Những câu hỏi liên quan
Trần An
Xem chi tiết
Nguyễn Phạm Hải Đăng
Xem chi tiết
Trangg
26 tháng 1 2019 lúc 19:59

Trong tiếng Anh, "máy đẩy" và "động cơ

Máy đẩy tên lửa, rocket engine, là một nhánh trong những loại máy đẩy phản lực nhiệt; trong khi động cơ tên lửa là rocket motor. Hai khái niệm này hay được dùng lẫn[cần dẫn nguồn]. Ví dụ như tàu thủy có máy đẩy bao gồm cả chân vịt, trục cái, động cơ, hộp số... trong đó động cơ chỉ là một thành phần nhỏ. Vậy nên có thể dùng lẫn theo thói quen trong tiếng Việt.

Tuy vậy, chính xác nhất thì cụm từ "máy đẩy tên lửa" đúng hơn, nhưng "động cơ tên lửa" lại dùng nhiều hơn, phần lớn lại dùng trong vị trí của "máy đẩy tên lửa".

Tiếng Việt, "tên lửa" và "máy bay"

Có nhiều loại động cơ phản lực. Động cơ tên lửa khác với các động cơ phản lực khác ở chỗ nó mang toàn bộ chất đốt, chất oxy hóa, môi chất tạo lượng thông qua... khi hoạt động nó không hút vào cái gì.

Lượng thông qua là lượng vật chất đi qua ống phụt (tuye) tạo phản lực.

Cũng là động cơ phản lực nhiệt, nhưng các động cơ luồng không phải động cơ tên lửa. Đây là các động cơ hút không khí vào, đốt nóng, phụt ra. Động cơ phản lực dùng không khí hay được dùng cho máy bay như ramjet (động cơ phản lực luồng tĩnh), scramjet (động cơ phản lực luồng tĩnh siêu âm), turbojet (động cơ phản lực một luồng tuốc-bin), turbofan (động cơ phản lực phân luồng tuốc-bin)... hút không khí vào làm chất oxy hóa và tạo lượng thông qua. Chúng không phải động cơ tên lửa. Đôi khi chúng được gọi là động cơ phản lực máy bay, động cơ luồng, máy đẩy luồng, jet engine. Các máy bay sử dụng chúng là các máy bay luồng (jet aircraftjet plane). Tuy vậy, tiếng Việt thường dùng máy bay phản lực, có nhiều tình huống đúng hơn và không đúng bằng tiếng Anh.

Như vậy, động cơ tên lửa có thể hoạt động trong các môi trường chân không như vũ trụ chẳng hạn, vì không cần hút gì vào.

Các thiết bị được đẩy bằng động cơ tên lửa được gọi là tên lửa, hỏa tiễn, rốc két (tiếng Anh là rocket). Từ tiếng Anh xuất phát từ rocchetta trong tiếng Ý, có nghĩa là "pháo hoa". Rất nhiều người lẫn lộn từ này vì không phân biệt được khái niệm này[cần dẫn nguồn]. Cũng nhiều khi người ta bỏ khái niệm tên lửa của thiết bị đi như "xe mang động cơ tên lửa", "máy bay mang động cơ tên lửa". Tuy nhiên, đó là các trường hợp riêng.

Tuy là động cơ phản lực nhiệt (lửa), nhưng nhiều động cơ phản lực nguội như chai khí của học sinh cũng được gọi là rocket engine, đây chỉ là cách gọi trong học tập, vì những thử nghiệm với lửa nguy hiểm cho trẻ em.

Đạn và tên lửa[sửa | sửa mã nguồn]

Bản thân khái niệm "đạn" dịch tiếng Anh đã thường xuyên sai. Tiếp theo, đến khái niệm "tên lửa" thì sự sai càng phổ biến.

Đạn trong tiếng Anh có các từ khác nhau và hay được dịch ra tiếng Việt là "đạn" tuốt tuột:

Bullet, đúng ra là đầu đạn nhưng chỉ dùng cho đạn nhỏ.Cartridge, đúng ra là viên đạn, bao gồm đầu đạn, vỏ đạn, liều, hạt nổ.Projectile, đúng ra... cũng là đầu đạn.

Projectile là phần đi đến mục tiêu. Ví như APDS-FS có guốc (sabot) bỏ lại không thuộc về projectile. Phần bay đi, projectile, của APFS-DS bao gồm thanh xuyên kine, cánh đuôi, liều dẫn đường.

