọng.
+ Nhà vua Hồi giáo còn tiến hành xâm chiếm các tiểu quốc ở Nam Ấn với hi vọng thành lập đế quốc Hồi giáo.
- Kinh tế:
+ Nông nghiệp: Nghề nông trồng lúa vẫn giữ vai trò quan trọng và được nhà nước khuyến khích phát triển.
+ Thủ công nghiệp và thương nghiệp: Nhiều thành thị mới xuất hiện, nhiều hải cảng được xây dựng để đẩy mạnh buôn bán với Trung Quốc và các nước Đông Nam Á, phương Tây và Ả Rập.
- Xã hội:
+ Sự phân biệt sắc tộc và tôn giáo đã làm bùng nổ những bất bình trong nhân dân.
+ Mâu thuẫn dân tộc gay gắt làm bùng nổ các cuộc đấu tranh của nhân dân chống lại triều đình.
Hãy cho biết những nét chính về tình hình chính trị vùng đất Nam Bộ từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI
- Đầu thế kỉ VII, Vương quốc Phù Nam sụp đổ, vùng đất Nam Bộ trên danh nghĩa đặt dưới quyền cai trị của nước Chân Lạp (Campuchia).
- Triều đinh Ăng-co gặp nhiều khó khăn và hầu như không thể quản lý được vùng đất này.
- Từ thế kỉ X đến đầu thế kỉ XIV cư dân ở đây rất thưa vắng.
- Nhiều thế kỉ sau đó, những nhóm lưu dân người Việt đến khẩn hoang và lập ra những làng người Việt đầu tiên ở vùng Mô Xoài (Bà Rịa – Vũng Tàu), Đồng Nai,…
Trình bày những nét chính về tình hình chính trị thời lê sơ ?
- Nông nghiệp: được phục hồi và phát triển nhanh chóng nhờ những chính sách tích cực của nhà nước.
- Thủ công nghiệp: phát triển với những nghề thủ công truyền thống, nhiều làng thủ công chuyên nghiệp nổi tiếng ra đời, nhất là Thăng Long.
- Thương nghiệp: chợ búa được khuyến khích mở để lưu thông hàng hóa trong nước và nước ngoài
Thời Lê sơ có các giai cấp, tầng lớp chính là :
- Phong kiến gồm vua, quan lại, địa chủ: có nhiều ruộng đất và quyền lực.
- Giai cấp nông dân chiếm đại đa số, họ có rất ít hoặc không có ruộng đất, phải cày cấy ruộng thuê của địa chủ, quan lại và nộp tô cho chủ ruộng. Họ là giai cấp bị bóc lột, nghèo khổ trong xã hội.
- Các tầng lớp khác như thương nhân, thợ thủ công, nô tì… Trong đó, nô tì là tầng lớp thấp kém nhất trong xã hội, nhà nước hạn chế nuôi nô tì, nên số lượng nô tì trong xã hội giảm dần.
Cảm ơn hai câu trả lời nha mình cần cả hai luôn
3. Em hãy cho biết những nét chính về luật pháp, quân đội và chính sách đối nội, đối ngoại thời Lý?
Tham khảo
Luật pháp:
- Năm 1042, nhà Lý ban hành bộ Hình thư, bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta.
- Nội dung: quy định chặt chẽ việc bảo vệ nhà vua và cung điện, xem trọng việc bảo vệ của công và tài sản của nhân dân, nghiêm cấm việc mổ trâu bò, bảo vệ sản xuất nông nghiệp. Những người phạm tội bị xử phạt rất nghiêm khắc.
b) Quân đội:
- Gồm hai bộ phận: cấm quân và quân địa phương.
- Thi hành chính sách "ngụ binh ư nông": cho quân sĩ luân phiên về cày ruộng và thanh niên đăng kí tên vào sổ nhưng vẫn ở nhà sản xuất, khi cần triều đình sẽ điều động.
