Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Karry Phan
Xem chi tiết
ST
16 tháng 2 2017 lúc 18:40

Sửa lại bảng

x - 21-15-5
y + 3-55-11
x317-3
y-82-4-2

Vậy...

ST
16 tháng 2 2017 lúc 18:36

xy + 3x - 2y = 1

<=> x(y + 3) - 2y - 6 = 1 - 6

<=> x(y + 3) - 2(y + 3) = -5

<=> (x - 2)(y + 3) = -5

=> x - 2 và y + 3 thuộc Ư(-5) = {1;-1;5;-5}

Ta có bảng:

x - 21-15-5
y + 35-51-1
x317-3
y2-8-2-4

Vậy các cặp (x;y) là (3;2) ; (1;-8) ; (7;-2) ; (-3;-4)

Ngô Ngọc Huyền Anh
Xem chi tiết

Sông nước Cà mau và Vượt thác đều miêu tả cảnh thiên nhiên sông nước. Nếu như trong Sông nước Cà mau, Đoàn Giỏi đã đưa người đọc tham quan cảnh sắc phong phú, tươi đẹp của vùng cực nam Tổ quốc thì với Vượt thác, Võ Quảng lại dẫn chúng ta ngược dòng sông Thu Bồn thuộc miền Trung bộ đến thượng nguồn lấy gỗ. Bức tranh phong cảnh sông nước và đôi bờ miền Trung này cũng không kém phần kì thú.

Miêu tả cảnh thiên nhiên ở hai vùng đất khác nhau, nhưng đều giống nhau ở nơi sông nước. Không biết “vô tình” hay “hữu ý” mà hai nhà văn đều chọn vị trí quan sát, từ điểm nhìn trên con thuyền theo cuộc hành trình để tả cảnh và tả người. Có lẽ không còn vị trí nào “tối ưu” hơn nữa. Cũng nhờ vị trí này mà các nhà văn đã hoàn chỉnh được bức tranh phong cảnh thiên nhiên mang những nét đặc sắc riêng của mình.

Cảnh Sông nước Cà mau lần lượt hiện lên theo con thuyền xuôi trên sông. Nhà văn đã nhập vai người kể chuyện, xưng “tôi” là chú bé An trong Đất rừng phương Nam miêu tả cảnh quan một vùng rộng lớn theo một trình tự tự nhiên, hợp lí. Chính vì vậy những hình ảnh trong bài văn được hiện lên trong khuôn hình một cuốn phim, lúc lướt nhanh, lúc chậm lại, có đoạn đặc tả cận cảnh, có chỗ lùi xa bao quát toàn cảnh.

Bức tranh đến với người đọc bằng ấn tượng về một vùng không gian rộng lớn mênh mang với sông, ngòi, kênh, rạch bủa giăng chi chít như mạng nhện, và tất cả đều được bao trùm trong màu xanh của trời của nước và tiếng rì rào bất tận của rừng cây, của sóng và của gió Trên trời thì xanh... không ngớt vọng về trong hơi gió muối.... Màu xanh đã là màu chủ đạo của bức tranh rất ấn tượng. Và để cho cảnh thêm sống động, in dấu riêng về vùng cực nam Tố quốc hoang dã, phong phú này, tác giả đã đưa vào bài những đoạn thuyết minh, giải thích thật thú vị về địa danh, về cách đặt tên các dòng sông, dòng kênh: rạch Mái Giầm, kênh Bọ Mắt, kênh Ba khía... Tên gọi không phải bằng những danh từ hoa mĩ, mà cứ theo đặc điểm riêng biệt của nó mà gọi thành tên. Điều này đã đẹm đến cho người đọc nhiều hiểu biết mới lạ và nhiều hứng thú.

Bức tranh còn được rạng rỡ và sống động hơn bởi sự ồn ào đông vui tấp nập, muôn màu muôn vẻ của chợ Năm Căn. Chợ mang nét đẹp riêng: vừa trù phú vừa độc đáo. Biện pháp liệt kê sử dụng rất hiệu quả, 12 chữ “những” trong đoạn văn đã gây ấn tượng về sự trù phú. Độc đáo hơn là chợ họp cả ban đêm ngay trên sông nước với những nhà bè như những phố nổi và những con thuyển bán hàng len lỏi mọi nơi, có thế mua mọi thứ mà không cần bước ra khỏi thuyền. Rồi sự đa dạng về màu sắc, trang phục, tiếng nói của người bán hàng thuộc nhiều dân tộc: người Hoa, Miên, người Chà Châu Giang... Rồi đến các món ăn đặc biệt trên thuyền mang hương vị cổ truyền của dân tộc xen với hương vị nước ngoài. Thật đậm đà và thú vị.!

