nêu giá trị lịch sử của truyền thuyết Lạc Long Quân và Âu Cơ
Nêu giá trị lịch sử của truyền thuyết LẠC LONG QUÂN và ÂU CƠ.
Tham khảo:
“Xưa mẹ Âu Cơ sinh được trăm con. Năm mươi xuống biển năm mươi lên non. Nay triệu cháu con chung tình nước non, là hoa một gốc là con một nhà”… Những ca từ ấy được nhạc sĩ Phạm Tuyên sáng tác lấy cảm hứng từ tác phẩm “Con Rồng, cháu Tiên” trong dân gian. Đây là một trong những truyền thuyết nổi tiếng của dân tộc ta giải thích về nguồn gốc giống nòi, dân tộc và quá trình dựng nước, giữ nước của các vua Hùng.
Truyền thuyết là loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo, thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với những điều được kể. Lạc Long Quân được giới thiệu là một vị thần “thuộc nòi rồng, con trai thần Long Nữ”. Thần hay ở dưới nước, “thỉnh thoảng lên sống trên cạn”, có sức khỏe vô địch và nhiều phép lạ. Lạc Long Quân đã giúp nhân dân diệt trừ Ngư Tinh, Hồ Tinh, Mộc Tinh, những con cá, con cáo, những cây sống lâu năm biến thành yêu quái làm hại đến cuộc sống, tính mạng của dân lành. Vị thần ấy còn dạy nhân dân ta “cách trồng trọt, chăn nuôi và cách ăn ở”. Sau đó, Lạc Long Quân thường về thủy cung, “khi nào có việc cần, thần mới hiện lên”.
Còn Âu Cơ là một nàng tiên thuộc “dòng họ Thần Nông, xinh đẹp tuyệt trần”. Do nghe nói vùng đất Lạc có nhiều hoa thơm cỏ lạ nên tìm đến thăm. Tại đây, nàng và Lạc Long Quân đã gặp nhau, “đem lòng yêu nhau rồi trở thành vợ chồng, cùng chung sống trên cạn ở cung điện Long Trang”. Hai nhân vật này đều có nguồn gốc xuất thân cao quý. Nhắc đến “Rồng” là nhắc đến loài vật vô cùng thiêng liêng, được nhân dân ta tôn thờ, thành kính. Nhắc đến “Tiên” là nhắc đến một vẻ đẹp tuyệt thế, cao sang. Phải chăng thông qua nguồn gốc của Lạc Long Quân và Âu Cơ, nhân dân ta muốn ngợi ca nguồn gốc của dân tộc, của những con người Việt Nam máu đỏ da vàng?
Chi tiết Âu Cơ có mang và sinh ra cái bọc trăm trứng, “trăm trứng nở ra một trăm người con hồng hào, đẹp đẽ lạ thường”, đặc biệt hơn, “đàn con không cần bú mớm mà tự lớn lên như thổi, mặt mũi khôi ngô, khỏe mạnh như thần”. Đây quả là một chi tiết kì lạ mang tính kì ảo, hoang đường nhưng cũng dễ hiểu bởi thực tế rồng và chim đều là loài vật đẻ trứng. Chi tiết này còn hàm chứa ý nghĩa biểu tượng nhằm giải thích nguồn gốc của giống nòi. Mọi người dân Việt Nam đều được sinh ra từ bọc trăm trứng của mẹ Âu Cơ, bởi vậy nên được gọi là đồng bào, là anh em của nhau, cùng yêu thương, đùm bọc và giúp đỡ nhau trong cuộc sống. Tất cả những con người Việt Nam phải biết gắn bó, đoàn kết với nhau để tạo nên sức mạnh dân tộc, chống lại mọi sự xâm lược của kẻ thù.
Do không quen với cuộc sống trên cạn nên Lạc Long Quân đã từ biệt Âu Cơ và mang theo năm mươi người con xuống biển, năm mươi người con còn lại theo Âu Cơ lên núi để chia nhau cai quản các phương. Kẻ ở “chốn non cao”, kẻ ở “miền nước thẳm” nên khi nào có việc thì giúp đỡ lẫn nhau. Cuộc chia tay ấy đã thể hiện ý nguyện mở rộng đất đai để làm ăn, sinh sống của con người. Qua đó, hành động này cũng thể hiện tình đoàn kết của các dân tộc Việt Nam. Họ không phân chia tôn giáo, ngôn ngữ, giới tính, nơi ở, tuổi tác mà luôn sát cánh bên nhau trong cuộc chiến đấu chống giặc ngoại xâm và các thế lực thù địch trong suốt mấy nghìn năm lịch sử. Truyền thống ấy đã được đúc kết qua câu ca dao của dân gian:
“Bầu ơi thương lấy bí cùngCó thể nói, chính sức mạnh đoàn kết đã giúp dân tộc ta không ngừng lớn mạnh, phát triển và hội nhập với các nước trên thế giới như ngày hôm nay.
