Bài thơ giúp ta hiểu thêm về sức sống và vẻ đẹp tâm hồn của một dân tộc miền núi, gợi nhắc tình cảm gắn bó với truyền thống, với quê hương, và ý chí vươn lên trong cuộc sống. Đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
Bài thơ giúp ta hiểu thêm về sức sống và vẻ đẹp tâm hồn của một dân tộc miền núi, gợi nhắc tình cảm gắn bó với truyền thống, với quê hương, và ý chí vươn lên trong cuộc sống. Đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
Phần I. Trắc nghiệm
Nối tên tác phẩm ở cột A với nội dung ở cột B sao cho phù hợp
A | B |
1. Con cò | a. Tình cảm của người cha đối với con; ngợi ca truyền thống cần cù, sức sống mạnh mẽ, vẻ đẹp tâm hồn của người dân miền núi. |
2. Mùa xuân nho nhỏ | b. Ngợi ca tình mẹ và ý nghĩa lời ru đối với cuộc sống mỗi con người. |
3. Nói với con | c. Niềm xúc động thành kính của nhà thơ và mọi người đối với Bác khi vào viếng lăng Bác. |
4. Viếng lăng Bác | d. Tiếng lòng tha thiết yêu mến và gắn bó với đất nước và cuộc đời; thể hiện ước nguyện chân thành của nhà thơ được cống hiến cho đất nước. |
nhà văn an- na- tô- li - phơ- răng đã nói : " đọc một câu thơ ý nghĩa là gặp gỡ một tâm hồn con người "
Em hiểu như thế nào về câu nói trên.Bằng việc phân tích hai bài thơ " ngắm trăng " và " khi con tu hú" em hãy nêu cảm nhận về vẻ đẹp tâm hồn của người chiến sĩ cộng sản
xác định lỗi dùng từ trong các câu sau và sửa lại để có những câu đúng a.Bạn có yếu điểm là chưa tự tin trước đông người b.Qua bài thơ "Nói với con" cho ta hiểu thêm về sức sống của một dân tộc miền núi c.Nguyễn Duy là một nhà thi sĩ tài hoa
a,Lỗi: dùng từ sai nghĩa
Sửa: Bạn có điểm yếu là chưa tự tin trước đông người.
b,Lỗi: dùng từ k hợp lí
Sửa: Qua bài thơ " Nói với con" ta đã hiểu thêm về sức sống của dân tộc miền núi.
c,Lỗi: dùng thừa từ
Sửa: Nguyễn Duy là một thi sĩ tài hoa.
Bài tập 1: Tìm hiểu các vị trí và thực hiện yêu cầu nêu ở dưới.
Đề bài: Vẻ đẹp tâm hồn Hồ Chí Minh qua một số bài thơ của tập Nhật kí trong tù: Chiều tối ; Giải đi sớm ; Mới ra tù, tập leo núi.
(1). Chúng ta hẳn ai cũng nghe nói về tập thơ Nhật kí trong tù của Hồ Chí Minh. Tập thơ gồm những bài được Bác làm trong lúc nhàn rỗi ở nhà lao cực khổ của bọn Tưởng Giới Thạch. Bác vốn chẳng thích làm thơ: "Ngâm thơ ta vốn không ham...". Nhưng trong hoàn cảnh nhà tù khổ sở, tăm tối, tâm hồn tác giả Hồ Chí Minh vẫn mang một vẻ đẹp lung linh. Vẻ đẹp ấy thể hiện rõ trong các bài thơ: Chiều tối; Mới ra tù, tập leo núi.
(2). Nhắc tới sự nghiệp sáng tác của Hồ Chí Minh, chúng ta không thể không nhắc tới tập thơ Nhật kí trong tù. Tập thơ được viết trong những thời khắc hiếm hoi - được thanh nhàn bất đắc dĩ của Bác giữa chốn lao tù. Thơ không phải là mục đích cao nhất của người chiến sĩ cách mạng, như Người đã tự bạch một cách thật khiêm tốn:
"Ngâm thơ ta vốn không ham
Nhưng vì trong ngục biết làm chi đây ?"
