Những câu hỏi liên quan
Nguyễn Tiến Đạt
Xem chi tiết
Đoàn Trần Quỳnh Hương
14 tháng 6 2023 lúc 17:41

"Gương không có thuỷ gương mờ
Thuyền không có lái lững lơ giữa dòng,
Mong sao nghĩa thuỷ tình chung
Cho thuyền cặp bến, gương trong ngàn đời..."

Đồng âm "thuyền": thuyền thứ nhất là phương tiện chuyên chở và thuyền thứ hai là chỉ mối tình của một cặp đôi đang yêu nhau. 

"Có một suối thơ chảy từ gần gũi,
Ra xa xôi, và lại đến gần quanh."

Cặp từ trái nghĩa "gần - xa" 

"Làn thu thủy nét xuân sơn 

Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh" 

Từ đồng nghĩa : ghen và hờn

Phan ngọc linh
Xem chi tiết
Nguyễn Linh Phương
13 tháng 5 2020 lúc 16:34

ủa đố gì dầy trời

Khách vãng lai đã xóa
Hn . never die !
13 tháng 5 2020 lúc 16:49

Trả lời :

Bn Nguyễn Linh Phương đây là tiếng việt lớp 5, bn ko đc biết thì đừng bình luận linh tinh.

- Hok tốt !!

^_^

Khách vãng lai đã xóa
Lê Thị Khánh Linh
13 tháng 5 2020 lúc 20:46

ơ bạn ơi mình làm r đó, làm đầu tiên luôn, bạn k phiền nếu t i c k cho mình chứ?

Khách vãng lai đã xóa
Phan ngọc linh
Xem chi tiết
Lê Thị Khánh Linh
13 tháng 5 2020 lúc 20:26

Câu ghép là câu có từ 2 cụm C-V   trở lên, không bao chứa nhau

Mỗi cụm C-V của câu ghép có deajng một câu đơn và đc gọi chung là một vế của câu ghép

VD: trời mưa to, nước sông dâng cao.

Danh từ (DT ): DT là những từ chỉ sự vật ( người, vật, hiện tượng, khái niệm hoặc đơn vị )

- DT chỉ hiện tượng : mưa, nắng , sấm, chớp,…

- DT chỉ khái niệm : đạo đức, người, kinh nghiệm, cách mạng,…

- DT chỉ đơn vị :  Ông, vị (vị giám đốc ),cô (cô Tấm ) ,cái, bức, tấm,… ; mét, lít, ki-lô-gam,… ;nắm, mớ, đàn,…

Khi phân loại DT tiếng Việt, trước hết , người ta phân chia thành 2 loại : DT riêng và DT chung .

- Danh từ riêng : là tên riêng của một sự vật ( tên người, tên địa phương, tên địa danh,.. )

- Danh từ chung : là tên của một loại sự vật (dùng để gọi chung cho một loại sự vật ). DT chung có thể chia thành 2 loại :

+ Danh từ cụ thể : là DT chỉ sự vật mà ta có thể cảm nhận được bằng các giác quan (sách, vở, gió ,mưa,…).

+ Danh từ trừu tượng : là các DT chỉ sự vật mà ta không cảm nhận được bằng các giác quan ( cách mạng, tinh thần, ý nghĩa,… )

Các DT chỉ hiện tượng, chỉ khái niệm, chỉ đơn vị được giảng dạy trong chương trình SGK lớp 4 chính là các loại nhỏ của DT chung.

+ DT chỉ hiện tượng :

Hiện tượng là cái xảy ra trong không gian và thời gian mà con người có thể nhận thấy, nhận biết được. Có hiện tượng tự nhiên như : mưa , nắng, sấm, chớp, động đất,… và hiện tượng xã hội như : chiến tranh, đói nghèo, áp bức,…DT chỉ hiện tượng là DT biểu thị các hiện tượng tự nhiên ( cơn mưa,ánh nắng, tia chớp,…) và hiện tượng xã hội (cuộc chiến tranh, sự đói nghèo,…) nói trên.

