Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
๛ɱαø ċʉէεツ
Xem chi tiết
33. Nguyễn Minh Ngọc
17 tháng 10 2020 lúc 18:21

Viết ra thì dài lắm nên mik chỉ đưa ra các câu triển khai thôi nhé

ĐOẠN VĂN TPH:

MB : Câu chủ đề : Chăm chỉ học tập sẽ giúp cho tương lai của bạn trở nên tốt đẹp hơn.

TB : Câu triển khai 1

       - Học tập là gì? (giải thích nghĩa)

       - Vì sao chúng ta phải học tập? (nêu những lý do cụ thể)

       Câu TK 2

       - Nêu ra 2 nhân vật tiêu biểu để làm rõ câu TK1: 

         + VD : Bác Hồ (học được nhiều thứ tiếng)

        Câu TK 3

       - Nếu không có sự quyết tâm trong con đường học tập thì sẽ gây ra những hậu quả gì?

       - Nêu 1 ví dụ về việc học sinh học trong lớp không tập trung học tập.

        Câu TK 4

       - Học tập sẽ giúp cho chúng ta đạt được những gì bây giờ và sau này? (lợi ích)

KB : Câu chủ đề 2: Khẳng định việc học tập rất quan trọng và chăm chỉ học tập sẽ giúp chúng ta gặt hái được những thành quả tốt đẹp sau này.

*Với đv diễn dịch thì bạn chỉ cần viết câu chủ đề ở đầu đv, không cần vt thêm câu cđ ở cuối đoạn

*Còn đv quy nạp thì câu cuối bạn sẽ phải ghi câu cđ1 ở cuối đoạn còn phần MB sẽ không được ghi câu cđ

Khách vãng lai đã xóa
Ngọc Diệp Đóm 2K9
18 tháng 10 2020 lúc 19:51

EM BOTAY.CẰM

Khách vãng lai đã xóa
Tomato TV
16 tháng 4 2021 lúc 12:47

Có thể nói hình ảnh thiên nhiên luôn chiếm một vị trí danh dự trong thơ Bác. Thiên nhiên trong thơ Bác lúc nào cũng bình dị, tươi mới. Ở hầu hết các bài thơ đều thắm đậm sắc màu của lá, hoa cây cỏ, núi, sông,… Bởi đối với Người được sống hòa hợp với thiên nhiên là một niềm vui lớn. Trong bất cứ hoàn cảnh nào, Người luôn dành cho thiên nhiên một tình yêu đằm thắm, tha thiết. Qua đó thể hiện phong thái ung dung, tự tại của Người.Người luôn có ý thức trân trọng thiên nhiên và xem thiên nhiên như một người bạn. Đôi khi là người tri kỉ, sẻ chia tâm tình. Dù là khi còn tự do hay lúc bị giam cầm, thiên nhiên lúc nào cũng gần gũi thân tình, hữu ái. Bài thơ “Ngắm trăng” bộc lộ rõ ràng tình cảm ấy.Mặc dù ở trong ngục tù, Người vẫn dành cho thiên nhiên một sự ưu ái lớn lao. Vầng trăng sáng trên cao là hình ảnh thiên nhiên tràn đầy sức sống, đang gọi mời, tâm tình tỏ bày với người bạn xưa. Trăng cũng có hồn, cũng biết ngắm nhìn và cảm thông. Còn người vượt lên trên nghịch cảnh, vươn tới ánh sáng. Ngục tối có thể giam hãm thân thể Người nhưng không thể nào giam hãm tinh thần Người.Qua đó, có thể thấy, dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, lúc còn tự do hay khi bị giam hãm, người vẫn yêu mến thiên nhiên tha thiết với một tinh thần lạc quan, yêu đời đắm say. Không có gì có thể cản trở Người tìm đến và đắm mình trong thiên nhiên hiền hòa.

