Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
16 tháng 11 2019 lúc 10:32

Trích đoạn “Nỗi oan hại chồng” có 5 nhân vật: Thị Kính, Thiện Sĩ, Sùng ông, Sùng Bà và Mãng ông

Những nhân vật chính thể hiện xung đột kịch là Sùng Bà và Thị Kính, một bên thì một mực buộc tội, một bên thì cố gắng minh oan.

Các nhân vật thuộc:

    ●    Sùng bà: loại nhân vật mụ ác, tàn nhẫn độc địa; là đại diện cho tầng lớp thống trị, địa chủ và những lễ giáo phong kiến hà khắc.

    ●    Thị Kính: loại nhân vật nữ chính đức hạnh, nết na; là đại diện cho tầng lớp bị trị, người dân thường, đặc biệt là những người phụ nữ vốn là những con người chịu nhiều bất công thua thiệt trong xã hội đương thời.

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
27 tháng 4 2017 lúc 9:43

Trong đoạn trích có năm nhân vật: Thị Kính, Thiện Sĩ, Sùng ông, Sùng bà, Mãng ông.

- Nhân vật Thị Kính và Sùng bà là hai nhân vật tạo xung đột chính của đoạn trích:

+ Sùng bà: kiểu nhân vật mụ ác, đại diện cho giai cấp thống trị thời phong kiến

+ Thị Kính: nhân vật nữ chính, tiêu biểu cho người dân thường, vốn chịu nhiều thiệt thòi trong xã hội cũ

Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Phan Thùy Linh
28 tháng 4 2017 lúc 12:03

- Trích đoạn Nỗi oan hại chồng có năm nhân vật là Thị Kính, Thiện Sĩ, Sùng ông, Sùng bà, Mãng ông.

- Năm nhân vật nêu trên đều tham gia vào quá trình tạo nên xung đột kịch nhưng Sùng bà và Thị Kính là hai nhân vật chính thể hiện xung đột cơ bản của vở chèo.

- Sùng bà thuộc loại nhân vật ác, đại diện cho tầng lớp địa chủ phong kiến.

- Thị Kính thuộc loại nhân vật chính trong chèo, đại diện cho người phụ nữ lao động, người dân bình thường.

- Khung cảnh ở phần đầu trích đoạn là cảnh sinh hoạt gia đình đầm ấm: vợ ngồi khâu, chồng đọc sách. Hình ảnh này thể hiện ước mơ của nhân dân ta về một cuộc sống gia đình an nhàn, hạnh phúc.

- Thị Kính có thái độ hết sức ân cần, dịu dàng đối với chồng. Khi chồng ngủ, nàng dọn kĩ rồi ngồi quạt cho chồng. Thấy râu mọc ngược dưới cằm, nàng băn khoăn lo lắng về sự dị hình đó. Những cử chỉ ấy cùng lời độc thoại đã chứng tỏ Thị Kính rất yêu thương chồng. Đó là một tình cảm chân thật, tự nhiên.

Bình Trần Thị
30 tháng 4 2017 lúc 18:25

Đoạn trích Nỗi oan hại chồng có năm nhân vật: Thiện Sĩ, Thị Kính, Sùng ông, Sùng bà. Mãng ông.

Tất cả các nhân vật trên đều tham gia vào quá trình tạo nên xung đột kịch. Nhưng có hai nhân vật chính thể hiện xung đột là Sùng bà và Thị Kính. Sùng bà thuộc loại nhân vật “mụ ác”, đại diện cho tầng lớp địa chủ phong kiến; Thị Kính thuộc loại nhân vật “nữ chính”, đại diện cho phụ nữ lao động, người dân thường.

Nguyễn Huế
7 tháng 7 2017 lúc 10:18

trích đoạn nỗi oan hại ck có 5 nhân vật : thị kính , thiện sĩ , sùng ông , sùng bà và mãng ông

2 nhân vật chính thể hiện sung đột kịch là sùng bà và thị kính

sùng bà thuộc loại vai " mụ ác " trong chèo ở đây mụ đại diện cho lớp người giàu sang , nhiều quyền thế thuộc một gia đình " cao môn lệch tộc " có địa vị cao trong xã hội phong kiến

thị kính thuộc loại vai " nữ chính " trong chèo . thị kính đại diện cho lớp người nghèo , xuất thân trong một gia đình nông dân bình thường , chẳng có địa vị j trong xã hội phong kiến , thường phải mò cua bắt ốc để kiếm sống

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
28 tháng 11 2019 lúc 5:07

Thành ngữ là hiện tượng vô cùng độc đáo của tiếng Việt. Tuy ít chữ nhưng dưới cái vô hình thức ấy chứa đựng biết bao ý nghĩa sâu xa, thâm tuý. Từ lâu, trong dân gian đã lưu truyền câu thành ngữ "Oan Thị Kính" để nói về những nỗi oan ức cùng cực và không thể giãi bày. Cuộc đời Thị Kính là sự chồng chất của những nổi oan. Tiếng xấu hại chồng là nỗi oan đầu tiên, cũng là khởi đầu của cuộc đời đầy oan nghiệt.

