Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Hoà Minzy
Xem chi tiết
Thảo Nhi Rubi
25 tháng 10 2015 lúc 9:41

vứt viên xê sủi tck đúng nha tú koy

Vũ Huy Hoàng
Xem chi tiết
Lê Phương Mai
7 tháng 8 2021 lúc 22:38

bóng mặt trăng:))

Khách vãng lai đã xóa

bóng mặt trăng chắc thế

Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Thị Mai Lan
7 tháng 8 2021 lúc 22:39

Là bóng trăng dưới nc nha

Khách vãng lai đã xóa
Đỗ Chính Danh
Xem chi tiết
Võ Thạch Đức Tín 1
30 tháng 1 2016 lúc 15:41

Tuổi , thời gian 

Nguyễn Thắng Tùng
30 tháng 1 2016 lúc 15:40

số tuổi của con người

Võ Trang Nhung
30 tháng 1 2016 lúc 15:40

Đó là Tuổi tác

Phan Anh Nguyên	Phát
Xem chi tiết
Bùi Minh 	Châu
24 tháng 12 2021 lúc 15:39

cái bàn đạp của xe đạp 

Khách vãng lai đã xóa
Trần Huỳnh Uyển Nhi
24 tháng 12 2021 lúc 15:40

Là cái bàn đạp của xe đạp nhé

Khách vãng lai đã xóa
Lại Thị Hải Yến
25 tháng 12 2021 lúc 9:47

bàn đạp xe đạp

Khách vãng lai đã xóa
Nguyen Thu Huong
Xem chi tiết
Lê Thanh HIền
1 tháng 10 2015 lúc 14:34

anh ta vứt 1 giọt mồ hôi

lê văn nhật
Xem chi tiết
Lẩu Truyện
27 tháng 2 2021 lúc 20:35

a) Cần câu cũ là vì  Cần câu đã cũ mục thì vứt đi, không cần chính là cước và lưỡi câu thì lấy lại vì còn tốt mà

b) Cát

Khách vãng lai đã xóa
Sana .
27 tháng 2 2021 lúc 20:37

a, Cái mỏ neo .

b, Là cát .

Khách vãng lai đã xóa
DDDD
27 tháng 2 2021 lúc 20:40

a)Là cái mỏ neo ở tàu thuyền, khi cần dùng thì quăng đi (xuống nước), không dùng nữa thì lấy lại.

Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Mạnh Cường
Xem chi tiết
nguyễn thị quỳnh nga
15 tháng 4 2020 lúc 8:55

a) tớ chọn diêm

1,thắp que diêm

2,bàn chân

3,núi Thái Sơn

4, Nó cầm dao và đâm vào ngực của chính nó(vì đười ươi hay tự đầm vào ngực mình)

5,bắp ngô

6,Vẫn là đỉnh Everest

7,Cắm ống hút và hút

8,4:3 bằng tứ chia tam ; tứ chia tam bằng tám chia tư

Khách vãng lai đã xóa
Phạm Tuyết Ngân
Xem chi tiết
Vương Thi Phương
Xem chi tiết
Đỗ Gia Bảo Nam
10 tháng 1 2023 lúc 22:39

TCCS - Quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa trong điều kiện Việt Nam hiện nay, bên cạnh những cơ hội là không ít thách thức, khó khăn cần giải quyết. Cơ hội và thách thức đan xen tác động, chuyển hóa lẫn nhau. Việc nhận rõ cơ hội và thách thức trong quá trình vận động đi lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa ở nước ta hiện nay có ý nghĩa quan trọng cả về lý luận và thực tiễn.

 

1- Chúng ta quá độ lên chủ nghĩa xã hội (CNXH), bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa (TBCN) không phải theo phương thức trực tiếp, mà phải đi qua các bước trung gian, phải bắc những “chiếc cầu nhỏ” đi lên CNXH, bỏ qua chế độ TBCN. Việc bỏ qua chế độ TBCN, về cơ bản, chính là: “bỏ qua việc xác lập vị trí thống trị của quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng tư bản chủ nghĩa, nhưng tiếp thu, kế thừa những thành tựu mà nhân loại đã đạt được dưới chế độ tư bản chủ nghĩa, đặc biệt về khoa học và công nghệ, để phát triển nhanh lực lượng sản xuất, xây dựng nền kinh tế hiện đại”(1).

Bỏ qua việc xác lập vị trí chi phối của quan hệ sản xuất TBCN trong nền sản xuất xã hội đang vận động đi lên CNXH, cũng có nghĩa ở đó còn tồn tại ở mức độ nhất định các quan hệ sản xuất tư bản và tiền tư bản, chúng vận động và tác động đến sự phát triển của nền kinh tế - xã hội đang định hướng đi lên CNXH. Chính vì vậy, trong thực tiễn cần có những chính sách để các quan hệ này vận động, đóng góp vào sự tăng trưởng chung, đồng thời hạn chế tác động tiêu cực của chúng.

