có bao nhiêu đời vua Hùng và viết 1 bài văn về vị vua đầu tiên.
Có bao nhiêu đời vua Hùng Vương, họ là gì? Xin cho biết
hiệu vị vua Hùng đầu tiên?
Có 18 đời Hùng Vương, từ Hùng Vương thứ nhất đến Hùng Vương thứ 18.
Dòng họ Hồng Bàng.
Vị vua Hùng đầu tiên là Hùng Lang, nối ngôi Lạc Long Quân, lấy hiệu là Hùng Quốc Vương.
Giải thích thêm: Dòng vua đầu tiên (Hồng Bàng) của Việt Nam gồm 20 đời: Kinh Dương Vương,
Lạc Long Quân, và 18 đời Hùng Vương (thứ 1 đến thứ 18).
~ học tốt~
Hình ảnh làng quê Việt Nam luôn gắn liền với những cảnh đẹp giản dị, quen thuộc như: cánh đồng làng, con đê xanh ngút tầm mắt…Còn với với em ấn tượng về đầm sen đang mùa nở hoa mãi là hình ảnh đẹp đầy thú vị trong kí ức mộng mơ của tuổi học trò.
Từ xa nhìn lại, đầm sen như một toà lâu đài màu xanh lấm tấm phấn hồng. Hương sen nồng nàn lan toả theo làn gió bay xa thơm ngát một vùng. Trong làn sương sớm mong manh, huyền ảo làm cho cả đầm sen như khoác lên mình tấm áo choàng bằng voan trắng, có đính thêm những hạt kim cương lấp lánh. Mặt trời từ từ nhô lên chiếu nắng xuống cho đầm sen càng thêm lóng lánh. Gió lùa vào đầm sen như bàn tay người mẹ nhẹ nhàng đánh thức đàn con nhỏ bé. Đầm sen như sực tỉnh giấc vẫy những cánh tay mềm mại chào đón ông mặt trời.
Đến bên đầm sen vào mùa hoa nở mới thấy hết vẻ đẹp diệu kì mà thiên nhiên ban tặng cho con người. Bao quanh đầm sen là bờ cỏ xanh mượt mà, uốn lượn như nét vẽ mềm mại. Mặt đầm phủ kín một màu xanh, lấp ló những đoá sen hồng, sen trắng. không biết sen ở đây được trồng từ bao giờ mà sen cứ mọc chi chít dày đặc không trông thấy mặt nước, từng đoá hồng, đoá trắng thi nhau khoe sắc, toả hương. Sen hồng kiều diễm như đôi má ửng hồng của nàng thiếu nữ. Sen trắng giản dị thanh khiết vươn lên đón ánh bình minh như muốn phô ra tất cả sự trong trắng tinh khiết của mình.
Còn các nụ sen mới đẹp làm sao, từng búp, từng búp tròn lẳn, mũm mĩm tràn trề sức sống, e thẹn núp mình sau những chiếc lá ngắm nhìn những bông hoa mà lòng thầm ngưỡng mộ: Các chị hoa thật lộng lẫy, các chị ấy nở bung những cánh tròn xoe xoe, bao cánh hoa úp vào nhau đều đều, xinh xắn là bầy nhiêu chiếc má xinh xin bầu bĩnh. Mỗi bông hoa là một cô thôn nữ xinh đẹp. Các cô đang cố khoe cái nhị vàng anh ánh toả hương thơm lừng mời gọi bướm ong.
Xung quanh các bông hoa là những chiếc lá mập mạp, cứng cáp vươn cao như người lính gác ngẩng cao đầu hãnh diện vì mình được đứng bên bảo vệ những nàng hoa xinh đẹp. Còn những gương sen nằm nghiêng nghiêng trên cuống như người có tuổi ung dung ngồi trên ghế mỉm cười ngắm nhìn đàn cháu. Hương sen thoang thoảng bay theo chiều gió lúc đậm, lúc nhạt, cáy mùi thơm dìu dịu ấy xua tan cái nóng bức oi ả của mùa hè. Một vài khách du lịch dừng lại bên bờ chụp ảnh.Giữa đầm các cô các chị đang bơi thuyền thúng hái hoa sen nét mặt ánh lên miềm vui sướng. Sen có thể dùng vào nhiều việc, lá sen dùng để gói hàng, hoa sen dùng cắm lọ, ướp trà, hạt sen dùng để nấu chè hay làm mứt đều ngon…
Hoa sen tượng trưng cho cốt cách, tâm hồn người Việt thanh tao mà giản dị. Ngày xưa ông Mạc Đĩnh Chi làm bài phú "Hoa sen giếng ngọc" nên dù dung mạo xấu xí vẫn được vua trọng dụng, quí mến. Ngày nay hoa sen được chọn làm "Quốc hoa" biểu tượng của đất nước bốn mùa xanh tươi hoa lá.