Một viên đạn được đẩy bằng động cơ tên lửa cũng phức tạp như vậy, ví như B41, BM-13. Cái cartridge của BM-13 là tên lửa nhưng cái cartridge của B41 lại không là tên lửa, mà ở B41, cái projectile mới là tên lửa. Sự việc trở lên phức tạp hơn khi người ta nói cái projectile của phần projectile là liều lõm. Cũng như vậy, một tàu vũ trụ khi thì được nói bao gồm cả động cơ, khi thì chỉ có phần đầu-không tính động cơ-vốn là tên lửa.

Phần lớn các đạn tự hành là tên lửa, vậy nên rất nhiều người đánh đồng hai khái niệm này. Điều này gây sai lớn khi gặp những đạn không là tên lửa như Tomahawk. Người Nga hay ký hiệu R chỉ động cơ phản lực (Реактивный двигатель, giống như reaction engine), ví như động cơ máy bay MiG-21 là R-13-300, nên nhiều người nhầm R đó là rocket và dịch nhiều loại đạn tự hành thành tên lửa.

Có rất nhiều loại đạn giống nhau nhưng chỉ khác nhau tên lửa. Ví dụ đạn KS-1 (Raduga KS-1 Komet) và P-15 (P-15 Termit). Cả hai đều là đạn tự hành chống hạm cùng cỡ. Cùng là đạn tự hành, nhưng P-15 là tên lửa còn KS-1 là máy bay, có thể có phiên bản KS-1 có động cơ khởi tốc là động cơ tên lửa, nhưng phần lớn KS-1, phiên bản phóng từ máy bay, không dính dáng gì đến tên lửa.

Nguyên tắc phản lực

Ví dụ về nguyên tắc phản lực

Động cơ tên lửa hoạt động nhờ nguyên tắc phản lực: khi nhiên liệu cháy trong buồng đốt, nó tạo ra áp suất lên thành buồng đốt cân bằng về mọi hướng. Ở vị trí ống phụt, áp suất bị sụt giảm, vì thế, áp suất (mất cân bằng) ở phía đối diện sẽ đẩy tên lửa tiến về phía trước.

Vì vậy, tên lửa có thể hoạt động trong môi trường không có không khí. Nhiều loại ngư lôi hiện đại vận hành theo nguyên tắc phản lực khi di chuyển trong nước.

Lực đẩy của động cơ được tính theo công thức F=mv. Trong đó m là khối lượng thông qua tuye/giây và v là vận tốc.

Lịch sử động cơ tên lửa[sửa | sửa mã nguồn]

Động cơ tên lửa xuất hiện từ rất lâu- từ những năm trước Công nguyên- mà tổ tiên của chúng vẫn còn tồn tại cho đến ngày hôm nay đó là những quả pháo thăng thiên được sử dụng ở các vùng khu vực châu Á.

Tên lửa đầu tiên được sử dụng ở châu Âu vào khoảng năm 1421 và đó là các tên lửa cháy. Cũng trong thời gian này ở Nga thuốc phóng đã được chế tạo với khối lượng lớn và chất lượng tốt. Cho đến năm 1680 ở Nga xuất hiện Trung tâm nghiên cứu tên lửa và đến năm 1717 tên lửa chiếu sáng được chế tạo.

Ngày nay ĐCTL được sử dụng rộng rãi trong kỹ thuật vũ trụ, trong quân sự và cả trong dân dụng. ĐCTL được dùng như là động cơ chính và động cơ phụ của các vệ tinh nhân tạo, của các loại tên lửa. Trong dân dụng chúng được dùng làm thiết bị tạo lực đẩy đưa các loại máy móc, thiết bị lên các tầng cao của khí quyển và ngoài khí quyển nhằm mục đích nghiên cứu khí tượng, địa lý, thông tin... Chúng ngày càng được sử dụng rộng rãi trong ngành hàng không là động cơ tăng tốc (tăng tốc độ bay, tăng độ cao bay...), đồng thời chúng còn được dùng trong pháo binh làm động cơ phụ làm tăng tốc độ chuyển động của đầu đạn nhằm mục đích nâng cao khả năng chiến đấu của pháo binh.