Nhưng những vần thơ vâng lên trong cảnh tù đày, "tê tái gông cùng" lại là những "vần thơ thép""mà vẫn mênh mông". Bởi lẽ, với người nghệ sĩ - chiến sĩ ấy, chỉ có "thân thể ở trong lao", còn tinh thần Người vẫn vượt thoát qua chấn song, qua xiêng xích, qua dây trói của nhà tù. Chiều tối ; Giải đi sớm ; Mới ra tù, tập leo núi,... là những thi phẩm tiêu biểu cho tinh thần đó.
Yêu cầu:
a, Cùng trình bày một nội dung cơ bản giống nhau nhưng cách dùng từ ngữ trong hai ví dụ trên khác nhau như thế nào? Hãy chỉ rõ ưu điểm hoặc nhược điểm trong cách dùng từ ngữ của mỗi ví dụ.
b, Chỉ rõ những từ ngữ dùng không phù hợp với đối tượng nghị luận trong các ví dụ trên. Theo (anh) chị, có thể sửa lại những từ ngữ này như thế nào để việc diễn đạt đảm bảo yêu cầu của văn nghị luận mà vẫn giữ nguyên được ý chính của câu văn, đoạn văn?
c, Hãy viết một đoạn văn có nội dung cơ bản tương tự như các ví dụ trên nhưng dùng một số từ ngữ khác để thay đổi cách diễn đạt.
Bài tập 1: Tìm hiểu các vị trí và thực hiện yêu cầu nêu ở dưới.
Đề bài: Vẻ đẹp tâm hồn Hồ Chí Minh qua một số bài thơ của tập Nhật kí trong tù: Chiều tối ; Giải đi sớm ; Mới ra tù, tập leo núi.
(1). Chúng ta hẳn ai cũng nghe nói về tập thơ Nhật kí trong tù của Hồ Chí Minh. Tập thơ gồm những bài được Bác làm trong lúc nhàn rỗi ở nhà lao cực khổ của bọn Tưởng Giới Thạch. Bác vốn chẳng thích làm thơ: "Ngâm thơ ta vốn không ham...". Nhưng trong hoàn cảnh nhà tù khổ sở, tăm tối, tâm hồn tác giả Hồ Chí Minh vẫn mang một vẻ đẹp lung linh. Vẻ đẹp ấy thể hiện rõ trong các bài thơ: Chiều tối; Mới ra tù, tập leo núi.
(2). Nhắc tới sự nghiệp sáng tác của Hồ Chí Minh, chúng ta không thể không nhắc tới tập thơ Nhật kí trong tù. Tập thơ được viết trong những thời khắc hiếm hoi - được thanh nhàn bất đắc dĩ của Bác giữa chốn lao tù. Thơ không phải là mục đích cao nhất của người chiến sĩ cách mạng, như Người đã tự bạch một cách thật khiêm tốn:
"Ngâm thơ ta vốn không ham
Nhưng vì trong ngục biết làm chi đây ?"
Nhưng những vần thơ vâng lên trong cảnh tù đày, "tê tái gông cùng" lại là những "vần thơ thép""mà vẫn mênh mông". Bởi lẽ, với người nghệ sĩ - chiến sĩ ấy, chỉ có "thân thể ở trong lao", còn tinh thần Người vẫn vượt thoát qua chấn song, qua xiêng xích, qua dây trói của nhà tù. Chiều tối ; Giải đi sớm ; Mới ra tù, tập leo núi,... là những thi phẩm tiêu biểu cho tinh thần đó.
