Cho câu chủ đề ý thức học tập của học sinh hiện nay chưa được tốt, 8-10 câu, quy nạp
Cho câu chủ đề: “Học sinh chúng ta hãy nói không với thuốc lá.”
Hãy viết đoạn văn (khoảng 6 -> 8 câu) theo cách quy nạp với câu chủ đề trên.
Cho câu chủ đề sau :
'' Chăm chỉ - Đức tính tốt và rất cần thiết của người hi sinh ''
Hãy làm sáng tỏ câu chủ đề bằng một đoạn văn quy nạp từ 10-12 câu .
Cho câu chủ đề : chăm chỉ học tập sẽ giúp cho tương lai của bạn trở nên tốt đẹp hơn.
Từ câu chủ đề trên hãy triển khai : mọt đoạn văn diễn dịch,một đoạn văn quy nạp,một đoạn văn tổng phân hợp
GIÚP TUI KHẨN CẤP.HELP ME
Viết ra thì dài lắm nên mik chỉ đưa ra các câu triển khai thôi nhé
ĐOẠN VĂN TPH:
MB : Câu chủ đề : Chăm chỉ học tập sẽ giúp cho tương lai của bạn trở nên tốt đẹp hơn.
TB : Câu triển khai 1
- Học tập là gì? (giải thích nghĩa)
- Vì sao chúng ta phải học tập? (nêu những lý do cụ thể)
Câu TK 2
- Nêu ra 2 nhân vật tiêu biểu để làm rõ câu TK1:
+ VD : Bác Hồ (học được nhiều thứ tiếng)
Câu TK 3
- Nếu không có sự quyết tâm trong con đường học tập thì sẽ gây ra những hậu quả gì?
- Nêu 1 ví dụ về việc học sinh học trong lớp không tập trung học tập.
Câu TK 4
- Học tập sẽ giúp cho chúng ta đạt được những gì bây giờ và sau này? (lợi ích)
KB : Câu chủ đề 2: Khẳng định việc học tập rất quan trọng và chăm chỉ học tập sẽ giúp chúng ta gặt hái được những thành quả tốt đẹp sau này.
*Với đv diễn dịch thì bạn chỉ cần viết câu chủ đề ở đầu đv, không cần vt thêm câu cđ ở cuối đoạn
*Còn đv quy nạp thì câu cuối bạn sẽ phải ghi câu cđ1 ở cuối đoạn còn phần MB sẽ không được ghi câu cđ
EM BOTAY.CẰM
Có thể nói hình ảnh thiên nhiên luôn chiếm một vị trí danh dự trong thơ Bác. Thiên nhiên trong thơ Bác lúc nào cũng bình dị, tươi mới. Ở hầu hết các bài thơ đều thắm đậm sắc màu của lá, hoa cây cỏ, núi, sông,… Bởi đối với Người được sống hòa hợp với thiên nhiên là một niềm vui lớn. Trong bất cứ hoàn cảnh nào, Người luôn dành cho thiên nhiên một tình yêu đằm thắm, tha thiết. Qua đó thể hiện phong thái ung dung, tự tại của Người.Người luôn có ý thức trân trọng thiên nhiên và xem thiên nhiên như một người bạn. Đôi khi là người tri kỉ, sẻ chia tâm tình. Dù là khi còn tự do hay lúc bị giam cầm, thiên nhiên lúc nào cũng gần gũi thân tình, hữu ái. Bài thơ “Ngắm trăng” bộc lộ rõ ràng tình cảm ấy.Mặc dù ở trong ngục tù, Người vẫn dành cho thiên nhiên một sự ưu ái lớn lao. Vầng trăng sáng trên cao là hình ảnh thiên nhiên tràn đầy sức sống, đang gọi mời, tâm tình tỏ bày với người bạn xưa. Trăng cũng có hồn, cũng biết ngắm nhìn và cảm thông. Còn người vượt lên trên nghịch cảnh, vươn tới ánh sáng. Ngục tối có thể giam hãm thân thể Người nhưng không thể nào giam hãm tinh thần Người.Qua đó, có thể thấy, dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, lúc còn tự do hay khi bị giam hãm, người vẫn yêu mến thiên nhiên tha thiết với một tinh thần lạc quan, yêu đời đắm say. Không có gì có thể cản trở Người tìm đến và đắm mình trong thiên nhiên hiền hòa.
Cho câu chủ đề sau :
'' Chăm chỉ - Đức tính tốt và rất cần thiết của người hi sinh ''
Hãy làm sáng tỏ câu chủ đề bằng một đoạn văn quy nạp từ 10-12 câu .