Thiện Sỹ là chồng của Thị Kính. Một lần đọc sách mệt, chàng ngủ thiếp đi từ lúc nào. Thấy trên cằm chàng có sợi râu mọc ngược, nghĩ là điềm gở. Nhân lúc chồng đang ngủ, Thị Kính dùng dao cắt sợi râu đó đi. Giật mình thức giấc, chẳng hiểu thực hư ra sao, chàng lu loa rằng vợ dùng dao định giết mình. Thế là nàng mang tội tầy đình, bị chồng ruồng bỏ, xã hội lên án. Nỗi oan này, nàng không sao giãi bày được. Oan ức, đau khổ quá, nàng cắt tóc giả trai đi tu. Những tưởng nhờ nơi cửa Phật để cõi lòng được bằng an, và được yên phận với những tháng ngày còn lại, nhưng nào có được như thế. Với vai chú tiểu, Thị Kính đã làm say lòng Thị Mầu lẳng lơ. Bao lần tán tỉnh, nhưng Thị Mầu không sao làm siêu lòng "chú tiểu". Bỗng nhiên, Thị Mầu bụng mang dạ chửa, vu vạ cho "chú tiểu" ăn nằm với chị. Một lần nữa, Thị Kính mang tội, bị đuổi ra khỏi chùa. Suốt mấy năm ròng, Thị Kính bồng bế đứa con Thị Mầu đi xin từng giọt sữa và chịu bao tai tiếng nhục nhã. Cho đến khi nàng chết, sự thật mới sáng rõ. Dẫu rằng, nàng được về cõi Niết bàn, nhưng nỗi oan của nàng là một cái gì đó quá nặng nề với người đời.

"Oan Thị Kính" là thành ngữ được dùng để so sánh với những nỗi oan khuất cùng cực mà không giãy bày được.

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
25 tháng 6 2017 lúc 5:01

Đáp án: A

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
15 tháng 12 2019 lúc 8:01

●   Trước khi đuổi Thị Kính ra khỏi nhà, Sùng ông và Sùng bà đã gọi Mãng ông sang để hạ nhục bằng những câu nói mỉa mai "Ông Mãng ơi, ông sang mà ăn cữ cháu!", "Ông vẫn khoe con ông nữ tắc nữ công nhỉ?", "Đang nửa đêm nó cầm dao giết chồng đây này!" rồi liên tục chửi và đuổi hai cha con ra khỏi nhà "Đấy, con ông đấy, ông đem về mà dạy bảo", "...bớt cái mồm mà khoe khoang...","Về đi!". Đặc biệt, Sùng ông còn cự tuyệt quan hệ thông gia với Mãng ông bằng cái dúi ngã Mãng ông rồi quay đầu bỏ vào nhà.

●   Xung đột kịch được đẩy lên đến đỉnh điểm qua hình ảnh Thị Kính chạy lại đỡ cha rồi Hai cha con ôm nhau than khóc. Hình ảnh nức nở, bất lực của hai cha con Thị Kính trước những lời nói nhục mạ, những hành động không tôn trọng của Sùng ông, Sùng bà chính là số phận của những người dân lao động nghèo thấp cổ bé họng, bị áp bức trong xã hội phong kiến xưa trước tầng lớp thống trị tàn nhẫn, độc ác.

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
22 tháng 4 2018 lúc 13:29

Đọc kĩ đoạn trích và xem chú thích.

Tiểu Mộc Mộc
Xem chi tiết
★ɮεşէ  Ꮰʉŋɠℓε VŇ★
25 tháng 2 2019 lúc 20:55

GIÚP MK NHÉ!!!!!!!!!!

mk đang cần lời chèo (làn điệu vdụ a í a...) cửa đoạn trích nỗi oan hại chồng trong vở chèo quan âm thị kính 

Mk cần gấp

Triệu Hương Thảo
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Quỳnh Tiên
8 tháng 7 2018 lúc 16:12

ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN

1. Đọc kĩ phần tóm tắt vở chèo Quan Âm Thị Kính.