Thiên nhiên thật kì diệu sinh ra một loài hoa tuyệt đẹp như hoa sen. Vẻ đẹp dịu dàng thanh khiết của đầm sen đang mùa hoa nở luôn neo đậu trong trái tim em, dù đi đến bất cứ nơi đâu, được thấy bao nhiêu cảnh lạ thì em cũng không thể quên được vẻ đẹp của đầm sen
Vị vua Hùng đầu tiên có tên là gì vậy
1. Nhà nước đầu tiên của nước ta có tên là gì?
a. Văn Lang.
b. Âu Lạc.
c. Việt Nam.
2. Vị vua đầu tiên của nước ta là?
a. An Dương Vương.
b. Vua Hùng Vương.
c. Ngô Quyền.
3. Nối ý bên trái với ý bên phải sao cho phù hợp.
a. Công cụ dùng để làm ruộng. 1. Giáo mác.
b. Công cụ dùng làm vũ khí. 2. Vòng trang sức.
c. Công cụ dùng làm trang sức. 3. Lưỡi cày đồng.
4. Nước Văn Lang tồn tại qua mấy đời vua?
a. 15 đời vua.
b. 17 đời vua.
c. 18 đời vua
4. Nước Âu lạc ra đời trong hoàn cảnh nào?
a. Quân Tần xâm lược nước phương Nam.
b. Thục Phán lãnh đạo ngưới Âu Việt và Lạc Việt đánh lui giặc ngoại xâm.
c. Cả hai ý rên đều đúng.
5. Vị vua của nước Âu lạc có tên gọi là gì?
a. An Dương Vương.
b. Vua Hùng Vương.
c. Ngô Quyền.
6. Thành tựu đặc sắc về phong trào của người dân Âu Lạc là gì?
a. Chế tạo loại nỏ bắn một lần được nhiều mũi tên.
b. Xây dựng thành Cổ Loa.
c. Cả hai ý trên đều đúng.
7. Câu “Triệu Đà đã hoãn binh, cho con trai làm rể An Dương Vương” gợi cho em nhớ đến câu chuyện nào dưới đây.
a. Mị Châu - Trọng Thuỷ.
b. Sơn Tinh - Thuỷ Tinh.
c. Cây tre trăm đốt.
8. Để cai trị nhân dân ta, các triều đại phong kiến phương Bắc đã làm gì?
A. Bắt dân ta lên rừng săn voi, tê giác, bắt chim quý, đẵn gỗ trầm, xuống biển mò ngọc trai, bắt đồi mồi, khai thác san hô để nộp cho chúng.
B. Đưa người Hán sang ở với dân ta, bắt dân ta phải theo phong tục Hán, học chữ Hán.
C. Cả hai ý trên đều đúng.
9. Trước sự thống trị của các triều đại phương Bắc, dân ta phản ứng ra sao?
A. Không chịu khuất phục, nổi dậy đấu tranh.
B. Chịu khuất phục, đem đồ cống nạp cho chúng.
C. Chưa chịu khất phục, nhưng lo sợ thế lực của chúng.
10. Chiến thắng vang dội nhất của nhân dân ta trước các triều đại phương Bắc là:
A. Chiến thắng của Hai Bà Trưng.
B. Chiến thắng Bặch Đằng.
C. Chiến thắng Lí Bí.
11. Nối ý bên trái với ý bên phải sao cho phù hợp.
a. Khởi nghĩa Bà Triệu. 1. Năm 776
b. Khởi nghĩa Mai Thúc Loan. 2. Năm 905
c. Khởi nghĩa của Khúc Thừa Dụ. 3. Năm 248
d. Khởi Nghĩa của Phùng Hưng. 4. Năm 722
12. Nguyên nhân nào dẫn tới cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng?
a. Oán hận trước ách đô hộ của nhà Hán.
b. Chồng bà Trưng Trắc (Thi sách) bị Tô Địch giết hại.
c. Chứng tỏ cho nhân dân biết, phụ nữ cũng đánh được giặc.
13. Khởi nghĩa của Hai Bà Trưng diễn ra vào năm nào?
a. 179 TCN
b. Năm 40
c. Cuối năm 40
14. Kết quả của cuộc khởi nghĩa?
a. Thất bại
b. Thắng lợi
c. Thắng lợi hoàn toàn.
