Cho tam giác ABC. Trên AB, AC lần lượt lấy các điểm E, F sao cho AE = AF, EF cắt trung tuyến vẽ từ đỉnh A của tam giác ABC tại I. Chứng minh: \(\frac{IE}{IF}=\frac{AC}{AB}\)
Cho tam giác ABC, trên AB,AC lần lượt lấy các điểm A và F sao cho AE=AF, EF giao đường trung tuyến AM tại I. Từ B kẻ BD//AF cắt AM tại D. Chứng minh:
a)\(\dfrac{IE}{BD}=\dfrac{AE}{AB}\)
b)\(\dfrac{IE}{IF}>1\left(AB< AC\right)\)
Cho tam giác ABC. Trên cạnh AB và AC lần lượt lấy E và F sao cho AE = AF. AM là trung tuyến và I là giao điểm của EF và MA. Chứng minh IE/IF = AC / AB
-Qua E,F kẻ các đường thẳng song song với BC cắt AM lần lượt tại P,Q.
-Xét △PIF có: PF//EQ (gt).
\(\Rightarrow\dfrac{EQ}{PF}=\dfrac{IE}{IF}\) (hệ quả định lí Ta-let).
-Xét △ABM có: EQ//BM (gt).
\(\Rightarrow\dfrac{EQ}{BM}=\dfrac{AE}{AB}\) (hệ quả định lí Ta-let). (1)
-Xét △ACM có: PF//CM (gt).
\(\Rightarrow\dfrac{PF}{CM}=\dfrac{AF}{AC}\) (hệ quả định lí Ta-let).
Mà \(BM=CM\) (M là trung điểm BC), \(AE=AF\) (gt)
\(\Rightarrow\dfrac{PF}{BM}=\dfrac{AE}{AC}\) (2)
-Từ (1), (2) suy ra:
\(\dfrac{\dfrac{EQ}{BM}}{\dfrac{PF}{BM}}\)=\(\dfrac{\dfrac{AE}{AB}}{\dfrac{AE}{AC}}\)
\(\Rightarrow\) \(\dfrac{EQ}{PF}=\dfrac{AC}{AB}\) mà \(\dfrac{EQ}{PF}=\dfrac{IE}{IF}\left(cmt\right)\)
Nên \(\dfrac{IE}{IF}=\dfrac{AC}{AB}\)
cho tam giác ABC. Trên AB, AC lần lượt các điểm E,F sao cho AE=AF, EF cắt trung tuyến từ đỉnh A của tam giác tại I. chứng minh rằng: IE:IF=AC:AB
mấy bạn giúp dùm tôi với cảm ơn ạ
cho tam giác abc, trung tuyến am. trên ab, ac lần lượt lấy e, f sao cho ae=af. đoạn ef cắt am tại i. vẽ phân giác ck của góc acb cắt am,ab lần lượt tại h và k. chứng minh: hc/hk - bc/ac = 1
cho tam giác abc, trung tuyến am. trên ab, ac lần lượt lấy e, f sao cho ae=af. đoạn ef cắt am tại i. vẽ phân giác ck của góc acb cắt am,ab lần lượt tại h và k. chứng minh: hc/hk - bc/ac = 1
Cho tam giác ABC, trên các cạnh BC, CA, AB lần lượt lấy các điểm D, E, F (khác các đỉnh của tam giác) sao cho AD, BE, CF cắt nhau tại I. Chứng minh rằng:
\(\frac{IA}{ID}+\frac{IB}{IE}+\frac{IC}{IF}\ge6\)
\(\left(\frac{ID}{AD}+\frac{IE}{BE}+\frac{IF}{CF}\right)\left(\frac{AD}{ID}+\frac{BE}{IE}+\frac{CF}{IF}\right)\ge\left(\sqrt{\frac{ID}{AD}}\sqrt{\frac{AD}{ID}}+\sqrt{\frac{IE}{BE}}\sqrt{\frac{BE}{IE}}+\sqrt{\frac{IF}{CF}}\sqrt{\frac{CF}{IF}}\right)^2\)
\(\Rightarrow\frac{AD}{ID}+\frac{BE}{IE}+\frac{CF}{IF}\ge\left(1+1+1\right)^2\Leftrightarrow\frac{IA+ID}{ID}+\frac{IB+IE}{IE}+\frac{IC+IF}{IF}\ge9\)
\(\Rightarrow\frac{IA}{ID}+\frac{IB}{IE}+\frac{IC}{IF}\ge6\)
Bạn ko hiểu chỗ nào thì hỏi mình nhé!
