Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Hằng Lê
Xem chi tiết
Cao Cát Hoàng Minh
25 tháng 10 2021 lúc 15:39

trong cuộc sống của mỗi con người ai cũng cần có những bài thơ bài văn để đọc khi chúng ta rảnh rỗi. và tất cả những người vn đang có xu hướng đọc sách ,tất cả già trẻ gái trai ai cũng đọc.

và có một ý kiến mà tôi cảm thấy tâm đắc nhất là;tác phẩm văn học giúp cho tâm hồn con người trở nên phong phú và sâu sắc hơn.ý kiến đó là hoàn toàn đúng đắn. nếu người nào mà hay đọc sách thì sẽ có được một nền tảng văn thwo rất phong phú họ sẽ bồi dưỡng thêm những kiến thức còn thiếu về văn chương và làm cho nền văn chương của bản thân sẽ phong phú hơn rất nhiều

không những thế còn làm cho mỗi con người chúng ta tinh tế hơn trong cuộc sống ,trong cách nhìn nhận mọi việc xung quanh, và trong cả cách đối xử với mọi người. họ sẽ phong phú hơn trong cách thưởng thức văn chương

ý kiến về tác phẩm văn học đó là hoàn toàn đúng dắn . và ý kiến đó cũng là một lời khuyên mong muốn chúng ta sẽ dành thời gian đọc các tác phẩm văn chương nhiều hơn để tất cả những con người vn có được tâm hồn phog phú hơn và tinh tế hơn

Khách vãng lai đã xóa

Tham khảo nha:

Nói về chức năng của văn học dân gian, không thể không nhắc tới chức năng bồi đắp tâm hồn và nhân cách mỗi người. Trước hết ta cần hiểu văn học dân gian là gì? Đặc điểm của nó như thế nào? Văn học dân gian là những sáng tác văn học do nhân dân tạo nên và lưu truyền. Văn học dân gian cũng là những sáng tác nghệ thuật ngôn từ như văn học viết, nhưng lại có những đặc điểm riêng về lịch sử ra đời và phát triển. Về người sáng tác, về cách thức sáng tác và lưu truyền, về nội dung tư tưởng và thể loại nghệ thuật. Tiêu biểu như Sử thi Đăm Săn của dân tộc Ê đê đã nói về một vị anh hùng Đăm Săn có công to lớn đối với buôn làng trong việc loại trừ những kẻ ác. Ngài ra sử thi ấy còn đọng lại trong ta một tính cách, phẩm chất cao đẹp - lòng dũng cảm, kiên cường của Đăm Săn mà chúng ta cần học hỏi. Thật vậy, văn học dân gian với thiên mệnh cao cả của nó là vừa đem đến cho ta những câu chuyện bổ ích mà nó còn nâng đỡ tâm hồn, luyện cho ta những nhân cách cao đẹp. Hơn nữa, từ những câu chuyện ấy, ta có thể tự rút ra cho mình những bài học quý giá sau đó vận dụng vào cuộc sống. Thật vậy, nếu không có những tác phẩm văn học vô giá thì chúng ta sẽ chẳng bao giờ có được những kiến thức bổ ích, tâm hồn ta sẽ chẳng bao giờ rộng mở.

HT

Khách vãng lai đã xóa

trong cuộc sống của mỗi con người ai cũng cần có những bài thơ bài văn để đọc khi chúng ta rảnh rỗi. và tất cả những người vn đang có xu hướng đọc sách ,tất cả già trẻ gái trai ai cũng đọc.

và có một ý kiến mà tôi cảm thấy tâm đắc nhất là;tác phẩm văn học giúp cho tâm hồn con người trở nên phong phú và sâu sắc hơn.ý kiến đó là hoàn toàn đúng đắn. nếu người nào mà hay đọc sách thì sẽ có được một nền tảng văn thwo rất phong phú họ sẽ bồi dưỡng thêm những kiến thức còn thiếu về văn chương và làm cho nền văn chương của bản thân sẽ phong phú hơn rất nhiều

không những thế còn làm cho mỗi con người chúng ta tinh tế hơn trong cuộc sống ,trong cách nhìn nhận mọi việc xung quanh, và trong cả cách đối xử với mọi người. họ sẽ phong phú hơn trong cách thưởng thức văn chương

