Những câu hỏi liên quan
Minh Lệ
Xem chi tiết

- Quá trình bóc mòn: di chuyển các sản phẩm phong hóa khỏi vị trí ban đầu của nó nhờ các tác nhân ngoại lực. Tuỳ nhân tố tác động mà quá trình bóc mòn có nhiều tên gọi khác nhau như xâm thực, mài mòn, thổi mòn,...

- Quá trình vận chuyển: di chuyển vật liệu từ nơi này đến nơi khác. Vận chuyển có thể xảy ra do mưa lớn kéo dài, nước ngấm sâu hoặc do nước chảy, gió thổi, băng hà,...

- Quá trình bồi tụ là quá trình tích tụ các vật liệu phá huỷ.

+ Quá trình bồi tụ do băng hà hình thành các đồi băng tích, cánh đồng bằng tích,...

+ Quá trình bồi tụ do nước hình thành các bãi bồi ở ven sông, các đồng bằng châu thổ.

+ Quá trình bồi tụ do gió tạo nên các đồi cát, cồn cát, cao nguyên hoàng thổ,...

+ Quá trình bồi tụ do sóng hoặc dòng biển tạo nên bãi biển, cồn cát ngầm, doi cát,...

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
GV Nguyễn Trần Thành Đạt
14 tháng 12 2022 lúc 10:37

- Khái niệm: Nội lực là lực sinh ra trong lòng Trái Đất, liên quan tới nguồn năng lượng bên trong Trái Đất.

Nội lực được sinh ra do nhiều yếu tố:

+ Trái Đất tự quay quanh trục

+ Sự phân hủy các chất phóng xạ

+ Các phản ứng hóa học tỏa nhiệt

+ Sự sắp xếp vật chất theo tỉ trọng,…

- Các dạng địa hình được hình thành chủ yếu do tác động của nội lực là: các châu lục, các dãy núi cao,…

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết

- Đất là lớp vật chất mỏng bao phủ bề mặt các lục địa và đảo, được tạo thành do quá trình phong hóa các loại đá.

- Khác nhau giữa lớp vỏ phong hóa và đất:

+ Đất: tạo thành do quá trình phong hóa các loại đá; gồm tầng chứa mùn và tầng tích tụ.

+ Vỏ phong hóa: tạo thành bởi sự phong hóa của đá gốc; bao gồm cả đất (tầng chứa mùn, tầng tích tụ) và tầng đá mẹ.

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết

Tác động của quá trình phong hóa đến địa hình bề mặt Trái Đất:

- Phong hóa lí học: phá hủy đá, khoáng vật thành các mảnh vụn.

Ví dụ: Sự nứt vỡ của đá do nhiệt độ thay đổi đột ngột (Ca-li-phoóc-ni-a – Hoa Kỳ).

- Phong hóa hóa học: làm thay đổi tính chất, thành phần hóa học của đá, khoáng vật (thường xảy ra ở những vùng khí hậu nóng ẩm, có các loại đá dễ thấm nước và hòa tan => xuất hiện các dạng địa hình cacxtơ).

Ví dụ: Thạch nhũ, cột đá hình thành do sự hòa tan đá vôi của nước (động Phong Nha, Quảng Bình, Việt Nam).

- Phong hóa sinh học: phá hủy đá và khoáng vật cả về mặt cơ giới và hóa học.

Ví dụ: rễ cây ăn mòn đá.

Bình luận (0)
Nguyễn Ngọc Chi
Xem chi tiết
Minh Lệ
Xem chi tiết

- Khái niệm: Đất là lớp vật chất tơi xốp ở bề mặt lục địa, được đặc trưng bởi độ phì.

- Phân biệt đất và vỏ phong hóa:

+ Đất: tạo thành do quá trình phong hóa các loại đá; gồm 2 tầng trên cùng của vỏ phong hóa (tầng đất mặt và tầng tích tụ).

+ Vỏ phong hóa: tạo thành bởi sự phong hóa đá gốc; gồm cả tầng đất (trong đó có tầng đất mặt, tầng tích tụ) và tầng đá mẹ.

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết

- Khái niệm: Sóng biển là hình thức dao động của nước biển theo chiều thẳng đứng.

- Nguyên nhân hình thành sóng biển: chủ yếu do gió. Ngoài ra, hiện tượng sóng thần do động đất ở ngoài biển và đại dương gây ra.

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết

Sự phân hóa thiên nhiên ở Bắc Mỹ:

– Đới lạnh:

+ Khí hậu cực và cận cực, lạnh giá nên nhiều nơi có lớp băng tuyết phủ dày trên diện tích rộng.

+ Phía nam ấm hơn, có mùa hạ ngắn. Thực vật chủ yếu là rêu, địa y, cỏ và cây bụi; động vật nghèo nàn, chỉ có một số loài chịu được lạnh tuần lộc, cáo Bắc cực,… và một số loài chim.

– Đới ôn hòa: Chiếm diện tích rộng và phân hóa đa dạng.

+ Phía bắc có khí hậu ôn đới, rừng lá kim phát triển.

+ Phía đông nam có khí hậu cận nhiệt ấm, ấm hơn, phát triển rừng hỗn hợp và rừng lá rộng với thành phần loài phong phú.

+ Khu vực sâu trong lục địa mưa ít, hình thành thảo nguyên.

+ Khu vực trên các cao nguyên của miền núi Coóc-đi-e, khí hậu khô hạn hình thành hoang mạc, bán hoang mạc.

+ Động vật trong đới ôn hòa đa dạng, phong phú về số loài và số lượng mỗi loài.

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
☞Tᖇì  ᑎGâᗰ ☜
17 tháng 1 2023 lúc 20:43

Sự phân hóa khí hậu của châu Mỹ:

- Phân hóa đa dạng

- Theo chiều bắc - nam, Bắc Mỹ có ba đới khí hậu là cực và cận cực, ôn đới, cận nhiệt đới

- Theo chiều đông - tây, đới khí hậu ôn đới và cận nhiệt đới có các kiểu khí hậu khác nhau

Bình luận (0)