Nêu thành phần hoá học trong tế bào
Thành phần hoá học của tế bào gồm:
A. Prôtêin, gluxit, lipit, axit nuclêic, muối khoáng như K, Ca, Na, Fe, Cu...
B. Prôtêin, gluxit, lipit, axit nuclêic và các vitamin
C. Prôtêin, gluxit, lipit, axit nuclêic và nước
D. Prôtêin, gluxit, lipit, axit nuclêic, chất vô cơ bao gồm nước và các loại muối khoáng như K, Ca, Na...
Đáp án D
Thành phần hoá học của tế bào gồm: prôtêin, gluxit, lipit, axit nuclêic, chất vô cơ bao gồm nước và các loại muối khoáng như K, Ca, Na...
Thành phần hoá học của tế bào bao gồm :
A. Chất vô cơ và chất hữu cơ
B. Chất vô cơ, gluxit
C. Chất hữu cơ, gluxit
D. Prôtêin, gluxit.
Đáp án A
Thành phần hoá học của tế bào gồm: chất vô cơ và chất hữu cơ.
Trong thành phần hoá học của tế bào, các hợp chất nào là cơ sở vật chất chủ yếu của sự sống ?
A. Gluxit
B. Lipit
C. Prôtêin và axit nuclêic
D. Nước và muối khoáng
Đáp án C
Prôtêin và axit nuclêic là cơ sờ vât chất chủ yếu của sự sống.
Khi phân tích thành phần hoá học của một bào quan, người ta thu được nhiều enzim như photphotidase – photphotase, Cytorom B, transferase … Hãy cho biết đây là bào quan nào? Nêu cấu tạo bào quan đó?
Tham Khảo:
Bào quan đó là ti thể Cấu tạo của ti thể: Bên ngoài có màng kép bao bọc, màng ngoài không gấp khúc, màng trong gấp khúc tạo nên các mào trên có nhiều enzim hô hấp. Bên trong ti thể có chứa ADN vòng và riboxom
nêu các thành phần chính của tế bào , thành phần nào quan trọng nhất của tế bào
tham khảo
Nhân tế bào - trung tâm tế bào: Nhân tế bào là bào quan tối quan trọng trong tế bào sinh vật nhân chuẩn. Nó chứa các nhiễm sắc thể của tế bào, là nơi diễn ra quá trình tự nhân đôi DNA và tổng hợp RNA. Nhân tế bào có dạng hình cầu và được bao bọc bởi một lớp màng kép gọi là màng nhân.
Thành phần chính của tế bào: nhân tế bào - trung tâm tế bào
Nhân tế bào quan trọng nhất vì ở đó là nơi diễn ra mọi hoạt động sống của tế bào.
1. Nêu các thành phần cấu tạo nên tế bào.
2. Nêu chức năng các thành phần của tế bào.
3. Nêu ý nghĩa sự sinh sản của tế bào.
4. Nêu khái niệm cơ thể sinh vật
5. Nêu khái niệm mô, cơ quan
6. Nêu mục đích của việc phân loại thế giới sống
7. Nêu khái niệm của vi khuẩn
8. Trình bày 5 giới sinh vật .Lấy các ví dụ cho mỗi giới
a. Hãy nêu các thành phần chính của cấu tạo tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực
b. Hãy nêu các chức năng của các thành phần đó
Hãy nêu các thành phần chính của tế bào thực vật chức năng của từng thành phần đó
mk cần gấp
phân biệt tế bào thực vật và tế bào động vật
* Tế bào thực vật:
- Có vách Xenlulo bao ngoài màng sinh chất
- Có lục lạp, tự dưỡng
- Chất dự trữ là tinh bột
- Không bào lớn ở trung tâm
- Tế bào trưởng thành có 1 không bào lớn ở giữa chứa đầy dịch
- Tế bào chất thướng áp sát vào thành lớp mỏng vào mép tế bào
- Lizôxôm thường không tồn tại
- Không có trung thể
- Nhân tế bào nằm gần màng tế bào
- Chỉ một số tế bào có khả năng phân chia
- Lông hoặc roi không có ở thực vật bậc cao
1. Nêu các thành phần cấu tạo tế bào? Phân biệt tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực. tế bào động vật và tế bào thực vật?