ý kiến về tác phẩm văn học đó là hoàn toàn đúng dắn . và ý kiến đó cũng là một lời khuyên mong muốn chúng ta sẽ dành thời gian đọc các tác phẩm văn chương nhiều hơn để tất cả những con người vn có được tâm hồn phog phú hơn và tinh tế hơn

Khách vãng lai đã xóa
Dragon Gaming
Xem chi tiết
Phạm Quang Long
Xem chi tiết
Phạm Quang Long
12 tháng 3 2019 lúc 19:42

anh chị suy nghĩ gì về câu nói "Học tập là hạt giống của kiến thức, kiến thức là hạt giống của hạnh phúc"


Đề này đâu khó. Kiếm sẵn nguyên 1 bài làm gì. Bạn động não đi ! Mình chỉ phân tích cho bạn dễ hiểu. Bài này bạn không nói nó thuộc dạng văn gì? Nghị luận xã hội hay văn học. Nếu xã hội thì nêu dẫn chứng các nhà khoa học, bác học thành công trên thế giới. Còn văn học thì trích những câu nói của Bác Hồ về việc học, kiếm thêm những danh ngôn thế giới nói về kiến thức con người.

Dàn ý nghị luận về câu ngạn ngữ "Học tập là hạt giống của kiến thức, kiến thức là hạt giống của hạnh phúc"

A. Mở bài: Giới thiệu vấn đề nghi luận:

Học tập là quá trình có vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống của con người bởi "Học tập là hạt giống của kiến thức, kiến thức là hạt giống của hạnh phúc" (Ngạn ngữ Gruzia).Trong quá trình học tập, mỗi học sinh phải ý thức được mục đích của quá trình học tập đó.

B. Thân bài

a. Giải thích khái niệm

* Giải thích thuật ngữ "hạt giống":Theo nghĩa đen, hạt giống là yếu tố dung để ươm mầm nên cây cối. Để cây cối tốt tươi hoa thơm trái ngọt thì phải có hạt giống tốt.

Tác giả vận dụng hình ảnh hết sức ấn tượng "học tập là hạt giống của kiến thức":Ý nói rằng để có được kiến thức, con người phải học tập. Học tập để thu nhận kiến thức làm nền tảng cơ bản dẫn tới sự thành công.

* Vì sao Học tập là hạt giống của kiến thức

Quá trình học tập mà trước hết học tập trong nhà trường sẽ giúp con người kiến thức cơ bản của cuộc sống trên nhiều lĩnh vực: tự nhiên, xã hội...Những kiến thức đó sẽ làm cơ sở nảy nở và tiếp thu được những kiến thức thuộc các lĩnh vực khác chuyên sâu và chuyên ngành hơn.DC: Hầu hết những người nổi tiếng đều phải trải quá quá trình học tập cần cù, chịu khó trên ghế nhà trường như Lê-nin, Bác Hồ, hay những tấm gương các nhà bác học vĩ đại Anh-xtanh, Lô-mô-nô-xốp...Học tập ở đây còn bao gồm quá trình tự học, tự học là hành trình của cả đời người. Mỗi chúng ta phải tự gieo những hạt giống kiến thức trong suốt quá trình của đời mình.Điều đó, lí giải tại sao nhiều văn hào, nhiều bác học không tốt nghiệp đại học hoặc thậm chí cả trung học mà vẫn đạt được nhiều thành tựu vĩ đại trên lĩnh vực khoa học.DC: Bill Gtes – ông vua máy tính của thế giới đã bỏ đại học năm thứ 3 để lập công ti máy tính riêng. Nhưng trong quá trình đó, ông đã miệt mài trong thư viện đọc sách và học tập. Sự luôn hoài nghi và mong ước khám phá đã giúp ông sáng tạo ra phần mềm lớn nhất hiện nay.