Thiên nhiên trong Vượt thác có thể coi như là một cucín phim quay chậm vởi sự đổi thay của nó qua từng vùng khi con thuyền đi qua. Bức tranh thiên nhiên được thể hiện trong Vượt thác có những đường nét, âm thanh có phần mạnh mẽ, khẩn trương hơn bức tranh thiên nhiên trong Sông nước Cà mau bởi đây là cuộc vượt sông Thu Bồn với nhiều thác dữ chứ không phải cuộc du ngoạn xuôi dòng đến với chợ Năm Căn.

Cảnh thiên nhiên sông nước đã thay đổi theo con mắt nhìn cửa tác giả qua ba chặng. Con thuyền đi đến đâu thì cảnh hiện ra đến đấy. Đoạn ở vùng đồng bằng thì êm đềm, hiền hoà thơ mộng, thuyền bè tấp nập. Quang cảnh hai bên bờ thật rộng rãi, trù phú với những bãi dâu bạt ngàn, sắp đến đoạn có nhiều ghềnh thác thì cảnh vật hai bên bờ sông cũng thay đổi: vườn tược càng um tùm, những chòm cổ thụ đứng trầm ngâm lặng lẽ nhìn xuống nước, rồi núi cao đột ngột hiện ra như chắn ngay trước mặt. ở đoạn sông có nhiều thác dữ, tác giả chỉ tả một hình ảnh về dòng nước: Nước từ trên cao phóng giữa hai vách đá dựng đứng chảy đứt đuôi rắn, nhưng sự hiểm trở và dữ dội của dòng sông vẫn hiện lên khá rõ qua việc miêu tả những động tác dũng mãnh của dượng Hương Thư và mọi người khi chống thuyền vượt thác, ở đoạn cuối dòng sông vẫn chảy quanh co giữa những núi cao, nhưng dường như đã bớt hiểm trở, và đột ngột mở ra một vùng ruộng đồng khá bằng phẳng như để chào đón con người sau cuộc vượt thác trở về với chiến thắng.

Nét đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả thiên nhiên đó lả sự thống nhất cao độ giữa tả và kể với hai biện pháp nghệ thuật - so sánh và nhân hoá. Nổi bật nhất, đặc sắc nhất là hình ảnh miêu tả về các chòm cổ thụ ở đoạn đầu và đoạn cuối của bài văn. Ở đoạn đầu, khi con thuyền đã qua đoạn sông êm ả, sắp đến khúc sông có nhiều ghềnh thác thì phong cảnh hai bên bờ cũng đổi khác: Những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước, vừa như báo trước một khúc sông dữ hiểm, vừa như mách bảo con người dồn nén sức mạnh chuẩn bị vượt thác. Còn ở đoạn cuối, hình ảnh những chòm cổ thụ lại hiện ra trên bờ khi con thuyền đã vượt qua nhiều thác dữ, thì lại mọc giữa những bụi lúp xúp nom xa như những cụ già vẫy tay hô đám con cháu tiến về phía trước. Hình ảnh so sánh ở đây vừa thích hợp với tương quan giữa những cây to với những bụi cây lúp xúp xung quanh lại vừa biểu hiện được tâm trạng hào hứng, phấn chấn và mạnh mẽ của con người vừa vượt qua được nhiều thác ghềnh nguy hiểm, tiếp tục đưa con thuyền tiến lên phía trước. Cùng là những chòm cây cố thụ, cùng là so sánh với con người nhưng ở mỗi cách ví đã biểu hiện thêm những tầng nghĩa mới, góp phần tô đậm cho bức tranh phong cảnh sông nước và đôi bờ miền Trung rất thú vị.