2. Đọc kĩ phần trích và các chú thích.

3. Trích đoạn Nỗi oan hại chồng có 5 nhân vật: Thị Kính, Thiện Sĩ, Sùng ông, Sùng bà và Mãng ông.

Hai nhân vật chính thể hiện xung đột kịch là Sùng bà và Thị Kính.

Sùng bà thuộc loại vai “mụ ác” trong chèo, ở đây mụ đại diện cho lớp người giàu sang, nhiều quyền thế thuộc một gia đình “cao môn lệnh tộc” có địa vị cao trong xã hội phong kiến.

Thị Kính thuộc loại vai “nữ chính” trong chèo. Thị Kính đại diện cho lớp người nghèo, xuất thân trong một gia đình nông dân bình thường, chẳng có địa vị gì trong xã hội phong kiến, thường phải mò cua bắt ốc để kiếm sống.

4. Khung cảnh ở phần đầu đoạn trích là khung cảnh người vợ yêu thương chăm sóc chồng. Qua lời nói và cử chỉ của Thị Kính ta thấy đây là một con người đoan trang, đúng mực, biết lo cho chồng.

5. Hành động và ngôn ngữ của Sùng bà: Hốt hoảng chạy ra – khi nghe Thiện Sĩ nói về câu chuyện thực hư chưa tường thì Sùng bà đã sỉ vả Thị Kính: “Cái con mặt sứa gan lim này! Mày định giết con bà à?”.

Sau đó mụ luôn cao giọng kể về dòng giống cao sang của mình: “Giống nhà bà đây giống phượng giống công”.

“Trứng rồng lại nở ra rồng”.

“Nhà bà đây cao môn lệnh tộc”.

Và mụ ta luôn tỏ vẻ khinh miệt Thị Kính, coi nàng là dòng dõi rắn “liu diu” là “phường mèo mả gà đồng”, thực thất chỉ vì nàng là “con nhà cua ốc”, tức là xuất thân từ một gia đình nông dân nghèo khó.

Trên cơ sở khinh miệt người nghèo khó đó, mụ ta không thèm nghe lời phân tích của Thị Kính và càng mắng nhiếc, càng thắt chặt tội cho nàng:

Này con kia! Mày có trót say hoa đắm nguyệt

Đã trên dâu dưới Bộc hẹn hò…

Mày cứ thú với bà, bà cũng thứ đi cho.

Can chi phải dụng tình bất trắc.

Mụ bắt Thị Kính ngửa mặt lên mà rủa xả làm nhục nàng:

“Ôi chao ơi là mặt!

Chém bổ băm vàm xả xích mặt!

… Phi mặt gái trơ như mặt thớt”

Rồi mụ bắt Sùng ông đi gọi Mãng ông là cha của Thị Kính tới để nhận con về, kiên quyết không nhận nàng làm con dâu nhà họ Sùng nữa.

Qua hành động và ngôn ngữ của Sùng bà ta thấy mụ ta đúng là con người độc ác, luôn cậy mình là giàu sang, khinh bỉ người nghèo khó và xét xử sự việc một cách hồ đồ.

6. Trong trích đoạn, Thị Kính đã kêu oan sáu lần:

– Lạy cha, lạy mẹ! Cho con xin trình cha mẹ…

– Giời ơi! Mẹ ơi, oan cho con lắm mẹ ơi!

– Oan cho con lắm mẹ ơi!

Chàng học khuya mỏi mệt.

Con thấy râu mọc ngược dưới cằm…

– Oan cho thiếp lắm chàng ơi!

– Mẹ xét tình cho con, oan con lắm mẹ ơi!

– Cha ơi! Oan cho con lắm cha ơi!

Nàng đã kêu oan với cha mẹ chồng, với chồng, với cha đẻ, nhưng chỉ khi nói với cha đẻ (Mãng ông) nàng mới nhận được sự cảm thông. Tuy nhiên, cha nàng là người hiền lành, nghèo khó, không sao đối đáp nổi với mụ sui gia chanh chua, độc ác, không sao bênh vực được nàng, đành chỉ đau đớn và bất lực khuyên con theo mình về nhà rồi mọi chuyên sẽ tính sau.

7. Trước khi đuổi Thị Kính ra khỏi nhà, Sùng bà đã đẩy ngã Thị Kính, Sùng ông thì mỉa mai, châm chọc Mãng ông:

"… Đấy, con ông đấy, ông đem về mà dạy bảo. Từ giờ trở đi, ông hãy bớt cái mồm mà khoe khoang, nữ tắc với chả nữ công, về đi!”