“Người con trưởng theo Âu Cơ được tôn lên làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương, đóng đô ở đất Phong Châu, đặt tên nước là Văn Lang”, thiết lập triều đình, dựng xây đất nước. Triều đình có đầy đủ cả tướng văn và tướng võ, con trai của vua được gọi là “lang”, con gái được gọi là “mị nương”, “khi cha chết thì ngôi được truyền cho con trưởng, mười mấy đời truyền nối ngôi vua đều lấy hiệu là Hùng Vương”. Cũng từ sự tích Lạc Long Quân và Âu Cơ mà người Việt Nam chúng ta đều tự hào khi nhắc đến nguồn gốc “con Rồng cháu Tiên” của mình. Để tưởng nhớ công ơn các vua Hùng, nhân dân ta đã xây lăng tưởng niệm. Hằng năm, vào ngày mùng mười tháng ba âm lịch, người dân ở khắp mọi miền đất nước đổ về xã Hy Cương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ để tham gia lễ hội tưởng nhớ công ơn các vị vua Hùng. Nghi lễ giỗ tổ này đã trở thành tín ngưỡng được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Nhân dân ta dù có đi đâu, làm gì thì cũng đều ghi nhớ:
“Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba”
Truyền thuyết “Con Rồng cháu Tiên” đã giúp chúng ta có được sự lí giải về nguồn gốc giống nòi, về truyền thống đoàn kết của dân tộc. Bên cạnh đó, các chi tiết kì ảo cũng góp một phần không nhỏ tạo nên sự thành công và sức hấp dẫn của tác phẩm.
tóm tắt về truyện lạc long quân và âu cơ. nêu yếu tố lịch sử của truyện đó
Lạc Long Quân vốn là một vị thần, con trai thần Long Nữ, tên là Lạc Long Quân. Ông người mình rồng, sức khoẻ phải nói là vô địch lại thần thông quảng đại và có nhiều phép lạ. Ông vốn là một người có tấm lòng trượng nghĩa, đúng lúc miền Lạc Việt nước ta đang xảy ra tranh chấp và thường xuyên bị yêu quái quấy nhiễu rất nhiều, ông đã ra tay giúp đỡ người dân diệt trừ yêu quái xâm lược như Ngư Tinh, Hồ Tinh, Mộc Tinh. Xong việc, người không ở lại trên cạn mà về thuỷ cung với mẹ. Chỉ khi có việc cần, ông mới hiện lên. Không lâu sau ông đã gặp Âu cơ, người con gái đẹp tuyệt trần. Từ đó hai người nên duyên và kết thành phu thê. Họ sinh ra một bọc trăm trứng và đẻ ra trăm người con. Nhưng không may do ý trời cũng như những ngăn cản trong cuộc sống nên hai người phải rời xa nhau. Năm mươi người con theo cha xuống biển còn năm mươi người còn lại thì theo mẹ nên núi để gây dựng nền văn minh.
Sự kết hợp giữa các bộ lạc Lạc Việt, Âu Việt và nguồn gốc của các cư dân Bách Việt. Sự thật lịch sử này khi vào truyền thuyết đã được "ảo hóa" qua cuộc gặp gỡ và kết duyên giữa hai nhân vật mang tính huyền thoại là Lạc Long Quân và Âu Cơ.
- Truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên gắn với nước Văn Lang - tên kinh đô đầu tiên của nước ta.
- Các chi tiết nói về Lạc Long Quân thực chất là nói về quá trình mở và xây dựng đất nước của cha ông ta.
xin tiick
Cách đây lâu đời lắm, ở Lĩnh Nam có một thủ lĩnh tên là Lộc Tục, hiệu là Kinh Dương Vương, sức khoẻ tuyệt trần, lại có tài đi lại dưới nước như đi trên cạn. Một hôm, Kinh Dương Vương đi chơi hồ Ðộng Ðình, gặp Long Nữ là con gái Long Vương, hai người kết thành vợ chồng và ít lâu sau sinh được một trai, đặt tên là Sùng Lãm. Lớn lên Sùng làm rất khoẻ, một tay có thể nhấc bổng lên cao tảng đá hai người ôm. Cũng như cha, Sùng Lãm có tài đi lại dưới nước như đi trên cạn. Khi nối nghiệp cha, chàng lấy hiệu là Lạc Long Quân.
Lúc bấy giờ ở đất Lĩnh Nam còn hoang vu, không một nơi nào yên ổn, Lạc Long Quân quyết chí đi du ngoạn khắp nơi.
Ðến vùng bờ biển Ðông Nam, Lạc Long Quân gặp một con cá rất lớn. Con cá này đã sống từ lâu đời, mình dài hơn năm mươi trượng, đuôi như cánh buồm, miệng có thể nuốt chửng mười người một lúc. Khi nó bơi thì sóng nổi ngất trời, thuyền bè qua lại đề bị nó nhận chìm, người trên thuyền đều bị nó nuốt sống. Dân chài rất sợ con quái vật ấy. Họ gọi nó là Ngư tinh. Chỗ ở của Ngư tinh là một cái hang lớn ăn sâu xuống đáy biển, trên hang có một dãy núi đá cao ngăn miền duyên hải ra làm hai vùng.
Lạc Long Quân quyết tâm giết loài yêu quái, trừ hại cho dân, Lạc Long Quân đóng một chiếc thuyền thật chắc và thật lớn, rèn một khối sắt có nhiều cạnh sắc, nung cho thật đỏ, rồi đem khối sắt xuống thuyền chèo thẳng đến Ngư Tinh, Lạc Long Quân giơ khối sắt lên giả cách như cầm một người ném vào miệng cho nó ăn. Ngư Tinh há miệng đón mồi. Lạc Long Quân lao thẳng khối sắt nóng bỏng vào miệng nó. Ngư Tinh bị cháy họng vùng lên chống cự, quật đuôi vào thuyền của Lạc Long Quân. Lạc Long Quân liền rút gươm chém Ngư Tinh làm ba khúc. Khúc đầu hoá thành con chó biển. Lạc Long Quân lấy đá ngăn biển chặn đường giết chết con chó biển, vứt đầu lên một hòn núi, nay gọi hòn núi ấy là Cẩu Ðầu Sơn, khúc mình của Ngư Tinh trôi ra xứ Mạn Cẩu, nay còn gọi là Cẩu Ðầu Thủy, còn khúc đuôi của Ngư Tinh thì Lạc Long Quân lột lấy da đem phủ lên hòn đảo giữa biển, đảo ấy nay còn mang tên là Bạch Long Vĩ.