Yêu cầu:
a, Cùng trình bày một nội dung cơ bản giống nhau nhưng cách dùng từ ngữ trong hai ví dụ trên khác nhau như thế nào? Hãy chỉ rõ ưu điểm hoặc nhược điểm trong cách dùng từ ngữ của mỗi ví dụ.
b, Chỉ rõ những từ ngữ dùng không phù hợp với đối tượng nghị luận trong các ví dụ trên. Theo (anh) chị, có thể sửa lại những từ ngữ này như thế nào để việc diễn đạt đảm bảo yêu cầu của văn nghị luận mà vẫn giữ nguyên được ý chính của câu văn, đoạn văn?
c, Hãy viết một đoạn văn có nội dung cơ bản tương tự như các ví dụ trên nhưng dùng một số từ ngữ khác để thay đổi cách diễn đạt.
Bài tập 1: Tìm hiểu các vị trí và thực hiện yêu cầu nêu ở dưới.
Đề bài: Vẻ đẹp tâm hồn Hồ Chí Minh qua một số bài thơ của tập Nhật kí trong tù: Chiều tối ; Giải đi sớm ; Mới ra tù, tập leo núi.
(1). Chúng ta hẳn ai cũng nghe nói về tập thơ Nhật kí trong tù của Hồ Chí Minh. Tập thơ gồm những bài được Bác làm trong lúc nhàn rỗi ở nhà lao cực khổ của bọn Tưởng Giới Thạch. Bác vốn chẳng thích làm thơ: "Ngâm thơ ta vốn không ham...". Nhưng trong hoàn cảnh nhà tù khổ sở, tăm tối, tâm hồn tác giả Hồ Chí Minh vẫn mang một vẻ đẹp lung linh. Vẻ đẹp ấy thể hiện rõ trong các bài thơ: Chiều tối; Mới ra tù, tập leo núi.
(2). Nhắc tới sự nghiệp sáng tác của Hồ Chí Minh, chúng ta không thể không nhắc tới tập thơ Nhật kí trong tù. Tập thơ được viết trong những thời khắc hiếm hoi - được thanh nhàn bất đắc dĩ của Bác giữa chốn lao tù. Thơ không phải là mục đích cao nhất của người chiến sĩ cách mạng, như Người đã tự bạch một cách thật khiêm tốn:
"Ngâm thơ ta vốn không ham
Nhưng vì trong ngục biết làm chi đây ?"
Nhưng những vần thơ vâng lên trong cảnh tù đày, "tê tái gông cùng" lại là những "vần thơ thép""mà vẫn mênh mông". Bởi lẽ, với người nghệ sĩ - chiến sĩ ấy, chỉ có "thân thể ở trong lao", còn tinh thần Người vẫn vượt thoát qua chấn song, qua xiêng xích, qua dây trói của nhà tù. Chiều tối ; Giải đi sớm ; Mới ra tù, tập leo núi,... là những thi phẩm tiêu biểu cho tinh thần đó.
Yêu cầu:
a, Cùng trình bày một nội dung cơ bản giống nhau nhưng cách dùng từ ngữ trong hai ví dụ trên khác nhau như thế nào? Hãy chỉ rõ ưu điểm hoặc nhược điểm trong cách dùng từ ngữ của mỗi ví dụ.
b, Chỉ rõ những từ ngữ dùng không phù hợp với đối tượng nghị luận trong các ví dụ trên. Theo (anh) chị, có thể sửa lại những từ ngữ này như thế nào để việc diễn đạt đảm bảo yêu cầu của văn nghị luận mà vẫn giữ nguyên được ý chính của câu văn, đoạn văn?
c, Hãy viết một đoạn văn có nội dung cơ bản tương tự như các ví dụ trên nhưng dùng một số từ ngữ khác để thay đổi cách diễn đạt.
Đoan trích tức nước vỡ bờ đã nêu cao vẻ đẹp tâm hồn của chị Dậu:Dẫu trong tình cảnh khốn cùng người phụ nữ ấy vẫn giàu tình yêu thương và sức sống tiềm tàng mạnh mẽ . Em hãy cm điều đó.