Sùng ông còn dúi ngã Mãng ông rồi bỏ vào. Đó là điều tàn ác. Xung đột kịch trong trích đoạn này thể hiện cao nhất ở chỗ Sùng ông đẩy ngã Mãng ông một cách tàn nhẫn và hai cha con Thị Kính chỉ còn biết ôm nhau khóc. Hành động của Sùng ông đã bộc lộ rõ nhất sự cách biệt và đối lập giữa hai gia đình họ Sùng, họ Mãng và cũng bộc lộ rõ nhất sự nhẫn tâm của gia đình họ Sùng.

8. Trước khi rời khỏi nhà Sùng bà, Thị Kính đã khẩn khoản kêu oan với mọi người trong nhà họ Sùng nhưng đều vô hiệu. Nàng thực sự là người đoan chính nên vô cùng đau đớn tủi hổ trước lời buộc tội giết chồng. Nàng thực sự yêu thương chồng nên vô cùng đau xót trước cảnh tình vợ chồng phải lìa tan. Việc Thị Kính quyết tâm cải dạng nam tử để đi tu có ý nghĩa là nỗi oan của nàng quá lớn không còn có thể giải quyết, minh oan được ở trong cuộc đời thường, nàng đành tìm tới cửa chùa “cầu Phật tổ chứng minh” cho tấm lòng ngay thẳng, từ thiện của nàng.

Tuy nhiên, con đường đó cũng chẳng phải là con đường thoát khỏi đau khổ trong xã hội cũ. Khi đã trở thành nhà sư trẻ, nàng lại phải đeo chịu một nỗi oan khác mà chỉ khi chết đi mới có thể giãi bày.

Ghi nhớ:

Vở chèo Quan Âm Thị Kính nói chung và trích đoạn Nỗi oan hại chồng nói riêng là vở diễn và trích đoạn chèo rất tiêu biểu của sân khấu chèo truyền thông. Vở chèo và trích đoạn này thể hiện được những phẩm chất tốt đẹp cùng nỗi oan bi thảm, bế tắc của người phụ nữ và những đối lập giai cấp thông qua sự xung đột gia đình, hôn nhân trong xã hội phong kiến.


 

Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Trần Hà Trang
29 tháng 4 2017 lúc 20:10

- Văn bản trích "Quan âm thị kính" ở đoạn Thị Kính thương chồng, chỉ muốn giúp chàng xén chiếc râu dưới cằm mà bị hiểu lầm là sát hại chồng. Thị Kính bị mẹ chồng chỉ trích không nguôi, nói những lời cay độc, chửi rủa, bà luôn nhắc đến và hạ thấp thân phận của nàng, trong khi chồng nàng thì không lên tiếng nói giúp, nhu nhược. Còn nàng thì khiêm nhường, không dám nên lời, vẫn nhẹ nhàng, giữ phép với bề trên. Dẫn đến việc mẹ chồng chua ngoa đó gọi cha nàng đến để rước con gái về. Thị Kính dù cố gắng kêu oan nhưng vô ích, đành quyết trá hình nam tử bước đi tu hành.

=> Sự oan ức của người con gái trẻ với nỗi oan hại chồng, bị hạ thấp thân phận. Phần nào phản ánh sự phân biệt giai cấp thời xưa.

- Các từ ngữ khó:

+Soi kinh bóng quế: chăm học, đọc sách để thi đậu.

+Kỉ: ghế kiểu cổ, có chạm khắc trang trí.

+Công hầu: chỉ chung các chức tước trong triều đình phong kiến.

+Liu điu: ở đây chỉ dòng giống hèn mọn, thấp kém.

+Cao môn lệnh tộc: chỉ nơi giàu có, quyền thê.

+Nữ tắc nữ công: công việc và đạo đức, theo quan niệm xưa đối với người phụ nữ.

+Nghiêm từ: theo quan niệm xưa cha phải nghiêm khắc, mẹ phải hiền từ.

+Sắt cầm tịnh hảo: tình vợ chồng hòa hợp, sâu sắc.

+Trên dâu dưới Bộc: chỉ những cuộc tình bất chính.

+Tam tòng tứ đức: quan niệm về phụ nữ xưa phải tam tòng và có tứ đức.

+Gươm trời búa nguyệt: chỉ sự trừng trị của ông trời.

+Mèo mả gà đồng: chỉ những kẻ vô lại, thiếu giáo dục, ma mãnh, bịp bợp.