Yếu tố tự nhiên chính nào làm cho cơ cấu cây trồng của đồng bằng sông Cửu Long khác với Đông Nam Bộ
Dựa vào các điều kiện tự nhiên hãy giải thích sự khác biệt về cơ cấu cây trồng của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ với Đồng bằng sông cửu Long
Gợi ý làm bài
- Nêu sự khác biệt về cơ cấu cây trồng: Trung du và miền núi Bắc Bộ trồng nhiều loại cây công nghiệp dài ngày ưa khí hậu có yếu tố cận nhiệt; Đồng hằng sông Cửu Long nghiêng về các loại cây ngắn ngày ưa khí hậu nóng.
- Do sự khác nhau về khí hậu: Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh; Đồng hằng sông Cửu Long khí hậu mang tính chất cận xích đạo.
- Do sự khác nhau về địa hình - đất đai: Trung du và miền núi Bắc Bộ là nơi có địa hình dốc chiếm ưu thế nên việc trồng cây dài ngày thích hợp hơn: Đồng hằng sông Cửu Long là vùng có điều kiện địa hình, đất đai thích hợp hơn đối với các loại cây ngắn ngày.
- Ngoài các nhân tố trên còn có các nhân tố tự nhiên, kinh tế - xã hội khác (tập quán canh tác, kinh nghiệm sản xuất,...).
Dựa vào các điều kiện tự nhiên, hãy giải thích sự khác biệt về cơ cấu cây trồng của vùng Trung Du và miền núi Bắ Bộ với vùng Đồng bằng Sông Cửu Long
- Nêu sự khác biệt về cơ cấu cây trồng : Trung du và miền núi Bắc Bộ trồng nhiều loại cây dài ngày, ưa khí hậu có yếu tố cận nhiệt : Đồng bằng sông Cửu Long nghiêng về các loại cây ngắn ngày, ưa khí hậu nóng
- Do sự khác nhau về khí hậu : Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng có khí hậu nhiệt đới có mùa đông lạnh; Đồng bằng sông Cửu Long có khí hậu mang tính chất cận xích đạo.
- Do sự khác biệt nhau về địa hình - đất đai : Trung du và miền núi Bắc Bộ là nơi mà địa hình dốc chiếm ưu thế nên trồng cây dài ngày thích hợp hơn. Đồng bằng sông Cửu Long là vùng có điều kiện địa hình đất đai nói chung thích hợp hơn cho các loại cây ngắn ngày.
- Ngoài các nhân tố trên còn có các nhân tố tự nhiên, kinh tế - xã hội khác (tập quán canh tác, kinh nghiệm sản xuất)
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam (trang vùng Đông Nam Bộ, vùng Đồng bằng sông Cửu Long) và kiến thức đã học, hãy:
a) So sánh sự khác nhau về cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông cửu Long
b) Giải thích vì sao khu vực nông - lâm - thủy sản của Đồng bằng sông Cửu Long chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu GDP?