Huyền Diệu
Xem chi tiết
Xuân Trà
Xem chi tiết
halinhvy
2 tháng 3 2019 lúc 18:44

1,Trong bài "Chiếu dời đô", Lý Công Uẩn với khát vọng dời đô, mong muốn đất nước phát triển trong thời bình không còn giặc giã qua đó thể hiện ý chí độc lập tự cường và sự phát triển lớn mạnh của dân tộc Đại Việt ta. Để có thể thuyết phục khát vọng dời đô của mình, đầu tiên tác giả nêu lên dẫn chứng về các làn dời đô thời Tam đại của Trung Quốc, rồi qua đó phê phán hai triều Đinh, Lê khinh thường mệnh trời, theo ý riêng mình mà cứ đóng đô ở Hoa Lư. Sau đó, tác giả còn đưa ra những tác hại của việc ko chịu dời đô của hai nhà Đinh, Lê và tỏ lòng đau xót : "Trẫm rất đau xót về việc đó, không thể không dời đổi". Tiếp theo, nhà vua đưa ra những thuận lợi của Đại La : "Ở vào nơi trung tâm trời đất ; được cái thế rồng cuộn hổ ngồi. Đã đúng ngôi nam bắc đông tây ; lại tiện hướng nhìn sông dựa núi. Địa thế rồng mà bằng ; đất cao mà thoáng". Thậm chí ông còn tỏ vẻ quan tâm đến người dân : "Dân chúng khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt ; muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi". Kết thúc bài văn bằng một câu hỏi thân tình "Các khanh nghĩ thế nào?", nhà vua đã khiến bài chiếu này trở thành một văn bản bàn luận, hỏi ý kiến của quần thần chứ không còn là một mệnh lệnh nữa, điều đó phần nào đã xích nhà vua lại gần quần thần, khiến cho văn bản lại càng tăng tính thuyết phục hơn. Và quả nhiên, việc dời đô đã là một việc làm đúng đắn, không chỉ là trong lịch sử, mà sau này, Thăng Long Hà Nội vẫn còn là thủ đô của Việt Nam.

2,

Lý Công Uẩn lên ngôi trong hoàn cảnh là Lê Hoàn có nhiều con và ông đã trao ngôi cho con cả nhưng ít lâu sau con cả chết, sau đó ông ko truyền ngôi cho ai nữa và chết luôn. Các người con của ôn tranh giành quyền lực, ngai vàng. Một người con thắng, lên ngôi vua được 3 ngày rồi bị Lê Long Đĩnh sát hại. Lê Long Đĩnh lên ngôi vua. Vua suốt ngày chỉ ăn chơi sa đọa, hoang dâm vô độ rồi bị bệnh chết ( do quá dâm ). Triều thần chán ghét Tiền Lê nên cho Lý Công Uẩn - là người cực có tài lên làm vua

Lý Công Uẩn quyết định rời đô từ Hoa Lư ra Đại La vì Hoa lư có địa hình hiểm trở, xung quanh toàn núi non, rừng cây um tùm, chỉ thích hợp cho việc phòng ngự. Còn Đại La được thế rồng cuộn hổ ngồi, thế đất sáng sủa, phía trước có núi, phía sau có sông rất tiện lợi. Nhân dân không bị khổ vì thiên tai mà lại còn di chuyển dễ, là nơi thích hợp để phát triển kinh tế, khắp nơi màu mỡ là nơi thích hợp để ngự trị suốt đời