Cho tam giác ABC, trên các cạnh BC, CA, AB lần lượt lấy các điểm D, E, F (khác các đỉnh của tam giác) sao cho AD, BE, CF cắt nhau tại I. Chứng minh rằng:
\(\frac{IA}{ID}+\frac{IB}{IE}+\frac{IC}{IF}\ge6\)
ta có: \(\frac{IA}{ID}+\frac{IB}{IE}+\frac{IC}{IF}=\frac{AD-ID}{ID}+\frac{BE-IE}{IE}+\frac{FC-FI}{FI}\)
=\(\frac{AD}{ID}+\frac{BE}{IE}+\frac{FC}{FI}-3\)
(từ A và I kẻ 2 đường thẳngAH,IK vuông góc vs BC(H,KϵBC) →áp dụng hệ quả định lý tales :\(\frac{AD}{ID}=\frac{AH}{IK}\)mà AH và IK là 2 đường cao của 2 Δ có chung đáy là ΔABCvà ΔBIC→\(\frac{AH}{IK}=\frac{SABC}{SBIC}\) ;làm tương tự vs các cạnh còn lại ,ta có:\(\frac{BE}{IE}=\frac{SABC}{SAIC};\frac{FC}{FI}=\frac{SABC}{SAIB}\))(cái này làm ngoài nháp thôi ,típ tục nèo)
=\(\frac{SABC}{SBIC}+\frac{SABC}{SAIC}+\frac{SABC}{SAIB}-3\)
=\(\frac{SAIB+SAIC+SBIC}{SBIC}+\frac{SAIB+SAIC+SBIC}{SAIC}+\frac{SAIB+SAIC+SBIC}{SAIB}-3\)
=\(3+\frac{SAIB}{SBIC}+\frac{SBIC}{SAIB}+\frac{SAIB}{SAIC}+\frac{SAIC}{SAIB}+\frac{SAIC}{SBIC}+\frac{SBIC}{SAIC}-3\)
Áp dụng BĐT coosshi cho 2 số dương ,ta có:
\(\frac{SAIB}{SBIC}+\frac{SBIC}{SAIB}\ge2\sqrt{\frac{SAIB}{SBIC}.\frac{SBIC}{SAIB}=2}\)tương tự ta có:\(\frac{SAIB}{SAIC}+\frac{SAIC}{SAIB}\ge2;\frac{SAIC}{SBIC}+\frac{SBIC}{SAIC}\ge2\)
vậy \(\frac{IA}{ID}+\frac{IB}{IE}+\frac{IC}{FI}\ge3+2+2+2-3=6\left(đfcm\right)\)
Cho tam giác ABC có AB=AC. Lấy điểm E trên cạnh AB, điểm F trên cạnh AC sao cho AE=AF.
a) Chứng minh BF=CE và tam giác BEC=tam giác CFB
b) BF cắt CE tại I cho biết IE=IF. Chứng minh tam giác IBE=ICF(=Theo 2 cách (Trường bằng nhau thứ 1, 2 của tam giác)
Tớ chứng minh phần a hơi ngược tí nhé ( cminh vế sau trước)
a) Ta có: AB = AE + EB; AC = AF + FC
Mà AB = AC (gt)
AE = AF (gt)
=> EB = FC
Vì tam giác ABC có AB = AC => tam giác ABC cân tại A
=> góc B = góc C (tính chất tam giác cân)
Xét tam giác BEC và tam giác CFB có:
EB = FC (cmt)
góc B = góc C (cmt)
BC chung
=> tam giác BEC = tam giác CFB (c.g.c)
=> BF = CE (2 góc T.Ứ) ; => góc BEC = góc CFB
b) C1: Xét tam giác IBE và tam giác ICF có:
IE = IF (gt)
góc BEC = góc CFB (cmt)
EB = FC (cmt)
=> tam giác IBE = tam giác ICF (c.g.c)
C2: Ta có BF = IB + IF
CE = CI + IE
Mà BF = CE (cmt)
IE = IF (gt)
=> IB = IC
Ta có góc BIE = góc CIF ( 2 góc đối đỉnh)
Xét tam giác IBE và tam giác ICF có:
IE = IF (gt)
góc BIE = góc CIF (cmt)
IB = IC (cmt)
=> tam giác IBE = tam giác ICF (c.g.c)
Cho tam giác ABC cân tại A. Trên 2 cạnh AB và AC lần lượt lấy các điểm E và F sao cho AE + AF = AB. Gọi M là trung điểm của EF. Chứng minh rằng M luôn đi qua một điểm cố định.