"Mặc dù gặp nhiều đau khổ và bất hạnh, người nông dân trước CMT8 vẫn giữ trọn những phẩm chất tốt đẹp của mình". Đó là điểm sáng trong những sáng tác về người nông dân của các nhà văn trong những năm 1930-1945. Đọc những tác phẩm ấy, người đọc không thể nào quên hình ảnh người nông dân trong đoạn trích "Tức nước vỡ bờ" (Tắt đèn) của Ngô Tất Tố phải sống một cuộc sống nghèo khổ cùng cực nhưng vẫn rất mực yêu thương chồng con và có sức sống tiềm tàng mạnh mẽ. Đó chính lá chị Dậu.
Bối cảnh của truyện là làng Đông Xá trong không khí ngột ngạt, căng thẳng của những ngày sưu thuế gay gắt nhất. Bọn cường hào, tay sai rầm rộ đi tróc sưu. Gia đình chị Dậu thuộc hạng nghèo khó "nhất nhì trong hạng cùng đinh". Chị phải bán gánh khoai, ổ chó và đứt ruột bán đứa con gái lên 7 tuổi cho vợ chồng Nghị Quế mới đủ nộp suất sưu cho chồng. Nhưng anh Dậu vẫn bị trói ở sân đình vì còn thiếu một suất sưu nữa của người em chồng đã chết từ năm ngoái. Anh Dậu đang bị ốm nặng, bị trói suốt ngày đêm, anh ngất xỉu đi như chết. Bọn cường hào cho tay chân vác anh Dậu rũ rượi như cái xác đem đến trả cho chị Dậu. Đau khổ, tai hoạ chồng chất và đè nặng lên tâm hồn người đàn bà tội nghiệp.
Trong cơn nguy kịch, chị Dậu đã lay gọi và tìm mọi cách cứu chữa cho chồng. Hàng xóm đã kéo đến, người an ủi, người cho vay gạo nấu cháo...Cháo chín, chị múc ra bát, lấy quạt quạt cho nguội để chồng "ăn lấy vài húp" vì chồng chị đã "nhịn xuông từ sáng hôm qua tới giờ còn gì". Trong tiếng trống, tiếng tù và, chị Dậu khẩn khoản tha thiết mời chồng "Thầy em cố gắng dậy húp ít cháo cho đỡ xót ruột". Lời người đàn bà nhà quê mới chồng ăn cháo lúc hoạn nạn chứa đựng biết bao tình yêu thương, an ủi, vỗ về. Cái cử chỉ chị bế cài Tửu ngồi xuống cạnh chồng "cố ý chờ xem chồng ăn có ngon miệng không" đã biểu lộ sự săn sóc và yêu thương của người vợ đối với người chồng đang đau ốm, tính mạng đang bị bọn cường hào đe doạ. Tình cảm ấy là hơi thở dịu dàng thức tỉnh sự sống cho anh Dậu. Dường như mỗi cử chỉ, hành động của anh Dậu đều có ánh mắt thấp thỏm, lo lắng của chị Dậu dõi theo. Yêu chồng, chị dám đánh lại bọn tay sai để bảo vệ chồng. Đó là biểu hiện đẹp đẽ nhất của tình yêu thương chồng trong chị. Chị quả là một người mẹ, người vợ giàu tình yêu thương.