Trừ xong nạn Ngư Tinh, Lạc Long Quân đến Long Biên. Ở đây có con cáo chín đuôi sống đến hơn nghìn năm, đã thành tinh. Nó trú trong một hang sâu, dưới chân một hòn núi đá ở phía Tây Long Biên. Con yêu này thường hóa thành người trà trộn trong nhân dân dụ bắt con gái đem về hang hãm hại. Một vùng từ Long Biên đến núi Tản Viên, đâu đâu cũng bị Hồ Tinh hãm hại. Nhân dân hai miền rất lo sợ, nhiều người phải bỏ cả ruộng đồng, nương rẫy, kéo nhau đi nơi khác làm ăn.
Lạc Long Quân thương dân, một mình một gươm đến sào huyệt Hồ tinh, tìm cách diệt trừ nó. Khi Lạc Long Quân về đến tới cửa hang, con yêu tinh thấy bóng người, liền xông ra, Lạc Long Quân liền hoá phép làm mưa gió, sấm sét vây chặt lấy con yêu. Giao chiến luôn ba ngày ba đêm, con yêu dần dần yếu sức, tìm đường tháo chạy, Lạc Long Quân đuổi theo chém đứt đầu nó. Nó hiện nguyên hình là một con cáo khổng lồ chín đuôi. Lạc Long Quân vào hang cứu những người còn sống sót, rồi sai các loài thủy tộc dâng nước sông Cái, xoáy hang cáo thành một vực sâu, người đương thời gọi là đầm Xác Cáo, đời sau mới gọi là Tây Hồ.
Dẹp yên nạn Hồ Tinh nhân dân quanh vùng lại trở về cày cấy trên cánh đồng ven hồ, và dựng nhà lập xóm trên khu đất cao nhất gọi là làng Hồ, đến nay vẫn còn.
Thấy dân vùng Long Biên đã được yên ổn làm ăn Lạc Long Quân đi ngược lên vùng rừng núi đến đất Phong Châu. Ở vùng này có một cây cổ thụ gọi là cây chiên đàn, cao hàng nghìn trượng, trước kia cành lá sum suê tươi tốt che kín cả một khoảng đất rộng, nhưng sau nhiều năm, cây khô héo, biến thành yêu tinh, người ta gọi là Mộc Tinh. Con yêu này hung ác và quỷ quyệt lạ thường. Chỗ ở của nó không nhất định, khi thì ở khu rừng này, khi thì ở khu rừng khác. Nó còn luôn luôn thay hình đổi hạng ẩn nấp khắp nơi, dồn bắt người để ăn thịt. Ði đến đâu cũng nghe thấy tiếng khóc than thảm thiết, Lạc Long Quân quyết ra tay cứu dân diệt trừ loài yêu quái. Lạc Long quân phải luồn hết rừng này đến rừng kia và qua nhiều ngày gian khổ mới tìm thấy chỗ ở của con yêu. Lạc Long Quân giao chiến với nó trăm ngày đêm, làm cho cây long đá lở, trời đất mịt mù mà không thắng được nó. Cuối cùng Lạc Long Quân phải dùng đến những nhạc cụ như chiêng, trống làm nó khiếp sợ và chạy về phía Tây Nam, sống quanh quất ở vùng đó, người ta gọi là Quỷ Xương Cuồng.
Diệt xong được nạn yêu quái, Lạc Long Quân thấy dân vùng này vẫn còn đói khổ thiếu thốn, phải lấy vỏ cây che thân, tết cỏ gianh làm ổ nằm bèn dạy cho dân biết cách trồng lúa nếp, lấy ống tre thổi cơm, đốn gỗ làm nhà sàn để ở, phòng thú dữ. Lạc Long Quân còn dạy dân ở cho ra cha con, vợ chồng. Dân cảm ơn đức ấy, xây cho Lạc Long Quân một toà cung điện nguy nga trên một ngọn núi cao. Nhưng Lạc Long Quân không ở, thường về quê mẹ dưới thủy phủ và dặn dân chúng rằng: “Hễ có tai biến gì thì gọi ta, ta sẽ về ngay!”
Lúc bấy giờ có Ðế Lai từ phương Bắc đem quân tràn xuống phương Nam. Ðế Lai đem theo cả người con gái yêu rất xinh đẹp của mình là Âu Cơ và nhiều thị nữ. Thấy Lĩnh Nam phong cảnh tươi đẹp, lại nhiều chim muông, nhiều gỗ quý. Ðế Lai sai quân dựng thành đắp lũy định ở lâu dài. Phải phục dịch rất cực khổ, nhân dân chịu không nổi, hướng về biển Ðông gọi to: “Bố ơi! Sao không về cứu dân chúng con!”. Chỉ trong chớp mắt, Lạc Long Quân đã về.