Phân loại động cơ tên lửa

Bình luận (0)
o0o nhật kiếm o0o
26 tháng 1 2019 lúc 20:06

1 . Nguyên Lí 

Tên lửa nước hoạt động khá giống tên lửa thật là đều dựa vào nguyên tắc phản lực,theo đó không khí được bơm vào trong khoang chứa nước (nước không đầy khoang) và được nén với áp suất cao.Do chênh lệch áp suất,nước và khí nén sẽ phụt ra sau đuôi tên lửa và đẩy tên lửa lên phía trước theo nguyên lý bảo toàn động lượng:MV=mv

 Với: M là trọng lượng tên lửa

         V là vận tốc tên lửa

         m là khối lượng nước và khí

         v là tốc độ của nước và khí

    Như vậy,nước được cho vào tên lửa nhằm tăng khối lượng và động lượng vật chất phun ra và sẽ làm tăng vận tốc của tên lửa. Tuy nhiên, nếu cho quá nhiều nước sẽ chiếm không gian trong tên lửa, làm giảm lượng khí có trong đó. Thực nghiệm cho thấy, lượng nước chiếm 1/3 thể tích chai làm tên lửa là tối ưu nhất. Sau đó tạo áp suất trong chai bởi một chất khí, thường là không khí nén từ bơm xe đạp

    Khí và nước được nén bên trong quả tên lửa điều này tạo nên một dạng thế năng vì là bị nén và khi lực nén đó được giải phóng ra bên ngoài đẩy nước ra khỏi từ đuôi tên lửa nước tạo thành lực đẩy và đẩy tên lửa lên cao. Đôi khi những người chơi nghiệp dư sử dụng các chất phụ thêm khác vào nước để nâng cao hiệu suất bay cao và đẹp của tên lửa nước. Ví dụ: muối có thể được thêm vào trong nước để làm tăng tỉ trọng của khối lượng phản ứng để tạo một sức đẩy mạnh hơn. Xà phòng đôi khi cũng được bỏ vào nước để khi bắn tạo một đường bọt đặc trưng kéo dài, và tăng thời gian cho lực đẩy tên lửa nước.

    Áp suất sau khi được giải phóng ra ngoài thì kéo theo lượng nước phun ra từ đuôi tên lửa nước với một tốc độ rất nhanh cho đến khi lượng nước hết và áp suất bên trong tên lửa nước bằng với áp suất khí quyển.

Ngoài ra, tên lửa nước bay cao hoăc bay thấp phụ thuộc vào các yêu tố cơ bản như lượng nước, áp suất, thời tiết... Các loại tên lửa nước khác nhau thì độ bay cao hoặc bay xa khác nhau. Thông thường loại tên lửa nước một tầng cơ bản khi bắn trong thời tiết lặng gió, có chứa 1/3 lượng nước, áp suất vào khoảng 70 psi thì có thể đạt độ cao trung bình là 40 mét, độ bay xa 50 mét với góc nghiêng 60 độ

2.Cách chế tạo tên lửa nước

     Tên lửa nước có thể được chế tạo bằng những vật liệu đơn giản dễ kiếm hàng ngày như vỏ nhựa chai nước ngọt, 1 miếng bìa cactong,1 chiếc vỏ bút,keo dán. Cách chế tạo tên lửa nước khá dễ dàng nhưng cũng cần sự khéo tay của người làm

      Các bước chế tạo

Lấy một chai nước ngọt. Bỏ nắp ra, nhưng đừng vứt nó đi. Bạn sẽ cần nó sau này.

Lấy phần vỏ của 1 chiếc bút bi(lưu ý càng to càng tốt)

 

Lấy phần vỏ bút và cắt làm đôi

Lấy nắp chai và phác thảo kích thước của đáy tròn vỏ bút.

Khoan vào chính giữa nắp chai với 1 lỗ tròn có tương đương đường kính của vỏ bút

Lấy bìa cac tong cắt ra từ 3-6 mảnh đuôi tên lửa

Cắt phần đầu của 1 quả bóng bầu dục hay 1 miếng nhựa được cuốn tròn như hình vẽ

Dùng băng dính,keo gắn các bộ phận như hình vẽ

Lấy ruột bút gắn với đầu bơm xe đạp

Gắn ruột bút vào cái lỗ được khoan trên nắp chai

Đổ nước (1/3 bình) vào tên lửa

Bơm khí vào tên lửa và phóng đi thôi! 
Bình luận (0)
cô gái cung bạch dương
26 tháng 1 2019 lúc 20:11

mình không biết

Bình luận (0)
Tuyet Nguyen Thi Xuan
Xem chi tiết
Nguyễn Thùy Linh
Xem chi tiết
Vũ Trọng Phú
14 tháng 12 2017 lúc 21:08

 GV: Lời dẫn: Xin được chào mừng quí vị đại biểu, các thầy cô giáo cùng tất cả các em học sinh thân yêu. Có thể nói tìm về với văn học dân gian là hướng về cội nguồn của dân tộc, về với lịch sử CON RỒNG CHÁU TIÊN: Lịch sử của 4000 năm dựng nước và giữ nước,