Quan hệ sản xuất luôn phù hợp với tính chất và trình độ phát triển nhất định của lực lượng sản xuất. Một khi lực lượng sản xuất trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN) còn thấp, đa dạng, cần xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp, nghĩa là cần có các quan hệ sản xuất đa dạng để tạo điều kiện khai thác các nguồn lực và mở đường cho lực lượng sản xuất phát triển.

Trên phạm vi quốc gia, chúng ta bỏ qua việc xác lập vị trí chi phối của quan hệ sản xuất TBCN, song trong phạm vi cụ thể như doanh nghiệp, hay các đặc khu kinh tế, quan hệ kinh tế TBCN, cách thức quản lý theo kiểu TBCN vẫn tồn tại, vận hành theo các quy luật kinh tế của chủ nghĩa tư bản (CNTB). Sự vận hành và chi phối của quan hệ sản xuất TBCN vẫn diễn ra trong quá trình sản xuất, song với không gian và thời gian nhất định. Phạm vi không gian và thời gian này được quy định bởi các luật và quy định của Nhà nước xã hội chủ nghĩa.

Việc bỏ qua chế độ TBCN đi lên CNXH không chỉ là bỏ qua xác lập vị trí chi phối của quan hệ sản xuất TBCN và kiến trúc thượng tầng TBCN, mà còn là bỏ qua việc tước đoạt ruộng đất của nông dân, cũng như việc tước đoạt tư liệu sản xuất của người lao động, đẩy những người lao động trở thành người làm thuê. Sau khi giành được chính quyền, giai cấp công nhân và những người lao động trở thành những người chủ của xã hội mới, thực hiện xã hội hóa tư liệu sản xuất, từng bước xây dựng và đưa quan hệ sản xuất mới ngày càng chiếm vị trí chi phối trong nền sản xuất xã hội. Do vậy, bỏ qua chế độ TBCN cũng còn là việc bỏ qua tạo dựng giai cấp thực hiện sự thống trị, bóc lột giai cấp công nhân và những người lao động trong CNTB. Song, trong thời kỳ quá độ cùng với xây dựng giai cấp công nhân là việc hình thành tầng lớp doanh nhân, cùng với những người lao động cùng làm chủ xã hội, cùng xây dựng xã hội mới.

Vậy bỏ qua chế độ TBCN là việc bỏ qua sự xác lập vị trí thống trị của quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng TBCN, đồng thời bỏ qua việc tước đoạt ruộng đất và tư liệu sản xuất của người lao động, bỏ qua việc tạo dựng giai cấp thống trị, bóc lột người lao động, và đương nhiên tiếp thu, kế thừa những thành tựu mà nhân loại đã đạt được dưới chế độ TBCN.

2- Trong quá trình vận động đi lên CNXH trong bối cảnh hiện nay, cùng với những cơ hội là không ít thách thức cần vượt qua, đòi hỏi cần có nhận thức hết sức nhạy bén. Sự tác động do cơ hội và thách thức mang lại có những đặc điểm chính sau:

Thứ nhất, cơ hội và thách thức luôn đan xen lẫn nhau trong quá trình vận động đi lên CNXH, bỏ qua chế độ TBCN ở nước ta. Bản thân cơ hội xuất hiện thường gắn liền với thách thức, đan xen nhau cùng tác động. Vấn đề là chúng ta cần nắm bắt cụ thể tình hình, lường trước những thay đổi để nhận rõ các cơ hội cũng như thách thức đặt ra để có giải pháp tận dụng cơ hội, khắc phục các khó khăn, thách thức, không lạc quan thái quá và cũng như không chủ quan trước những thách thức, khó khăn.

Trong môi trường ràng buộc các mối quan hệ, các biến động của môi trường quốc tế luôn đặt ra các cơ hội và thách thức, và tùy thuộc vào lợi ích của các quốc gia mà họ ứng xử với các biến động. Do vậy, các cơ hội, thách thức đặt ra cũng rất đa dạng, có khi là cơ hội với quốc gia này, nhưng lại là thách thức với quốc gia khác.

Sự đan xen cơ hội và thách thức không chỉ trong ứng xử quan hệ với mỗi quốc gia, mà ngay trong từng vấn đề cũng đều bao gồm cả cơ hội và thách thức. Trong bối cảnh hiện nay, trong mỗi cặp quan hệ quốc tế vừa là đối tác, vừa là đối tượng. Trong quan hệ với đối tác cũng có cả cơ hội và thách thức đối với sự phát triển.