Văn chương hay thật! Càng học, càng đọc thì vốn hiếu biết về đất nước và con người càng phong phú. Chỉ có hai bài văn tả về cảnh sông nước đã có hai “bức tranh” thiên nhiên với vẻ đẹp đặc sắc riêng: một vùng miền Trung vừa thơ mộng vừa dữ dội, khác nhiều so với thiên nhiên vùng mũi Cà Mau rộng lớn, hùng vĩ đầy sức sống hoang dã. Và mỗi vùng đất, mỗi con sông trên lãnh thố nước ta đều là những bức tranh “tuyệt đẹp” đang vẫy gọi chúng ta.

Khách vãng lai đã xóa
Ngô Ngọc Huyền Anh
2 tháng 2 2020 lúc 14:42

Cảm ơn nha Quân_Nguyễn 

Khách vãng lai đã xóa
Karry Phan
Xem chi tiết
l҉o҉n҉g҉ d҉z҉
1 tháng 2 2017 lúc 7:35

Ta có : x + 12 chia hết cho x + 3

<=> (x + 3) + 9 chia hết cho x + 3

=> 9 chia hết cho x + 3

=> x + 3 thuộc Ư(9) = {1;3;9}

=> x = {0;6}

Karry Phan
1 tháng 2 2017 lúc 7:41

Thanks Trung nhìu nha.Vào trang mik rồi giúp mik giải vài bài nữa nha

Nguyễn Khang
4 tháng 2 2017 lúc 13:23

Theo đề bài ,ta có: x + 12 chia hết cho x + 3

< = > (x + 3 ) + 9 chia hết cho x + 3        

  = > 9 chia hết cho x + 3

  = > x + 3 thuộc Ư(9) = {1;3;9}

  = > x = { 0;6}

Hoàng Minh
Xem chi tiết
nguyen hoang phuc viet
4 tháng 3 2018 lúc 9:55

1.ta có:30/47=30.59/47.59=1770/2773;41/59=41.47/59/47=1927/2773

Vì 1770/2773 nhỏ hơn 1927/2773

suy ra 30/47 nhỏ hơn 41/59

2.ta có:24/49=24.45/49.45=1080/2205;23/45=23.49/45.49=1035/2205

vì 1080/2205 lớn hơn 1035/2205

suy ra 24/49 lớn hơn 23/45

Hoàng Tử xứ Neverland
4 tháng 3 2018 lúc 9:35

1:< 2:>

Công Chúa Lấp Lánh
4 tháng 3 2018 lúc 9:42

1.\(\frac{30}{47}\)<\(\frac{41}{59}\)vì nếu quy đồng ta sẽ được 30/47=\(\frac{1770}{2773}\);41/59=\(\frac{1927}{2773}\)

2.\(\frac{24}{49}\)<\(\frac{23}{45}\)vì nếu quy đồng ta được 24/49=\(\frac{1080}{2450}\);23/45=\(\frac{1127}{2450}\)

^-^ **** mik nha

Nguyễn Quỳnh Anh
Xem chi tiết
Võ Nguyễn Phương Ngân
Xem chi tiết
Đức Minh Nguyễn 2k7
30 tháng 11 2018 lúc 18:46

Cảm nghĩ về ông nội:

Thế mà đã hai năm kể từ ngày ông ra đi, nhanh thật. Thời gian không thể xóa đi kỉ niệm về ông, về tình yêu ông dành cho cháu, những ngày tháng tươi đẹp khi mà cháu chưa mất ông nhưng nó cũng đã xóa đi phần nào nỗi đau, nỗi nhớ và lòng xót xa của cháu. Ôn đã ra đi thật nhẹ nhàng và thanh thản, tưởng như chỉ là một giấc mơ, nhưng nào có phải và nỗi đau lại quặn thắt trong lòng.

Nhưng thôi, khi nhắc về ông, không nên nói đến những nỗi buồn, bởi nhắc đến ông là nhắc đến một tấm gương sáng ngời về nghị lực, ý chí vượt lên trên khó khăn và thêm vào đó là một tài năng và những phẩm chất tuyệt vời.