. Cho câu chủ đề : “Cái chết dữ dội của lão Hạc có nhiều nguyên nhân và ý nghĩa sâu sắc”. Viết đoạn văn quy nạp (từ 8 đến 10 câu) có sử dụng câu chủ đề trên.
Viết đoạn văn quy nạp (từ 8 đến 10 câu) với chủ đề: Hãy nói không với bạo lực học đường
Một số ý chínnh:
- Bạo lực học đường là một vấn đề nghiêm trọng trong xã hội hiện nay. - - - Tác hại:
+ Nó gây ra những tác động tiêu cực đến sức khỏe tinh thần của các em học sinh, ảnh hưởng đến quá trình học tập và phát triển của các em.
+ Bạo lực học đường còn có thể dẫn đến những hậu quả nặng nề, như tự tử hoặc giết người.
=> Do đó, chúng ta cần phải nói không với bạo lực học đường.
- Biện pháp:
+ Chúng ta cần tạo ra một môi trường học tập an toàn và lành mạnh cho các em học sinh. Các giáo viên và nhân viên trường học cần được đào tạo để có thể phát hiện và ngăn chặn các hành vi bạo lực học đường.
+ Chúng ta cần tăng cường giáo dục về tình bạn, tôn trọng và sự đồng cảm. Các em học sinh cần được hướng dẫn để biết cách giải quyết xung đột một cách hòa bình và không bạo lực.
+ Khuyến khích các em học sinh tham gia vào các hoạt động xã hội và tình nguyện để rèn luyện kỹ năng giao tiếp và tạo ra mối quan hệ tốt với những người khác.
+ Tạo ra một cộng đồng xã hội không bạo lực. Chúng ta cần phải thay đổi suy nghĩ và hành động của mình để trở thành những người sống trong một môi trường không bạo lực.
+ Biết yêu thương, giúp đỡ những người khác và tôn trọng sự khác biệt của họ.
- Kết luận:
+ Bạo lực học đường là một vấn đề nghiêm trọng và chúng ta cần phải nói không với nó.
+ Hãy cùng nhau đóng góp để giảm bạo lực học đường và tạo ra một tương lai tốt đẹp hơn cho các em học sinh.
Thông tin 2: Qua khảo sát cho thấy ý thức thực hiện nội quy của học sinh còn chưa tốt như: nghỉ học, trốn tiết, lười học bài cũ, gian lận trong kiểm tra . Các bài giảng của giáo viên chưa được hấp dẫn để nhiều học sinh nói chuyện riêng trong giờ học. Còn học sinh vi phạm các điều cấm như: hút thuốc, uống rượu, bia, trộm cắp, đánh bài, đánh nhau, vi phạm luật giao thông. Đặc biệt là thinh thoảng nói năng hoặc hành vi nói tục, thiếu lễ độ với giáo viên và người lớn. Câu hỏi: Từ thông tin trên em có suy nghĩ gì về vấn đề đạo đức của học sinh hiện nay? Đạo đức có vai trò gì đối với cá nhân? Em hãy lập kế hoạch rèn luyện đạo đức của bản thân?
TK nha
Thông tin 2: Qua khảo sát cho thấy ý thức thực hiện nội quy của học sinh còn chưa tốt như: nghỉ học, trốn tiết, lười học bài cũ, gian lận trong kiểm tra . Các bài giảng của giáo viên chưa được hấp dẫn để nhiều học sinh nói chuyện riêng trong giờ học. Còn học sinh vi phạm các điều cấm như: hút thuốc, uống rượu, bia, trộm cắp, đánh bài, đánh nhau, vi phạm luật giao thông. Đặc biệt là thinh thoảng nói năng hoặc hành vi nói tục, thiếu lễ độ với giáo viên và người lớn.
Câu hỏi: Từ thông tin trên em có suy nghĩ gì về vấn đề đạo đức của học sinh hiện nay?
Hiện nay học sinh có đạo đức rất kém. Điều đó được thể hiện qua việc làm của học sinh ở trường. Chẳng hạn nhưu, khi học sinh gặp thầy cô, chúng không chào, chỉ nhìn và lờ qua, coi như là không thấy. Không chỉ vậy, học sinh trong các tiết học còn quậy phá lớp học bằng cách trêu trọc thầy cô, trêu trọc các bạn, không cho thầy cô giảng bài, không cho bạn khác học bài. Không những thế, chúng còn vẽ bậy lên trường, chửi bới trước mặt thầy cô không thương tiếc. Còn nữa, khi gặp thầy cô nước ngoài hay thầy cô khác đến thăm trường, chúng cũng không chào, không tỏ ra lễ phép, cố làm cho trường bị mất mặt, uy danh bị thấp đi bằng cách chửi bậy, không lễ phép,...Chúng biết rằng làm như thê là sai nhưng vẫn làm. Những đứa học sinh đó thật đáng bị khiển trách
Đạo đức có vai trò gì đối với cá nhân ?