Thứ hai, sự chuyển hóa cơ hội và thách thức trong quá trình tác động đến sự phát triển đi lên CNXH. Thực tế cho thấy cơ hội và thách thức luôn đan xen với nhau, trong cơ hội có thách thức và ngược lại. Nếu có cơ hội đến mà chúng ta không nhận biết, không có khả năng nắm bắt thì sự tụt hậu không chỉ là nguy cơ, mà là các thách thức, các mối đe dọa hiện hữu. Ngược lại, nếu có chính sách tốt, chúng ta có thể chuyển hóa thách thức thành cơ hội cho mình.

Cơ hội không thể tự biến thành lực lượng vật chất trên thực tế mà nó tuỳ thuộc vào khả năng tận dụng cơ hội của mỗi chủ thể khác nhau. Thách thức tuy là sức ép trực tiếp nhưng tác động của nó đến đâu còn tuỳ thuộc vào vị thế và nỗ lực vươn lên của các chủ thể. Cơ hội và thách thức không phải cố định mà luôn vận động, biến đổi và chuyển hóa. Điều đó cũng có nghĩa thách thức đối với lĩnh vực này có thể lại là cơ hội cho lĩnh vực khác phát triển. Tận dụng được cơ hội sẽ tạo ra thế và lực mới để vượt qua và đẩy lùi thách thức, tạo ra cơ hội mới cho phát triển. Ngược lại, nếu không tận dụng được cơ hội, cơ hội sẽ mất đi, thậm chí chuyển hóa thành thách thức và những khó khăn rất khó vượt qua.

Sự chuyển hóa cơ hội và thách thức không chỉ phụ thuộc vào năng lực chủ quan trong quá trình nhận thức và nắm bắt cơ hội, mà còn phụ thuộc vào thế và lực của bản thân chúng ta trước việc ứng xử các quan hệ. Do vậy việc tạo lập thế và lực rất quan trọng trong tranh thủ cơ hội, vượt qua thách thức. Và chính việc tận dụng được cơ hội lại tạo thế và lực mới cho chúng ta trong bước đường vận động đi lên.

Thứ ba, do mở cửa và hội nhập sâu rộng và sự phát triển của các phương tiện truyền thông, nên sự tác động của môi trường đến sự phát triển của chúng ta rất nhanh nhạy, trực tiếp và phức tạp. Trong điều kiện mở cửa, hội nhập, với sự phát triển mạnh của phương tiện truyền thông, thế giới ngày càng “phẳng”, nên sự tác động, ảnh hưởng lẫn nhau trong thế giới toàn cầu hóa rất nhanh nhạy và trực tiếp. Hội nhập càng sâu rộng sẽ cho phép tranh thủ các điều kiện bên ngoài, nhất là tranh thủ tham gia sự phân công lao động quốc tế và thị trường thế giới rộng lớn. Song cũng với hội nhập, gắn nền kinh tế quốc gia với nền kinh tế toàn cầu, các biến động của thế giới sẽ tác động nhanh và mạnh tới nền kinh tế quốc gia.

Sự tác động lẫn nhau trong thế giới hội nhập như vậy nên thời cơ và thách thức cũng xuất hiện rất nhanh, đòi hỏi có chính sách linh hoạt để tận dụng các cơ hội và hạn chế thách thức. Điều này cần cơ chế quản lý hiệu quả mới đáp ứng được đòi hỏi của thực tiễn.

Tác động của bối cảnh mới đến sự phát triển của một quốc gia rất đa dạng, tùy theo vị thế của quốc gia đó. Tuy nhiên, sự tác động đến việc quá độ lên CNXH, bỏ qua chế độ TBCN trong bối cảnh chung hiện nay, rõ ràng có nét đặc thù. Cụ thể các quốc gia TBCN hiện nay sẽ có ảnh hưởng đến sự phát triển của Việt Nam khác với các nước đang trong quỹ đạo phát triển TBCN, và đặc biệt trong điều kiện có sự chống đối của các thế lực thù địch thì sự tác động càng phức tạp. Nói cách khác việc tranh thủ các điều kiện quốc tế với việc phát triển đi lên CNXH của ta vì vậy cũng phức tạp, khó khăn hơn.

Trong điều kiện tồn tại hệ thống các nước XHCN như trước đây, Việt Nam đã nhận được sự giúp đỡ rất lớn cả về vật chất và tinh thần trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Ngày nay là sự hợp tác đôi bên cùng có lợi, mọi sự hỗ trợ, giúp đỡ đều có điều kiện. Do vậy, chúng ta cần có chiến lược, sách lược phù hợp để tận dụng, thực hiện tốt sự hợp tác đôi bên cùng có lợi.