* Vì sao kiến thức là hạt giống của hạnh phúc:

Mỗi người có thể có những quan niệm khác nhau về hạnh phúc, nhưng hạnh phúc là đích đi tới của mỗi người trong cuộc sống.Có kiến thức, con người mới có thể hành động để tiến tới hạnh phúc, bởi tri thức là sức mạnh.Có kiến thức, con người mới hiểu biết để cảm nhận và trân trọng những thành quả của cuộc sống, tự mình tìm kiếm hạnh phúc.DC: là một nhà tư tưởng vĩ đại suốt đời phấn đấu cho lí tưởng, bằng sự hiểu biết của mình về hiện thực thế giới, C. Mác đã dạy con hiểu về Hạnh phúc trong thời đại bấy giờ: Hạnh phúc là đấu tranh.

= > Câu nói chỉ ra mối quan hệ nhân quả: quá trình - kết quả của con đường học tập. Bắt đầu từ học tập, con người sẽ thu nhận được nhiều thành quả trong đời sống.

b. Bàn luận mở rộng vấn đề, nêu ý nghĩa của câu danh ngôn:

Câu danh ngôn đã chỉ ra một hành trình đi đến hạnh phúc trong đó học tập là con đường, đích đến hạnh phúc cho mỗi học sinh chúng ta.Vấn đề là lựa chọn cách học phù hợp để có thể gieo giống tốt đẹp vào trong tâm hồn, chứ không phải cách học gạo, học chống đối, máy móc, đọc chép lấy điểm cao tức thời.Muốn thế, cách dạy trong nhà trường cũng phải phù hợp để làm sao không truyền thụ kiến thức cho học sinh không thụ động. Ngoài học tập để lấy kiến thức, giảo viên còn phải chú ý dạy kĩ năng sống thích hợp để học sinh có thể tìm thấy hạnh phúc trong đời sống của mình.

C. Kết bài

Khẳng định lại vai trò của học tập.Định hướng của học sinh trong học tập để thu nhận được kiến thức, đạt được thành công và hạnh phúc.

Nghị luận về câu ngạn ngữ “Học tập là hạt giống của kiến thức, kiến thức là hạt giống của hạnh phúc”

 

Bài làm

Học tập là mục tiêu suốt đời của mỗi người. Chúng ta hiện nay đang phấn đấu xây dựng một xã hội học tập, nhằm phát huy tối đa khả năng cũng như quyền được được học tập của mỗi người. Có một câu ngạn ngữ của người Gruzia "Học tập là hạt giống của kiến thức, kiến thức là hạt giống của hạnh phúc".

Thật vậy! Kiến thức không phải tự nhiên mà có. Đó là tích lũy hiểu biết của nhân loại, của cộng đồng, của nhiều thế hệ thông qua quá trình học tập mà thành. Học tập chính là quá trình tích lũy kiến thức! Câu ngạn ngữ trên đã có một ví von rất hay khi đưa ra hình ảnh "hạt giống" để nhấn mạnh tầm quan trọng của học tập. Hạt giống sẽ nảy nở phát triển thành cây. Quá trình học tập cũng như gieo hạt giống cho trí não và tâm hồn. Kiến thức nhiều cũng là kết quả tích lũy hạt giống để hứa hẹn một mùa bội thu. Kiến thức tốt, đầy đủ, phong phú sẽ gieo những hạt giống cho tương lai của mỗi con người. Tuy nhiên cần phải hiểu thấu đáo hơn câu ngạn ngữ này ở ý nghĩa bao quát của nó. Hạt giống chuẩn bị không tốt, cây sẽ phát triển èo uột, kiến thức nông cạn ít ỏi khiến chúng ta gặp vô vàn khó khăn, lúng túng và bế tắc trong công việc. Và một người học tập được điều hay lẽ phải thì cũng chính là tích lũy hạt giống tốt, còn kiến thức lệch lạc, sai lầm thì như hạt giống xấu làm hủy hoại tư duy và tâm hồn, sẽ không tránh khỏi gây tác hại cho đời sống. Cũng như vậy, chỉ trên nền tảng một kiến thức đầy đủ mới có tương lai hạnh phúc. Bởi vậy, trong đời sống, ta gặp không ít những tấm gương đổi đời nhờ kiến thức.