Nguyen
2 tháng 3 2019 lúc 20:26
1)Chiếu dời đô thể hiện được những ý tứ sâu sắc, tầm nhìn thời đại của vua Lý Công Uẩn khi oing chọn Đại La làm kibh đô mới để mưu nghiệp lớn, tính kế phồn vinh, trường kì cho muôn đời sau. Mục đích dời đô của Lý Thái Tổ không chỉ vì quyền lợi cuta dòng họ ming, mà cao hơn nữa là quyền lợi của quốc gia, dân tộc, nhân dân. Chiếu dời đô phản ánh ý chí độc lập tự cường của dân tộc và sự phát triển lớn mạnh của quốc gia Đại Việt. Qua đó, chúng ta có thể thấy được khát vọng mãnh liệt của tổ tiên về một nước Đại Việt độc lập, thống nhất, hùng cường và tư thế hiên ngang của một quốc gia tự chủ đang trên đà phát triển lớn mạnh. Dời đô từ vùng núi Hoa Lư chật hẹp ra vùng đồng bằng rộng rãi, điều đó chứng tỏ triều đình nhà Lí đã đủ khả năng chấm dứt nạn phong kiến cát cứ trong nước và đủ sức chống cự với quân xâm lược phương Bắc. Việc Lí Thái Tổ định đô ở Thăng Long là thực hiện nguyện vọng của nhân dân thu giang sơn về một mối, để có điều kiện xây dựng đất nước ngày càng lớn mạnh. Sự đúng đắn của quyết định dời đô đã được lịch sử chứng minh một cách hùng hồn. Thăng Long xưa – thủ đô Hà Nội ngày nay xứng đáng là trái tim của Tổ quốc, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của đất nước, đã vững vàng trước mọi thử thách ác liệt của nhiều cuộc chiến tranh chống giặc ngoại xâm. 2)Nhà Lý dời đô về Thăng Long vì :
- Địa thế của Thăng Long rất thuận lợi về giao thông và phát triển đất nước lâu dài (tham khảo Chiếu dời đô).
- Hoa Lư là vùng đất hẹp, nhiều núi đá, hạn chế sự phát triển lâu dài của đất nước.
- Việc dời đô từ Hoa Lư về Đại La (Thăng Long) thể hiện quyết định sáng suốt của vua Lý Công uẩn, tạo đà cho sự phát triển đất nước.
Anh Qua
2 tháng 3 2019 lúc 20:51

1.Hỏi đáp Ngữ văn

nguyen ngoc son
Xem chi tiết
Hồ Thanh Dương
Xem chi tiết
smysmy
Xem chi tiết
Xuân Trà
Xem chi tiết
Huy Nguyen
28 tháng 1 2021 lúc 14:26

,Trong bài "Chiếu dời đô", Lý Công Uẩn với khát vọng dời đô, mong muốn đất nước phát triển trong thời bình không còn giặc giã qua đó thể hiện ý chí độc lập tự cường và sự phát triển lớn mạnh của dân tộc Đại Việt ta. Để có thể thuyết phục khát vọng dời đô của mình, đầu tiên tác giả nêu lên dẫn chứng về các làn dời đô thời Tam đại của Trung Quốc, rồi qua đó phê phán hai triều Đinh, Lê khinh thường mệnh trời, theo ý riêng mình mà cứ đóng đô ở Hoa Lư. Sau đó, tác giả còn đưa ra những tác hại của việc ko chịu dời đô của hai nhà Đinh, Lê và tỏ lòng đau xót : "Trẫm rất đau xót về việc đó, không thể không dời đổi". Tiếp theo, nhà vua đưa ra những thuận lợi của Đại La : "Ở vào nơi trung tâm trời đất ; được cái thế rồng cuộn hổ ngồi. Đã đúng ngôi nam bắc đông tây ; lại tiện hướng nhìn sông dựa núi. Địa thế rồng mà bằng ; đất cao mà thoáng". Thậm chí ông còn tỏ vẻ quan tâm đến người dân : "Dân chúng khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt ; muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi". Kết thúc bài văn bằng một câu hỏi thân tình "Các khanh nghĩ thế nào?", nhà vua đã khiến bài chiếu này trở thành một văn bản bàn luận, hỏi ý kiến của quần thần chứ không còn là một mệnh lệnh nữa, điều đó phần nào đã xích nhà vua lại gần quần thần, khiến cho văn bản lại càng tăng tính thuyết phục hơn. Và quả nhiên, việc dời đô đã là một việc làm đúng đắn, không chỉ là trong lịch sử, mà sau này, Thăng Long Hà Nội vẫn còn là thủ đô của Việt Nam.