Nhân dân kể chuyện, Lạc Long Quân hóa làm một chàng trai rất đẹp, có hàng trăm đầy tớ theo hầu, vừa đi vừa hát đến thẳng chỗ Ðế Lai ở. Lạc Long Quân không thấy Ðế Lai đâu cả, mà chỉ thấy một cô gái nhan sắc tuyệt trần cùng vô số thị tỳ và binh lính. Cô gái xinh đẹp đó là Âu Cơ. Thấy Lạc Long Quân uy nghi tuấn tú nàng đem lòng say mê, xin đi theo Lạc Long Quân. Lạc Long Quân đưa Âu Cơ về ở trong cung điện của mình, trên núi cao. Ðế Lai về, không thấy con gái đâu, liền sai quân lính đi tìm khắp nơi, hết ngày này qua ngày khác. Lạc Long Quân sai hàng vạn các ác thú ra chặn các nẻo đường, xé xác bọn chúng làm cho chúng khiếp sợ bỏ chạy. Ðế Lai đành thu quân về phương bắc.
Lạc Long Quân ở với Âu Cơ được ít lâu thì Âu Cơ có mang, sinh ra một cái bọc. Sau bảy ngày cái bọc nở ra một trăm quả trứng. Mỗi trứng nở ra một người con trai. Trăm người con trai đó lớn lên như thổi, tất cả đều xinh đẹp khoẻ mạnh và thông minh tuyệt vời.
Hàng chục năm trôi qua, Lạc Long Quân sống đầm ấm bên cạnh đàn con, nhưng lòng vẫn nhớ thủy phủ. Một hôm Lạc Long Quân từ giã Âu Cơ và đàn con, hóa làm một con rồng vụt bay lên mây, bay về biển cả. Âu Cơ và đàn con muốn theo Lạc Long Quân, nhưng không đi được, buồn bã ở lại trên núi. Hết ngày này qua ngày khác, họ mỏi mắt trông chờ mà vẫn biền biệt tăm hơi. Không thấy Lạc Long Quân trở về, nhớ chồng quá, Âu Cơ đứng trên ngọn núi cao hướng về biển Ðông lên tiếng gọi: “Bố nó ơi! Sao không về để mẹ con chúng tôi sầu khổ thế này”.
Lạc Long Quân trở về tức khắc. Âu Cơ trách chồng:
Thiếp vốn sinh trưởng ở núi cao, động lớn, ăn ở với chàng sinh được trăm trai, thế mà chàng nỡ lòng bỏ đi, để mặc con thiếp sống bơ vơ khổ não.
Lạc Long Quân nói:
Ta là loài rồng, nàng là giống tiên, khó ở với nhau lâu dài. Nay ta đem năm mươi con về miền biển, còn nàng đem năm mươi con về miền núi, chia nhau trị vì các nơi, kẻ lên núi, người xuống biển, nếu gặp sự nguy hiểm thì báo cho nhau biết, cứu giúp lẫn nhau, đừng có quên.
Hai người từ biệt nhau, trăm người con trai tỏa đi các nơi, trăm người đó trở thành tổ tiên của người Bách Việt. Người con trưởng ở lại đất Phong Châu, được tôn làm vua nước Văn Lang lấy hiệu là Hùng Vương. Vua Hùng chia ra làm mười năm bộ, đặt tướng văn, võ gọi là lạc hầu, lạc tướng. Con trai vua gọi là Quan Lang, con gái vua gọi là Mỵ Nương. Ngôi vua đời đời gọi chung một danh hiệu là Hùng Vương.
Lạc Long Quân là người mở mang cõi Lĩnh Nam, đem lại sự yên ổn cho dân. Vua Hùng là người dựng nước, truyền nối được mười tám đời. Do sự tích Lạc Long Quân và Âu Cơ, nên dân tộc Việt Nam vẫn kể mình là dòng giống Tiên Rồng.
yếu tố cho thấy lịch sử việt nam rất lâu đời và quý báu
Lạc Long Quân dạy dân việc cày cấy nông tang, đặt ra các đẳng quân, thần, tôn, ti, các đạo cha con, vợ chồng, đôi khi trở về Thủy Phủ mà trăm họ vẫn yên vui vô sự, không biết do đâu được thế. Hễ dân có việc lại lớn tiếng gọi Long Quân rằng: “Bố ơi! sao không lại cứu chúng tôi”. Long Quân tới ngay, sự linh hiển của Long Quân, người đời không ai lường nổi.
Đế Nghi truyền ngôi cho con là Đế Lai, cai trị Bắc phương. Nhân khi thiên hạ vô sự bèn sai quần thần là bọn Xuy Vưu thay mình trông coi quốc sự rồi đi tuần xuống nước Xích Quỷ ở phía Nam. Khi đó, Long Quân đã về Thủy Phủ, trong nước không có chúa.
Đế Lai bèn để ái nữ là Âu Cơ và các thị tỳ ở lại nơi hành tại rồi đi chu du thiên hạ, ngắm các nơi danh lam thắng cảnh. Thấy hoa kỳ cỏ lạ, trân cầm dị thú, ngọc ngà vàng bạc… các thứ đá quý, các cây trầm, đàn cùng các sơn hào hải vật không thiếu thứ gì, khí hậu bốn mùa không lạnh không nóng, Đế Lai rất ái mộ, vui quên trở về.
Dân phương Nam khổ vì bị người Bắc phương quấy nhiễu, không được yên sống như xưa mới cùng gọi Long Quân rằng: “Bố ơi ở đâu mà để cho dân Bắc xâm nhiễu chúng dân”.Long Quân đột nhiên trở về, thấy Âu Cơ có dung mạo đẹp đẽ kỳ lạ, trong lòng vui mừng, bèn hóa thành một trang thiếu niên phong tư tú lệ, tả hữu kẻ hầu người hạ đông đúc, vừa đi vừa ca hát đánh trống. Cung điện tự nhiên dựng lên. Âu Cơ vui lòng theo Long Quân. Long Quân giấu Âu Cơ ở Long Đài.