      + DT chỉ khái niệm :

Chính là loại DT có ý nghĩa trừu tượng ( DT trừu tượng- đã nêu ở trên). Đây là loại DT không chỉ vật thể, các chất liệu hay các đơn vị sự vật cụ thể ,mà biểu thị các khái niệm trừu tượng như : tư tưởng, đạo đức, khả năng, tính nết, thói quen, quan hệ, thái độ,cuộc sống, ý thức , tinh thần, mục đích, phương châm,chủ trương, biện pháp, ý kiến, cảm tưởng, niềm vui, nỗi buồn, tình yêu, tình bạn,…Các khái niệm này chỉ tồn tại trong nhận thức, trong ý thức của con người, không “vật chất hoá”, cụ thể hoá được. Nói cách khác, các khái niệm này không có hình thù, không cảm nhận trực tiếp được bằng các giác quan như mắt nhìn, tai nghe,…


 
      + DT chỉ đơn vị :

Hiểu theo nghĩa rộng, DT chỉ đơn vị là những từ chỉ đơn vị các sự vật. Căn cứ vào đặc trưng ngữ nghĩa , vào phạm vi sử dụng, có thể chia DT chỉ đơn vị thành các loại nhỏ như sau :

- DT chỉ đơn vị tự nhiên : Các DT này chỉ rõ loại sự vật, nên còn được gọi là DT chỉ loại. Đó là các từ :con, cái , chiếc; cục, mẩu, miếng; ngôi, tấm , bức; tờ, quyển, cây, hạt, giọt, hòn ,sợi,…

- DT chỉ đơn vị đo lường : Các DT này dùng để tính đếm, đo đếm các sự vật, vật liệu, chất liệu,…VD :lạng, cân, yến, tạ, mét thước, lít sải, gang,…

- DT chỉ đơn vị tập thể : Dùng để tính đếm các sự vật tồn tại dưới dạng tập thể , tổ hợp. Đó là các từ :bộ, đôi, cặp, bọn, tụi, đàn,dãy, bó,…

- DT chỉ đơn vị thời gian: Các từ như: giây, phút , giờ, tuần, tháng,mùa vụ, buổi,…

- DT chỉ đơn vị hành chính, tổ chức: xóm, thôn, xã, huyện, nước,nhóm, tổ, lớp , trường,tiểu đội, ban, ngành,… 

Động từ là từ (thành phần câu) dùng để biểu thị hoạt động (chạyđiđọc), trạng thái (tồn tạingồi). Trong ngôn ngữ, động từ gồm hai loại là nội động từ và ngoại động từ. Nội động từ là động từ chỉ có chủ ngữ (Vd: Anh ấy chạy) còn ngoại động từ là động từ có chủ ngữ và tân ngữ (VD: cô ấy ăn cá). Trong ngôn ngữ đơn lập như tiếng Việt, động từ cũng như các loại từ khác không biến đổi hình thái, trong một số ngôn ngữ hòa kết, động từ thường bị biến đổi hình thái theo ngôi, thì... Động từ trong ngôn ngữ hòa kết khi không biến đổi gọi là động từ nguyên mẫu.

Tính từ là những từ miêu tả đặc điểm hoặc tính chất của sự vật, hoạt động, trạng thái....

VD: xinh xắn, khỏe , to, cao, thấp, bé,...

Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau. Có thể chia từ đồng nghĩa thành 2 loại.

- Từ đồng nghĩa hoàn toàn (đồng nghĩa tuyệt đối): Là những từ có nghĩa hoàn toàn giống nhau, được dùng như nhau và có thể thay đổi cho nhau trong lời nói.

- Từ đồng nghĩa không hoàn toàn ( đồng nghĩa tương đối, đồng nghĩa khác sắc thái): Là các từ tuy cùng nghĩa nhưng vẫn khác nhau phần nào sắc thái biểu cảm ( biểu thị cảm xúc, thái độ) hoặc cách thức hành động. Khi dùng những từ ngữ này, ta phải cân nhắc lựa chọn cho phù hợp.

VD:vàng xuộm, vàng hoe,vàng lịm,....

Từ trái nghĩa  những từ, cặp từ có nghĩa trái ngược nhau, nhưng có liên hệ tương liên nào đó. Loại từ này có thể chung một tính chất, hành động, suy nghĩ nhưng ý nghĩa lại ngược nhau. Hoặc giữa 2 từ không có mối quan hệ từ, ngữ nghĩa gì, nó thường được sử dụng để nhấn mạnh, so sánh, gây chú ý

Ví dụ: Thường thì những câu ca dao,tục ngữ, văn thơ hay sử dụng từ trái nghĩa.

“Lá lành đùm lá rách”. Ta thấy cặp từ trái nghĩa là “lành” và “rách”.

“Chân ướt, chân ráo”, cặp từ trái nghĩa là “ướt” và “ráo”.

“Chân cứng đá mềm” 2 từ trái nghĩa là “cứng” và “mềm”.

Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm nhưng khác hẳn nhau về nghĩa. Ví dụ: “Đường phèn” và “con đường”. Từ nhiều nghĩa là từ mang nghĩa gốc và một hay một số nghĩa chuyển, các nghĩa của từ nhiều nghĩa luôn có mối liên hệ với nhau.

Từ đồng âm là gì ?

– Từ đồng âm là các từ trùng với nhau về hình thức ngữ âm (thường là viết, đọc giống nhau) nhưng lại khác nhau về nghĩa của từ.

Ví dụ: “chân bàn” và “chân chất”

– Thường thì từ đồng âm thường dễ nhầm lẫn với từ nhiều nghĩa nên muốn phân biệt được cần phải dựa vào từng trường hợp, câu văn cụ thể. Cách phân biệt:

+ Đối với từ đồng âm: các nghĩa hoàn toàn khác nhau và đều mang nghĩa gốc nên không thể thay thế cho nhau.

.

+ Đối với từ nhiều nghĩa: Các nghĩa có thể khác nhau nhưng vẫn có mặt liên quan về nghĩa. Các từ này có thể thay thế được khi ở nghĩa chuyển bằng một từ khác.

Ví dụ:

– “Các cầu thủ của đội tuyển Việt Nam đã ghi bàn một cách đẹp mắt” và ” Đầu năm nhà nó đi chùa cầu may để mong một năm bình an, hạnh phúc”

=> “Cầu thủ” chỉ danh từ những người chơi môn thể thao bóng đá, còn “cầu may” là động từ chỉ hành động tâm linh vào dịp đầu năm. Đây là hai từ giống nhau về âm nhưng nghĩa hoàn toàn khác nhau và không thể thay thế cho nhau. Đây là hiện tượng từ đồng âm.

– “Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng/ Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”

=> “MT” thứ nhất mang nghĩa gốc chỉ mặt trời thực có chức năng chiếu sáng, còn “MT” thứ hai mang nghĩa chuyển chỉ Bác Hồ. Như vậy “MT” thứ hai còn có thể thay thế bằng các từ như “Bác Hồ”, “Người”… Đây là hiện tượng từ nhiều nghĩa

Từ nhiều nghĩa là từ có 1 nghĩa gốc và một hay một số nghĩa chuyển. Các nghĩa của từ bao giờ cũng có mối liên hệ với nhau.

- Một từ nhưng có thể gọi tên nhiều sự vật , hiện tượng, biểu thị nhiều khái niệm ( về sự vật, hiện tượng ) có trong thực tế thì từ ấy gọi là từ nhiều nghĩa.

VD:Xe đạp: chỉ loại xe người đi, có 2 bánh, dùng sức người đạp cho quay bánh. Đây là nghĩa duy nhất của từ xe đạp.Vậy từ xe đạp là từ chỉ có một nghĩa .

VD2:  Với từ “Ăn’’:

-         Ăn cơm : cho vào cơ thể thức nuôi sống ( nghĩa gốc).

-         Ăn cưới : Ăn uống nhân dịp cưới.

-         Da ăn nắng : Da hấp thụ ánh nắng cho thấm vào , nhiễm vào.

-         Ăn ảnh : Vẻ đẹp được tôn lên trong ảnh.

-         Tàu ăn hàng : Tiếp nhận hàng để chuyên chở.

-         Sông ăn ra biển : Lan ra, hướng đến biển.

-         Sơn ăn mặt : Làm huỷ hoại dần từng phần.

…..

Như vậy, từ “Ăn” là một từ nhiều nghĩa .


Đại từ là từ dùng để xưng hô hay để thay thế DT, ĐT, TT (hoặc cụm DT, cụm ĐT, cụm TT ) trong câu cho khỏi lặp lại các từ ngữ ấy.
==> dùng để xưng hô : Là từ được người nói dùng để tự chỉ mình hay chỉ người khác khi giao tiếp.
Đại từ xưng hô thể hiện ở 3 ngôi:
      +  chỉ ngôi thứ nhất (chỉ người nói): tôi, ta, tớ, chúng tôi, chúng ta,...
      +  chỉ ngôi thứ hai (chỉ người nghe): mày, cậu, các cậu, ...
      + chỉ ngôi thứ ba (người được 2 người ở ngôi thứ nhất và thứ 2 nói tới): họ, nó, hắn, bọn họ, chúng nó,...
==>  dùng để hỏi: ai? gì? nào? bao nhiêu?...
==>  dùng để thay thế từ ngữ đã dùng cho khỏi lặp: vậy, thế 

Học tốt

Khách vãng lai đã xóa
_ Yuki _ Dễ thương _
Xem chi tiết
Phương Trâm
18 tháng 11 2016 lúc 11:09

2. Dùng từ với nghĩa nước đôi do hiện tượng đồng âm:

Ví dụ: “Đem cá về kho” .