                  “ Lạc Long Quân và Âu Cơ

                   Đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng

                   Những ai đã khuất

                   Những ai bây giờ

                   Yêu nhau và sinh con đẻ cái

                   Gánh vác phần người đi trước để lại

                   Dặn dò con cháu chuyện mai sau

                   Hằng năm ăn đâu làm đâu

                   Cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ Tổ”

Là về với những phong tục tập quán tự ngàn đời “tóc mẹ thì bới sau đầu,cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn,cái kèo cái cột thành tên,hạt gạo phải một nắng hai sương xay giã giần sang,đất nước có từ ngày đó”

Về với những điệu ví câu hò thắm tình nghĩa duyên quê nơi gốc đa, giếng nước sân đình “ hôm qua tát nước đầu đình, bỏ quên chiếc áo trên cành hoa sen, em được thì cho anh xin, hay là em để làm tin trong nhà,áo anh sứt chỉ đường tà,vợ anh chưa có mẹ già chưa khâu,áo anh sứt chỉ đã lâu, mai mượn cô ấy về khâu cho cùng”

       Thực hiện kế hoạch tổ chức các hoạt động TNST trong nhà trường phổ thông, hôm nay, được sự cho phép của BGH nhà trường, tổ Văn Anh tổ chức hoạt động TNST cho học sinh khối 10 với chủ đề: Em yêu văn học dân gian

      Qua hoạt động TNST thầy cô hi vọng  các em hiểu rõ hơn về vị trí, vai trò và những giá trị to lớn của văn học dân gian trong mối quan hệ với nền văn học dân tộc,bồi đắp thêm tình yêu quê hương, đất nước,làng xóm, thôn bản, yêu cha mẹ, anh em, bạn bè, yêu tình yêu nhân loại.

       Đến với chương trình hoạt động ngoại khóa chủ đề “Em yêu vhdg” hôm nay tôi xin được trân trọng giới thiệu thành phần đại biểu:

     1.Thầy giáo: Đoàn Trung Nga- hiệu trưởng nhà trường

Cô giáo Thái Thị Bích Ngọc- hiệu phó chuyên môn nhà trườngThầy giáo Hoàng Mạnh Hùng- hiệu phó nhà trường cùng tất cả các thầy cô giáo trong tập thể sư phạm nhà trường đã có mặt để tham dự chương trình cùng với chúng ta

       Thành phần rất quan trọng của chương trình hôm nay đó chính là các đội chơi. Đội chơi thứ nhất là đội trữ tình dg…. Là sự kết hợp tài năng của các thành viên chi đoàn 10a1 và 10a6. Đội sân khấu dg…..là sự kết hợp của các thành viên chi đoàn 10a2 và 10a4. Đội tự sự dg….. là sự kết hợp của các thành viên chi đoàn 10a3 và 10a5. Xin một tràng pháo tay nhiệt liệt chào mừng sự có mặt của tất cả các đội chơi.

       Xin được trân trọng giới thiệu thành phần BGK. Cô giáo Thái Thị Bích Ngọc, đại diện cho BGH nhà trường, thầy giáo Trần Nam Phong- tổ trưởng cm tổ văn anh. Cô giáo Lê Thị Tuyết Nhung – giáo viên bộ môn Ngữ Văn.

      Xin một tràng pháo tay thật dòn dã chào đón sự có mặt quí vị đại biểu, các thầy cô giáo và tất cả các em

      Chương trình của chúng ta sẽ có ba phần chơi,phần thi chào hỏi, thi kiến thức và tài năng. Ngay bây giờ chúng ta sẽ đến với phần thi thứ nhất phần thi chào hỏi của các đội qua các tiết mục văn nghệ. Mỗi đội sẽ thực hiên một tiết mục văn nghệ và điểm cho phần thi này là 20. Đầu tiên xin mời tiết mục của đội trữ tình dg với bài hát  BÈO DẠT MÂY TRÔI…

               HS: Thực hiện.

      Các em vừa thưởng thức một giọng ca rất ngọt ngào đến từ đội thi trữ tình dân gian, giọng ca đưa chúng ta về với xứ Kinh Bắc- một vùng quê giàu truyền thống văn hóa dân gian qua những làn điệu dân ca quan họ, với những đình đền miếu mạo, nơi ghi dấu những chiến công oanh liệt của dân tộc,những bức họa đồng quê nhiều màu sắc ấn tượng.

       Tiếp theo xin mời phần thi của đội chơi SKDG với bài hát BỐNG BỐNG BANG BANG….