Tuy nhiên mối quan hệ học tập – kiến thức – hạnh phúc không chỉ được hiểu đơn giản một chiều mà cần phải thấy rõ mối quan hệ biện chứng nhân quả của nó. Ông bà ta cũng thường nói "gieo nhân nào, gặt quả ấy" như một cảnh tỉnh. Xét mối quan hệ trong ba yếu tố học tập – kiến thức – hạnh phúc cũng cần được nhìn nhận từ nhiều phía. Học tập đúng đắn, có phương pháp, có chọn lọc thì mới có kiến thức tốt, đa dạng, phong phú. Kiến thức tốt cần gắn với nhận thức đem kiến thức ấy phục vụ cho xã hội và cho bản thân, không chỉ là những kiến thức thu lượm được theo kiểu thực dụng ích kỷ, vì nếu hạnh phúc của ta lại đem bất hạnh cho người khác thì cũng là chứng tỏ ta đã tích lũy hạt giống xấu cho chính ta, gieo mầm bất hạnh cho kẻ khác.

Vì vậy, mỗi chúng ta phải xác định động cơ học tập đúng đắn, thu lượm kiến thức bổ ích, hướng tới hạnh phúc của cộng đồng hài hòa với hạnh phúc cá nhân. Có như vậy mới thật sự trở thành con người có ích cho xã hội.

Phạm Quang Long
12 tháng 3 2019 lúc 19:43

hay bạn ơi

Iris ( Vân )
Xem chi tiết
Lê Phương Mai
5 tháng 1 2022 lúc 16:40

Từ văn bản "Tôi đi học" em cảm thấy ciệc học tập có vai trò rất quan trọng đối với cuộc sống của mỗi người và sự phát triển của xã hội. Ý thức được điều đó nên đa số các bạn học sinh đều rất cần cù, chăm chỉ, chịu khó tìm tòi, học hỏi để nâng cao kiến thức của mình,để mai sau tìm kiếm được một công việc tốt nuôi sống chính bản thân mình và gia đình. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều bạn học sinh còn lơ là, chủ quan, lười biếng, xem thường việc học. Họ đến trường mà không ham thích, xem đó như một việc làm bắt buộc, ngồi trong lớp không tập trung nghe giảng mà uể oải nằm lên nằm xuống hay làm việc riêng,... Nếu tình trạng này kéo dài thì các bạn sẽ bị hổng kiến thức, kết quả học tập ngày càng kém, dần dần sinh ra chán nản, muốn bỏ học và sa vào các tệ nạn,... Trong tương lai, các bạn sẽ sống trong xã hội mà khoa học kĩ thuật không ngừng phát triển, với vốn kiến thức hạn hẹp của mình thì làm sao bạn có thể tìm được công việc tốt. Chính vì vậy, ngay từ lúc này, học sinh chúng ta cần phải phấn đấu học tập nghiêm túc, nghiêm khắc rèn luyện mình để mai sau thành công trong cuộc sống.

