Qua các nội dung được miêu tả trong bài thơ “Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra”, em có những cảm nhận gì trước cảnh tượng buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường và về tâm trạng của tác giả trước cảnh tượng đó?
Qua các nội dung được miêu tả trong bài thơ “Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra”, em có những cảm nhận gì trước cảnh tượng buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường và về tâm trạng của tác giả trước cảnh tượng đó?
- Bài thơ là một bức tranh thủy mặc với những nét vẽ gợi tả. Gợi lên một khung cảnh làng quê thật thanh bình và êm ả, nên thơ: Xóm thôn mờ trong sương khói, tiếng sáo của trẻ chăn trâu văng vẳng, từng đôi cò trắng đang xoè cánh đậu xuống đồng.
- Ta hình dung tác giả như đang đắm chìm mơ màng trong không gian buổi chiều tà dung dị quyến rũ ấy. Trong lòng trào dâng một tình yêu tha thiết đối với xóm làng quê hương đất nước thân thương.
Trong bài thơ “Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra”, cảnh vật được miêu tả vào thời điểm nào trong ngày và gồm những chi tiết nào?
Bài thơ miêu tả cảnh thôn quê lúc hoàng hôn, chiều xuống. Những hình ảnh và âm thanh gợi lên khung cảnh ấy:
- Hình ảnh: tiếng sáo của trẻ chăn trâu đang dẫn những chú trâu no mẫm về nhà, có những cánh cò trắng đang từ từ đáp xuống cánh đồng phía trước, ở phía xa kia,
- Sắc màu thôn quê buổi chiều tà: Một làn khói mỏng phớt lên xóm thôn, ánh chiều tà còn lưu luyến, cò trắng, lúa xanh.
Bài thơ “Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra” tả cảnh vật vào thời điểm nào? *
A. Cảnh đêm
B. Cảnh buổi sớm
C. Cảnh trưa
D. Cảnh chiều
Cảnh tượng buổi chiều đứng ở Phủ Thiên Trường trông ra là cảnh tượng như thế nào?
A. Êm ả và thanh bình.
B. Cô đơn buồn bả
C. Hùng vĩ và tươi tắn.
D. Ảm đảm và đìu hiu.
Cụm từ “nửa như có, nửa như không” (bán vô bán hữu) có nghĩa là gì? Hãy hình dung quang cảnh được gợi lên ở câu thơ thứ hai của bài thơ “Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra”.
Trong bài thơ cảnh vật buổi chiều hiện lên nửa thực, nửa ảo. Cả hai bức tranh ấy lúc ẩn lúc hiện tạo nên một quang cảnh rất nên thơ. Khói trắng mờ êm dịu bay nhẹ nhàng, khiến người ngắm cảnh cảm thấy chỗ tỏ, chỗ mờ, lúc có, lúc không. Hay chính lòng người đang lâng lâng, mơ mộng nên nhìn thấy làng xóm, khói sương êm ả, thanh bình như thế”. Phải chăng đó cũng chính là tâm trạng của con người, một tâm trạng man mác mơ hồ gợi lên một khung cảnh huyền ảo “nửa như có, nửa như không”.
Viết đoạn văn miêu tả khung cảnh thiên nhiên được gợi ra từ bài thơ''Buổi chiều đứng ở phù thiên trường trng ra''
Bạn tham khảo nhé
Ông mặt trời vội vã đạp xe xuống núi để kết thúc một ngày làm việc mệt nhọc. Những cánh cò trắng ngần chao nghiêng trên bầu trời, rồi từng đôi một đáp xuống cánh đồng. Bức tranh quê man mác, huyền ảo trong làn sương mỏng nhẹ nhàng giăng mắc. Xa xa, tiếng sáo vi vu, ngân nga của những mục đồng ngồi trên lưng trâu. Tiếng sáo ấy như khúc nhạc êm ả của đồng quê thôn dã dần nhừng chú trâu no kềnh về nhà nghỉ ngơi sau một ngày ăn cỏ thoả thích trên cánh đồng.
''Trước xóm sau thôn tựa khói lồng
Bóng chiều man mác có dường không
Mục đồng sáo vầng trâu đã về hết
Cò trắng từng đôi liệng xuống đồng''
Bài thơ đã dựng lên một bức tranh phong cảnh thật đẹp.Từ trên lầu cao nhìn xuống,bóng chiều đổ nghiêng để lại những vệt sáng đỏ rực.Xa xa.làng xóm nhấp nhô những mái ngói bạc màu,những lũy tre nghiêng dáng.Khối bếp tỏa lên mênh mang khiến cảnh vật như lẫn vào hư ảo.Không gian nhè nhẹ vang lên tiengs sáo gọi trâu của chú bé mục đồng.Âm thanh ban đầu còn''U...u..''mơ hồ sau rõ dần nghe như một điệu nhạc réo rắt say mê.Bất chợt từ nơi xa xôi nào hiện ra những cánh cò chấp chới.Chúng bay thành từng đôi liệng khẽ xuống đồng làng
Bài thơ được viết khi nhà vua về Thiên Trường bái yết Thượng hoàng Thánh Tông, mùa thu năm Kỷ Sửu (1289). Lúc này, những ngày chinh chiến đã qua, đất nước đã có hai mùa thu thanh bình. Cảnh trí quê hương đơn sơ mà lộng lẫy, thân quen mà quý phái, sang trọng. Một “châu tiên” với lầu điện san sát. Bên lầu son gác tía có treo những lồng chim cảnh (oanh, yến, khướu, họa mi, anh vũ, bách thanh…) luôn ríu ran tiếng chim hót, như tiếng sênh, phách, đàn, sáo của những khúc nhạc cung đình. Trong vườn bên lối dẫn vào tiền sảnh là những chậu quất lá xanh, quả vàng được uốn tỉa như dáng người nô bộc hướng về vương chủ. Xa xa là sông trong, trăng sáng… Tất cả được bao phủ trong bầu không khí thanh bình. Nhà vua tưởng như đi giữa cõi tiên, niềm vui lâng lâng bất tận trước cảnh thiên hạ thái bình, sau “hai phen non sông chồn ngựa đá”. Tiết tấu thơ gợi cái thế ung dung, thư thái của những bước chân ngao du trên non nước bình yên, nơi đế kinh phồn hoa đô hội.
Từ việc đọc - hiểu hai câu thơ cuối bài buổi chiều đứng ở phủ thiên trường trông ra , bằng trí tưởng tượng, viết một đoạn văn khoảng 5. 6 dòng để tả cảnh mục đồng thổi sáo dẫn trâu về nhà khi chiều xuống.
bài thơ buổi chiều đứng ở phủ thiên trường trông ra chỉ thuần tả cảnh không hay còn biểu hiện cảm xúc của tác giả? nếu có thì đó là tình cảm gì?vì sao em cảm nhận được điều đó??em hãy nêu cảm nghĩ của bài thơ
help me đang cần gấp.
bài thơ buổi chiều đứng ở phủ thiên trường trông ra chỉ thuần tả cảnh không hay còn biểu hiện cảm xúc của tác giả? nếu có thì đó là tình cảm gì?vì sao em cảm nhận được điều đó??em hãy nêu cảm nghĩ của bài thơ
help me đang cần gấp.