Khi bọn tay sai, người nhà lí trưởng "sầm sập" tiến vào với tay thước, roi song, dây thừng thét trói kẻ thiếu sưu, chị Dậu đã nhẫn nhục chịu đựng, cố van xin tha thiết bằng giọng run run cầu khẩn "Hai ông làm phúc bói với ông lí cho cháu khất". Cách xử sự và xưng hô của chị thể hiện thái độ chịu đựng. Chị có thái độ như vậy là vì chị biết thân phận bé mọn của mình, biết cái tình thế ngặt nghèo của gia đình mình. Trong hoàn cảnh này, chị chỉ mong chúng tha cho anh Dậu, không đánh trói, hành hạ anh. Nhưng tên cai lệ không những không động lòng thương mà lại còn chửi mắng chị thậm tệ. Tên cai lệ chạy sầm sập đến trói anh Dậu, tính mạng người chồng đang bị đe doạ, chị Dậu "xám mặt" vội vàng đỡ lấy tay hắn nhưng vẫn cố van xin thảm thiết "Cháu van ông! Nhà cháu mới tỉnh được một lúc, ônh tha cho". Nhưng cây muốn lặng mà gió chẳng đừng, chị Dậu càng nhẫn nhịn, tên cai lệ càng lấn tới. Hắn mỗi lúc lại lồng lên như một con chó điên "bịch luôn vào nhưng chị mấy bịch" rồi "tát vào mặt chị một cái đánh bốp" và nhảy vào trói anh Dậu... Tức là hắn hành động một cách dã man thì mọi sự nhẫn nhục đều có giới hạn. Chị Dậu đã kiên quyết cự lại. Sự cự lại của chị Dậu cũng có một quá trình gồm hai bước. Thoạt đầu, chị cự lại bằng lí lẽ "chồng tôi đâu ốm, các ông không được phép hành hạ". Lời nói đanh thép của chị như một lời cảnh cáo. Thực ra chị không chỉ viện đến pháp luật mà chỉ nói cái lí đương nhiên, cái đạo lí tối thiểu của con người. Lúc này chị đã thay đổi cách xưng hô ngang hàng, nhìn vào mặt đối thủ với thái độ quyết liệt ấy, một chị Dậu dịu dàng đã trở nên mạnh mẽ đáo để. Đến khi tên cai lệ dã thú ấy vẫn không thèm trả lời còn tát vào mặt chị một cái đánh bốp rồi cứ nhảy vào cạnh anh Dậu thì chị đã vội đứng dậy với niềm căm giận ngùn ngụt :chị nghiến hai hàm răng "mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem". Một cách xưng hô hết sức đanh đá của người phụ nữ bình dân thể hiện một tư thế "đứng trên dối thủ, sẵn sàng đè bẹp đối phương". Rồi chị "túm cổ tên cai lệ, ấn dúi ra cửa... lẳng người nhà lí trưởng ngã nhào ra thềm". Chị vẫn chưa nguôi giận. Với chị, nhà tù thực dân cũng chẳng có thể làm cho chị run sợ nên trước sự can ngăn của chồng chị vẫn chưa nguôi giận "Thà ngồi tù. Để chúng nó làm tình, làm tội mãi thế, tôi không chịu được".
Con giun xéo mãi cũng quằn, chị Dậu cũng vậy, bị áp bức dã man, tính mạng bị đe doạ, chị đã vùng lên đánh trả một cách dũng cảm. Nhà văn Nguyên Tuân đã có một nhận xét rất thú vị "Trên cái tối trời, tối đất của cái xã hội ngày xưa, hiện lên một chân dung lạc quan của chị Dậu...bản chất cuả chị Dậu rất khoẻ, cứ thấy lăn xả vào bóng tối mà phá ra...". Ngô Tất Tố rất hả hê khi tả cảnh chị Dậu cho tên cai lệ và người nhà lí trưởng một bài học thích đáng. Ông đã chỉ ra một quy luật trong xã hội "Có áp bức, có đấu tranh"
Như vậy, từ hình ảnh " Cái cò lặn lội bờ sông/gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non" và hình ảnh người phụ nữ trong thơ xưa đến hình ảnh chị Dậu trong "Tắt đèn", ta thấy chân dung người phụ nữ Việt Nam trong văn học đã có một bước phát triển mới về cả tâm hồn lẫn chí khí.
Vẻ đẹp trong cách sống, trong tâm hồn và những suy nghĩ của nhân vật anh thanh niên một mình trên trạm khí tượng giữa núi cao trong truyện Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long.