a) So sánh sự khác nhau trong cơ cấu GDP của Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long
-Tỉ trọng nông - lâm - thủy sản: Đông Nam Bộ khu tỉ trọng nhỏ nhất (6,2%) và nhỏ hơn Đồng bằng sông Cửu Long (42,8%)
-Tỉ trọng công nghiệp - xây dựng: Đông Nam Bộ tỉ trọng lớn nhất (65,1%), lớn hơn Đồng bằng sông Cửu Long (24,2%)
-Tỉ trọng dịch vụ: Đông Nam Bộ nhỏ hơn Đồng bằng sông Cửu Long (28,7% so với 33,0%)
-Khu vực chiếm tỉ trọng lớn nhất và quan trọng nhất ở Đông Nam Bộ là công nghiệp - xây dựng; còn ở Đồng bằng sông Cửu Long là nông - lâm - thủy sản
b) hu vực nông - lâm - thủy sản của Đồng bằng sông Cửu Long chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu GDP vì có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển
*Điều kiện tự nhiên
-Có vùng biển rộng, giàu tiềm năng; biển ấm tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều loài sinh vật biển phát triển; có ngư trường trọng điểm Cà Mau - Kiên Giang (ngư trường vịnh Thái Lan); lại ít khi có bão xảy ra, tạo điều kiện thuận lợi cho họat động khai thác hải sản
-Hệ thống sông ngòi, kênh rạch dày đặc, nhiều bãi triều, cánh rừng ngập mặn thuận lợi cho việc nuôi thuỷ sản
-Đất phù sa màu mỡ, nguồn nước dồi dào, khí hậu cận xích đạo, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất nông nghiệp
-Có diện tích rừng ngập mặn lớn, ngoài ra còn có rừng tràm
*Điều kiện kinh tế - xã hội
-Dân cư đông, nguồn lao động dồi dào, có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp, đặc biệt là trồng lúa, đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản và năng động trong cơ chế thị trường
-Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất - kĩ thuật phục vụ cho sản xuất và chế biến nông - lâm - thủy sản khá phát triển
-Chính sách khuyến khích phát triển nông - lâm - thuỷ sản
-Thị trường tiêu thụ rộng lớn (trong và ngoài nước)
Phân tích bảng số liệu để thấy rõ đặc điểm cơ cấu trang trại của cả nước và hai vùng Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long. Nhận xét và giải thích về sự phát triển của một số loại trang trại tiêu biểu ở Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long, năm 2006.
- Chuyển bảng số liệu ở SGK thành bảng số liệu tương đối (số liệu %):
Các loại trang trại | Cả nước | Đông Nam Bộ | Đồng bằng sông Cửu Long |
Tổng số | 100,0 | 100,0 | 100,0 |
Trang trại trồng cây hàng năm | 28,7 | 10,7 | 44,9 |
Trang trại trồng cây lâu năm | 16,0 | 58,3 | 0,3 |
Trang trại chăn nuôi | 14,7 | 21,4 | 3,6 |
Trang trại nuôi trồng thủy sản | 30,1 | 5,3 | 46,2 |
Trang trại thuộc các loại khác | 10,5 | 4,3 | 5,0 |
- Nhận xét và giải thích:
+ Ở Đông Nam Bộ: trang trại trồng cây công nghiệp lâu năm chiếm tỉ trọng lớn nhất, do ở đây có điều kiện thuận lợi cho phát triển cây công nghiệp lâu năm (đất đai, khí hậu). Tiếp đến là trang trại chăn nuôi, phát triển dựa trên điều kiện nguồn thức ăn thuận lợi và nhu cầu thực phẩm rất lớn của các trung tâm công nghiệp và thành phố lớn.
+ Ở Đồng bằng sông Cửu Long, trang trại nuôi trồng thuỷ sản chiếm tỉ trọng lớn nhất, do ở đây có nhiều điều kiện cho nuôi trồng thuỷ sản (sông ngòi, kênh rạch, bãi triều, mặt nước ruộng sâu,..). Tiếp đến là trang trại trồng cây hàng năm, phát triển dựa trên các điều kiện thuận lợi về đất đai, khí hậu và nhu cầu...
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, xác định và giải thích sự khác nhau về cơ cấu cây trồng, vật nuôi giữa Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long.
HƯỚNG DẪN
a) Xác định cơ cấu cây trồng, vật nuôi
− Cơ cấu cây trồng
+ Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL): Cơ cấu kém đa dạng hơn Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH), chủ yếu là các loài ưa khí hậu nóng ẩm.
+ ĐNSH: cơ cấu cây trồng đa dạng, có cả cây nhiệt đới, cận nhiệt đới và ôn đới.
− Cơ cấu vật nuôi
+ ĐBSCL: chủ yếu là bò, ít trâu; gia cầm chủ yếu là vịt.