Nếu tách khỏi ngữ cảnh có thể hiểu theo hai nghĩa:

- “Kho” với nghĩa chỉ một cách chế biến thức ăn.

- “Kho” chỉ các chứa đựng, chỉ cái kho để chứa cá.
 

=> Dùng từ với nghĩa nước đôi do hiện tượng đồng âm.

Phương Trâm
18 tháng 11 2016 lúc 11:06

1. Các từ đồng âm nhưng nghĩa khác xa nhau:

Ví dụ: Từ " lồng "

- Con ngựa đang đứng bỗng lồng lên.

Lồng trong câu:

+ Là động từ

+ Chỉ hoạt động cất vó lên cao với một sức mạnh đột ngột rất khó kìm giữ.

- Mua được con chim, bạn tôi nhốt ngay vào lồng.

Lồng trong câu:

+ Là danh từ

+ Chỉ đồ vật đan thưa bằng tre, nứa, nhựa, sắt để nhốt chim hoặc gà, vịt, cá.

 

khuatthuduong
Xem chi tiết
phuong phuong
Xem chi tiết
Nguyễn Tâm Như
8 tháng 5 2016 lúc 16:17

 - Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm thanh ( thường là chữ viết giống nhau, đọc giống nhau ) nhưng khác hẳn nhau về nghĩa.

Ví dụ: Đậu tương - Đất lành chim đậu – Thi đậu, Sợi chỉ - chiếu chỉ - chỉ đường - chỉ vàng.

- Từ nhiều nghĩa là từ có 1 nghĩa gốc và một hay một số nghĩa chuyển. Các nghĩa của từ bao giờ cũng có mối liên hệ với nhau.

VD1 :

Xe đạp : chỉ loại xe người đi, có 2 bánh, dùng sức người đạp cho quay bánh. Đây là nghĩa duy nhất của từ xe đạp.Vậy từ xe đạp là từ chỉ có một nghĩa .

VD2 :  Với từ Ăn’:

-         Ăn cơm : cho vào cơ thể thức nuôi sống ( nghĩa gốc).

-         Ăn cưới : Ăn uống nhân dịp cưới.

-         Da ăn nắng :Da hấp thụ ánh nắng cho thấm vào , nhiễm vào.

-         Ăn ảnh : Vẻ đẹp được tôn lên trong ảnh.

-         Tàu ăn hàng : Tiếp nhận hàng để chuyên chở.

-         Sông ăn ra biển : Lan ra, hướng đến biển.

-         Sơn ăn mặt : Làm huỷ hoại dần từng phần.

.....

Như vậy, từ “Ăn” là một từ nhiều nghĩa .

Từ nghĩa gốc là nghĩa của từ ấy lúc ban đầu

VD: chân theo nghĩa gốc tức là chân người,1 bộ phận cơ thể. 

doraemon
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Thanh Trúc
3 tháng 10 2021 lúc 19:34

Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm nhưng khác hẳn nhau về nghĩa 

Từ nhiều nghĩa là từ mang một nghĩa gốc hay 1 số nghĩa chuyển , các nghĩa của từ nhiều nghĩa luôn có mối liên hệ với nhau

VD: từ đồng âm : hòn đá - đá bóng 

Từ nhiều nghĩa : lá gan - lá cây 

Mik chỉ biết thế thôi chúc bn học tốt

Khách vãng lai đã xóa
Hermione Granger
4 tháng 10 2021 lúc 8:07

Bn tham khảo: 

Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm nhưng khác hẳn nhau về nghĩaVí dụ: “Đường phèn”  “con đường”. Từ nhiều nghĩa là từ mang nghĩa gốc  một hay một số nghĩa chuyển, các nghĩa của từ nhiều nghĩa luôn  mối liên hệ với nhau.

Khách vãng lai đã xóa
doraemon
3 tháng 10 2021 lúc 18:55

Tìm 2 VD cho mỗi loại nha mình nhầm

Khách vãng lai đã xóa
Tuyền Ngọc
Xem chi tiết
❄Jewish Hải❄
18 tháng 1 2022 lúc 13:26

Quan hệ từ là những từ dùng để biểu thị các ý nghĩa quan hệ như sở hữu, so sánh, nhân quả,... giữa các bộ phận của câu hay giữa câu với câu trong đoạn văn.