3- Nhìn nhận cơ hội và thách thức đối với sự phát triển là rất đa dạng, ở đây để thấy được khả năng quá độ lên CNXH, bài viết tập trung xem xét, phân tích tác động của bối cảnh hiện nay đến các điều kiện quá độ lên CNXH, bỏ qua chế độ TBCN. Dưới góc nhìn này có thể nhận thấy những cơ hội cơ bản sau:

Thứ nhất, thực tiễn phát triển đất nước và xu hướng vận động của thế giới tạo cơ hội cho Việt Nam phân tích, tổng kết, hình dung ngày càng rõ hơn mô hình, con đường đi lên CNXH. Chúng ta biết rằng do sai lầm trên cả phương diện lý luận và thực tiễn đã dẫn đến mô hình CNXH kiểu cũ ở Liên xô và Đông Âu sụp đổ. Thực tiễn này đòi hỏi cần phải đổi mới, cải cách, xây dựng mô hình CNXH hiện thực phù hợp với sự phát triển trong điều kiện mới. Việt Nam và Trung Quốc là hai quốc gia đã có những đổi mới, cải cách thành công, trên cơ sở mô hình CNXH phù hợp với điều kiện thực tiễn mỗi quốc gia.

Sự phát triển trên thế giới cho thấy, CNXH không phải là sự đối lập với CNTB, mà là sự kế thừa phát triển theo hình vòng xoáy ốc ở nấc thang cao hơn. Chính quan niệm đối lập giữa CNXH với CNTB trong thời gian những năm tháng chiến tranh lạnh, đã đẩy đến việc xác định mô hình CNXH không phù hợp với thực tiễn. Hơn nữa sự phát triển của khoa học và công nghệ, của toàn cầu hóa đã góp phần hình thành nền kinh tế tri thức, được các học giả xem như là cơ sở kinh tế của xã hội tương lai.

Bản thân thực tiễn phát triển cũng chỉ rõ mô hình kinh tế thị trường không phải là riêng có với CNTB, mà kinh tế thị trường - một phương thức phát triển phù hợp, cho phép phát huy sức mạnh tổng hợp các nguồn lực - là thành tựu phát triển chung của nền kinh tế thế giới. Và cũng vì vậy CNXH không phải đối lập với thị trường, mà chính thông qua nền kinh tế thị trường là phương thức phù hợp cho phép chúng ta huy động các nguồn lực xây dựng cơ sở vật chất của xã hội mới - xã hội XHCN.

Như vậy các xu hướng phát triển thế giới đã tạo ra cơ hội cho các quốc gia xác lập mô hình xã hội mới phù hợp. Đối với Việt Nam đó chính là nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Đây chính là con đường phù hợp để Việt Nam thực hiện: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Thứ hai, cơ hội trong hợp tác giao lưu, tìm kiến nguồn vốn, công nghệ và quản lý đối với các nước đi sau. Trong điều kiện toàn cầu hóa và sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ đã thúc đẩy các quốc gia mở cửa, hội nhập. Quá trình giao lưu, hội nhập, một mặt, tạo điều kiện nâng cao trình độ dân trí, sự hiểu biết lẫn nhau; mặt khác, tạo điều kiện cho việc tiếp thu các thành tựu và kinh nghiệm phát triển của những nước đi trước, có trình độ phát triển cao, để tạo ra khả năng “đi tắt đón đầu”, phát triển rút ngắn đối với các nước đang phát triển nói chung, Việt Nam nói riêng.

Đi lên từ nghèo nàn, lạc hậu, cái cần thiết cho sự phát triển chính là nguồn vốn, công nghệ và kỹ năng quản lý. Các nước muốn phát triển trong điều kiện hiện nay không thể đóng cửa, mà phải hội nhập, tham gia quá trình phân công lao động quốc tế. Chính trong quá trình này các nguồn lực được khai thác, phát huy và nâng cao giá trị.

Có thể thấy trong điều kiện Chiến tranh lạnh, việc giao lưu, hợp tác trên phạm vi toàn cầu luôn bị hạn chế bởi sự cách trở giữa hai hệ thống kinh tế đối lập nhau. Quá trình liên kết kinh tế và hội nhập chỉ thực hiện trong nội khối. Trong điều kiện mới ngày nay, không gian liên kết kinh tế và hội nhập được mở rộng. Bên cạnh đó, với sự phát triển của khoa học - công nghệ, nhất là công nghệ thông tin càng tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hội nhập. Việt Nam ngày nay có thể thực hiện hội nhập cả ở cấp độ song phương, khu vực và toàn cầu. Điều đó cũng có nghĩa rằng, cơ hội tranh thủ các nguồn lực quốc tế rộng mở hơn đối với quá trình phát triển của Việt Nam. Vấn đề chỉ còn ở chỗ chúng ta tranh thủ các nguồn lực đó như thế nào cho hiệu quả.