- Vẻ đẹp trong cách sống, trong tâm hồn và những suy nghĩ của nhân vật anh thanh niên trong truyện Lặng lẽ Sa Pa:
+ Cách sống của anh thanh niên: yêu quý con người, hết lòng với mọi người, trách nhiệm với công việc, sống giản dị trong đời sống thường nhật
+ Tính cách: chân thật, hồn hậu, trong sáng
+ Những suy nghĩ của anh thanh niên sống khiêm nhường, quý trọng lao động, tràn đầy lòng tin yêu cuộc sống
Qua 2 bài thớ Tức cảnh Pác Bó và Ngắm trăng em hiểu gì về vẻ đẹp tâm hồn của người chiến sĩ cộng sản
Tâm hồn giàu chất nghệ sĩ, nhạy cảm, yêu thiên nhiên tha thiết:
Tình yêu thiên nhiên: yêu cái đẹp luôn thường trực trong trái tim. Vẻ đẹp đêm trăng đã khiến người chiến sĩ cộng sản băn khoăn, bối rối
Trước vẻ đẹp đêm trăng, tâm hồn của người chiến sĩ đã thăng hoa và trở thành một thi gia giao hòa, giao cảm đặc biệt với trăng
- Tâm hồn nghệ sĩ với phong thái ung dung tự tại, lạc quan cách mạng và khát khao tự do cháy bỏng.
Vượt lên trên mọi gian khổ, giam cầm, tra tấn của nơi lao tù, không hề bi quan, ngược lại vẫn thanh thản, ung dung, tự tại, hướng tới vẻ đẹp vầng trăng.
Song sắt nhà tù không giam hãm được khát khao tự do mãnh liệt của người
=> Chất thép bản lĩnh người chiến sĩ . Đó chính là xuất phát từ lòng yêu nước thương dân sâu nặng.
=> Vẻ đẹp tâm hồn của Bác là sự kết hợp hài hòa giữa con người chiến sĩ và con người thi sĩ.
nhận xét về hai bài thơ Cảnh khuya và Rằm tháng giêng của Hồ Chí Minh có ý kiến cho rằng:"Hai bài thơ đã cho thấy vẻ đẹp tâm hồn của Bác,đó là sự hòa hợp thống nhất giữa tâm hồn nghệ sĩ với cốt cách người chiến sĩ".Dựa vào hiểu biết của em về hai bài thơ hãy làm sáng tỏ ý kiến trên
I. Mở bài: Dẫn dắt vấn đề
- Giới thiệu nhận định
Vd: hình ảnh người lính luôn là đề tài quen thuộc trong các tác phẩm văn chương của các tác giả. Hình ảnh người lính trong các tác phẩm văn chương ấy luôn hiện lên với nhiều những phẩm chất cao quý, tinh thần lạc quan vui vẻ, không quản ngại khó khăn gian khổ nơi chiến trường. Nhưng tác phẩm đã để lại ấn tượng khó phai nhất trong lòng người đọc phải kể đến hai tác phẩm: Cảnh khuya, Rằm tháng riêng. Có ý kiến cho rằng : " Hai bài thơ đã cho thấy vẻ đẹp tâm hồn của Bác,đó là sự hòa hợp thống nhất giữa tâm hồn nghệ sĩ với cốt cách người chiến sĩ".
II. Thân bài:
1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
2. Giải thích:
+ Tâm hồn nghệ sĩ: là tâm hồn của con người có tình yêu tha thiết, sống giao hòa với thiên nhiên, có những rung cảm tinh tế trước vẻ đẹp của thiên nhiên.
+ Cốt cách chiến sĩ: là lòng yêu nước, phong thái ung dung lạc quan của người chiến sĩ.
-> hai bài thơ đã thể hiện rõ tài năng cùng phong cách của Hồ Chí Minh: sự hòa hợp thống nhất giữa tâm hồn nghệ sĩ với cốt cách người chiến sĩ.
3. Chứng minh:
a. Cốt cách của người chiến sĩ:
- Luôn có lòng yêu nước nồng nàn, hi sinh tuổi thanh xuân của bản thân vì lý tưởng, độc lập, tự do của quê hương, đất nước.
- sự ung dung, lạc quan, luôn tin vào một tương lai tốt đẹp của bác.