Cuộc đời ông luôn gặp nhiều khó khăn, bất trắc, nhiều trở ngại to lớn nhưng không gì có thể ngăn cản ông vượt lên. Lên bốn tuổi, cái tuổi mà con người ta mới bập bẹ nói, lững chững tập đi, ông đã không còn bố nữa. Vài năm sau,  mẹ ông cũng ra đi và nằm lại nơi nào ông cũng không biết. Người ta nói:

“Mồ côi cha ăn cơm với cá

Mồ côi má lót lá mà nằm”

Thế mà chỉ mười năm đầu đời, ông đã không còn cả cha lẫn mẹ. Đau khổ là thế, nhưng đến năm 20 tuổi ông vẫn là một trong những học sinh xuất sắc của thành phố Huế. Hoạt động cách mạng, bị giặc bắt, tra tấn dã man, hành hạ đánh đập tàn bạo để đến mấy chục năm sau ông vẫn chịu di chứng: đó là căn bệnh suyễn. Và chắc chắn rằng nếu ông có những trận đòn ác liệt ấy thì đến hôm nay, lúc cháu đang viết những dòng này, có thể ông vẫn ngồi bên và mỉm cười với cháu, một nụ cười chất phác, hiền hậu mà cháu đã mất… Giữ vững những phẩm chất của một Đảng viên Cách mạng, ông được ra tù, thế nhưng không được đền đáp mà ông còn bị nghi ngờ, bị coi là lí lịch không rõ ràng. Bất công đến như thế nhưng ông vẫn sống, sống cho đời, làm việc cho đất nước và đã khẳng định được mình, ông làm nghề nhà giáo, trở thành Hiệu trường của trường Đại học sư phạm Huế và những học trò của ông hiện nay không thiếu những người thành đạt, trở thành hiệu trưởng của trường này, thứ trường kia. Ông không chỉ là tình yêu, là người ông mà còn là niềm tự hào lớn lao của cháu, còn nhứ khi cháu mới bốn, năm tuổi gặp bạn bè cháu khoe rằng: “Tao không biết ba tao làm nghề gì, nhưng  ông tao là một nhà khoa học”. Đối với cháu lúc áy, ông là to lớn nhất, giỏi giang nhất, vì đại nhất, ông là “một nhà khoa học” cơ đấy. Rồi thì lớn lên, hiểu rõ về ông hơn, cháu lại càng tự hào hơn khi cháu học lớp bảy, lớp của cháu có sử dụng cuốn sách mà ông viết. Cháu vẫn không sao quên được niềm sung sướng khi chỉ tay vào cuốn sách và hỏi: “Chúng mày có biết cuốn sách này của ai viết không? Ông tao đấy, ông tao chính là người viết cuốn sách này”. Và nhìn những đứa bạn trố mắt, trầm trồ đọc ba chữ “Lê Đình Phi” cháu cảm thấy lòng mình lâng lâng. Ôi thật tự hào và hạnh phúc biết bao! Nay, ông không còn nữa, những niềm tự hào ấy vẫn sẽ theo cháu suốt cuộc đời.

Nhưng có tự hào bao nhiêu cháu vẫn ước gì mình được như xưa, được có ông bên cạnh, chỉ bảo ân cần. Nhớ sao những ngày xưa ấy, ông dắt tay cháu đi bộ trên đài Nam giao, chỉ cho cháu xem những ông Phật đứng, Phật nằm, kể cho cháu nghe những câu chuyện thật hấp dẫn. Hay chỉ cách đây vài năm, ông vẫn ngồi trên ghế nhựa, phe phẩy chiếc quạt, hỏi han, trò chuyện cùng cháu, cười với cháu và đố cháu những bài toán nho nhỏ. Ở nơi ông cháu luôn tìm thấy chốn yên bình nhất, thanh thản nhất. Ba mẹ có đôi khi giận dữ la mắng, đánh đập khi cháu hư. Những lúc ấy, cháu lại chạy đến với ông, lại ngồi cạnh ông, cười với ông, gần ông cháu lại thấy quên đi tất cả nỗi buồn.

Nhưng nay! Cháu đã mất ông rồi! Hụt hẫng làm sao, đau đớn làm sao! Cháu không còn chỗ dựa tinh thần vững chắc nhất. Lấy ai an ủi cháu và để cháu tâm sự? Buồn quá! Biết làm sao đây.