Thứ ba, điều kiện hiện nay mở rộng cơ hội tập hợp lực lượng tiến bộ vì hòa bình, dân chủ và CNXH. Chính thực trạng phát triển của thế giới, nhất là ở các nước TBCN cho thấy rõ không thể tiếp tục cách thức phát triển truyền thống gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người dân. Chủ nghĩa tư bản thể hiện rõ sự bất lực trước nhiều vấn đề toàn cầu hiện nay. Hàng loạt các vấn đề toàn cầu, như biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường,... đòi hỏi phải có sự chung sức của cộng đồng quốc tế cùng nhau giải quyết, chứ không phải chỉ một nước, thậm chí một nhóm nước có thể giải quyết được.

Sự phát triển của khoa học - công nghệ mở ra nhiều cơ hội để nâng cao chất lượng cuộc sống, song việc lợi dụng các thành tựu khoa học để tạo ưu thế, đặc biệt trong lĩnh vực quân sự, cũng đã và đang đặt thế giới trước nguy cơ hủy diệt bởi chiến tranh nhiệt hạch. Xu thế hướng đến hòa bình và phát triển thúc đẩy các quốc gia xích lại gần nhau, cùng nhau tìm kiếm các cơ chế kiềm chế xung đột, giảm thiểu nguy cơ chiến tranh. Điều này rất có ý nghĩa với các nước như Việt Nam chúng ta, nhằm tạo ra môi trường hòa bình và ổn định để phát triển, đồng thời tranh thủ lực lượng tiến bộ vì hòa bình, dân chủ trong cuộc đấu tranh bảo vệ sự toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ của Tổ quốc.

Đặc biệt với việc hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu, các quốc gia gắn bó, ràng buộc và phụ thuộc nhau trong phát triển. An ninh của các quốc gia dân tộc trong điều kiện toàn cầu hóa hiện nay là an ninh tương tác. Chính vì vậy, vì sự phát triển chung các quốc gia đều có nhu cầu liên kết hợp tác, cùng tập trung khai thác các nguồn lực cho phát triển.

Có thể nói, trong điều kiện thế giới hiện nay, phương thức tập hợp lực lượng trở nên phong phú và đa dạng hơn. Việt Nam có nhiều cơ hội tham gia các tổ chức quốc tế để đấu tranh bảo vệ quyền lợi, đồng thời tham gia xác định các “luật chơi” cho phù hợp, có lợi với mình và với hoà bình phát triển.

Nói tóm lại, sự ủng hộ của thế giới với sự phát triển của Việt Nam ngày càng đa dạng hơn. Đó không chỉ là khả năng ủng hộ về cơ sở vật chất, công nghệ, mà còn là sự ủng hộ về tinh thần, là sự đồng thuận về phương cách ứng xử của Việt Nam trước các vấn đề quốc tế có liên quan. Chính những điều đó góp phần tạo lực và thế của Việt Nam trên con đường phát triển, sánh vai với các cường quốc năm châu.

Thứ tư, kinh nghiệm 30 năm đổi mới tạo tiềm lực, cả về vật lực và trí lực. Đây chính là điều kiện và cơ hội cực kỳ quan trọng cho việc vững bước trên con đường XHCN đã được lựa chọn. Quá trình phát triển của Việt Nam, đặc biệt công cuộc đổi mới đất nước do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo trong 30 năm qua đã thu được những kết quả góp phần nâng cao vị thế đất nước và cải thiện đời sống của người dân. Điều này, một mặt, củng cố và khẳng định sự lựa chọn đúng đắn con đường đi lên CNXH, bỏ qua chế độ TBCN ở nước ta; mặt khác, đó còn là các điều kiện, cơ sở cho việc tiếp tục vững bước trên con đường đã chọn.

Thực tiễn phát triển của Việt Nam cho thấy, độc lập dân tộc là điều kiện tiên quyết để thực hiện CNXH và CNXH là cơ sở bảo đảm vững chắc cho độc lập dân tộc. Không thể giải quyết vấn đề độc lập dân tộc theo ý thức hệ phong kiến và tư sản. Việc lựa chọn mục tiêu và hướng theo mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH, được nhân dân ta bảo vệ bằng chính công sức và xương máu của bao thế hệ. Chính vì vậy, độc lập dân tộc luôn gắn liền với CNXH và trở thành ngọn cờ cách mạng và niềm tin sắt đá trong mỗi người dân Việt Nam. Đó chính là yếu tố xuyên suốt, là cội nguồn sức mạnh bảo đảm sự thành công con đường đã lựa chọn.

Trải qua 3 thập niên đổi mới, đất nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử trên con đường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN. Không ít quốc gia xem Việt Nam là tấm gương trong phát triển, xóa đói, giảm nghèo. Chính trong 30 năm đổi mới Đảng ta đã rút ra những bài học kinh nghiệm, trở thành phương châm hành động nhằm tận dụng tốt các cơ hội, vượt qua các thách thức trong bước đường phát triển tiếp theo. Và cũng chính trong thực tiễn cách mạng, đội ngũ tiên phong của giai cấp công nhân và nhân dân lao động Việt Nam ngày càng được tôi luyện. Đó chính là một trong những điều kiện nội tại bảo đảm cho sự quá độ lên CNXH, bỏ qua chế độ TBCN ở nước ta.