16. Nguyên nhân nào quân Nam Hán xâm lược nước ta?
a. Do Kiều Công Tiễn cho người sang cầu cứu.
b. Do quân Nam Hán đã có âm mưu từ trước.
c. Cả hai ý trên đều đúng.
17. Ai là người lãnh đạo chống lại quân Nam Hán?
a. Ngô Quyền.
b. Hai Bà Trưng.
c. Dương Đình Nghệ.
18. Ngô Quyền đã dùng kế gì để đánh giặc?
a. Nhử giặc vào sâu trong đất liền rồi tấn công.
b. Cắm cọc gỗ đầu nhọn xuống nơi hiểm yếu ở Sông Bạch Đằng, lợi dụng thuỷ triều lên rồi nhử giặc vào bãi cọc.
c. Cả hai ý trên đều đúng.
19. Ngô Quyền lên ngôi vua năm nào?
a. 938.
b. 939.
c. Cuối năm 939.
20. Ngô Quyền trị vì đất nước được mấy năm?
a. 5 năm.
b. 6 năm.
c. 7 năm.
21. Em hiểu như thế nào về cụm từ “loạn 12 sứ quân”?
a. Các thế lực địa phương nổi dậy, chia cắt đất nước thành 12 vùng.
b. 12 sứ thần của các nước đến tham kiến vua.
c. 12 cánh quân xâm lược nước ta.
22. Đinh Bộ Lĩnh đã làm gì trước tình hình của đất nước?
a. Xây dựng lực lượng, liên kết các sứ quân rồi dem quân đi đánh các sứ quân khác.
b. Mượn quân của các nước khác để đánh các sứ quân.
c. Mượn quân của triều đình để đánh các sứ quân.
23. Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi vua, đặt tên nước ta là gì?
a. Lạc Việt.
b. Đại Việt.
c. Đại Cồ Việt.
24. Lê Hoàn lên ngôi vua trong hoàn cảnh nào?
a. Đinh Liễn và Đinh Tiên Hoàng bị ám hại, nhà Tống xâm lược nước ta.
b. Lê Hoàn đã giết hại Đinh Tiên Hoàng để lên ngôi vua.
c. Lê Hoàn đã đánh bại 12 sứ quân để lên ngôi vua.
25. Quân ta đã đánh bại Quân Tống ở những nơi nào?
a. Đại La, Sông Hồng.
b. Lạng Sơn, Sông Bặch Đằng.
c. Hoa Lư, Sông Cầu.
26. Kết quả của cuộc kháng chiến.
a. Thất bại.
b. Thắng lợi.
c. Thắng lợi hoàn toàn.
27. Lê Hoàn lên ngôi vua lấy tên gọi là gì?
a. Lê Đại Hành.
b. Lê Long Đĩnh.
c. Lê Thánh Tông.
28. Triều đại nhà lý bắt đầu từ năm nào?
a. 1005.
b. 1009.
c. 1010.
29. Vì sao vua Lý Thái Tổ dời đô về Đại La?
a. Vì đây là trung tâm của đất nước, đất rộng không bị ngập lụt.
b. Vì đây là vùng đất mà giặc không dám đặt chân đến.
c. Vì đây là vùng đất giàu có, nhiều của cải, vàng bạc.
30. Đến đời vua Lý Thánh Tông nước ta đổi tên tên là gì?
a. Đại La.
b. Thăng Long.
c. Đại Việt.
31. Vua Lý Thái Tổ dời đô về Đại La vào thời gian nào?
a. 1005
b. 1009
c. 1010
Hùng Vương là cách gọi của các vị vua Hùng nước Văn Lang nhà nước đầu tiên theo truyền thuyết trong lịch sử Việt Nam theo truyền thuyết trong triều đại các vua Hùng kéo dài từ năm 2879 trước Công Nguyên và kết thúc vào năm 258 trước Công Nguyên hỏi chiều đã Vua Hùng sẽ kéo dài bao nhiêu năm
Thời các Vua Hùng kéo dài trong:
(-258) - (-2879) = 2879 - 258 =2621 (năm)
Đ.số: 2621 năm
Triều đại Vua Hùng kéo dài trong:
2879-258=2621 (năm)
Đáp số 2621 năm
. Nước Văn Lang tồn tại qua bao nhiêu đời vua Hùng ?
A. 16 đời vua Hùng B. 17 đời vua Hùng C. 18 đời vua Hùng D. 19 đời vua hùng
làm thơ về nôi dung; Nhà nc đầu tiên của ngườu Việt cổ - sự ra đời của nước âu lạc và có vài câu về vua hùng ( thơ lúc bát hay j cũng đc ) EM CẢM ƠN Ạ!
Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ Tổ mùng Mười tháng Ba.