Đế Lai trở về, không thấy Âu Cơ, sai quần thần đi tìm khắp thiên hạ. Long Quân có phép thần thông biến hóa thành trăm hình vạn trạng yêu tinh, quỷ sứ, rồng, rắn, hổ, voi… làm cho bọn đi tìm đều sợ hãi không dám sục sạo, Đế Lai bèn phép
trong các tư liệu lịch sử sau , đâu là tư liệu truyền miệng
A Sự tích thánh giống
B Lạc Long quân và âu cơ
C TRuyền thuyết hồ gương
D Đại Việt sử kí toàn thư
Câu D Đại Việt Sử kí Toàn thư là đúng nha mọi người
Câu 3. Truyền thuyết Con rồng cháu tiên đã khẳng định tổ tiên của người Việt là:
A. Lạc Long Quân
B. Âu Cơ
C. Vua Hùng
D. Lạc Long Quân và Âu Cơ
BT1 : Những chi tiết nào trong truyện Con Rồng Cháu Tiên thể hiện tính chất kì lạ , lớn lao đẹp đẽ về nguồn gốc hình dạng của Lạc Long Quân và Âu Cơ
BT2 : Ý nghĩa của truyền thuyết Con Rồng Cháu Tiên là gì ?
BT3 : Lạc Long Quân và Âu Cơ chia con như thế nào và để làm gì ? Ý nghĩa của sự việc này là gì ?
BT1:
Những chi tiết thể hiện tính chất lạ kì, lớn lao, đẹp đẽ của hình tượng Lạc Long Quân và Âu Cơ về nguồn gốc và hình dạng được thể hiện trong truyện:
Lạc Long Quân là con trai thần Long Nữ, mình rồng, sống được cả dưới nước và trên cạn. Có nhiều phép lạ: Giết ba con yêu tinh hại dân. Âu Cơ thuộc dòng họ Thần Nông (ở trên núi), xinh đẹp tuyệt trần. Gặp gỡ yêu thương Lạc Long Quân và thành vợ chồng Sinh ra bọc nở trăm người con trai khỏe mạnh, tuấn tú. Họ chia con để cai quản các phương, kẻ ở núi, người ở biển.
BT2:
Chuyện con rồng cháu tiên nhắc nhở chúng ta nhớ về nguồn gốc cao quý của dân tộc : Con Rồng cháu Tiên => Tinh thần tự hào và tự tôn dân tộc Nhắc nhở chúng ta phải biết yêu thương đùm bọc lẫn nhau trong tình thân ruột thịt của hai tiếng "đồng bào" (có nghĩa là cùng một cái bọc trăm trứng của mẹ Âu Cơ) => Truyền thống đoàn kết của dân tộc Sự phân bố địa bàn dân cư ở nước ta : 50 con theo mẹ Âu Cơ lên rừng trở thành đồng bào các dân tộc ở miền rừng núi, cao nguyên 50 con theo cha Lạc Long Quân xuống biển là các dân tộc sinh sống ở miền đồng bằng...
BT3:
Việc chia con thể hiện sự đoàn kết chia nhau cai quan bốn phương tám hướng , kẻ miền núi , người miền biển có khó khăn thì giúp đỡ nhau đều là anh em một nhà cùng chung một dòng máu.
Thấy đúng thì k cho mình nhé! Hok tốt :>
Sự kiện sinh nở của Âu Cơ có gì lạ thường? Lạc Long Quân và Âu Cơ quyết định chia con như thế nào? Theo em, đây là những chi tiết hoang đường hay những chi tiết lịch sử? Vai trò của những chi tiết này là gì?
- Chuyện Âu Cơ sinh nở kì lạ ở điểm: Nàng sinh ra một cái bọc trăm trứng; trăm trứng nở ra một trăm người con hồng hào, đẹp đẽ lạ thường. Đàn con không cần bú mớm mà tự lớn lên như thổi, mặt mũi khôi ngô, khỏe mạnh như thần.
- Lạc Long Quân và Âu Cơ chia con thành hai ngả: năm mươi con theo cha xuống biển, năm mươi con theo mẹ lên núi. Việc chia con như vậy nhằm chia nhau cai quản các phương, có việc gì thì giúp đỡ lẫn nhau.
Theo em đây là chi tiết hoang đường. Vai trò của những chi tiết này là:
+ Thần kì hóa, linh thiêng hóa nguồn gốc dân tộc để người đời sau thêm tự hào, tôn kính tổ tiên mình.
+ Cho thấy sự gắn kết của dân tộc Việt Nam đều có có nguồn gốc rồng tiên rất cao quý và đáng tự hào.
+ Làm tăng thêm sức hấp dẫn của tác phẩm đối với người đọc.
Lạc Long Quân và Âu Cơ chia 50 con theo cha xuống biển, 50 con theo mẹ lên núi. Vậy theo truyền thuyết "Con Rồng Cháu Tiên" thì người Việt Nam là con cháu của ai?
Là con cháu của Lạc Long Quân và Âu Cơ.
con Rồng cháu Tiên
- Rồng là Lạc Long Quân .
- Tiên là Âu Cơ .
Trong vai Âu Cơ hoặc Lạc Long Quân kẻ lại truyền thuyết Con Rồng, Cháu Tiên
giúp mk nhé mk đang cần gấp
Ngày ấy, ở núi rừng phía bắc, trong dòng họ thần Nông, ta được xem là một thiếu nữ xinh đẹp tuyệt trần. Cha mẹ đã đặt tên ta là Âu Cơ.