       HS: Thực hiện

    Có thể nói rằng lời gọi của cô Tấm đối với Bống- người bạn gần gũi trong những ngày Tấm chịu đựng cuộc sống đầy cay nghiệt của mẹ con Cám:

                            “ Bống Bống bang bang,

                              Lên ăn cơm vàng,

                              Cơm bạc nhà ta,

                            Chớ ăn cơm hẩm,

                            Cháo hoa nhà người”.

   Đã đi vào bài hát BỐNG BỐNG BANG BANG một cách thật vui nhộn, đã tạo nên được không khí sôi động một lần nữa cho thấy tinh thần lạc quan, yêu đời của nhân dân ta dù qua bao nhiêu thời đại khác nhau.

   Con cò là một hình ảnh rất quen thuộc trong ca dao qua những tiết học đầy hào hứng của các em khi tìm hiểu về thân phân người phụ nữ, một hình ảnh mang ý nghĩa tượng trưng sâu sắc. Hình ảnh ấy đã đi vào bài hát CON CÒ do sự thể hiện của đội chơi tự sự dân gian. 

                        HS: Thực hiện.

     Và tiết  mục CON CÒ của đội chơi tự sự dg sẽ là tiết mục kết thúc phần thi thứ nhất của chương trình ngày hôm nay

      GV: Và ngay sau đây chúng ta sẽ tiếp tục với phần chơi thứ 2 có tên gọi phần thi kiến thức. Thể lệ của phần chơi như sau, mỗi đội sẽ cử một đại diện lên bốc thăm gói câu hỏi của đội mình,mỗi gói câu hỏi gồm có 5 câu, trả lời đúng câu hỏi của đội các bạn sẽ được cộng 8 điểm, trả lời sai hoặc hết giờ mà các bạn chưa có câu trả lời các bạn sẽ phải nhường quyền trả lời cho đội nào có tín hiệu trả lời nhanh nhất, các đội còn lại trả lời đúng câu hỏi sẽ được cộng 4 điểm vào phần điểm của đội mình. Tương tự như vậy ở các đội chơi còn lại. Các bạn nắm rõ luật chơi chưa ạ, chúng ta sẽ bắt đầu nhé. Mời đại diện của các đội chơi lên bốc thăm gói câu hỏi của đội.

Đầu tiên xin mời đội chơi trữ tình dg…

GÓI CÂU HỎI SỐ 1

Câu 1: Văn học dân gian  được gọi là “Sách giáo khoa về cuộc sống” bởi vì:

Cung cấp nhiều tri thức về tự nhiên, xã hội.Phát huy truyền thống yêu nước, nhân đạo.Kho tàng tiếng Việt phong phúCả a, b, c đều đúng.

Câu 2. Dòng nào sau đây thể hiện chính xác nhất đặc điểm của nhân vật trong truyện truyền thuyết

Là những nhân vật anh hùng kết tinh sức mạnh, vẻ đẹp cộng đồng dân tộcLà những nhân vật lịch sử gắn với các sự kiện lịch sửLà những con người thấp cổ bé họng có số phận bất hạnh trong xã hộiLà những vị thần

Câu 3: Truyện An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy thuộc chủ đề nào?

Dựng nước và giữ nướcNguồn gốc dân tộcTình yêu lứa đôi thời dựng nướcGiải thích nguyên nhân mất nước Âu Lạc

Câu 4: Chi tiết nào trong Truyện An Dương Vương, Mị Châu- Trọng Thủy có tính chất kỳ ảo?

Áo lông ngỗngXây Loa ThànhNỏ thầnĐà cầu hôn

Câu 5: Trình bày ý nghĩa của hình ảnh  ngọc trai- giếng nước trong truyền thuyết An Dương Vương- Mị Châu – Trọng Thủy

             Ý nghĩa của hình ảnh ngọc trai- giếng nước:

         - Hóa giải nỗi oan cho Mị Châu

         - Thể hiện truyền thống ứng xử bao dung nhân hậu của nhân dân ta đối với hai nhân vật Mị Châu- Trọng Thủy

        - Tạo nên màu sắc thẩm mĩ cho truyện

Tiếp theo xin mời đội chơi đến từ đội SKDG…

GÓI CÂU HỎI SỐ 2

Câu 1: Văn học dân gian là

Những sáng tác cổ xưa, lưu truyền qua nhiều thế hệNhững sáng tác tập thể, truyền miệngNhững sáng tác hội hè, đình đámNhững sáng tác có tính tôn giáo, ma thuật

Câu 2:  Thể loại văn học dân gian nào mà nhân vật thường được hóa thân?

Thần thoạiTruyền thuyếtSử thiCổ tích

Câu 3: Truyện Tấm Cám phản ánh xung đột gì trong xã hội?