Nguyễn Thu Trang
5 tháng 1 2022 lúc 18:20

Trong đời sống xã hội, con người chịu ảnh hưởng bởi môi trường văn hóa mà trong đó họ sống và hoạt động. Mỗi dân tộc có một nền văn hóa riêng, nó là nhân tố quan trọng tạo nên sức mạnh và bản sắc của dân tộc đó. Tổ chức cũng vậy, nó cũng có một truyền thống mang đậm dấu ấn văn hóa mà ta tạm gọi là văn hóa tổ chức. Văn hóa tổ chức là một yếu tố rất quan trọng mà nhà quản lý cần xây dựng và duy trì nhằm tạo động lực đưa đơn vị phát triển nhanh và bền vững. Nhìn một cách tổng thể, văn hóa tổ chức bao gồm những giá trị và chuẩn mực chung được biểu hiện thành những nguyên tắc sống, những nguyên tắc ứng xử có tác dụng chỉ dẫn hành vi của cá nhân trong tổ chức đó. Đối với trường học, văn hóa tổ chức có thể được gọi là văn hóa học đường. Vậy văn hoá học đường là gì? Có thể hiểu đó là những quan niệm, chuẩn mực quy định cách xử sự giao tiếp giữa người học với nhau, giữa trò với thầy và ngược lại; là cách học và tiếp thu kiến thức. Văn hoá còn được thể hiện qua triết lí giáo dục của nhà trường, qua hành vi giao tiếp, cách ăn mặc, cách ứng xử với cảnh quan môi trường...
Văn hóa học đường là môi trường rất quan trọng để rèn luyện nhân cách và giáo dục thế hệ trẻ trở thành những con người sống có hoài bão, có lý tưởng tốt đẹp. Vấn đề xây dựng văn hóa học đường phải được coi là có tính sống còn đối với từng nhà trường, vì nếu học đường mà thiếu văn hóa thì không thể làm được chức năng chuyển tải những giá trị kiến thức và nhân văn cho thế hệ trẻ.
Có thể nói, hơn 25 năm đổi mới, đất nước đã đạt được những thành tựu to lớn trên mọi lĩnh vực. Đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt. Ngành giáo dục đã đạt được những thành tựu lớn lao cả về quy mô lẫn chất lượng. Những năm gần đây, đời sống văn hóa của học sinh có những biến đổi theo nhiều chiều hướng khác nhau. Nền kinh tế, văn hóa, khoa học phát triển tạo điều kiện cho học sinh được tiếp cận với nhiều kênh thông tin, nhiều mô hình học tập tiên tiến, do đó đạt nhiều thành tích trong học tập. Khi phải đối mặt với thực trạng học sinh có những hành vi vô lễ với thầy cô như xé bài kiểm tra bị điểm kém, nói tục, chửi bậy ngay trong lớp, học sinh gây gổ đánh nhau theo kiểu “xã hội đen”, thầy cô giáo đánh học sinh, học sinh “quây” đánh thầy cô giáo...nhiều ý kiến cực đoan đã quy kết trách nhiệm cho ngành giáo dục. Người ta cho rằng giáo dục của ta theo khuôn mẫu, khô cứng, giáo dục không gắn với thực tế, ngành giáo dục không tìm được “triết lý giáo dục”, giáo dục sai đường, muốn trẻ hư cứ đưa...tới trường.
Công bằng mà nói, giáo dục đạo đức trong nhà trường chưa đáp ứng được yêu cầu của tình hình mới. Tuy nhiên, phải thừa nhận rằng môi trường sư phạm không phải là “ốc đảo” trong xã hội ta, một xã hội có bộ phận không nhỏ bị thoái hóa, biến chất, sống theo lối sống thực dụng, vô cảm. Mặt trái của kinh tế thị trường đã và đang tấn công như vũ bão vào văn hóa truyền thống tốt đẹp của chúng ta. Bước ra khỏi cổng trường, học sinh phải đối mặt với rất nhiều tệ nạn xã hội như cảnh dòng người chen chúc hỗn độn trên đường lúc tan tầm, cảnh đánh chửi nhau như cơm bữa trên hè phố...Và cách đây chưa lâu trẻ em được tận mắt chứng kiến cảnh người lớn phá tan tành phố hoa xuân của Hà Nội.
Khi về nhà, không ít học sinh tận mắt chứng kiến cảnh bố mẹ cãi chửi, thậm chí đánh nhau, được nghe bố mẹ bàn về những mánh lới làm ăn, nghe bố mẹ than phiền những bức xúc ở cơ quan với hàng loạt chuyện ghen ăn, tức ở, chuyện hối lộ, chạy chức chạy quyền...Tất cả những yếu tố trên đã ảnh hưởng đến sự hình thành văn hóa học đường trong nhà trường hiện nay.
Văn hóa học đường được tạo dựng nên bởi nhiều yếu tố nhưng quan trọng nhất, quyết định nhất theo tôi là ba yếu tố. Đó là nhà trường, đội ngũ thầy cô giáo và vai trò của cha mẹ học sinh.