Thứ năm, truyền thống yêu nước, cần cù, yêu lao động, hiếu học, đề cao tính cộng đồng - đề cao trách nhiệm xã hội và giá trị gia đình trong bối cảnh hội nhập hiện nay cũng đã và đang mở ra những cơ hội cho tiếp thu những giá trị tinh hoa của nhân loại, từ đó nhân lên sức mạnh của dân tộc trên con đường phát triển. Bỏ qua chế độ TBCN, không có nghĩa là sự phủ định sạch trơn, mà vẫn tiếp thu, kế thừa những thành tựu do nhân loại đã đạt được dưới chế độ TBCN, đặc biệt về khoa học và công nghệ, để phát triển nhanh lực lượng sản xuất, xây dựng nền kinh tế hiện đại. Việc này chỉ hiệu quả khi bản thân chúng ta đủ năng lực tiếp nhận và có cơ chế phù hợp. Việc thực hiện đường lối đổi mới chính là tạo ra cơ chế mới và nâng cao năng lực tiếp nhận thông qua phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

Bên cạnh đó, những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam còn là màng lọc hiệu quả nhất trong quá trình giao lưu, hội nhập quốc tế. Trong bối cảnh hiện nay, nhất là sự phát triển của mạng thông tin toàn cầu, các tin tức, sự kiện thế giới luôn tác động đến mọi người, mọi nơi, mọi lúc. Các thế lực thù địch luôn tìm cách chống phá quá trình xây dựng CNXH ở nước ta với nhiều cách thức, biện pháp tinh vi. Nếu không có sự tự đề kháng, nếu không có bản lĩnh vững vàng, nguy cơ thoái hóa biến chất, thậm chí là chuyển hóa luôn hiển hiện. Chính vì vậy, để tạo điều kiện thuận lợi cho giao lưu, hội nhập phát triển rất cần phát huy các giá trị truyền thống, tạo nền tảng văn hóa lành mạnh, làm cơ sở để tiếp thu các giá trị tinh hoa của nhân loại, loại trừ những tác động tiêu cực.

4- Cùng với cơ hội đưa lại khẳng định điều kiện thuận lợi với sự quá độ lên CNXH ở nước ta hiện nay, cũng còn hàng loạt thách thức cần phải vượt qua trên bước đường đi lên. Những thách thức chính có thể nhận thấy là: Thứ nhất, sau khi chế độ XHCN ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, CNXH lâm vào thoái trào, CNTB tận dụng các thành tựu khoa học công nghệ để điều chỉnh, thay đổi và đã tạo ra sự phát triển nhất định. Tình hình đó đặt ra những suy luận, những nhận định ở một số người rằng hiện nay có phải là thời kỳ quá độ lên CNXH, và phải chăng CNTB đã khắc phục được các hạn chế? Nếu vậy các điều kiện về quá độ lên CNXH, cũng như khả năng lên CNXH không qua CNTB liệu có trở thành hiện thực? Tình hình này được thể hiện khá rõ ở Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu trước đây. Và trên thực tế, nhiều nước đã chuyển hướng phát triển theo mô hình CNTB, gia nhập vào quỹ đạo của CNTB. Ở các nước đang tiếp tục, kiên trì con đường XHCN như Việt Nam và Trung Quốc cũng xuất hiện các ý kiến trái chiều trước tác động của những thay đổi trên thế giới và những khó khăn tạm thời trong nước. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến sự đồng thuận xã hội, đến việc tập trung lực lượng và sức mạnh trong mỗi quốc gia cũng như trên phạm vi thế giới.

Điều cần thấy là, tuy CNTB tạm thời khắc phục các hạn chế, tận dụng thành tựu khoa học công nghệ tạo bước phát triển nhất định, song bản chất của CNTB không hề thay đổi, các mâu thuẫn trong quá trình phát triển của nó ngày càng bộc lộ gay gắt, không thể điều hòa. Đó là mâu thuẫn giai cấp, mâu thuẫn cạnh tranh giữa các nước tư bản và giữa các nước tư bản với các nước đang phát triển dưới tác động của quy luật giá trị thăng dư và quy luật phát triển không đồng đều. Tình trạng phân hóa giàu nghèo trong các nước TBCN có chiều hướng gia tăng, không thể khắc phục; hàng loạt vấn đề mang tính toàn cầu đặt ra thách thức sự phát triển...