Mẹ ghẻ, con chồngGiàu- nghèoThiện- ácLợi ích cá nhân- quan hệ tập thể

Câu 4: Nét chung nhất giữa văn học dân gian và văn học viết là:

Sử dụng ngôn ngữ chọn lọc, trau chuốtThể hiện rõ phong cách của người viếtCó nhiều dị bản khác nhauSử dụng lời ăn, tiếng nói hàng ngày.

Câu 5: Sự hóa thân của nhân vật Tấm trong truyện cổ tích Tấm Cám có ý nghĩa gì?

Sự hóa thân của Tấm thể hiện ý nghĩa:

- Thể hiện sự chủ động tích cực của Tấm trong quá trình đấu tranh

- Thể hiện sức sống mãnh liệt bền bỉ đấu tranh giành hạnh phúc

- Thể hiện niềm tin, niềm lạc quan của người lao động xưa với quan niệm ở hiền gặp lành

Cuối cùng là phần chơi của đội tự sự dg…

GÓI CÂU HỎI SỐ 3

Câu 1: Thể loại văn học dân gian nào chủ yếu bộc lộ tình cảm?

Tục ngữNgụ ngônTruyền thuyếtCa dao

Câu 2: Tại sao ca dao thường ngắn gọn, hàm súc?

Vì ca dao thường sử dụng thể thơ lục bát của dân tộcVì ca dao thường sử dụng hình ảnh ẩn dụ, nhân hóa tượng trưngVì ca dao là tiếng nói tình cảm của nhân dânVì ca dao thể hiện bản sắc văn hóa dân tộc.

Câu 3: Tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài ca dao “Khăn thương nhớ ai” được bộc lộ trật tự các chi tiết nào sau đây?

Chiếc khăn-> Đôi mắt-> Ngọn đènĐôi mắt-> Ngọn đèn-> Chiếc khănChiếc khăn-> Ngọn đèn-> Đôi mắtNgọn đèn-> Đôi mắt-> Chiếc khăn

Câu 4: Từ “đàng” trong câu ca dao “Thân em như giếng giữa đàng” và từ “đường” trong câu ca dao “Đường vô xứ Nghệ quanh quanh” có quan hệ gì?

Đồng âm, khác nghĩaĐồng nghĩa, khác âmĐồng âm, đồng ghĩaKhác âm, khác nghĩa

Câu 5: Điểm giống và khác nhau trong những bài ca dao sau:

Chiều chiều ra đứng ngõ sau

Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều

Chiều chiều vịt lội bờ bàng

Thương người áo trắng vá quàng nửa vai

-  Giống: Cùng motip thời gian “chiều chiều”. Nhân vật trữ tình có cùng tâm trạng: buồn thương da diết, cô đơn trống vắng.

- Khác về nội dung trữ tình:

+ Bài 1: Tâm trạng người con gái lấy chồng xa, buồn, xót, cô đơn không biết chia sẻ cùng ai.

+ Bài 2: Một lời tỏ tình đượm buồn vừa chứa đựng sự xót thương, đồng cảm

     Phần chơi của đội tự sự dg đã kết thúc phần chơi thứ hai của chương trình ngày hôm nay. Và bây giờ sẽ là phần chơi dành cho tất cả các bạn. Các bạn đã sẵn sang chưa, chúng ta bắt đầu nhé. Câu hỏi thứ nhất dành cho khán giả có nội dung như sau……

……………………………………………………………………………………

      Rất vui và thú vị đúng không ạ, các bạn có muốn chơi nữa không,…xin được hẹn các bạn vào một dịp gần nhất có thể với những chủ đề rât mới mẻ để các bạn có dịp được trải nghiệm sáng tạo cùng văn học, tiếp thu, gìn giữ, và phát huy những giá trị tinh thần,những tinh hoa văn hóa của dân tộc đã được lưu giữ trong bộ môn văn học, một bộ môn rất có ý nghĩa trong đời sống của con người Việt Nam, nơi con người gửi gắm những tâm tư, tình cảm, những yêu ghét giận hờn, những tình yêu thương bao la vô bờ bến với quê hương, gia đình, bè bạn. Để từ đó chúng ta có thể trả lời được câu hỏi “Đừng hỏi tổ quốc đã làm gì cho ta mà hãy hỏi ta đã làm gì cho tổ quốc hôm nay”

       Tiếp theo chương trình là phần thi cuối cùng của cuộc chơi, phần thi tài năng. Thể lệ của phần thi như sau: mỗi đội sẽ tham gia một phần thi tài năng của mình, tổng điểm của phàn chơi là 40 điểm trong đó 10 điểm cho trang phục biểu diễn của các bạn,30 điểm còn lại là điểm đánh giá phần diễn xuất .