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
18 tháng 6 2018 lúc 13:53

a, Các nội dung lớn của văn học Việt Nam trong lịch sử: chủ nghĩa yêu nước, cảm hứng thế sự, chủ nghĩa nhân đạo

- Văn học viết Việt Nam được xây dựng trên nền tảng của văn học và văn hóa dân gian

    + Các tác phẩm như Quốc âm thi tập (Nguyễn Trãi), Truyện Kiều (Nguyễn Du), thơ Nôm (Hồ Xuân Hương) đều có nhiều yếu tố của tục ngữ, ca dao...

- Văn học viết Việt Nam chịu ảnh hưởng trực tiếp văn học, văn hóa Trung Hoa. Phần lớn sáng tác thời phong kiến đều được viết bằng chữ Hán, thể loại văn học Hán ( cáo, chiếu, biểu, hịch, phú, ngâm khúc...)

- Các tác phẩm chữ Nôm cũng chịu ảnh hưởng như: Nôm Đường luật của Hồ Xuân Hương, Bà huyện Thanh Quan, Truyện Kiều...

- Văn học viết Việt Nam chịu ảnh hưởng của văn học phương Tây, trực tiếp là văn học Pháp thời kì chuyển từ văn học cổ điển sang hiện đại.

    + Phong trào Thơ mới phá bỏ niêm luật, đưa thơ tự do và các thể thơ phương Tây vào văn học.

    + Các tác giả tiên phong, tiêu biểu: Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Công Hoan, Nam Cao, Ngô Tất Tố... đều được viết theo phong cách văn học phương Tây.

Thời kì văn học trung đại (từ TK X- XIX)

    + Ngôn từ: dùng chữ Hán, lối diễn đạt Hán ngữ, sử dụng hình ảnh ước lệ tượng trưng, lối văn biền ngẫu, điển tích, điển cố...

    + Thể loại: thơ Đường luật, tiểu thuyết, chương hồi, cáo, hịch...

- Thời kì hiện đại (từ TK XX – nay):

    + Về ngôn ngữ: xóa bỏ lối viết, lối dùng từ câu nệ chữ nghĩa, ít dẫn điển cố, điển tích, không lạm dụn từ Hán- Việt

    + Về thể loại: bỏ dần thơ Đường luật, thay bằng thể thơ tự do, các thể thơ cổ thể được thay thế bằng tiểu thuyết hiện đại, các thể truyện ngắn, kí, phóng sự, tùy bút...

Nguyễn Gia Hân
Xem chi tiết
Hoàng Lâm
Xem chi tiết

TL: 

Tham khảo nhé: 

Câu 1:

-Phương thức biểu đạt chính:Nghị luận

Câu 2:

-Trong đoạn trích trên,theo nghiên cứu của các giáo sư tâm lý học,việc đọc sách văn hóa có những tác dụng với con người:

+Có khả năng thấu hiểu

+Cảm thông chân thành

+Nhìn nhận sự việc đa chiều

+Trẻ nhỏ có cách ứng xử ôn hòa,thân thiện

+Được yêu mến

Câu 3:

-Nhận xét về văn hóa đọc sách của giới trẻ Việt Nam trong thời đại thông tin hiện nay:

+Trong thời đại 4.0 hiện này các bạn có rất nhiều phương tiện hiện đại phục vụ cho nhiều thứ.Trong đó cũng có những ứng dụng đọc sách.Tuy nhiên,đa số các bạn trẻ ở Việt Nam lại chẳng mấy hào hứng với những quyển sách thực sự có giá trị.Hoặc là không đọc hoặc là đọc những lại truyện chưa phù hợp với lứa tuổi của các bạn.May thay,cũng có những tấm gương đọc sách rất đáng khen,các bạn đã đọc,chọn lọc ra những câu nói hay đăng lên MXH để mời gọi mọi người cùng hưởng ứng việc đọc sách. 

