ĐỀ: Kể về việc giúp đứa trẻ đi lạc (Mn đừng lấy trên mạng nha)
xung quanh ta có rất nhiều người tốt việc tốt . hãy kể về một tấm gương về học tập hoặc giúp đỡ bạn bè .... văn thi tr tôi đó .. khó nhỉ @_@
giúp vs ... để tui xem mk có lạc đề ko
đừng lấy trên mạng ( ko hay s" #=.=#")
Ở lớp 6A, em thân nhất với Khoa. Bạn ấy là học sinh giỏi và ngoan nên được nhiều người quý mến.
Hàng ngày đến lớp Khoa thường mặc bộ đồng phục quy định của trường: Chiếc quần tây xanh đậm và chiếc áo sơ mi trắng. Khoa có làn da hơi ngăm đen, dáng người cao thon thả, khuôn mặt hình trái xoan với chiếc mũi hếch ngộ nghĩnh và đôi mắt lúc nào cũng như cười.
Khoa là người vui tính và hay nói chuyện vui đùa suốt ngày, với bạn bè thì luôn nhiệt tình giúp đỡ. Điểm số các môn học, các bài kiểm tra thường kỳ của bạn ấy lúc nào cũng cao. Học giỏi như vậy nhưng chẳng bao giờ thấy cậu có một hành vi nhỏ nào biểu hiện của tính kênh kiệu. Bạn bè kể cả nam lẫn nữ đều mến và quý Khoa. Cô giáo thường khen Khoa có tính tự lực cao và đó cũng là tính cách đẹp của Khoa mà chúng em cần học hỏi.
Khoa không chỉ là một học sinh giỏi mà cũng là một người chăm làm. Việc gì đến tay Khoa cũng được bạn làm chu đáo và cẩn thận. Ở nhà Khoa là một đứa ngoan. Ngoài việc học, Khoa còn giúp cha mẹ làm một số việc vặt để cha mẹ có thời gian nghỉ ngơi. Góc học tập của Khoa cũng rất gọn gàng và ngăn nắp. Sách vở đồ dùng học tập thứ nào ra thứ nấy…
Khoa là một người bạn tốt, một tấm gương sáng, xứng đáng là hội viên Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh.
Đề bài: Kể về một tấm gương tốt trọng học tập hay trong việc giúp đỡ mọi người mà em biết.
Trước đây, em thường nghĩ rằng trong cuộc sống hằng ngày, không phải ai cũng có cơ hội để làm việc tốt. Nhưng rồi một chuyện xảy ra tuần trước đã khiến em hiểu là không phải như vậy. Em đã được chứng kiến một tấm gương người tốt việc tốt ngay trên đường phố.
Hôm ấy, trên đường đi học về, ngang qua một ngã tư, em đứng chờ ở phần đường dành cho người đi bộ. Vừa đói, vừa mệt, em chỉ mong đèn đỏ bật lên cho dòng xe cộ dừng lại để qua đường. Chăm chú nhìn vào cột đèn tín hiệu, em chẳng để ý gì đến những người xung quanh. Bỗng có tiếng: Bà ơi, khoan đã, chưa sang được đâu bà ạ! Em quay lại thì thấy một bà cụ đang định bước xuống lòng đường. Dòng xe cộ vẫn ào ào lướt tới. May quá, một bàn tay đã kịp kéo bà đứng lại. Đèn đỏ bật lên, em bước nhanh qua.
Ngoái lại, em thấy một bạn thiếu niên đang dắt bà cụ qua đường. Sang đến nơi, bạn ấy chỉ đường cho bà cụ đi xuôi xuống cuối phố. Bà cụ chống gậy dò dẫm từng bước. Còn bạn thiếu niên ấy đã hòa lẫn trong dòng người đông đúc.
Việc làm của bạn ấy đã đánh thức trong em sự quan tâm đến mọi người, dù là những người mình thoáng gặp trên đường. Em chợt hiểu ra rằng ai cũng có cơ hội để làm việc tốt, chỉ cần mình có một trái tim nhân hậu.
Bạn bè là nghĩa tương thân
Khó khăn, thuận lợi ân cần bên nhau”
Đó là suy nghĩ và hành động của tập thể lớp chúng em. Minh Hoàng là một trong những tấm gương tốt của lớp. Em cùng Minh Hoàng đã kề cận bên nhau suốt chặng đường tiểu học. Rồi lên lớp 6, chúng em lại cùng chung một lớp. Em hiểu bạn ấy rất nhiều.
Hoàng thông minh, hiếu học. Vì nhà nghèo, Hoàng phải phụ mẹ bán bánh mì ở hè phố. Tuy gian khổ nhưng Hoàng vẫn khắc phục mọi khó khăn để học tập. Hoàng luôn quan tâm đến bạn bè, nhất là những bạn yếu, những bạn có hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống. Hoàng không ngại kèm cặp để giúp đỡ bạn yếu cùng tiến. Hàng ngày, sau khi giúp bố mẹ làm xong mọi việc, Hoàng tranh thủ học bài, làm bài, thời gian còn lại Hoàng sang nhà các bạn yếu để động viên, giúp đỡ các bạn vượt qua những bài toán khó. Đến lớp, Hoàng kiên nhẫn giảng lại cho các bạn yếu từng bài tập làm văn, từng bài toán, lại hướng dẫn cả cách viết chính tả, cách trình bày bài vở… Có lúc em thầm nghĩ: Lớn lên bạn ấy làm thầy giáo là hợp lí nhất. Điều ấy đã khiến em càng mến phục Hoàng hơn.
Hoàng vẫn thầm lặng giúp cho bạn yếu vươn lên mỗi ngày, không cần đợi cô giáo nhờ vả. Hoàng rất tận tâm với bạn. Hoàng vui khi bạn bè tiến bộ, Hoàng buồn khi các bạn bị điểm kém hơn mình.
Lòng kiên nhẫn đã giúp Hoàng cùng cô giáo nâng được chất lượng của các bạn yếu trong lớp. Hoàng kiên trì giúp các bạn cùng tiến. Bởi lẽ đó, cô giáo cùng tập thể lớp rất quí mến Hoàng.
Noi gương Hoàng, tập thể lớp chúng em luôn nêu cao tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái giúp đỡ nhau để cùng tiến bộ.
Chúng em yêu lớp, yêu trường, yêu thầy cô, bè bạn. Em lại càng tự hào khi có người bạn như Hoàng.
Đề bài: Em hãy thuyết minh về nón lá.
Mn đừng lấy trên mạng nha
Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia theo một trong hai đề sau :
a)Kể một câu chuyện mà em biết về việc gia đình, nhà trường hoặc xã hội chăm sóc, bảo vệ thiếu nhi.
b)Kể về việc em cùng các bạn trong lớp hoặc trong chi đội tham gia công tác xã hội.
Mong các bạn giúp và đừng lấy trên mạng nha
a)
Trong đợt hè vừa rồi, tôi có được về quê ngoại chơi. Quê ngoại tôi ở tận Nghệ An xa xôi và hẻo lánh. Ở nơi đó, còn có nhiều con người bất hạnh, họ phải sống cuộc sống nghèo đói quanh năm suốt tháng. Gia cảnh bé Na cũng vậy, nhưng chính sự quan tâm yêu thương của hai bà cháu bé Na đã khiến em cảm thấy nể phục cho đến tận bây giờ.
Vừa được sinh ra, bé Na đã bị dân trong làng gắn cho cái tên Na không cha. Bởi mẹ Na đi làm xa, không may bị lừa có thai và người đàn ông đó bỏ đi không chịu nhận con. Nên chị Lan đành ngậm ngùi mang bụng bầu về quê sống cùng với người mẹ già. Sau khi sinh ra bé Na, chị Lan lại vào Sài Gòn kiếm tiền nuôi con và nuôi mẹ già. Na ở nhà với bà ngoại đã ngoài 60. Hai bà cháu sống nương tựa vào nhau cơm cháo nuôi nhau qua ngày. Bé Na nó giống mẹ, khuôn mặt rất xinh xắn, đáng yêu, luôn ngoan ngoãn lễ phép, nên dần rồi dân trong vùng ai cũng mến em.
Một hôm, bà ngoại nhờ tôi mang ít bánh bà mới làm xong sang cho bé Na, tôi mới có dịp biết nhiều hơn về gia cảnh của hai bà cháu Na.
Bước vào căn nhà lụp xụp, tôi gọi nhỏ:
- Bà Năm ơi, bà Năm có nhà không ạ?
Từ trong nhà bà Năm bước ra, miệng nhoẻn cười rồi nói:
- Có phải cháu bà Hạnh ở thành phố mới về không? Có việc gì không cháu?
Tôi nhanh nhảu đáp:
- Dạ, bà cháu vừa làm xong mẻ bánh, bà cháu bảo cháu mang sang biếu bà và em Na ạ.
Bà Năm cảm ơn, đỡ đĩa bánh từ trên tay tôi và mời tôi lại ngồi chơi.
Ngồi với bà Năm tôi hỏi:
- Bé Na đâu rồi bà?
Bà từ từ trả lời:
- Cái Na năm nay lên lớp một, nên nó chạy sang nhà thằng Nam dạy học cho rồi.
Uống ngụm nước chè xanh bà từ từ kể:
- Nghĩ cũng tội con bé cháu ạ. Sinh ra trong hoàn cảnh khó khăn nên thiếu đủ thứ cả tình cảm lẫn vật chất. Bố không có, mẹ thì bươn chải suốt ngày nhưng cũng không đủ ăn. Cuộc sống chỉ dựa vào vài ba sào ruộng. Được mùa thì chớ, không thì lại phải đi hái rau má, măng tre bán kiếm cơm qua ngày. Bà định không cho em nó đi học đâu. Nhưng nghĩ lại, bà thấy cuộc đời bà và mẹ nó khổ thế đủ rồi, bằng mọi cách bà cũng phải cố nuôi nó học. Nói đến đây bà như nghẹn lòng
Tôi cố an ủi bà rồi bà lại nói tiếp:
- Nhưng con bé thế mà lanh lẹn lắm cháu ạ. Thằng Nam nó bảo Na nó học nhanh lắm, nói đâu hiểu đó luôn. Bà chỉ mong nó học tập tốt kiếm con chữ để đổi đời.
Tôi đáp lại:
- Vâng bà ạ, cháu mới chơi được hai lần với Na nhưng em nó thông minh đáo để bà ạ. Bà cố gắng tạo điều kiện cho em được đi học bà nha. Rồi em ấy sẽ là một học sinh giỏi đấy ạ.
Bà Năm nở nụ cười như một niềm hi vọng điều tôi nói sẽ trở thành hiện thực.
Đến buổi cơm trưa, tôi chào bà và ra về. Trong lòng có chút buồn vì thương gia cảnh của bà, nhưng tôi cũng có chút vui thay cho bé Na khi em có một người bà một mực thương em.
Qua câu chuyện trên, tôi thấy được trong cuộc sống có nhiều hoàn cảnh bất hạnh, nhưng họ vẫn cố gắng vươn lên để tạo mọi điều kiện để chăm sóc, dạy dỗ và cho con em họ đến trường học tập bằng bạn bằng bè. Và bà Năm cũng là một trường hợp như vậy, đó là những việc làm đúng với pháp luật, đúng với nhân cách của một người làm cha làm mẹ.
b)
Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: Vì lợi ích mười năm phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm phải trồng người. Lời dặn của Bác đến tận ngày ngay vẫn được các thể hệ con cháu nối tiếp theo. Trường của em là ngôi trường mới, mọc lên trên một nền đất rộng. Ngôi nhà ba tầng đẹp đẽ nhưng lại chưa có cây xanh. Chính vì thế mà mùa xuân trước, trong trường em đã tổ chức một buổi lao động trồng cây nhằm tạo cảnh quan xanh sạch đẹp cho trường. Buổi lao động đầy ý nghĩa với khí thế vui tươi đã để lại trong em ấn tượng khó phai.
Theo kế hoạch của nhà trường, mỗi lớp chúng em được giao trách nhiệm trồng và chăm sóc một chục cây xanh. Bồn cây của lớp nào xanh và tốt nhất sau một năn sẽ được nhà trường khen tặng và gắn biển để kỷ niệm. Lớp em hưởng ứng ngày tết trồng cây hào hứng, sôi nổi vô cùng. Bạn Hoài Anh vui vẻ đứng lên xin phép cô chủ nhiệm rồi phân công nhiệm vụ cho từng tổ, tổ lại phân công đến các bạn đội viên. Bạn thì xin được mang cây, bạn mang dụng cụ, người thì mang bình nước tưới, bạn mang phân bón,
Sáng hôm nhà trường tổ chức lễ ra quân, lớp em cùng hai mươi lớp khác xếp hàng thẳng tắp nghe thầy hiệu trưởng nói về ý nghĩa của việc trồng cây. Sau khi nhận nhiệm vụ, chúng em tỏa đi những khu vực được giao. Hoài Anh nhanh nhảu, nhiệt tình và gương mẫu ra tay trước. Bạn cuốc liền một mạch để tạo hình cho hố cây thứ nhất. Thế là, cứ như vậy, cả lớp chia nhau cuốc đủ mười hố trồng cây. Vừa cuốc đất, các bạn còn vui vẻ trêu nhau. Có bạn còn hào hứng đọc bài ca vỡ đất. Đến lượt các bạn nữ nhanh tay tra phân bón lót cho cây. Các bạn chu đáo thật. Trước đó một ngày các bạn còn cử nhau đi hỏi cô giáo dạy sinh để chọn lượng phân vừa đủ tránh cho cây khỏi chết.
Khâu chuẩn bị đã xong, bạn lớp trưởng mời cô chủ nhiệm đặt trồng cây trước nhất. Cô chọn một cây bàng rất nhỏ, đặt xuống hố cây rồi nói.
Hôm nay cô trò mình trồng cây bàng này, có lẽ phải đến lúc các em ra trường nó mới cho tán được. Lúc ấy, trong những ngày hè, thế hệ sau của các em sẽ được hưởng những tán bàng mát rượi. Các em biết không, đó chính là cái lợi ích mười năm mà Bác kính yêu của chúng ta ngày xưa đã dạy.
Rồi cô vón đất thật nhỏ, vun vào gốc cây.
Chẳng mấy chốc, hàng câu của lớp em đã được trồng xong, một hàng dài đủ loại, bàng, sấu, bằng lăng, hoa sữa... Các gốc cây tưới nước cẩn thận cho đủ ngấm rồi các bạn mới ra về. Trong lòng các bạn hôm ấy ai cũng vui tươi phấn khởi.
Mới đó mà một năm học đã đi qua, hàng cây lớp em trồng đã tốt và xanh mướt. Lớp em rất tự hào khi được nhà trường chọn một cây hoa sữa để gắn biển kỷ niệm. Thời gian trôi qua, hàng cây trước lớp đã trở thành một kỷ niệm không phai với mỗi bạn lớp em. Bây giờ em đã hiểu rõ hơn lời dạy của Bác ngày xưa có ý nghĩa biết nhường nào.
Đề bài : kể câu chuyện về những tấm gương sống, làm việc theo pháp luật, theo nếp sống văn minh. Các bạn giúp mk đi !
mn ko chép mạng nha , tự làm nhé
suy nghĩ về trách nhiệm của tuoir trẻ trong việc phòng chống nạn hút thuốc lá
các bạn đọc kĩ đề đừng lạc đề nha ai nhanh mik tích
Thuốc lá không đồng hành với tuổi trẻ! - Bạn muốn tạo cho mình một hình tượng bên ngoài lịch lãm? Thuốc lá làm hỏng hình tượng của bạn: hôi miệng, vàng răng, da nhăn, môi tái... - Bạn muốn là thanh niên năng động và khỏe mạnh? Thuốc lá gây tổn hại nặng nề cho sức khỏe: viêm họng, viêm phổi, bệnh tim mạch, ung thư... - Bạn muốn tương lai có một gia đình hạnh phúc? Thuốc lá gây suy yếu khả năng sinh sản: bất lực, liệt dương, vô sinh, sinh non, thai dị dạng... - Bạn muốn vun đắp cho kinh tế của mình? Thuốc lá vừa tốn tiền mua vừa tốn tiền chữa bệnh do nó gây ra. - Bạn muốn tự do, độc lập? Thuốc lá khiến bạn phải lệ thuộc vào nó. Thuốc lá là người bạn tồi! Không có dạng thuốc lá nào là không có hại! Hiện nay các công ty sản xuất thuốc lá đang tiếp thị rất mạnh các thuốc lá "nhẹ" (light, ultra-light, mild, low tar) đựợc cho lá ít hoặc không có hại cho sức khỏe. Sự thật thì thuốc lá loại nhẹ tuy có lọc bớt nhựa nhưng một khi đã nghiện và muốn có cảm giác thì người hút phải rít thuốc nhiều lần hơn đồng thời rít sâu hơn làm cho khói thuốc len vào tận cùng của phổi. Thuốc lá dạng nhẹ cũng gây hại cho sức khỏe và gây nghiện như bất kỳ dạng thuốc lá nào khác. Hút thuốc lá không còn là "sành điệu"! Gần 90% bạn trẻ các nước phát triển không hút thuốc lá Thống kê từ năm 1999 đến nay, chỉ riêng ở Mỹ, số lượng thanh thiếu niên hút thuốc lá đã giảm xuống đáng kể. Trong số những thanh thiếu niên có hút thuốc, hơn 80% đều muốn từ bỏ. "Văn minh lịch sự là không hút thuốc lá" là khẩu hiệu của đa số bạn trẻ ở các nước phát triển trong những năm gần đây. Họ ủng hộ những lệnh cấm hút thuốc nơi công cộng, lệnh tăng thuế thuốc lá v.v... để hưởng quyền được thở bầu không khí không khói thuốc. Từ chối thuốc lá: dễ hay khó? Có nhiều cách để nói KHÔNG mà không làm ảnh hưởng đến mối quan hệ xã giao: + Từ chối một cách lịch sự nhưng kiên quyết: Cám ơn. mình không hút thuốc lá. + Nêu một lý do liên quan đến tình trạng sức khỏe của bản thân: Mình bị đau họng (hoặc bị dị ứng, khó thở do khói thuốc), cám ơn bạn. + Nêu những tác hại của thuốc lá mà mình biết: Cám ơn mình không muốn bị ung thư phổi (hoặc bị đau họng, hôi miệng, vàng răng...) Thuốc lá đừng dùng thử dù chỉ một lần! Tuổi trẻ góp phần tạo nên một môi trường trong lành không khói thuốc - Bản thân không hút thuốc lá và là tấm gương, hình ảnh "Thanh niên tích cực, lành mạnh" trong mắt bạn bè - Vận động bạn bè, gia đình không hút thuốc và bỏ thuốc - Cung cấp thông tin, hỗ trợ bạn bè chúng ta cùng tránh xa thuốc lá và khói thuốc lá - Bày tỏ thái độ không đồng tình với những người hút thuốc lá - Thành lập hoặc tham gia các hoạt động giải trí lành mạnh: văn nghệ, chơi thể thao... - Tham gia các hoạt động phòng chống tác hại thuốc lá tai trường học, khu phố... Xử phạt hút thuốc lá nơi công cộng Nhằm bảo đảm quyền của những người không hút thuốc lá, nghị định 45/2005/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chánh từ 50.000 đồng đến 100.000 đồng đối với người hút thuốc ở những nơi công cộng như: rạp hát, rạp chiếu phim, bệnh viện, thư viện, bến xe, sân bay, nhà ga và trên các phương tiện giao thông công cộng như xe buýt, xe khách, máy bay, tàu hỏa... |
Đề : " Viết một bài văn tự sự kể về ngày đầu tiên đi học của em". Giúp tớ với bài này khó quá và đừng copy trên mạng
mấy bạn ơi giúp mình với tự nghĩ ra một thơ lục bát 6,8 nói về quê hương đừng lấy trên mạng nha mn ko mình toang đấy
Viết một bài văn biểu cảm về vui buồn tuổi thơ!!
Mk đang cần gấp mn giúp mk nha!!(Nhưng mak đừng lấy bài trên mạng nha. Mk cần nó trước 7h00)
Cho nhan đề truyện: Một lần ko vâng lời. Em hãy tưởng tượng để kể một câu chuyện theo nhan đề ấy. Em dự định sẽ kể sự việc gì, diễn biến ra sao, nhân vật của em là ai? Một đoạn văn ngắn!
Mọi ng giúp e nha đừng copy trên mạng nhé
Em đần cần gấp
Mình gợi ý hệ thống sự việc thôi nha, bạn tự viết.
- Đó là việc gì ?
- Trước việc đó em có suy nghĩ gì ? ( đây là chỗ tạo mâu thuẫn của câu chuyện
- Em chọn cách giải quyết như thế nào ? ( không vâng lời )
- Hậu quả ?
- Bài học ?
Ví dụ nhé Đặng :
Nghe này :
Em có một lần được mẹ nhờ đi đưa gói hàng , mẹ dặn em không được mở ra . Em vì quá tò mò nên giữa đường đã bóc gói hàng ra xem , rồi dán lại . Về nhà , em rất hối hận đã thú thật với mẹ .
Tiến triển lời văn vào nhé !
Cán sự môn văn mà lại , với lại yên tâm , bác Hương hiền lắm mà ... ( Không trách đâu ... ) Hí hí