Những sự vật nào được so sánh với nhau trong câu văn sau?
"Trái bầu nậm còn tươi lủng lẳng dưới giàn như một cái bình rượu tạc bằng khối ngọc bích đều sắc, nhẵn và bóng."
Câu 8 : Ghi lại QHT trong các câu sau:
Trái bầu nậm còn tươi lủng lẳng dưới giàn như một cái bình tạc bằng khối ngọc bích đều sắc và nhẵn bóng.
...................................................................................................................................................
Trái bầu nậm còn tươi lủng lẳng dưới giàn như một cái bình tạc bằng khối ngọc bích đều sắc và nhẵn bóng.
còn ,như ,và
nhé
a) Gạch dưới tên những sự vật được so sánh với nhau trong các câu thơ sau:
a, Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.
b, Rồi đến chị rất thương
Rồi đến em rất thảo
Ông hiền như hạt gạo
Bà hiền như suối trong.
c, Cam Xã Đoài mọng nước
Giọt vàng như mật ong.
b) Các sự vật được so sánh với nhau về những đặc điểm nào ? Viết nội dung trả lời vào bảng sau:
a, Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.
b, Rồi đến chị rất thương
Rồi đến em rất thảo
Ông hiền như hạt gạo
Bà hiền như suối trong.
c, Cam Xã Đoài mọng nước
Giọt vàng như mật ong.
Phân tích tác dụng của các tu từ so sánh trong các câu văn sau:
a. Từ trên cao nhìn xuống, Hồ Gươm như một chiếc gương bầu dục lớn, sáng long lanh.
b. Cầu Thê Húc màu son, cong cong như con tôm, dẫn vào đền Ngọc Sơn.
c. Tàu lá dầu như cái quạt nan che lấp cả thân cây.
d. Những cánh rừng cao su, thăm thẳm như những cái hang động màu ngọc bích.
a. Từ trên cao nhìn xuống, Hồ Gươm như một chiếc gương bầu dục lớn, sáng long lanh.
→Từ so sánh: như. Tác dụng: giúp hình ảnh Hồ Gươm được sinh động hơn, tăng sức gợi hình khi được so sánh giống một chiếc gương bầu dục.
b. Cầu Thê Húc màu son, cong cong như con tôm, dẫn vào đền Ngọc Sơn.
→Từ so sánh: như. Tác dụng: giúp tăng sức gợi hình cũng như gợi cảm cho hình ảnh cây cầu Thê Húc khi được so sánh như con tôm.
c. Tàu lá dầu như cái quạt nan che lấp cả thân cây.
→Từ so sánh: như. Tác dụng: làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho câu văn và hình ảnh tàu lá dầu khi được so sánh giống cái quạt nan.
d. Những cánh rừng cao su, thăm thẳm như những cái hang động màu ngọc bích.
→Từ so sánh: như. Tác dụng: làm tăng sự cảm nhận cho người đọc về màu sắc cũng như hình ảnh về những cánh rừng cao su.
Câu sau đây có những sự vật nào được so sánh với nhau:
Mặt trời chậm rãi nhô lên, đỏ hồng như một trái dưa hấu mới bổ.
A. Mặt trời được so sánh với trái hấu mới bổ
B. Mặt trời được so sánh mới nhô lên
C. Trái dưa hấu mới được bổ được so sánh với đỏ hồng
Lời giải:
Mặt trời và quả dưa hấu mới bổ có nét giống nhau vì chúng đều tròn và đỏ rực.
- Đáp án: a
Tìm những sự vật được so sánh với nhau trong các câu dưới đây:
a) Hai bàn tay em
Như hoa đầu cành.
b) Mặt biển sáng trong như tấm thảm khổng lồ bằng ngọc thạch.
c) Cánh diều như dấu "á"
Ai vừa tung lên trời.
d) Ơ, cái dấu hỏi
Trông ngộ ngộ ghê
Như vành tai nhỏ
Hỏi rồi lắng nghe
Những sự vật được so sánh với nhau:
Hai bàn tay em được so sánh với hoa đầu cành.
Mặt biển được so sánh với tấm thảm khổng lồ bằng ngọc thạch.
Cánh diều được so sánh với dấu "á".
Dấu hỏi được so sánh như vành tai nhỏ.
Chép lại câu kể Ai thế nào? trong đoạn văn, dùng gạch chéo (/) để tách chủ ngữ và vị ngữ.
Sau một trận mưa rào, mọi vật đều sáng và tươi. Những đóa hoa dâm bụt thêm đỏ chói. Bầu trời xanh bóng như vừa được giội rửa. Mấy đám mây bông nhởn nhơ, sáng rực lên như ánh mặt trời.
Mọi vật /đều sáng và tươi
CN VN
Những đóa hoa dâm bụt/ thêm đỏ chói.
CN VN
Bầu trời /xanh bóng như vừa được giội rửa.
CN VN
Mấy đám mây bông/ nhởn nhơ, sáng rực lên như ánh mặt trời.
CN VN
Mik cần gấp giúp mik với !!!
Sau một trận mưa rào, mọi vật//đều sáng và tươi. Những đóa hoa dâm bụt// thêm đỏ chói. Bầu trời// xanh bóng như vừa được giội rửa. Mấy đám mây bông// nhởn nhơ, sáng rực lên như ánh mặt trời.