Những điều đó càng khẳng định giới hạn phát triển không thể vượt qua của CNTB trong thời đại ngày nay. Cần tiếp tục con đường để khắc phục những mâu thuẫn, những thách thức phát triển trước loài người mà CNTB đã và đang bất lực.

Chủ nghĩa xã hội, một xã hội cộng đồng trách nhiệm, một xã hội mà ở đó con người có điều kiện phát triển hài hòa cùng với tự nhiên. Tuy nhiên, những sai lầm trong phát triển theo mô hình cũ đã để lại những tác động không hề nhỏ. Tất nhiên đó là những bước díc-dắc trên con đường phát triển. Thực tiễn đang đặt ra đòi hỏi phải đổi mới, cải cách để khắc phục sai lầm, hạn chế. Chính từ những sai lầm, từ thực tiễn phát triển của thế giới cho phép các đảng cộng sản - đội tiên phong của giai cấp công nhân, ở một số nước XHCN trước đây, kịp thời xác định con đường, mô hình xã hội XHCN phù hợp với điều kiện phát triển của mỗi quốc gia, đang đổi mới, cải cách đi lên, khẳng định sức sống của con đường XHCN.

Do không có mô hình định sẵn, cùng với đó sự tác động của các yếu tố bên trong và bên ngoài, nên thách thức đặt ra rất lớn và nguy cơ chệch hướng luôn hiển hiện trên con đường phát triển.

Thứ hai, cải cách đi lên trong điều kiện mới, các nước xác định con đường XHCN đứng trước những thách thức vô cùng lớn trong việc tạo lập cơ sở vật chất của xã hội mới, khi mà bản thân điều kiện vật chất nội tại còn hạn chế, thậm chí nghèo nàn. Bên cạnh đó là sự chống phá của các thế lực thù địch.

Trong điều kiện mới phải tự xác định cho mình mô hình phát triển, không có sẵn những tấm gương và sự giúp đỡ to lớn của các nước đi trước, đồng thời tự mình hội nhập vào xu thế phát triển chung vừa có cơ hội, vừa có thách thức để tranh thủ các cơ hội, tạo lập các cơ sở vật chất của xã hội mới. Công việc này càng khó khăn và thách thức lớn hơn khi mà ngày nay các quốc gia đều tìm cách tranh thủ vượt lên, lấy lợi ích quốc gia làm tiêu chí trong hợp tác. Nếu không có quyết tâm, không có một đường lối, chiến lược phát triển phù hợp thì nguy cơ tụt hậu luôn luôn đặt ra trên bước đường phát triển.

Thách thức cao hơn khi mà chúng ta phải luôn cảnh giác với âm mưu “diễn biến hòa bình”, sự chống phá của các thế lực phản động, thù địch. Thông qua hợp tác trên các lĩnh vực để tạo cơ hội xâm nhập, gây bất ổn từ bên trong là một trong những phương thức của các thế lực thù địch. Thực tiễn diễn biến của các cuộc “cách mạng màu sắc” ở nhiều nước trên thế giới đã cho thấy điều đó. Song không thể không mở cửa hợp tác. Trong bối cảnh hiện nay, đóng cửa đồng nghĩa với nguy cơ tụt hậu, tự sát. Cho nên chủ trương tích cực và chủ động hợp tác là hoàn toàn đúng đắn. Chúng ta không thụ động chờ đợi, phải có chiến lược, dựa trên tiềm lực và phát huy tiềm năng để hợp tác, luôn quán triệt hợp tác đi liền với đấu tranh. Trong bối cảnh hiện nay, đối tác lại vừa là đối tượng. Hợp tác phát triển phải đi liền với bảo đảm an ninh, sẵn sàng đối phó với những mưu đồ gây phương hại đến lợi ích quốc gia dân tộc, đến môi trường phát triển.

Thứ ba, thách thức trong xây dựng Đảng, trong tạo nền tảng chính trị xã hội vững chắc của xã hội mới, điều kiện quan trọng để thực hiện sự phát triển đi lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN. Trong bối cảnh kinh tế thị trường, các quan hệ thị trường thâm nhập vào các lĩnh vực của đời sống xã hội, đặt ra nguy cơ suy thoái đạo đức, lối sống, nhất là khi các lối sống thực dụng, thiếu tính nhân văn cũng đang từng ngày từng giờ tác động đến cán bộ, đảng viên, nhất là tầng lớp trẻ. Thực tế cho thấy, trong những năm qua tình trạng suy thoái đạo đức và lối sống trong bộ phận không nhỏ cán bộ đảng viên đã và đang diễn ra, ảnh hưởng đến uy tín và sự lãnh đạo của Đảng.