   Nào xin mời phần thi đầu tiên của đội trữ tình dg với phần thi tài năng có tên gọi: BẦN HÁT GHẸO

   HS: Thực hiện.

   Ca dao là cây đàn muôn điệu diễn tả đời sống tâm hồn, tư tưởng tình cảm của nhân dân lao động trong các mối quan hệ gia đình, quê hương, đất nước, tình yêu đôi lứa. Lời thơ trữ tình kết hợp với âm nhạc khi diễn xướng của ca dao đã từ lâu đi vào tâm hồn con người Việt Nam qua những lời ru ầu ơ của bà, của mẹ, nuôi dưỡng và bồi đắp tình yêu quê hương, đất nước, con người của chúng ta. Một lần nữa xin được cảm ơn phần thi đầu tiên của đội thi trữ tình dg.

     Tiếp theo chương trình mời phần thi của đội thi sân khấu dg vơi trích đoạn “Phạt vạ Thị Mầu”

      HS: Thực hiện.

      Rất cảm ơn sự trải nghiệm rất sáng tạo đến từ đội thi skdg. Một phần thi rất hài hước không chỉ đưa lại cho chúng ta những nụ cười sảng khoái mà còn gơi cho chúng ta nhớ về nhân vật thị kính với một vẻ đẹp rất thánh thiên và bao dung, nhân từ của người phụ nữ xưa trong vở kịch nổi tiếng “ Quan Âm Thị Kính”. Một tràng pháo tay thật dòn giã để cỗ vũ cho đội thi SKDG và chào đón phần thi của đội thi tiếp theo, phần thi của đội thi tự sự dg qua vở kịch: TẤM CÁM.

     HS: Thực hiện.

       Cổ tích là một thể loại tự sự dg có sự tham gia của các yếu tố thần kì tạo nên tính hấp dẫn, sinh động cho từng câu chuyện,đặc biệt ở thể loại truyện cổ tích thần kì TẤM CÁM. Một câu chuyện rất gần gũi và đã đi sâu vào tiềm thức của người dân Việt Nam. Bước ra từ trang sách, hình ảnh một cô Tấm dịu dàng, hiền hậu, chăm chỉ, siêng năng, cần cù chịu thương chiu khó. Hình ảnh một bà Hoàng hậu xinh đẹp,gần gũi và thân thiện. Từ hình ảnh ấy tác giả dg đã gửi gắm đến chúng ta một thông điệp rất ý nghĩa trong cuộc sống “ở hiền gặp lành”, con người luôn luôn tiềm ẩn một sức sống mãnh liệt, sức sống mãnh liệt ấy sẽ không khuất phục, đầu hàng cái ác, cái xấu, mà sẽ chiến đấu đến cùng để bảo vệ công lí trong xã hội.

    Cảm ơn phần thi của đội thi tự sự dg, và lúc này là phần làm việc rất căng thẳng của BGK. Nhìn gương mặt của bgk, phần thi ngang tài ngang sức của 3 đội chơi thật khó có thể đóan được đội nào dành giải nhất phải không các bạn. Nhưng có lẽ với tôi , với tất cả các bạn ở đây các bạn đã là những giải thưởng rất đặc biệt của chúng tôi bởi nhờ sự trải nghiệm đầy sáng tạo của các bạn mà chúng tôi đã có được buổi hoạt động đầy ý nghĩa này. Một lần nữa xin được cảm ơn  tất cả các đội chơi đến từ các chi đoàn khối 10 trường thpt Đức Thọ.

       Sau đây là phần công bố điểm của 3 đội chơi , xin mời đại diện bgk cô giáo Thái Thị Bích Ngọc lên công bố điểm của ba đội chơi.

 Như vậy là đội thi  dành giải nhất là đội …………

 Đội dành giải nhì là đội……………..

Đội dành giải 3 là đội….

Xin chúc mừng  cả 3 đội thi .

Sau đây là phần trao giải thưởng của chương trình. Kính mời đại diện bgk cô giáo Thái Thị Bích Ngọc, thầy giáo Hoàng Mạnh Hùng bước lên sân khấu trao giải thưởng cho cả ba đội chơi của chúng ta ngày hôm nay. Cảm ơn sự có mặt của quí vị đại biểu, các thầy cô giáo, cùng tất cả các em hs đã tham gia chương trình. Xin chào và hẹn gặp lại trong những chương trình sau. Chân thành cảm ơn.