- Quân đội kỉ luật nghiêm minh, được huấn luyện chu đáo; vũ khí trang bị cho quân đội gồm giáo mác, đao kiếm, cung nỏ, máy bắn đá...
c) Đối nội - đối ngoại:
- Xây dựng khối đoàn kết dân tộc. Nhà Lý còn gả các công chúa và ban chức tước cho các tù trường dân tộc miền núi. Nếu người nào có ý định tách khỏi Đại Việt, nhà Lý kiên quyết trấn áp.
- Với nhà Tống, Lý Công uẩn giữ quan hệ bình thường, tạo điều kiện cho nhân dân ở hai bên biên giới có thể qua lại buôn bán.
- Để ổn định biên giới phía nam, nhà Lý đã dẹp tan cuộc tấn công của Cham-pa do nhà Tống xúi giục. Sau đó, quan hệ Đại Việt - Cham-pa trở lại bình thường.
tham khảo:
Năm 1042, nhà Lý ban hành bộ Hình thư, bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta (nhưng hiện nay không còn nữa).
Theo sử cũ, luật pháp thời Lý quy định chặt chẽ việc bảo vệ nhà vua và cung điện, xem trọng việc bảo vệ của công và tài sản của nhân dân, nghiêm cấm việc mổ trâu bò, bảo vệ sản xuất nông nghiệp. Những người phạm tội bị xử phạt rất nghiêm khắc.
Quân đội thời Lý gồm hai bộ phận : cấm quân và quân địa phương.
Nhà Lý thi hành chính sách "ngụ binh ư nông" (gửi binh ở nhà nông), cho quân sĩ luân phiên về cày ruộng và thanh niên đăng kí tên vào sổ nhưng vẫn ở nhà sản xuất, khi cần triều đình sẽ điều động.
Quân đội nhà Lý có quân bộ và quân thuỷ, kỉ luật nghiêm minh, được huấn luyện chu đáo ; vũ khí trang bị cho quân đội gồm giáo mác, đao kiếm, cung nỏ, máy bắn đá...
Nhà Lý còn gả các công chúa và ban chức tước cho các tù trường dân tộc miền núi. Nếu người nào có ý định tách khỏi Đại Việt, nhà Lý kiên quyết trấn áp.
Đối với nhà Tống, Lý Công uẩn giữ quan hệ bình thường, tạo điều kiện cho nhân dân ở hai bên biên giới có thể qua lại buôn bán. Để ổn định biên giới phía nam, nhà Lý đã dẹp tan cuộc tấn công của Cham-pa do nhà Tống xúi giục. Sau đó, quan hệ Đại Việt - Cham-pa trở lại bình thường.
Trình bày những nét chính về tình hình chính trị, kinh tế, xã hội thời kì Gúp-ta.
Nét chính về tình hình chính trị, kinh tế, xã hội thời kì Gúp-ta:
Chính trị | Kinh tế | Xã hội |
- Năm 320, Ấn Độ thống nhất, vương triều Gúp-ta thành lập. - Đầu thế kỉ VI, người Hung Nô tràn vào xâm lược Bắc Ấn. - Năm 535: Vương triều Gúp-ta kết thúc. | - Phần lớn người dân sống ở nông thôn và làm nghề nông. - Thương mại phát triển ở thành thị, các đồng tiền vàng, bạc được lưu hành rộng rãi. - Nghề luyện kim, luyện sắt, làm trang sức đạt đến đỉnh cao. | Chế độ đẳng cấp: thể hiện rõ vị trí xã hội và nghề nghiệp mỗi người. |
- Qua sự miêu tả của nhà sư Pháp Hiến trong tư liệu 8.5 ta có thể thấy xã hội Ấn Độ:
+ Người dân sống hạnh phúc
+ Ai canh tác trên đất của hoàng gia mới phải trả một khoản thuế.
+ Đất nước bình yên, không có “chặt đầu hoặc trừng phạt thể xác”.
+ Các quân lính và nhà hầu của nhà vua đều được trả công.
+ Người dân không giết sinh vật sống, không uống rượu say.