Bên cạnh sự tha hóa, hiện nay nguy cơ chuyển hóa cũng đang đặt ra trước vấn đề xây dựng, bảo vệ uy tín và năng lực lãnh đạo của Đảng. Đó là sự quan liêu, mất dân chủ đang trở thành nguy cơ đe dọa sự tồn vong của Đảng. Có những cán bộ lãnh đạo quan liêu, gia trưởng, độc đoán, tham nhũng, chạy chức, chạy quyền,... Trong khi đó, không ít cán bộ, đảng viên không dám thẳng thắn sử dụng quyền dân chủ mà Điều lệ Đảng đã quy định, sợ làm trái ý cấp trên, sợ bị thành kiến, thậm chí có thái độ xu nịnh, cơ hội để hưởng lợi; sự cách biệt trong mức sống, lối sống, cách nghĩ giữa người có chức có quyền và người dưới quyền ngày càng rõ nét. Điều này tạo nguy cơ về sự không thống nhất, đồng thuận, nguy cơ dẫn đến mất đoàn kết. Đây là điều Bác Hồ đã căn dặn trước lúc đi xa: phải giữ gìn sự đoàn kết, nhất trí của Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình.

Cần phải xây dựng Đảng thực sự trong sạch, vững mạnh. Có xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh thì mới nâng cao được năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu, ngược lại nâng cao năng lực và sức chiến đấu của tổ chức đảng cũng là để xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh. Chăm lo xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh là điều kiện tối cần thiết và là điều kiện tiên quyết để giữ vững ổn định chính trị - xã hội, phát triển kinh tế, văn hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Yêu cầu đổi mới Đảng được đặt ra trước toàn Đảng. Đổi mới Đảng tức là đòi hỏi phải từ bỏ những cách nghĩ, cách làm không đúng trong quá trình xây dựng Đảng trên tất cả các mặt: chính trị, tư tưởng, tổ chức, đạo đức, tác phong và phương thức lãnh đạo. Trên cơ sở đó, Đảng xác định được đường lối đổi mới đúng và không ngừng bổ sung, hoàn thiện cũng như tìm ra phương thức lãnh đạo thích hợp với đường lối ấy. Đổi mới Đảng là một trong những bộ phận trong quá trình đổi mới toàn diện, mà trước hết là đổi mới tư duy. Đổi mới hoạt động của Đảng nói riêng, đổi mới hệ thống chính trị nói chung phải gắn chặt và đồng thời với đổi mới kinh tế.

Rõ ràng là, đi lên CNXH, bỏ qua chế độ TBCN trong bối cảnh hiện nay đặt trước những người cộng sản và dân tộc Việt Nam không ít thách thức. Những thách thức đó biểu hiện dưới các nguy cơ được Đảng ta khái quát tại Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII (năm 1994), đó là: Nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới do điểm xuất phát thấp, nhịp độ tăng trưởng chưa cao và chưa vững chắc, lại phải đi lên trong môi trường cạnh tranh gay gắt; nguy cơ chệch hướng xã hội chủ nghĩa nếu không khắc phục được những lệch lạc trong chỉ đạo thực hiện; nạn tham nhũng và các tệ nạn xã hội khác; âm mưu và hành động “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch. Sự tổng kết này vẫn còn nguyên giá trị trong bối cảnh hiện nay, thậm chí có những mặt còn diễn biến phức tạp hơn.

Thứ tư, mặc dù độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ đã luôn được giữ vững, song, bối cảnh hiện nay đang đặt ra thách thức trước sự bảo đảm toàn vẹn, chủ quyền lãnh thổ ngày càng phức tạp, khó khăn hơn. Trước sự nổi lên của chủ nghĩa bá quyền nước lớn, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ đang bị đe dọa nghiêm trọng. Việc xử lý vấn đề này đòi hỏi phải hết sức khôn khéo và tế nhị, nếu không sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường phát triển đi lên CNXH, bỏ qua chế độ TBCN ở nước ta. Nếu không xử lý tốt các thách thức về bảo vệ chủ quyền biển, đảo sẽ rất khó khăn trong việc tạo cơ hội củng cố khối đoàn kết toàn dân ở bên trong. Ngược lại, xử lý tốt vấn đề này sẽ tạo ra sức mạnh nội tại tổng hợp, đồng thời tạo cơ hội, điều kiện gắn lợi ích của ta với lợi ích của cộng đồng quốc tế, thông qua đó thu hút sự quan tâm của khu vực và cộng đồng quốc tế, tạo thành một mặt trận quốc tế rộng rãi ủng hộ Việt Nam. Như vậy, từ thách thức về chủ quyền an ninh quốc gia, chúng ta không chỉ hóa giải được nguy cơ, mà còn giúp tạo ra sự kết hợp giữa sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, tạo thế và lực cho Việt Nam trên bước đường phát triển đi lên CNXH./.

 

Đỗ Gia Bảo Nam
10 tháng 1 2023 lúc 22:40

dùng hết cả thanh xuân để viết đó haha