Quanh vùng nhiều chàng trai tài giỏi đã đến cầu hôn, nhưng chưa ai chiếm được tình cảm của ta. Cha mẹ ta ngày đêm khuyên bảo: Con đã đến tuổi phải lấy chồng, cha mẹ không ép nhưng trong số các chàng trai đến cầu hôn, con hãy chọn lấy một người. Vì thương cha mẹ, nhiều đêm ta không thể ngủ được vì chẳng biết chọn ai trong khi mình không yêu chàng nào trong số họ. Cuộc sống trôi đi thật tẻ nhạt, ta nghe người ta đồn rằng, ở vùng đất Lạc Việt có nhiều hoa thơm cỏ lạ, bèn xin cha mẹ đến đó tham quan.
Vào một buổi sáng đẹp trời, ta đang dạo trên bờ biển sạch đẹp vô cùng, từng đợt sóng xô bờ tung lên trắng xoá. Chẳng cần suy nghĩ gì, ta đã chạy xuống biển để đùa cùng sóng. Sóng biển cùng những làn gió mát lạnh đã làm ta quên hết những buồn phiền, lo âu. Ta cùng các hầu nữ cứ thoả thích đẫm mình, giỡn đùa cùng nhau trên biển. Chẳng biết từ lúc nào những đợt sóng đã đưa chúng ta ra quá xa bờ. Đến lúc tất cả đều mệt mỏi thì không có cách nào để vào bờ được, chỉ còn cách kêu cứu, tiếng kêu vang vọng cả một vùng. Thế rồi, trong nháy mắt, xuất hiện một chàng trai mình rồng, sức khoẻ vô địch, thần dùng phép lạ đã nhanh chóng đưa tất cả vào bờ. Sau khi trấn tĩnh lại, ta mới nói với chàng: Chàng ơi! Nhờ ơn chàng cứu nạn. Trước khi báo đáp ơn chàng thiếp muốn chàng cho biết họ tên quê quán. Nghe nói đến ơn huệ, chàng nói với tôi giúp người, cứu nạn, diệt trừ Ngư Tinh, Hồ Tinh, quỷ quái là việc chàng vẫn thường làm. Chàng là một vị thần thuộc nòi rồng, con trai thần Long Nữ tên là Lạc Long Quân, sống ở dưới nước. Thỉnh thoảng chàng lên cạn diệt trừ yêu quái bảo vệ dân lành, dạy cho dân biết cách trồng trọt, chăn nuôi, cách ăn ở. Xong việc chàng lại về Thuỷ Cung với mẹ.
Thế rồi một ngày không xa, chàng đã tìm đến và cầu hôn với ta. Ta vô cùng vui sướng vì ước mơ của mình đã trở thành hiện thực. Cha mẹ ta cũng rất hài lòng vì Lạc Long Quân là một chàng trai tài giỏi thật xứng đôi với ta. Cha mẹ đã chọn ngày lành tháng tốt tổ chức cho chúng ta một đám cưới linh đình. Sau đó hai vợ chồng ta về sống ở cung điện Long Trang.
Ít lâu sau, ta có mang. Đến kỳ sinh, thật kỳ lạ ta sinh ra một cái bọc trăm trứng, trăm trứng nở ra trăm người con hồng hào đẹp đẽ lạ thường. Đàn con không cần bú mớm mà tự lớn lên như thổi, mặt mũi khôi ngô, khoẻ mạnh như thần.
Thế rồi một hôm, Lạc Long Quân vốn quen ở dưới nước không quen sống mãi ở trên cạn nên đành từ biệt mẹ con ta để trở về thuỷ cung. Ở lại một mình cùng đàn con, tháng ngày chờ mong, buồn tủi. Ta liền gọi chàng lên mà than rằng:
- Sao chàng bỏ thiếp mà đi, không cùng thiếp nuôi các con?
Chàng nói:
- Ta vốn nòi rồng ở miền nước thẳm, nàng là dòng tiên ở chốn non cao. Kẻ ở cạn, người ở nước, tính tình, tập quán khác nhau khó mà ăn ở cùng nhau một nơi lâu dài được. Nay ta đưa năm mươi con xuống biển, nàng đưa năm mươi con lên núi, chia nhau cai quản các phương. Kẻ miền núi, người miền biển, khi có việc gì thì giúp đỡ nhau, đừng quên lời hẹn.
Nghe chàng nói cũng có lí ta cùng các con nghe theo. Thế rồi chúng ta chia tay nhau lên đường.
Người con trưởng theo ta được tôn lên làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương, đóng đô ở đất Phong Châu, đặt tên nước là Văn Lang. Triều đình có tướng văn, tướng võ, con trai vua gọi là Lang, con gái vua gọi là Mị Nương, khi cha chết thì truyền ngôi cho con trưởng, mười mấy đời truyền ngôi vua đều lấy hiệu là Hùng Vương. Không hề thay đổi. Cũng bởi sự tích này mà về sau, người Việt Nam ta - con cháu Vua Hùng - khi nhắc đến nguồn gốc của mình, thường xưng là con Rồng Cháu Tiên.
Ngày ấy, ở núi rừng phía bắc, trong dòng họ thần Nông, ta được xem là một thiếu nữ xinh đẹp tuyệt trần. Cha mẹ đã đặt tên ta là Âu Cơ.