Đối với cá nhân
- Đạo đức góp phần hoàn thiện nhân cách con ng
- giúp cá nhân có ý thức và năng lục sống thiện, sống có ích
- Giáo dục lòng nhân ái, vị tha
Em hãy lập kế hoạch rèn luyện đạo đức của bản thân ?
Kế hoạch rèn luyện đạo đức và kỉ luật cho bản thân:
+) Tuân thủ mọi kỉ luật của nhà trường, lớp học và xã hội đề ra. Như là đi học đúng giờ, không làm việc riêng, không quay cóp và chép tài liệu khi thi,...
+) Hăng hái sôi nổi chấp nhận mọi tổ chức tham gia lao động
+) Thời gian rảnh rỗi thì giúp ba mẹ một số việc đủ sức
+) Chăm ngoan lắng nghe và đặt mục đích để tương lai sau này xây dựng đất nước
+) Bỏ ra 15 phút để tìm hiểu "Kĩ năng sống" →→ mở rộng tầm mắt
+) Luôn giúp đỡ và quan tâm yêu thương con người, những người thương yêu
cho chủ đề "học tập là chìa khóa mở ra tương lai" hãy viết 1 đoạn văn theo cách diễn dịch ( 6-8 câu) sau đó biến đổi đoạn văn thành đoạn văn quy nạp
Tham khảo:
ĐOẠN VĂN DIỄN DỊCH:
Học tập là chìa khóa mở ra một tương lai tươi sáng. Thật vậy, em hoàn toàn đồng ý với quan điểm này. Trong cuộc sống, dù mỗi người có một cách học và phương pháp học khác nhau nhưng việc học đối với mỗi người là việc làm bắt buộc. Đối với mỗi người trẻ, chủ nhân của tương lai của đất nước thì việc học lại càng quan trọng và cần thiết, nhất là trong công cuộc hội nhập thế giới như ngày nay. Trong hành trang bước vào tương lai ấy, mỗi người đều cần học tri thức nền tảng, học kỹ năng mềm, học cách đối nhân xử thế. Chỉ khi mỗi người đều có đủ kiến thức nền tảng, kỹ năng và các mối quan hệ thì chúng ta mới có thể thích ứng với xu thế của xã hội để mà thành công. Nhờ có quá trình học tập chăm chỉ, lâu dài, ta mới có thể có đủ kiến thức, kỹ năng và yếu tố cần thiết để mà làm việc, để theo đuổi đam mê của mình và trở nên thành công sau này. Và bên cạnh việc học tập chăm chỉ, mỗi người đều cần sự bền bỉ, kiên trì, đam mê nhiệt huyết và thái độ nghiêm túc với chính việc học của mình.
ĐOẠN VĂN QUY NẠP:
Trong cuộc sống, dù mỗi người có một cách học và phương pháp học khác nhau nhưng việc học đối với mỗi người là việc làm bắt buộc. Đối với mỗi người trẻ, chủ nhân của tương lai của đất nước thì việc học lại càng quan trọng và cần thiết, nhất là trong công cuộc hội nhập thế giới như ngày nay. Trong hành trang bước vào tương lai ấy, mỗi người đều cần học tri thức nền tảng, học kỹ năng mềm, học cách đối nhân xử thế. Chỉ khi mỗi người đều có đủ kiến thức nền tảng, kỹ năng và các mối quan hệ thì chúng ta mới có thể thích ứng với xu thế của xã hội để mà thành công. Nhờ có quá trình học tập chăm chỉ, lâu dài, ta mới có thể có đủ kiến thức, kỹ năng và yếu tố cần thiết để mà làm việc, để theo đuổi đam mê của mình và trở nên thành công sau này. Và bên cạnh việc học tập chăm chỉ, mỗi người đều cần sự bền bỉ, kiên trì, đam mê nhiệt huyết và thái độ nghiêm túc với chính việc học của mình. Tóm lại, việc học tập là hành trình bắt buộc để sau này thành công và có một tương lai tươi sáng.