Tham khảo:
Mỗi tế bào được cấu tạo từ 5 chất cơ bản là nước, chất điện giải, protein, lipid và carbohydrate.
– Tế bào nhân sơ hay tế bào nhân thực đều có 3 thành phần cơ bản: màng sinh chất, tế bào chất và vùng nhân hoặc nhân.
– Đều có những đặc điểm chung của tế bào như sau:
+ Mỗi tế bào được xem một hệ thống mở, tự duy trì, đồng thời tự sản xuất: tế bào có thể thu nhận các chất dinh dưỡng, chuyển hóa các chất này sang năng lượng, tiến hành các chức năng chuyên biệt và tự sản sinh thế hệ tế bào mới nếu cần thiết. Mỗi tế bào thường có chứa một bản mật mã riêng để hướng dẫn các hoạt động trên.
+ Sinh sản thông qua quá trình phân bào.
+ Trao đổi chất tế bào bao gồm các quá trình thu nhận các vật liệu thô, chế biến thành các thành phần cần thiết cho tế bào và sản xuất các phân tử mang năng lượng và các sản phẩm phụ. Để thực hiện được các chức năng của mình thì tế bào cần phải hấp thu và sử dụng được nguồn năng lượng hóa học dự trữ trong những phân tử hữu cơ. Năng lượng này sẽ được giải phóng trong các con đường trao đổi chất.
+ Đáp ứng với các kích thích hoặc sự thay đổi của môi trường bên trong và bên ngoài như những thay đổi về nhiệt độ, pH hoặc nguồn dinh dưỡng và di chuyển các túi tiết.
2/ Khác nhau:Tế bào nhân sơ | Tế bào nhân thực |
Có ở tế bào vi khuẩn | Có ở tế bào động vật nguyên sinh, nấm, thực vật, động vật. |
Kích thước nhỏ = 1/10 tế bào nhân thực. | Kích thước lớn hơn. |
1. Tế bào được cấu tạo bởi 3 thành phần cơ bản là màng tế bào, nhân hoặc vùng nhân.
Đặc điểm | TBNS | TBNT |
Cấu tạo | Chưa có màng ngăn cách giữa chất nhân và tế bào chất | Đã có màng ngăn cách giữa chất nhân và tế bào chất. |
Kích thước | Kích thước nhỏ | Kích thước lớn hơn |
Bào quan | Có 1 bào quan duy nhất là ribosome | Có nhiều bào quan (lục lạp, ti thể, bộ máy golgi, lưới nội chất,...) |
Đặc điểm | TBĐV | TBTV |
Thành tế bào | Không có thành tế bào | Có thành tế bào |
Không bào | Chỉ một vài tb có không bào | Không bào ở TBTV có kích thước lớn |
nêu cấu tạo tế bào và chức năng các thành phần của tế bào ?
cấu tạo của tế bào:
- màng sinh chất
- chất tế bào:
+ ti thể
+ Ribôxôm, lưới nội chất, bộ máy Gôngi
+ trung thể
- nhân:
+ nhiễm sắc thể
+ nhân con
- chức năng chính của tế bào: thực hiện trao đổi chất, năng lượng, cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động của cơ thể.
Tham khảo
Cấu tạo của tế bào :
-Màng sinh chất
-Chất tế bào :
+Ti thể
+Ribôxôm, lưới nội chất ,bộ máy Gôngi
+Trung thể
-Nhân :
+Nhiễm sắc thể
+Nhân con
*Chức năng chính của tế bào :thực hiện trao đổi chất, năng lượng ,cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động sống của cơ thể.