Quanh vùng nhiều chàng trai tài giỏi đã đến cầu hôn, nhưng chưa ai chiếm được tình cảm của ta. Cha mẹ ta ngày đêm khuyên bảo: Con đã đến tuổi phải lấy chồng, cha mẹ không ép nhưng trong số các chàng trai đến cầu hôn, con hãy chọn lấy một người. Vì thương cha mẹ, nhiều đêm ta không thể ngủ được vì chẳng biết chọn ai trong khi mình không yêu chàng nào trong số họ. Cuộc sống trôi đi thật tẻ nhạt, ta nghe người ta đồn rằng, ở vùng đất Lạc Việt có nhiều hoa thơm cỏ lạ, bèn xin cha mẹ đến đó tham quan.
Vào một buổi sáng đẹp trời, ta đang dạo trên bờ biển sạch đẹp vô cùng, từng đợt sóng xô bờ tung lên trắng xoá. Chẳng cần suy nghĩ gì, ta đã chạy xuống biển để đùa cùng sóng. Sóng biển cùng những làn gió mát lạnh đã làm ta quên hết những buồn phiền, lo âu. Ta cùng các hầu nữ cứ thoả thích đẫm mình, giỡn đùa cùng nhau trên biển. Chẳng biết từ lúc nào những đợt sóng đã đưa chúng ta ra quá xa bờ. Đến lúc tất cả đều mệt mỏi thì không có cách nào để vào bờ được, chỉ còn cách kêu cứu, tiếng kêu vang vọng cả một vùng. Thế rồi, trong nháy mắt, xuất hiện một chàng trai mình rồng, sức khoẻ vô địch, thần dùng phép lạ đã nhanh chóng đưa tất cả vào bờ. Sau khi trấn tĩnh lại, ta mới nói với chàng: Chàng ơi! Nhờ ơn chàng cứu nạn. Trước khi báo đáp ơn chàng thiếp muốn chàng cho biết họ tên quê quán. Nghe nói đến ơn huệ, chàng nói với tôi giúp người, cứu nạn, diệt trừ Ngư Tinh, Hồ Tinh, quỷ quái là việc chàng vẫn thường làm. Chàng là một vị thần thuộc nòi rồng, con trai thần Long Nữ tên là Lạc Long Quân, sống ở dưới nước. Thỉnh thoảng chàng lên cạn diệt trừ yêu quái bảo vệ dân lành, dạy cho dân biết cách trồng trọt, chăn nuôi, cách ăn ở. Xong việc chàng lại về Thuỷ Cung với mẹ.
Thế rồi một ngày không xa, chàng đã tìm đến và cầu hôn với ta. Ta vô cùng vui sướng vì ước mơ của mình đã trở thành hiện thực. Cha mẹ ta cũng rất hài lòng vì Lạc Long Quân là một chàng trai tài giỏi thật xứng đôi với ta. Cha mẹ đã chọn ngày lành tháng tốt tổ chức cho chúng ta một đám cưới linh đình. Sau đó hai vợ chồng ta về sống ở cung điện Long Trang.
Ít lâu sau, ta có mang. Đến kỳ sinh, thật kỳ lạ ta sinh ra một cái bọc trăm trứng, trăm trứng nở ra trăm người con hồng hào đẹp đẽ lạ thường. Đàn con không cần bú mớm mà tự lớn lên như thổi, mặt mũi khôi ngô, khoẻ mạnh như thần.
Thế rồi một hôm, Lạc Long Quân vốn quen ở dưới nước không quen sống mãi ở trên cạn nên đành từ biệt mẹ con ta để trở về thuỷ cung. Ở lại một mình cùng đàn con, tháng ngày chờ mong, buồn tủi. Ta liền gọi chàng lên mà than rằng:
- Sao chàng bỏ thiếp mà đi, không cùng thiếp nuôi các con?
Chàng nói:
- Ta vốn nòi rồng ở miền nước thẳm, nàng là dòng tiên ở chốn non cao. Kẻ ở cạn, người ở nước, tính tình, tập quán khác nhau khó mà ăn ở cùng nhau một nơi lâu dài được. Nay ta đưa năm mươi con xuống biển, nàng đưa năm mươi con lên núi, chia nhau cai quản các phương. Kẻ miền núi, người miền biển, khi có việc gì thì giúp đỡ nhau, đừng quên lời hẹn.
Nghe chàng nói cũng có lí ta cùng các con nghe theo. Thế rồi chúng ta chia tay nhau lên đường.
Người con trưởng theo ta được tôn lên làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương, đóng đô ở đất Phong Châu, đặt tên nước là Văn Lang. Triều đình có tướng văn, tướng võ, con trai vua gọi là Lang, con gái vua gọi là Mị Nương, khi cha chết thì truyền ngôi cho con trưởng, mười mấy đời truyền ngôi vua đều lấy hiệu là Hùng Vương. Không hề thay đổi. Cũng bởi sự tích này mà về sau, người Việt Nam ta - con cháu Vua Hùng - khi nhắc đến nguồn gốc của mình, thường xưng là con Rồng Cháu Tiên.