Ông ơi! Ở trên ấy ông có nghe những lời cháu không ông? Chắc chắn ông sẽ nghe được rằng cháu thật lòng yêu ông! Yêu ông nhiều lắm!

QuocDat
30 tháng 11 2018 lúc 19:15

Cảm nghĩ về bố

Trong đời sống tinh thần đa dạng và phong phú của con người thì tình cha con là tình cảm máu thịt thiêng liêng, sâu đậm nhất. Công lao to lớn của người cha được nhắc đến rất nhiều trong ca dao, dân ca: Công cha như núi Thái Sơn,.., Con có cha như nhà có nóc, Phụ tử tình thâm…

Người cha đóng vai trò trụ cột trong gia đình, là chỗ dựa đáng tin cậy cho vợ con. Mọi việc lớn như làm nhà, tậu ruộng, tậu trâu, dựng vợ gả chồng cho con cái… thường là do người cha quyết định. Trách nhiệm của người cha rất nặng nề. Con cái ngoan hay hư, chủ yếu là tùy thuộc vào sự bảo ban dạy dỗ của người cha. Bên cạnh người mẹ dịu dàng là người cha nghiêm khắc. Dẫu cách thức biểu hiện tình thương yêu có khác nhau nhưng bậc cha mẹ nào cũng mong muốn nuôi dạy con cái trưởng thành về mọi mặt, đúng như dân gian đã nói: Con hơn cha là nhà có phúc. Trong lúc mẹ hằng ngày chẳng quản vất vả nhọc nhằn, lo lắng cho các con từ bát cơm, tấm áo thì người cha, ngoài những thứ đó ra còn phải nghĩ đến việc dạy dỗ, truyền kinh nghiệm sống mà mình đã đánh đổi bằng mồ hôi nước mắt, để các con học được những bài học thiết thực khi bước vào đời. Thật hạnh phúc cho những đứa con được sống trong vòng tay yêu thương của cha mẹ!

Có biết bao người cha chấp nhận thiệt thòi về mình, dành tất cả thuận lợi cho con cái. Em đọc trên báo và xem truyền hình thấy những người cha lam lũ, quần quật làm những việc như: quét rác, đội than, đội trấu, đạp xích lô… không từ nan bất cứ chuyện gì, miễn là lương thiện đế kiếm tiền nuôi đàn con ăn học đến nơi đến chốn. Gần nhà em có một bác người Quảng Ngãi, tuổi hơn năm chục, làm nghề mài dao kéo. Ngày ngày, bác rong ruổi khắp nơi trên chiếc xe đạp cà tàng với vài hòn đá mài và thùng nước nhỏ. Bác vào thành phố đã hơn ba năm, kể từ khi anh con trai lớn thi đậu đại học Bách khoa. Mỗi lúc kể về những đứa con ngoan, bác cười rất mãn nguyện, đôi mắt ánh lên vẻ tự hào: – Nhà bác nghèo lắm! Được mấy đứa con, đứa nào cũng ham học và học giỏi. Năm nay, cô con gái thứ hai cũng đậu Đại học Sư phạm. Bác ráng làm kiếm ngày vài chục ngàn, cha con đùm túm nuôi nhau. Mình chẳng có chi cho các con thì cho chúng cái chữ, cái nghề !

Em thấy ở bác có những nét rất giống cha em, một người thợ cơ khí bình thường, quanh năm làm việc với máy móc, dầu mỡ. Đôi bàn tay cha chai sần, thô ráp, mạnh mẽ nhưng ấm áp lạ thường. Có thể nói rằng trong gia đình em, cha làm nhiều nhất và hưởng thụ ít nhất; Cha giống mẹ ở chỗ nhường nhịn hết cho đàn con những miếng ngon miếng lành, còn mình chỉ cơm dưa cơm mắm qua ngày.

Đức tính nổi bật của cha em là cần cù chịu khó, hết lòng vì vợ con. Tuy công việc thường xuyên bận bịu, cha vẫn cố dành thời gian quan tâm săn sóc đến việc học hành của các con. Cha em ít lời, chỉ nói những câu nào đáng nói như nhắc nhở, uốn nắn khuyết điểm hay động viên, khen ngợi khi các con làm được điều tốt, điều hay. Cha dạy chúng em lòng tự trọng và tính tự lập. Có lần cha bảo: – Đã là người thì phải có ý chí, không được ngại khó ngại khổ.