2,

Lý Công Uẩn lên ngôi trong hoàn cảnh là Lê Hoàn có nhiều con và ông đã trao ngôi cho con cả nhưng ít lâu sau con cả chết, sau đó ông ko truyền ngôi cho ai nữa và chết luôn. Các người con của ôn tranh giành quyền lực, ngai vàng. Một người con thắng, lên ngôi vua được 3 ngày rồi bị Lê Long Đĩnh sát hại. Lê Long Đĩnh lên ngôi vua. Vua suốt ngày chỉ ăn chơi sa đọa, hoang dâm vô độ rồi bị bệnh chết ( do quá dâm ). Triều thần chán ghét Tiền Lê nên cho Lý Công Uẩn - là người cực có tài lên làm vua

Lý Công Uẩn quyết định rời đô từ Hoa Lư ra Đại La vì Hoa lư có địa hình hiểm trở, xung quanh toàn núi non, rừng cây um tùm, chỉ thích hợp cho việc phòng ngự. Còn Đại La được thế rồng cuộn hổ ngồi, thế đất sáng sủa, phía trước có núi, phía sau có sông rất tiện lợi. Nhân dân không bị khổ vì thiên tai mà lại còn di chuyển dễ, là nơi thích hợp để phát triển kinh tế, khắp nơi màu mỡ là nơi thích hợp để ngự trị suốt đời

chang
Xem chi tiết
anh nguyet
Xem chi tiết
nthv_.
17 tháng 9 2021 lúc 14:47

Tham khảo:

ĐOẠN VĂN DIỄN DỊCH:

Học tập là chìa khóa mở ra một tương lai tươi sáng. Thật vậy, em hoàn toàn đồng ý với quan điểm này. Trong cuộc sống, dù mỗi người có một cách học và phương pháp học khác nhau nhưng việc học đối với mỗi người là việc làm bắt buộc. Đối với mỗi người trẻ, chủ nhân của tương lai của đất nước thì việc học lại càng quan trọng và cần thiết, nhất là trong công cuộc hội nhập thế giới như ngày nay. Trong hành trang bước vào tương lai ấy, mỗi người đều cần học tri thức nền tảng, học kỹ năng mềm, học cách đối nhân xử thế. Chỉ khi mỗi người đều có đủ kiến thức nền tảng, kỹ năng và các mối quan hệ thì chúng ta mới có thể thích ứng với xu thế của xã hội để mà thành công. Nhờ có quá trình học tập chăm chỉ, lâu dài, ta mới có thể có đủ kiến thức, kỹ năng và yếu tố cần thiết để mà làm việc, để theo đuổi đam mê của mình và trở nên thành công sau này. Và bên cạnh việc học tập chăm chỉ, mỗi người đều cần sự bền bỉ, kiên trì, đam mê nhiệt huyết và thái độ nghiêm túc với chính việc học của mình. 

ĐOẠN VĂN QUY NẠP:

Trong cuộc sống, dù mỗi người có một cách học và phương pháp học khác nhau nhưng việc học đối với mỗi người là việc làm bắt buộc. Đối với mỗi người trẻ, chủ nhân của tương lai của đất nước thì việc học lại càng quan trọng và cần thiết, nhất là trong công cuộc hội nhập thế giới như ngày nay. Trong hành trang bước vào tương lai ấy, mỗi người đều cần học tri thức nền tảng, học kỹ năng mềm, học cách đối nhân xử thế. Chỉ khi mỗi người đều có đủ kiến thức nền tảng, kỹ năng và các mối quan hệ thì chúng ta mới có thể thích ứng với xu thế của xã hội để mà thành công. Nhờ có quá trình học tập chăm chỉ, lâu dài, ta mới có thể có đủ kiến thức, kỹ năng và yếu tố cần thiết để mà làm việc, để theo đuổi đam mê của mình và trở nên thành công sau này. Và bên cạnh việc học tập chăm chỉ, mỗi người đều cần sự bền bỉ, kiên trì, đam mê nhiệt huyết và thái độ nghiêm túc với chính việc học của mình. Tóm lại, việc học tập là hành trình bắt buộc để sau này thành công và có một tương lai tươi sáng.

nguyen ngoc son
Xem chi tiết