Ta là Lạc Long Quân, vốn thuộc nòi Rồng, con trai của Thần Long Nữ. Gia tộc ta định cư hàng ngàn năm nay tại vùng đất Lạc Việt phì nhiêu. Sinh ra, ta đã mang mình rồng, có sức khoẻ vô địch và biết rất nhiều phép lạ. Họ hàng nhà rồng của ta vốn quen sống dưới nước nên chỉ thỉnh thoảng mới lên trên mặt đất. Moi khi lên cạn, la thường dùng phép thần thông của mình để diệt trừ Ngư Tinh, Hồ Tinh, Mộc Tinh - những loài yêu quái bấy lâu làm hại dân lành. Thương đời sống cùa nhân dân còn cực khổ, ta bàn dạy họ trồng trọt, chăn nuôi và cách ăn ở. Xong việc, ta lại về thủy cung báo hiếu với Thần Long Nữ - mẫu hậu của mình. Chỉ khi có việc cần ta mới hiện lên.
Vào một ngày đẹp trời, trong khi đang đi thăm thú dân tình, ta gặp một người con gái xinh đẹp tuyệt trần đang dạo bước gần cung điện Long Trang. Hỏi ra mới biết nàng tên gọi Âu Cơ, thuộc dòng họ Thần Nông sinh sống ở vùng núi cao phương Bắc. Nghe tiếng vùng đất Lac có nhiều hoa thơm cỏ lạ, nàng tìm đến thăm. Sau nhiêu lần trò chuyện, ta và nàng đem lòng thương mến nhau rồi chúng ta kết duyên vợ chồng, cùng nhau chung sống trên cạn ở cung điện Long Trang.
Ta hạnh phúc vô cùng khi ít lâu sau Âu Cơ mang thai. Sau chín tháng mười ngày, thật kì lạ, nàng sinh ra một bọc trăm trứng. Kì lạ hơn nữa, trăm trứng nở ra một trăm chú bé con bụ bẫm, trắng trẻo, hồng hảo. Trông chúng mới đáng yêu làm sao. Bởi ta là giống Rồng, vợ ta - nàng Âu Cơ lại là giống Tiên nên những đứa con của chúng ta sinh ra không cần bú mớm mà tự lớn lên như thổi, mặt mũi khôi ngô và đứa con nào cũng có sức khoẻ như ta. Từ khi có đàn con khoẻ mạnh, xinh đẹp, cuộc sống của vợ chồng ta ngày càng hạnh phúc và vui vẻ. Cung điện lúc nào cũng rộn rã tiếng, cuới nói, nô đùa của bọn trẻ. Thế nhưng không hiểu sao trong lòng ta luôn cảm thấy một nỗi trống trải không yên. Đó là nỗi niềm nhớ sông, nhớ nước, nhớ quê hương...da diết. Nỗi nhớ cứ ngày một trào dâng trong lòng ta. Cuối cùng, không thể sống mãi trong nỗi nhớ nhung được nữa, ta đành từ biệt người vợ yêu và đàn con để trở về thuỷ cung. Thật tội nghiệp! Âu Cơ phải ở lại một mình nuôi con, tháng ngày chờ đợi mong ta quay về. Ta biết nàng buồn tủi cho phận mình lắm! Nhưng ta cũng không thể sống mãi trên cạn được. Ta vốn nòi Rồng ở miền nước thẳm, nàng là dòng Tiên ở chốn non cao. Kẻ ở cạn, người ở nước, tính tình tập quán khác nhau khó mà ăn ở cùng nhau lâu dài được. Cuối cùng, sau bao ngày trăn trở nghĩ suy, ta quyết định nói hết tâm ý của ta cho nàng. Hiểu được suy nghĩ và những khó khăn của ta, Âu Cơ đồng ý đưa năm mươi con lên núi. Năm mươi người con còn lại theo ta xuống biển. Tuy xa cách nhưng khi có việc vẫn giúp đỡ lẫn nhau, không bao giờ quên lời hẹn ước.
Với tài năng và sức mạnh của thần, người con trưởng của ta theo mẹ được tôn lên làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương, đóng đô ở đất Phong Châu, đặt tên nước là Văn Lang. Trong triều đình có tướng văn, tướng võ. Những đứa cháu của ta sinh ra trai thì gọi là lang, gái thì gọi là Mị Nương. Con cháu ta thay phiên nhau đời đời cai quản đất Phong Châu. Hiệu Vùng Vương được giữ đến 18 đời. Cứ cha truyền con nối không hề thay đổi.
Dù sống xa sông cách núi nhưng con cháu của ta luôn tự nhắc nhở nhau biết mình đều là con Rồng, cháu Tiên, phải thương yêu, giúp đỡ nhau khi khó khăn hoạn nạn, làm cho nước nhà ngày càng thêm phồn vinh, hùng cường.
Việc kết duyên của Lạc Long Quân cùng Âu Cơ và chuyện Âu Cơ sinh con có gì kì lạ? Lạc Long Quân và Âu Cơ chia con như thế nào và để làm gì? Theo truyện này thì người Việt là con cháu của ai?
Việc kết duyên của Lạc Long Quân và Âu Cơ có điểm kì lạ:
- Đây là mối lương duyên giữa con trai thần Long Nữ dưới nước và con gái dòng họ Thần Nông trên cạn
- Âu Cơ sinh ra bọc trăm trứng, từ trăm trứng nở ra một trăm người con trai, đàn con không cần bú mớm và tự lớn lên như thổi, khôi ngô, khỏe mạnh
- Lạc Long Quân và Âu cơ chia con thành hai ngả: năm mươi xuống biển cùng cha, năm mưới lên rừng cùng mẹ
- Người Việt là con cháu của vua Hùng, con Rồng cháu Tiên.
Truyền thuyết kể rằng :
Vì Lạc Long Quân là Rồng
Âu Cơ là Tiên
Hai người đẻ con nên => có tên là CON RỒNG CHÁU TIÊN
Nguồn gốc thần thành của người Việt đó bạn!