Ví dụ: Và, với, hay, hoặc, nhưng, mà, thì, của, ở, tại, bằng, như, để, về...

❄Jewish Hải❄
18 tháng 1 2022 lúc 13:32

Từ đồng nghĩa được hiểu là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau. 

Từ trái nghĩa là những từ, cặp từ có ý nghĩa trái ngược nhau, tuy nhiên lại có liên hệ tương liên nào đó.  

Từ đồng âm là loại từ có cách phát âm và cấu tạo âm thanh giống nhau. Một số từ có thể trùng nhau về hình thức viết, cách nói, cách đọc, tuy nhiên lại mang ý nghĩa lại hoàn toàn khác biệt. 

Phan Vĩnh Hà Nam
18 tháng 1 2022 lúc 19:50

Quan hệ từ là những từ dùng để biểu thị các ý nghĩa quan hệ giữa các bộ phận của câu hay giữa câu trong đoạn văn nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
Ví dụ: Và, với, hay, hoặc, nhưng, mà, thì, của, ở, tại, bằng, như, để, về...

ĐINH THÙY LINH
Xem chi tiết

1,

TỪ ĐỒNG NGHĨA

Khái niệm:  Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau. Có thể chia từ đồng nghĩa thành 2 loại.

- Từ đồng nghĩa hoàn toàn (đồng nghĩa tuyệt đối): Là những từ có nghĩa hoàn toàn giống nhau, được dùng như nhau và có thể thay đổi cho nhau trong lời nói.

- Từ đồng nghĩa không hoàn toàn ( đồng nghĩa tương đối, đồng nghĩa khác sắc thái): Là các từ tuy cùng nghĩa nhưng vẫn khác nhau phần nào sắc thái biểu cảm ( biểu thị cảm xúc, thái độ) hoặc cách thức hành động. Khi dùng những từ ngữ này, ta phải cân nhắc lựa chọn cho phù hợp

2,

Việc đặt các từ trái nghĩa bên cạnh nhau có tác dụng làm nổi bật những sự vật, sự việc, hoạt động, trạng thái,…. đối lập nhau.

*Xem thêm : Một từ có thể có nhiều từ trái nghĩa với nó, tuỳ theo từng lời nói hoặc câu văn khác nhau.

Sự đối lập về nghĩa phải đặt trên một cơ sở chung nào đó.

VD : Với từ  “nhạt” :

-         (muối) nhạt     > <  mặn    : cơ sở chung là “độ mặn

-         (đường ) nhạt   > < ngọt : cơ sở chung là “độ ngọt

-         (tình cảm) nhạt > < đằm thắm : cơ sở chung là “mức độ tình cảm

-         (màu áo) nhạt   > < đậm   : cơ sở chung là “màu sắc”.



 

3, - Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm thanh ( thường là chữ viết giống nhau, đọc giống nhau ) nhưng khác hẳn nhau về nghĩa.

- Muốn hiểu được nghĩa của các từ đồng âm, cần đặt các từ đó vào lời nói hoặc câu văn cụ thể .

- Dùng từ đồng âm để chơi chữ : Là dựa vào hiện tượng đồng âm, tạo ra những câu nói có nhiều nghĩa, gây những bất ngờ thú vị cho người đọc, người nghe.
 

Hoàng Quỳnh Trang
Xem chi tiết
Nguyễn Bảo Trung
11 tháng 10 2017 lúc 19:06

Từ đồng âm khác nghĩa:là những từ có cấu tạo trong mặt ngữ pháp thì giống nhau những nghĩa hoàn toàn trái ngược nhau.VD:bàn có nhiều nghĩa:
Nghĩa 1:là vật gắn liền với tuổi học sinh,dùng để học trong nhà trường
Nghĩa 2:là hoạt động nói chuyện,trao đổi về vấn đề gì đó
Từ nhiều nghĩa:có cùng cấu tạo,có nhiều nghĩa và nghĩa có thể rộng và có thể hẹp
VD;chân:
Nghĩa 1:là bộ phận của con người,dùng để đứng vững hoặc để di chuyển .VD:bàn chân của em.
Nghĩa 2:là đường thẳng nối liền giữa trời và biển.VD: chân trời kia đẹp wá!!!