+ Dù trong cuộc sống chiến đấu đầy khó khăn, dù phải nhiều đêm thức trắng nhưng người vẫn có khoảng thời gian cảm nhận vẻ đẹp của thiên nhiên, của đất trời, sự rung cảm trước thiên nhiên tươi đẹp của Bác.
+ Sự ung dung, bình tĩnh của Bác trong cảnh trăng rằm. Phong thái ung dung lạc quan còn thể hiện ở hình ảnh con thuyền của vị lãnh tụ và các đồng chí sau lúc bàn việc quân trở về lướt đi phơi phới chở dầy ánh trăng. Đặc biệt với chủ thể trữ tình, từ tâm thế của một chiến sĩ luận bàn việc quân trong giây phút đã trở thành một thi sĩ-một tao nhân mặc khách giữa thiên nhiên.
b. Tâm hồn nghệ sĩ:
- Sự say mê, đắm chìm trong cảnh thiên nhiên, đất nước.
- Sự rung cảm trước cảnh đẹp thiên nhiên, khắc hoạ thiên nhiên qua ngòi bút, câu từ mộc mạc, giản dị, quen thuộc.
4. Đánh giá:
- Hai yếu tố trên hoà quyện, phối hợp hài hoà trong con người của Bác tạo nên một vẻ đẹp nhất quán.
III. Kết bài: Suy nghĩ chung của bản thâ
Những người yêu thơ của tác giả Hồ Chí Minh có thể dễ dàng nhận thấy: Trăng là một đề tài rất đẹp trong thơ của Người. Từ trong nhà tù Tưởng Giới Thạch, trăng đã là bạn tri âm, hay khi trở thành người lãnh đạo cách mạng Việt Nam, trăng vẫn đồng hành san sẻ tâm sự. Những năm 1947, 1948, khi cuộc kháng chiến chống Pháp nổ ra khốc liệt, việc nước bộn bề, Bác vẫn tranh thủ lúc nghỉ ngơi, viết lên những vần thơ đặc sắc, mà ở đó, trăng vẫn hiện diện hiền hoà và thơ mộng. Ta có thể kể tên bài thơ "Cảnh khuya" và "Rằm tháng giêng".
Bài thơ "Cảnh khuya" là một tác phẩm mà người viết khi ở chiến khu Việt Bắc. Đây là một bài thơ thất ngôn tứ tuyệt rất súc tích, như phong cách thường thấy của Bác. Bốn câu thơ chia làm hai phần: nửa đầu tả cảnh, nửa sau tả tâm sự của nhà thơ. Hai dòng thơ ngắn gọn mà cảnh vật hiện ra sinh động lạ lùng, có đủ cả âm thanh và hình ảnh để giúp người đọc hình dung ra một không gian thơ mộng của đêm trăng Việt Bắc. Giữa sự tĩnh lặng đó, tiếng suối rì rầm như một khúc nhạc thanh tao. Cách sử dụng biện pháp so sánh tiếng suối như thể tiếng hát khiến cho ý thơ trở nên sinh động. Âm thanh của thiên nhiên được so sánh với khúc hát của con người nên thật ấm cúng và gần gũi. Giọng thơ vút cao, ngân nga thật độc đáo, lay động lòng người. Ta lại càng yêu thích cảnh thiên nhiên trong thơ Bác, bởi vạn vật sao mà hoà quyện, quấn quýt, hữu tình đến thế. Điệp từ "lồng" khiến cho trăng, cổ thụ và bông hoa như giao hoà, để cùng nhau điểm xuyết một bức tranh tuyệt vời, tràn đầy cảm xúc. Người đọc thực sự nhận thấy tình yêu thiên nhiên sâu sắc của Bác, và cũng cảm nhận tình yêu đó trong tâm hồn mình. Hai câu sau, thi sĩ đột nhiên như ngỏ lời tâm sự, có thể thấy cái tứ thơ bất ngờ thú vị ở đây. Bác so sánh "cảnh khuya như vẽ" để cùng ta ngợi ca cảnh đẹp, cứ tưởng rằng vẻ đẹp đó là nguyên nhân khiến tâm hồn nghệ sĩ thao thức, "người chưa ngủ". Thì điệp khúc "người chưa ngủ" lặp thêm một lần và thêm lời lý giải rằng đêm nay mất ngủ là do "lo nỗi nước nhà". Đến đây, ta đã cảm thông tâm trạng của Người. Trong cái đêm đẹp như tranh vẽ này, Bác vẫn đầy nỗi trăn trở bởi lo âu vận mệnh nước nhà. Trái tim vĩ đại của Người từng nhịp đập, đều đập vì quê hương đất nước. Đọc bài thơ ngắn gọn, ta cảm nhận được bao điều lớn lao đến vậy!