Càng khó càng phải làm bằng được. Em quý nhất cha em ở thái độ tôn trọng mọi người, tôn trọng vợ con. Có việc gì không vừa ý, cha bình tĩnh phân tích chứ không la lối, chửi bới. Bởi thế nên dù tính cha nghiêm khắc mà vẫn dễ gần, từ vợ con đến hàng xóm láng giềng đều nể phục. Cứ nghe những lời cha nói, nhìn những việc cha làm, em học được rất nhiều điều hay, điều tốt. Cha thường bảo con cái lấy bố mẹ làm gương nên cha rất giữ gìn ý tứ.

Chúng em yêu kính cha, cố gắng chăm học, chăm làm để cha mẹ vui lòng. Đó cũng là cách đáp đền chữ hiếu cụ thể và thiết thực nhất. Cảm ơn nhạc sĩ Phạm Trọng cầu đã nói giúp tuổi thơ chúng em những suy nghĩ tốt đẹp về cha mẹ: Cha sẽ là cánh chim, đưa con đi thật xa. Mẹ sẽ là cành hoa, cho con cài lên ngực. Cha mẹ là lá chắn, che chở suốt đời con… Ngày mai con khôn lớn, bay đi khắp mọi miền. Con đừng quên con nhé, ba mẹ là quê hương!

Sakura2k6
1 tháng 12 2018 lúc 23:45

Cảm nghĩ về mẹ:

Bài văn mẫu số 3: “Cảm nghĩ về người mẹ”

Khi còn nằm ở trong nôi, em thường nghe bà hát:

Gió mùa thu mẹ ru con ngủ

5 canh chày, thức đủ 5 canh.

Câu ca dao ấy cho đến tận hôm nay vẫn còn vang vọng nhắc cho em ko bao giờ quên công ơn of mẹ. Có lẽ cx giống với rất nhiều người, mẹ em là 1 người đáng quý, đáng yêu & cx rất tự hào. Em sinh ra ở nông thôn nhưng lớn lên mười thì cả gđ chuyển lên thành phố. Quãng thời gian đó cx là cả quãng đời vất vả nhọc nhằn của mẹ. Những ngày tháng bươn trải đã lm hằn lên ở đuôi mắt mẹ những vết rạng chân chim. Tuy thế khuôn mặt mẹ vẫn điềm nhiên & phúc hậu.

Mẹ em ko cao mà dáng người vừa phải. Đôi tay vất vả of mẹ hơn chục 5 qua đã dày công vun đắp cuộc sống cho cả gđ. Có lẽ đó là điều to lớn nhất, ý nghĩa nhất mà mẹ dành cho cuộc sống of bố con em. Mẹ có thời gian nhưng chẳng bao giờ em thấy mẹ cầu kì. Mẹ thích chiếc áo màu xanh nhạt & chiếc quần màu sẫm. Mẹ thường dạy bảo em: “con hãy nhớ, giản dị bao giờ cx rất cần cho cuộc sống”. Câu nói của mẹ & cả tấm gương of mẹ nữa thật ý nghĩa vô cùng khi càng ngày em càng hiểu sâu sắc hơn cuộc sống sa hoa ở nơi đô thị. Mười hai tuổi, em đã học đc ở trường bao điều bổ ích thế nhưng những bài học đầu tiên mà mẹ dạy sẽ trở thành những kỉ niệm ko thể nào phai.

Em còn nhớ khi em chín tuổi, có 1 vài lần em ko nghe lời mẹ, đội nắng đi chơi theo đám bạn suốt cả buổi trưa. Thế mà tối về lên cơn sốt vì cảm nặng. em cứ nằm thế & suốt mấy đêm liền mệ đã thức trắng để lo cho em. Mấy hôm sau khi mẹ đã khỏe, nhìn khuôn mặt mẹ hốc hác, xanh xao, em thấy ân hận lắm. em đã khóc & xin lỗi mẹ. thế nhưng mẹ đã hiểu, mẹ ko hề quở mắng. mẹ ôm em thật chặt vào lòng & dường như trái tim iu thương of mẹ đang nói lên hai tiếng thứ tha.