Viết 3 câu vă theo cách quy nạp câu chủ đề : "Ngôi trường là nơi em học tập và rèn luyện " 2 câu trước có từ học tập và rèn luyện MỌI NGƯỜI GIÚP EM VỚI Ạ. EM CẢM ỘNMI NGƯỜI NHIỀU Ạ
Câu 10. Hôm nay cô giáo trả bài kiểm tra, điểm của cả lớp rất kém, duy có bạn B được 6 điểm. Cô giáo tuyên dương và khen ngợi ý thức học tập của bạn B và đề nghị cả lớp phải học tập noi theo. Bạn P lẩm nhẩm: hôm cả lớp được 10, cái X được 8 thì cô chê và phê bình nó chểnh mảng, thằng B được 6 có giỏi gì mà phải học tập, cô thiên vị. Theo em, bạn P đã xem xét sự việc bằng
A. thế giới quan duy vật. B. thế giới quan duy tâm.
C. phương pháp luận biện chứng. D. phương pháp luận siêu hình.
Câu 11. Nhận định nào sau đây thể hiện Thế giới quan duy vật?
A. Các hạt điện tích là nhân tố tạo nên mọi vật.
B. Mọi sự vật, hiện tượng con người cảm giác được đều tồn tại.
C. Con người là nhân tố tạo nên mọi vật.
D. Không có cái gì mất đi, chúng tồn tại tuyệt đối.
Câu 12. "Tôi là tôi nhưng tôi lại không phải là tôi". Theo em, đánh giá nào là đúng đối với luận điểm trên?
A. Đây là luận điểm điên rồ.
B. Luận điểm trên là đúng, vì người này không nhìn được chính mình.
C. Đây là luận điểm được phát biểu dựa trên cách nhìn biện chứng về tác giả.
D. Luận điểm trên là đúng vì mọi sự vật, hiện tượng luôn luôn vận động và phát triển không ngừng.
Câu 13. Sau khi học xong tiết 1 môn GDCD, bạn A thốt lên "Thảo nào chị tao nói: triết học là khoa học của mọi khoa học". Theo em, lời chị bạn A là nói đến nội dung nào của triết học?
A. Khái niệm. B. Nội dung. C. Vai trò. D. Ý nghĩa.
Câu 14. Triết học có vai trò là
A. hệ thống các quan điểm lí luận chung nhất về thế giới và vị trí của con người trong thế giới đó.
B. những quy luật chung nhất, phổ biến nhất về sự vận động và phát triển của giới tự nhiên, xã hội và con người.
C. thế giới quan, phương pháp luận chung cho mọi hoạt động thực tiễn và hoạt động nhận thức của con người.
D. nghiên cứu những vấn đề chung nhất, phổ biến nhất về sự vận động và phát triển của sự vật và hiện tượng.
Câu 15. Triết học là hệ thống các quan điểm chung nhất về thế giới và vị trí của
A. con người trong thế giới đó B. mọi sự vật trong thế giới đó.
C. mọi sinh vật trong thế giới đó. D. mọi hiện tượng trong thế giới đó.
Câu 16. Đối tượng nghiên cứu của triết học là
A. mọi sự vật, hiện tượng. B. con người và giới tự nhiên.
C. quy luật chung nhất và phổ biến nhất. D. con số, hình vẽ, quy luật.
Câu 17. Thế giới quan là toàn bộ quan điểm và niềm tin định hướng hoạt động của
A. con người. B. công việc. C. nhận thức. D. xã hội
Câu 18. Điểm khác nhau cơ bản của triết học với các môn khoa học cụ thể là ở điểm nào dưới đây?
A. Nội dung nghiên cứu. B. Đối tượng nghiên cứu.
C. Phương pháp nghiên cứu. D. Hình thức nghiên cứu.
Câu 19. Để phân chia thế giới quan duy vật và thế giới quan duy tâm cần dựa vào căn cứ nào dưới đây?
A. Đối tượng nghiên cứu của triết học. B. Cách giải quyết vấn đề cơ bản của triết học.
C. Nội dung nghiên cứu. D. Phạm vi nghiên cứu.
Câu 20. Các kiến thức sau kiến thức nào thuộc kiến thức triết học?
A. Bình phương cạnh huyền bằng tổng bình phương 2 cạnh góc vuông.
B. Ngày 27/7 là ngày thương binh liệt sĩ.
C. Ở đâu có áp bức ở đó có đấu tranh. D. Giáo dục là quốc sách hàng đầu.
Câu 21. Phương pháp luận là
A. cách lập luận về phương pháp. B. cách giải thích về phương pháp.
C. khoa học về phương pháp D. cách luận giải về phương pháp.