+ ĐBSH: nhiều trâu hơn, gia cầm chủ yếu là gà.
b) Giải thích
− ĐBSCL: Địa hình thấp, diện tích ngập nước rộng; khí hậu cận Xích đạo.
+ ĐBSH: Địa hình cao hơn; khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh.
Câu 13: Vùng nào được coi là trọng điểm sản xuất lúa ở nước ta
A. Trung du miền núi Bắc Bộ. B. Đồng bằng sông Hồng.
C. Đông Nam Bộ. D. Đồng bằng sông Cửu Long
Câu 15: Điều kiện tự nhiên của vùng Đông Nam Bộ thích hợp chuyên canh loại cây nào?
A. Cây lương thực. B. Cây CN hàng năm.
C. Cây CN lâu năm. D. Các loại rau ôn đới.
Câu 16: Khí hậu nổi bật vùng Đông Nam Bộ là
A. nhiệt đới, nóng khô quanh năm. B. cận xích đạo, nóng quanh năm.
C. cận xích đạo, có mưa quanh năm. D. nhiệt đới ẩm, có mùa đông lạnh.
Câu 13: Vùng nào được coi là trọng điểm sản xuất lúa ở nước ta
A. Trung du miền núi Bắc Bộ. B. Đồng bằng sông Hồng.
C. Đông Nam Bộ. D. Đồng bằng sông Cửu Long
Câu 15: Điều kiện tự nhiên của vùng Đông Nam Bộ thích hợp chuyên canh loại cây nào?
A. Cây lương thực. B. Cây CN hàng năm.
C. Cây CN lâu năm. D. Các loại rau ôn đới.
Câu 16: Khí hậu nổi bật vùng Đông Nam Bộ là
A. nhiệt đới, nóng khô quanh năm. B. cận xích đạo, nóng quanh năm.
C. cận xích đạo, có mưa quanh năm. D. nhiệt đới ẩm, có mùa đông lạnh.
-So sánh tỉ lệ thị dân của Đông Nam Bộ so với cả nước. -Tỉ lệ phẩn trăm câc loại đất chủ yếu ở Đồng bằng sông Cửu Long. -Tên nghành kinh tế có điều kiện thuận lợi phát triển ở Đồng bằng sông Cửu Long.
1. cho biết điểm cực Bắc, Nam, Tây, Đông (phần đất liền) việt nam thuộc các tỉnh nào? Vị trí địa lí tự nhiên nước ta có những đặc điểm nổi bật nào?
2. lập bảng so sánh các đặc điểm cơ bản của đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long (nguồn gốc, diện tích, địa hình )
3. vẽ biểu đồ hình tròn thể hiện cơ cấu diện tích của 3 nhóm đất chính ở nước ta theo số liệu sau và rút ra nhận xét:
- Đất Feralit đồi núi thấp: 65% diện tích đất tự nhiên
- Đất mùn cao: 11% diện tích đất tự nhiên
- Đất phù sa: 24% diện tích đất tự nhiên
4. Vẽ biểu đồ hình cột diện tích rừng, nhận xét.
5. Trình bày thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên của Miền Bắc và Đông Bắc Bộ.
( mong giúp mik giải trong buổi tối hôm nay ạ )
Điểm khác nhau trong sản xuất nông nghiệp của Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long là
A. gia cầm phát triển mạnh ở Đồng bằng sông Cửu Long, còn ở Đồng bằng sông Hồng là chăn nuôi gia súc lớn.
B. cây trồng vụ đông chỉ phát triển ở Đồng bằng sông Hồng trong khi ở Đồng bằng sông Cửu Long không có.
C. Đồng bằng sông Cửu Long là vùng trồng hoa lớn nhất nước trong khi Đồng bằng sông Hồng là vùng trồng cây ăn quả lớn nhất.
D. Đồng bằng sông Hồng có sản lượng lúa lớn nhất còn Đồng bằng sông Cửu Long có năng suất lúa cao nhất.
Giải thích nha !!!