Bình luận (0)
_san Moka
Xem chi tiết

Câu 5:

+ Cấu tạo : gồm 2 bộ phận chính là Stato và rô to :

- Stato gồm lõi thép và dây quấn

*Lõi thép được làm bằng lá thép kĩ thuật điện ghép lại thành hình trụ rỗng, mặt trong có các cực hoặc các rãnh để quấn dây điện từ

* Dây quấn làm bằng dây điện từ được đặt cách điện với lõi thép

- Rô to: gồm lõi thép và dây quấn

* Lõi thép làm bằng lá thép kĩ thuật điện ghép lại thành khối trụ, mặt ngoài có các rãnh

* Dây quấn rô to kiểu lồng sóc gồm các thanh dẫn đặt trong rãnh của lõi thép nối với nhau bằng vòng ngắn mạch

Nguyên lí làm việc: Khi đóng điện, sẽ có sẽ có dòng điện chạy trong dây quấn stato và dòng điện cảm ứng chạy trong dây quấn rô to , tác dụng từ của dòng điện làm cho rô to động cơ quay

Bình luận (0)

Câu 6:

*Nguyên lý:

Chúng ta cắm điện nguồn vào lúc này quạt vấn chưa chạy và bạn cần phải bật số bằng công tắc nhấn hoặc dùng điều khiển từ xa tùy vào từng loại quạt khác nhau.

Nếu bạn nhấn số 1 lúc này quạt sẽ quay số 1, nhấn số 2 quạt sẽ quay số 2, số 3 quạt sẽ quay số 3 ..Nhấn túp năng quạt sẽ quay sang phải và sang trái.

Thường động cơ điện sẽ có 3 số nên trong động cơ điện cũng được quấn làm 3 cuộn chạy gồm 3 dây và 1 dây tụ, 1 dây chung cấp nguồn trước cho máy.

Khi bật số công tắc sẽ thông và cho điện vào số tương ứng bạn bật và lúc này quạt sẽ quay với sức gió tương ứng với nhà sản xuất đã đặt ra.

Khi bạn nhấn túp năng lúc này điện 220v sẽ cấp cho động cơ quay bên trong làm cho quạt chuyển dộng quay sang trái và sang phải liên tục.

* Để nói về cấu tạo của một chiếc quạt thì chúng ta có thể nói đây là một thiết bị điện rất đơn giản và được cấu tạo như sau:

Phần vỏ nhựa bạn nhìn bằng mắt thường cũng thấyLồng cánh quạt để bảo vệ chúng ta không va vào cánh khi quạt chạyCánh quạtĐộng cơ quạtBọ điều khiển quạt bằng bo mạch hoặc bằng công tắcĐộng cơ quay sang phải sang trái(Túp năng) Công tắc cho động cơ quay sang phải, trái.Tụ điện ( tụ kích cho động cơ quạt)Dây điện nguồnĐiều khiển từ xa ( có loại có loại không)

 

Bình luận (0)

Câu 7:

Cấu tạo.

Máy biến áp một pha có cấu tạo gồm 2 bộ phận chính: Lõi thép và dây quấn.

a) Lõi thép: Được làm bằng các lá thép kĩ thuật điện ghép lại thành 1 khối. Lõi thép dùng để dẫn từ cho máy biến áp.

b) Dây quấn: Được làm bằng dây điện từ, được bọc cách điện và được quấn quanh lõi thép. Giữa các vòng dây được cách điện với nhau và cách điện với lõi thép.

*Nguyên lí làm việc

Máy biến áp 1 pha làm việc dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ của cuộn dây sơ cấp và cuộn dây thứ cấp.

Bình luận (0)
Lê Mxxx Vxx
Xem chi tiết
Phương Nora kute
Xem chi tiết
vuongthiphuong
Xem chi tiết
Minh Nhân
20 tháng 6 2021 lúc 9:57

hoạt động trải nghiệm sáng tạo (TNST) trong chương trình (CT) mới :
Chọn một:
a. Người học là chủ thể hoạt động học tập độc lập hoặc hợp tác.
b. Kiến thức được cài đặt trong những tình huống có dụng ý sư phạm.
c. thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của hoạt động tập thể, giáo dục ngoài giờ lên lớp trong CT hiện hành nhưng với mục tiêu cao hơn, nội dung, hình thức, phương pháp phong phú hơn.
d. Lựa chọn những nội dung đã quy định, gắn với các tình huống thực tiễn.

 
Bình luận (0)
Ħäńᾑïě🧡♏
20 tháng 6 2021 lúc 10:01

C nha

Bình luận (0)
Hoàng Minh Trọng
Xem chi tiết