Đến với bài thơ "Rằm tháng giêng", ta một lần nữa cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn Hồ Chí Minh, và còn thấy được cả những nét độc đáo khác trong thơ Bác. Ý thơ, thi liệu đều rất cổ điển, cách giới thiệu thời gian "nguyên tiêu" (Rằm tháng giêng) và sự miêu tả cái tròn đầy của "nguyệt chính viên" đem lại cho người đọc một cảm xúc yêu mến trước vầng trăng tròn vạnh tỏa sáng cả đêm xuân, và thấy trước mắt mình một "rằm xuân lồng lộng trăng soi". Đêm rằm có gì độc đáo, ấy là điệp từ "xuân" khiến câu thơ chan hoà sắc xuân: sông xuân, nước xuân và cả một trời xuân lai láng. Phải chăng ánh trăng chính là ánh xuân bao phủ khắp thế gian... Thật đúng là "Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân"! Có thể nói, tư thế của nhà thơ có nét đẹp vừa cổ điển, vừa hiện đại. Cổ điển bởi tình yêu và sự đắm say nét đẹp thiên nhiên, và hiện đại bởi bên cạnh tư thế của một thi sĩ là hình ảnh một người chiến sĩ lúc nào cũng canh cánh việc dân việc nước (đàm quân sự). Người chiến sĩ cách mạng ấy làm việc không quản ngày đêm, mà vẫn giữ được một tâm hồn dạt dào xúc cảm khi "Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền". Cuộc sống vất vả và hiểm nguy trong kháng chiến bỗng chốc nhẹ tênh bởi câu thơ đẹp, trăng và người lại một lần nữa gắn bó với nhau như bạn bè tri kỷ.
Chất "Tình" và chất "Thép" hoà quyện cho ta thấy vẻ đẹp tâm hồn Hồ Chí Minh. Đặt hai bài thơ trong sự so sánh, nét chung giữa chúng là ở chất cổ điển thể hiện ở thể thơ thất ngôn tứ tuyệt với những hình ảnh cổ điển mang vẻ đẹp độc đáo, bộc lộ tình yêu thiên nhiên và yêu đất nước. Bên cạnh đó, hai bài thơ cũng có những nét độc đáo riêng.
Bài thơ Cảnh khuya thể hiện sự giao hoà của vạn vật và nỗi trăn trở việc nước của Bác. Còn bài thơ Rằm tháng giêng là bức tranh đẹp đầy sắc xuân và tâm trạng say mê, thưởng thức vẻ đẹp thiên nhiên của nhà thơ. Mỗi bài thơ là một vẻ đẹp riêng trong phong cách tài hoa của nhà thơ Hồ Chí Minh. Có thể nói, đọc thơ Bác là đi tới một thế giới nghệ thuật bình dị mà sâu sắc.
Hai bài thơ "Cảnh khuya" và "Rằm tháng giêng" là hai tác phẩm như thế, ngắn gọn mà độc đáo, đọng lại trong tâm hồn độc giả bao xúc cảm tinh khôi. Thế hệ trẻ đọc thơ Bác cũng là để trái tim được bồi đắp thêm tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước.