Hãy phân tích những thách thức và thành tựu của ASEAN
HAKED BY PAKISTAN 2011
Dựa vào thông tin mục III, phân tích các thành tựu và thách thức của ASEAN.
- Thành tựu của ASEAN:
+ Kinh tế: trở thành một khu vực kinh tế năng động và có tốc độ phát triển cao trên thế giới; hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế toàn cầu; thông qua nhiều thỏa thuận và Hiệp định quan kinh tế chưa trọng, đặc biệt là Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện khu vực (RCEP).
+ Văn hóa, xã hội: đời sống nhân dân được cải thiện; chất lượng, thể lực lao động ngày càng tăng; phát triển cơ sở hạ tầng và những phong cách sống tích cực; chỉ số phát triển con người được cải thiện.
+ An ninh, chính trị: tạo dựng được một môi trường hòa bình, ổn định An ninh, trong khu vực; hợp tác quốc phòng được đẩy mạnh, hợp tác đảm bảo an ninh biển.
- Thách thức mà ASEAN phải đối mặt:
+ Kinh tế: trình độ triển còn chênh lệch, liên kết kinh tế chưa cao.
+ Văn hóa, xã hội: vẫn còn tình trạng đói nghèo; các vấn đề: tôn giáo, dân tộc, ô nhiễm môi trường,…
+ An ninh, chính trị: các diễn biến phức tạp trên Biển Đông.
Đọc thông tin, hãy trình bày một số thành tựu và thách thức của ASEAN.
♦ Thành tựu của ASEAN:
- Về kinh tế:
+ Thúc đẩy tăng trưởng và bền vững kinh tế của khu vực, thế giới.
+ Xây dựng ASEAN trở thành khu vực kinh tế phát triển năng động, thu hút đầu tư.
+ Mở rộng quan hệ hợp tác với các nước, khối nước, thúc đẩy hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới.
+ Bước đầu đạt được các thỏa thuận và các hiệp định kinh tế trong các tổ chức thuộc Cộng đồng Kinh tế ASEAN.
- Về văn hóa - xã hội:
+ Tạo dựng được nền văn hóa đa dạng trong thống nhất.
+ Nhận thức và ý thức cộng đồng của người dân đã được nâng lên.
+ HDI của các nước đều tăng, đời sống của người dân được cải thiện.
- Về an ninh - chính trị:
+ Tạo dựng được môi trường hòa bình, ổn định trong khu vực.
+ Đạt được thỏa thuận Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC)
♦ Thách thức của ASEAN:
- Trình độ phát triển kinh tế không đồng đều giữa các quốc gia.
- Mức sống chệnh lệch, tình trạng đói nghèo, di cư, sắc tộc, tôn giáo, dịch bệnh, môi trường, thiên tai,…
- Giữ vững chủ quyền, an ninh khu vực, vấn đề Biển Đông còn có những thách thức.
Những thành tựu và thách thức của việt nam khi gia nhập asean
thời cơ
- thu hut vốn đầu tư nước ngoài
- tao công ăn việc làm cho nhân dân
- nâng cao cải thiện đời sống của người dân
- tiếp xúc với khoa học kỹ thuật hiện đại
- thị trương mở rộng
- được bảo vệ trên đấu trường quốc tế
Thách thức
- Cạnh tranh khốc liệt
- sự chênh lệch về trình độ sản xuất, về thu nhập với 1 số nước trong khu vực như singapo, thái lan
- sự khác nhau về thể chế chính trị
phần này có trong sách giáo khoa trang 60 đó nha bạn! Chúc bạn học tốt.
Thành tựu và thách thức khi VN gia nhập ASEAN
Tham khảo:
http://aseanvn.yn.lt/thanh_tuu_va_thach_thuc
* Thành tựu
-Nền kinh tế VN đc hội nhập với nền kinh tế của khu vực ,tạo điều kiện cho nền kinh tế VN rút ngắn khoảng cách với các nước trong khu vực
-VN tiếp thu đc những thành tựu của cách mạng khoa học kĩ thuật tiên tiến trên thế giới ,có điều kiện tiếp thu cách quản lý của các nước trong khu vực ,đồng thời tạo điều kiện cho việc giao lưu hợp tác về kinh tế ,giáo dục ,văn hóa,......
xin lỗi vì trả lời hơi muộn.Bạn có cần nữa không mk gửi nốt phần thách thức cho
Hoàn thành thông tin về một số thành tựu và thách thức của ASEAN cho bảng sau vào vở.
Tham khảo!
Lĩnh vực | Thành tựu | Thách thức |
Kinh tế | - Xây dựng các cơ chế hợp tác, mở rộng hợp tác giữa các nước thành viên trong và ngoài khối. - Có sự liên kết, hợp tác đa ngành, đa lĩnh vực. | - Chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế giữa các nước thành viên. - Quy mô nền kinh tế của từng nước trong ASEAN vẫn còn nhỏ. |
Xã hội | - Chất lượng cuộc sống của người dân được nâng cao. - Các vấn đề giáo dục, y tế cũng không ngừng được cải thiện. | - Chênh lệch về thu nhập bình quân đầu người giữa các nước. - Tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm ở khu vực đô thị. |
Khai thác tài nguyên và môi trường | - Các nước thành viên đang chung tay giải quyết các vấn đề về: quản lí tài nguyên nước, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học... | - Việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên còn chưa hợp lí; - Tình trạng ô nhiễm môi trường còn xảy ra ở nhiều quốc gia. |
Dựa vào thông tin cho bài này trình bày một số thành tựu và thách thức của ASEAN.
Tham khảo!
Thành tựu:
Kinh tế
- GDP năm 2016 đạt 2,5 nghìn tỉ USD.
- Cán cân xuất – nhập khẩu của toàn khối đạt giá trị dương.
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao, mặc dù còn chưa đều và chưa thật vững chắc.
Chính trị - xã hội
- 10/11 quốc gia trong khu vực trở thành thành viên của ASEAN.
- Đời sống nhân dân được cải thiện.
- Nhiều đô thị của các nước thành viên: Xingapo, Giacacta, Băng Cốc,… đã dần theo kịp trình độ của các nước tiên tiến.
- Tạo dựng được một môi trường hòa bình, ổn định trong khu vực.
Thách thức :
- Tăng trưởng kinh tế không đều, trình độ phát triển chênh lệch dẫn đến một số nước có nguy cơ tụt hậu.
- Có một bộ phận dân chúng mức sống thấp, đói nghèo ,Là lực cản của sự phát triển ,Là nhân tố dễ gây ra bất ổn xã hội.
- Không còn chiến trang nhưng vẫn còn tình trạng bạo loạn, khủng bố ở một số quốc gia gây mất ổn định cục bộ.
Trình bày quá trình thành lập của hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN)? Phân tích những cơ hội và thách thức khi Việt Nam gia nhập ASEAN?
CÁC BN ƠI GIÚP MK VS MK CẦN GẤP CÁC BN ƠI LM ƠN GIÚP MK VS
Tham khảo:
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập ngày 8/8/1967 sau khi Bộ trưởng Ngoại giao các nước In-đô-nê-xia, Malaixia, Phi-líp-pin, Xin-ga-po và Thái Lan ký bản Tuyên bố ASEAN (Tuyên bố Băng-cốc). Ngày 8/1/1984, Brunây Đaruxalam được kết nạp vào ASEAN, nâng số thành viên của Hiệp hội lên thành sáu nước.
Phân tích những thuận lợi và thách thức khi Việt Nam gia nhập vào Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN)
Thuận lợi | Khó khăn |
- Tham gia vào ASEAN, Việt Nam có nhiều cơ hội để phát triển kinh tế, xã hội - Có cơ hội tiếp thu, chọn lọc những nét văn hóa, xã hội của mỗi nước - Tạo môi trường ổn định để phát triển kinh tế - Mở rộng thị trường kinh tế, dễ dàng hơn trong việc xuất nhập khẩu với nước ngoài | - Sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế - xã hội, khác biệt về thể chế chính trị, bất đồng ngôn ngữ |
Em hãy nêu những thành tựu và thách thức trong việc phát triển nền kinh tế nước ta ?
+ Thành tựu:
- Tăng trưởng kinh tế khá vững chắc (trên 7%/năm). Chất lượng cuộc sống được cải thiện, thu nhập bình quân đầu người tăng, Tỷ lệ người biết chữ tăng cao (90,3%), tuổi thọ tăng
- Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa- hiện đại hóa.
- Nước ta đang từng bước hội nhập với nền kinh tế khu vực và toàn cầu.
+ Thách thức:
- Sự phân hóa giàu - nghèo còn chênh lệch cao.
- Môi trường ô nhiễm, tài nguyên cạn kiệt.
- Vấn đề việc làm, y tế, văn hóa giáo dục, xóa đói giảm nghèo, quá trình hội nhập còn nhiều bất cập và thách thức. 13. Phân tích các nhân tố tự nhiên và kinh tế-xã hội đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp nước ta ?
+ Thành tựu:
- Tăng trưởng kinh tế khá vững chắc (trên 7%/năm). Chất lượng cuộc sống được cải thiện, thu nhập bình quân đầu người tăng, Tỷ lệ người biết chữ tăng cao (90,3%), tuổi thọ tăng
- Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa- hiện đại hóa.
- Nước ta đang từng bước hội nhập với nền kinh tế khu vực và toàn cầu.
+ Thách thức:
- Sự phân hóa giàu - nghèo còn chênh lệch cao.
- Môi trường ô nhiễm, tài nguyên cạn kiệt.
- Vấn đề việc làm, y tế, văn hóa giáo dục, xóa đói giảm nghèo, quá trình hội nhập còn nhiều bất cập và thách thức.