Mẹ của em hiền hòa & giàu iu thương như thế. Nhưng tình thương of mẹ chỉ dành cho những đứa con iu. Em còn nhớ 1 lần, lần ấy, gđ em mới chuyển ra Hà Nội, sáng ngày chủ nhật, vẫn giản dị trong bộ quần áo quê mùa, em dắt tay mẹ đến công viên. Rồi bất chợt mẹ nhìn thấy 1 cậu bé trạc tuổi em đang xách 1 chiếc hộp đánh giầy. mẹ nhìn cậu bé rồi nhìn em rồi xúc động đến rơi nước mắt. ko hiểu sao lúc ấy em tự nhiên nắm chặt bàn tay mẹ. em hiểu mẹ đang nghĩ về những ngày tháng gian nan vất cả cả gđ & chắc chắn mẹ đang buồn thương lắm cho cuộc đời cậu bé kia.

Em đã gặp bao cuộc đời lam lũ. & mỗi lần như thế em lại càng iu quý mẹ hơn. Sau này, dù có đi đâu, em cx nhớ về mẹ, nhớ về lòng nhân hậu & nhớ về những gì mà mẹ đã hy sinh để chăm bẵm hạnh phúc cho cuộc đời em.

& tình mẫu tử là tình cảm thiêng liêng nhất trên đời này. Tình cảm ấy đã nuôi dưỡng bao con người trưởng thành, dạy dỗ bao con người khôn lớn. Chính mẹ là người đã mang đến cho con thứ tình cảm ấy. Vì vậy, con luôn iu thương mẹ, mong đc lớn nhanh để phụng dưỡng mẹ. & con muốn nói với mẹ rằng:

“Con dù lớn vẫn là con của mẹ. Đi suốt đời lòng mẹ vẫn theo con”.

OoO Hoàng Tử Lạnh Lùng O...
Xem chi tiết
Sad Memories
7 tháng 3 2017 lúc 21:52

\(P=\frac{3}{4}\cdot\frac{8}{9}\cdot\frac{15}{16}\cdot\cdot\cdot\frac{99}{100}\)

\(P=\frac{1\cdot3}{2\cdot2}\cdot\frac{2\cdot4}{3\cdot3}\cdot\frac{3\cdot5}{4\cdot4}\cdot\cdot\cdot\frac{9\cdot11}{10\cdot10}\)

\(P=\frac{1\cdot3\cdot2\cdot4\cdot3\cdot5\cdot\cdot\cdot9\cdot11}{2\cdot2\cdot3\cdot3\cdot4\cdot4\cdot\cdot\cdot10\cdot10}\)

\(P=\frac{\left(1\cdot2\cdot3\cdot\cdot\cdot9\right)\cdot\left(3\cdot4\cdot5\cdot\cdot\cdot11\right)}{\left(2\cdot3\cdot4\cdot\cdot\cdot10\right)\cdot\left(2\cdot3\cdot4\cdot\cdot\cdot10\right)}\)

\(P=\frac{1\cdot11}{10\cdot2}=\frac{11}{20}\)

Lam Sương
Xem chi tiết
tran dieu linh
Xem chi tiết
ST
3 tháng 12 2017 lúc 20:02

Bài 1:

a,\(0,75+\frac{9}{17}-1\frac{4}{5}-\frac{26}{17}-2\frac{4}{5}\)

\(=\frac{3}{4}+\left(\frac{9}{17}-\frac{26}{17}\right)-\left(1\frac{4}{5}+2\frac{4}{5}\right)\)

\(=\frac{3}{4}-1-\frac{23}{5}\)

\(=\frac{15}{20}-\frac{20}{20}-\frac{92}{20}=\frac{-97}{20}\)

Bài 2:

a, \(\left(2x+\frac{3}{4}\right)-\frac{10}{3}=\frac{-13}{3}\)

\(2x+\frac{3}{4}=\frac{-13}{3}+\frac{10}{3}\)

\(2x+\frac{3}{4}=-1\)

\(2x=-1-\frac{3}{4}\)

\(2x=\frac{-7}{4}\)

x = -7/8

b, 3,2x - 2,7x + 8,5 = 6

x(3,2 - 2,7) = -2,5

0,5x = -2,5

x = -5