Ghi lại tên các sự vật được so sánh với nhau trong các câu sau :
a) Từ trên gác cao nhìn xuống, hồ như một chiếc gương bầu dục, khổng lồ, sáng long lanh.
b) Cầu Thê Húc màu son, cong cong như con tôm, dẫn vào đền Ngọc Sơn.
c) Người ta thấy có con rùa lớn, đầu to như trái bưởi, nhô lên khỏi mặt nước.
a) Từ trên gác cao nhìn xuống, hồ như một chiếc gương bầu dục, khổng lồ, sáng long lanh.
Hồ được so sánh với một chiếc gương bầu dục, khổng lồ, sáng long lanh.
b) Cầu Thê Húc màu son, cong cong như con tôm, dẫn vào đền Ngọc Sơn.
Cầu Thê Húc được so sánh với con tôm.
c) Người ta thấy có con rùa lớn, đầu to như trái bưởi, nhô lên khỏi mặt nước.
– Đầu rùa được so sánh với trái bưởi.
a) Trong bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta, sau khi dẫn ra những tấm gương của sự cống hiến, hi sinh cho kháng chiến, Chủ tịch Hồ Chí Minh tổng kết :
Những cử chỉ cao quý đó, tuy khác nhau nơi việc làm, nhưng đều giống nhau nơi lòng nồng nàn yêu nước.
Tác giả phải dùng tháo tác nào để có thể nhận rõ sự khác nhau và giống nhau ? Câu văn trên được viết nhằm nhấn mạnh đến sự khác nhau hay sự giống nhau ?
b) Đoạn bàn về việc so sánh đức nhà Lí và nhà Lê trong Đại Việt sử kí của Lê Văn Hưu dẫn dưới đây có cùng mục đích nhấn mạnh sự khác nhau (hoặc giống nhau) như câu trên không ?
Có người hỏi Lê Đại Hành với Lí Thái Tổ ai hơn ?
Trả lời rằng : Về mặt dẹp gian bên trong, đánh giặc bên ngoài để làm mạnh nước Việt ta và ra uy với người Tống thì công của Lí Thái Tổ không bằng Lê Đại Hành gian nan khó nhọc. Về mặt ân uy rõ rệt, lòng người vui vẻ suy tôn, làm cho vận nước lâu dài, để phúc lại cho con cháu thì Đại Hành không biết lo xa bằng Lí Thái Tổ. Thế thì Lí Thái Tổ hơn.
Từ đó suy ra: Thao tác so sánh bao gồm mấy loại chính ?
c) Có người hoài nghi tác dụng của so sánh, vì “mọi so sánh đều khập khiễng”. Anh (chị) có tán thành ý kiến đó không ? Vì sao ?
Theo anh (chị), để có thể so sánh đúng cách thì ta cần phải chú ý những điều gì ? Hãy chọn những câu trả lời đúng trong số các câu sau :
- Những đối tượng (sự vật, hiện tượng) được so sánh phải có mối liên quan với nhau về một mặt (một phương diện) nào đó
- Những đối tượng được so sánh phải hoàn toàn tương đồng hoặc tương phản với nhau.
- Sự so sánh phải dựa trên những tiêu chí cụ thể, rõ ràng và có ý nghĩa quan trọng đối với sự nhận thức bản chất của vấn đề (sự vật, hiện tượng).
- Những kết luận rút ra từ sự so sánh phải chân thực, mới mẻ, bổ ích, giúp cho việc nhận thức sự vật (hiện tượng, vấn đề) được sáng tỏ và sâu sắc hơn.
Thao tác so sánh. So sánh tinh thần yêu nước của nhân dân ta với đồng bào ta ngày nay
- Câu văn: “Những cử chỉ cao quý đó, tuy khác nhau nơi việc làm nhưng đều giống nhau nơi lòng nồng nàn yêu nước nhằm nhấn mạnh sự giống nhau.
b, Đoạn văn của sử gia Lê Văn Hưu sử dụng thao tác so sánh nhằm nhấn mạnh đến sự khác nhau giữa Lý Thái Tổ và Lê Đại hành trong hai việc: “dẹp gian bên trong… để phúc lại cho con cháu”
- Từ (a) và (b) suy ra hao tác so sánh gồm hai loại chính, so sánh nhằm nhận ra sự giống nhau, sự khác nhau
c, Không đồng ý với ý kiến trên. Vì So sánh là một trong những thao tác quan trọng, cần thiết trong lập luận, đời sống, góp phần hỗ trợ tích cực vào quá trình nhận thức của con người
→ Lựa chọn khẳng định 1, 3, 4
Những sự vật trong câu sau được so sánh với nhau về đặc điểm nào ?
Mặt trời tròn trĩnh như lòng đỏ một quả trứng.
A. Tròn trĩnh
B. Như
C. Lòng đỏ
Vậy những sự vật trong câu sau được so sánh với nhau về đặc điểm tròn trĩnh
Câu văn:"Nhìn trái sầu riêng lủng lẳng dưới cành trông giống những tổ kiến" giúp em cảm nhận điều gì?