Tham khảo
“Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày Giỗ Tổ mồng mười tháng ba
Khắp miền truyền mãi câu ca
Nước non vẫn nước non nhà ngàn năm”
Giúp em giải nghĩa từ '' hoá'' trong câu văn vs ạ Các cụ xưa kể lại đình có từ thời Vua Hùng. Khi ngài mới "hoá'', dân đặt tại bờ sông, sau chuyển về vị trí hiện nay, là nơi đầu tiên ngài đặt danh trại
Đọc đoạn từ " Hùng Vương lúc về già " đến " có Tiên Vương chứng giám " . Muốn tìm hiểu ý định chọn người nối ngôi vua Hùng ,cần đọc kĩ lời của nhà vua nói với các con . Chú ý trả lời câu hỏi : Nhà vua muốn chọn một người con như thế nào để truyền ngôi
- Viết thành văn câu trả lời dựa vào sự liệt kê ở trên :
- Hình thức tiến hành tuyển chọn :
Giúp mk với bài này là bài BÁNH CHƯNG BÁNH DẦY nha
có bao nhiêu vua hùng hãy tả một vị vua em thích
Theo truyền thuyết, Hùng Vương thứ 18 có ít nhất ba người con gái là Mỵ nương Tiên Dung, Mỵ nương Ngọc Hoa và Mỵ nương Ngọc Nương.
Mỵ nương cả là Tiên Dung đến tuổi cập kê không chịu lấy chồng. Một hôm thuyền rồng của công chúa đến thăm vùng Chử Xá, nơi có chàng trai Chử Đồng Tử câu cá ngoài bãi. Nghe tiếng chuông trống, đàn sáo lại thấy nghi trượng, người hầu tấp nập, hoảng sợ vội vùi mình vào cát lẩn tránh. Thuyền ghé vào bờ, Tiên Dung dạo chơi rồi sai người quây màn ở bụi lau để tắm, ngờ đâu đúng ngay chỗ của Chử Đồng Tử. Nước xối dần để lộ thân hình Chử Đồng Tử dưới cát. Tiên Dung kinh ngạc bèn hỏi han sự tình, nghĩ ngợi rồi xin được cùng nên duyên vợ chồng.
Vua Hùng nghe chuyện thì giận dữ vô cùng, không cho Tiên Dung về cung. Vợ chồng Chử Đồng Tử mở chợ Hà Thám, đổi chác với dân gian. Chử Đồng Tử trong một lần đi buôn bán xa gặp một đạo sĩ tên Phật Quang, ở lại học phép thuật. Phật Quang tặng Chử Đồng Tử một cây gậy và một chiếc nón lá, dụ rằng đây là vật thần thông. Chử Đồng Tử - Tiên Dung bèn bỏ việc buôn bán, chu du tìm thầy học đạo. Một hôm tối trời, đã mệt mà không có hàng quán ven đường, hai vợ chồng dừng lại cắm gậy úp nón lên trên cùng nghỉ. Bỗng nửa đêm, chỗ đó nổi dậy thành quách, cung vàng điện ngọc sung túc, người hầu lính tráng la liệt. Sáng hôm sau, dân chúng quanh vùng kinh ngạc bèn dâng hương hoa quả ngọt đến xin làm bầy tôi. Từ đấy chỗ đó phồn thịnh, sung túc như một nước riêng. Nghe tin, vua Hùng cho là có ý tạo phản, vội xuất binh đi đánh. Đến nửa đêm bỗng nhiên bão to gió lớn nổi lên, thành trì, cung điện và cả bầy tôi của Tiên Dung-Chử Đồng Tử phút chốc bay lên trời. Chỗ nền đất cũ bỗng sụp xuống thành một cái đầm rất lớn, người dân gọi là đầm Nhất Dạ Trạch (Đầm Một Đêm).
Mỵ nương thứ hai là Ngọc Hoa khi đến tuổi cập kê, vua Hùng bèn mở hội kén rể. Có hai vị thần là Sơn Tinh và Thủy Tinh đến kén rể, đều mang trong mình sức mạnh phi thường. Vua Hùng rất khó xử về việc nên gả con gái cho người nào, nên ông đã ra quyết định ai dâng những lễ vật tới sớm nhất thì sẽ được gả Mỵ Nương. Sính lễ bao gồm một trăm ván cơm nếp, hai trăm nệp bánh chưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi. Vì dưới biển nên Thủy Tinh có ít sản vật như nhà vua nói trên. Chỉ có Sơn Tinh là có thể tìm ra những sản vật nộp nhanh cho nhà vua. Khi Sơn Tinh đã trở thành con rể vua Hùng thì Thủy Tinh đùng đùng nổi giận, bèn sai những quân lính cùng mình đi đánh Sơn Tinh. Một cuộc chiến lớn đã xảy ra giữa hai người. Nhưng Thủy Tinh không thể đánh lại được Sơn Tinh đành rút quân về. Từ đó, Thủy Tinh và Sơn Tinh thường xuyên đánh nhau mỗi năm, gây ngập lụt vùng dân sinh sống. Nhưng lần nào Thủy Tinh cũng thua, đành rút quân về.