@tuantuthan 

HT

Khách vãng lai đã xóa

Câu 1: Phương thức biểu đạt của văn bản trên là: Nghị luận

Câu 2:

-Trong đoạn trích trên,theo nghiên cứu của các giáo sư tâm lý học,việc đọc sách văn hóa có những tác dụng với con người:

+Có khả năng thấu hiểu

+Cảm thông chân thành

+Nhìn nhận sự việc đa chiều

+Trẻ nhỏ có cách ứng xử ôn hòa,thân thiện

+Được yêu mến

Câu 3:

-Nhận xét về văn hóa đọc sách của giới trẻ Việt Nam trong thời đại thông tin hiện nay:

+Trong thời đại 4.0 hiện này các bạn có rất nhiều phương tiện hiện đại phục vụ cho nhiều thứ.Trong đó cũng có những ứng dụng đọc sách.Tuy nhiên,đa số các bạn trẻ ở Việt Nam lại chẳng mấy hào hứng với những quyển sách thực sự có giá trị.Hoặc là không đọc hoặc là đọc những lại truyện chưa phù hợp với lứa tuổi của các bạn.May thay,cũng có những tấm gương đọc sách rất đáng khen,các bạn đã đọc,chọn lọc ra những câu nói hay đăng lên MXH để mời gọi mọi người cùng hưởng ứng việc đọc sách.

Câu 4:

     Có thể thấy nền văn học Việt Nam có một khối lượng tác phẩm văn học đồ sộ,trong số đó tác phẩm "Chiếc lược ngà"của nhà văn Nguyễn Quang Sáng để lại cho tôi nhiều xúc cảm nhất.Có lẽ bản thân là một người khá nội tâm nên khi đọc tác phẩm viết về tình phụ tử-một tình cảm ,thiêng liêng,cao cả nên tôi đã không kìm được lòng mình.Nhất là đoạn bé Thu nhận ông Sáu là cha của mình.Tình cảm cha con sâu sắc của cha con ông Sáu đã vượt qua bom đạn của chiến tranh để ngày càng thiêng liêng, ngời sáng và gắn bó chặt chẽ với tình yêu quê hương, đất nước.Nguyễn Quang Sáng như muốn nói rằng trong cuộc kháng chiến gian khổ chống ngoại xâm vừa qua của dân tộc ta, tình nghĩa con người Việt Nam, nhất là tình cha con, đồng đội, sự gắn bó thế hệ già với thế hệ trẻ, người chết và người sống… mãi mãi bất diệt. Như chiếc lược ngà ba tặng lại không bao giờ có thể mất, tình cha con của bé Thu cũng sẽ mãi mãi bất diệt!.

Khách vãng lai đã xóa
Online1000
19 tháng 4 2022 lúc 0:35

1. Nghị luận và khảo sát

2. Tác dụng là qua việc đọc sách SẼ TÌM RA NGAY  học sinh nào có ý thức. Khi chúng ta quan sát , ghi nhận học sinh đọc sách tức là những học sinh có ý thức về việc đang làm ( HỌC) khi có ý thức sẽ học tập có hiệu quả hơn. Chính là tâm lý quan sát!

3. Bùng nổ thông tin hiện nay. Theo ý mình chả có gì bùng nổ cả, tất cả các bài viết công nhận đều có nguồn trích dẫn : "kilde". Nếu kilde không công nhận thì chuyện gì? bài làm không có giá trị ! Chẳng hạn vào google search nhưng chỉ là tham thảo, nguồn chính vẫn là các trang web được kiểm duyệt ! Các giáo viên luôn đồng hành tiếp cận với công nghê phát triển!

q n
Xem chi tiết
TaBa Ngaodu
Xem chi tiết