Có 18 vị vưa hùng
Bạn tham khảo bài, chọn lọc các ý chính:
Theo truyền thuyết, Hùng Vương thứ 18 có ít nhất ba người con gái là Mỵ nương Tiên Dung, Mỵ nương Ngọc Hoa và Mỵ nương Ngọc Nương.
Mỵ nương cả là Tiên Dung đến tuổi cập kê không chịu lấy chồng. Một hôm thuyền rồng của công chúa đến thăm vùng Chử Xá, nơi có chàng trai Chử Đồng Tử câu cá ngoài bãi. Nghe tiếng chuông trống, đàn sáo lại thấy nghi trượng, người hầu tấp nập, hoảng sợ vội vùi mình vào cát lẩn tránh. Thuyền ghé vào bờ, Tiên Dung dạo chơi rồi sai người quây màn ở bụi lau để tắm, ngờ đâu đúng ngay chỗ của Chử Đồng Tử. Nước xối dần để lộ thân hình Chử Đồng Tử dưới cát. Tiên Dung kinh ngạc bèn hỏi han sự tình, nghĩ ngợi rồi xin được cùng nên duyên vợ chồng.
Vua Hùng nghe chuyện thì giận dữ vô cùng, không cho Tiên Dung về cung. Vợ chồng Chử Đồng Tử mở chợ Hà Thám, đổi chác với dân gian. Chử Đồng Tử trong một lần đi buôn bán xa gặp một đạo sĩ tên Phật Quang, ở lại học phép thuật. Phật Quang tặng Chử Đồng Tử một cây gậy và một chiếc nón lá, dụ rằng đây là vật thần thông. Chử Đồng Tử - Tiên Dung bèn bỏ việc buôn bán, chu du tìm thầy học đạo. Một hôm tối trời, đã mệt mà không có hàng quán ven đường, hai vợ chồng dừng lại cắm gậy úp nón lên trên cùng nghỉ. Bỗng nửa đêm, chỗ đó nổi dậy thành quách, cung vàng điện ngọc sung túc, người hầu lính tráng la liệt. Sáng hôm sau, dân chúng quanh vùng kinh ngạc bèn dâng hương hoa quả ngọt đến xin làm bầy tôi. Từ đấy chỗ đó phồn thịnh, sung túc như một nước riêng. Nghe tin, vua Hùng cho là có ý tạo phản, vội xuất binh đi đánh. Đến nửa đêm bỗng nhiên bão to gió lớn nổi lên, thành trì, cung điện và cả bầy tôi của Tiên Dung-Chử Đồng Tử phút chốc bay lên trời. Chỗ nền đất cũ bỗng sụp xuống thành một cái đầm rất lớn, người dân gọi là đầm Nhất Dạ Trạch (Đầm Một Đêm).
Mỵ nương thứ hai là Ngọc Hoa khi đến tuổi cập kê, vua Hùng bèn mở hội kén rể. Có hai vị thần là Sơn Tinh và Thủy Tinh đến kén rể, đều mang trong mình sức mạnh phi thường. Vua Hùng rất khó xử về việc nên gả con gái cho người nào, nên ông đã ra quyết định ai dâng những lễ vật tới sớm nhất thì sẽ được gả Mỵ Nương. Sính lễ bao gồm một trăm ván cơm nếp, hai trăm nệp bánh chưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi. Vì dưới biển nên Thủy Tinh có ít sản vật như nhà vua nói trên. Chỉ có Sơn Tinh là có thể tìm ra những sản vật nộp nhanh cho nhà vua. Khi Sơn Tinh đã trở thành con rể vua Hùng thì Thủy Tinh đùng đùng nổi giận, bèn sai những quân lính cùng mình đi đánh Sơn Tinh. Một cuộc chiến lớn đã xảy ra giữa hai người. Nhưng Thủy Tinh không thể đánh lại được Sơn Tinh đành rút quân về. Từ đó, Thủy Tinh và Sơn Tinh thường xuyên đánh nhau mỗi năm, gây ngập lụt vùng dân sinh sống. Nhưng lần nào Thủy Tinh cũng thua, đành rút quân về.