Miêu tả tiếng guốc gỗ khi đi bằng từ tượng thanh
Tiếng "đì đùng" là từ tượng thanh miêu tả tiếng động nào?
Tiếng "đì đùng" là từ tượng thanh miêu tả tiếng động nào?
A. Va chạm của Vật.
B. Tiếng súng nổ.
C.Tiếng mưa
D. Cả A-B đúng
từ tượng thanh miêu tả cơn mưa là?từ tượng hình miêu tả cơn mưa là?
mọi người giúp mk nhé
Róc rách
Rì rào
Lộp bộp
Xối xả
Rì rào
Tk mk nha
Viết đoạn văn ngắn (khoảng 7-10 dòng) miêu tả một trận mưa hè, trong đó có sử dụng từ tuongj hình, từ tượng thanh. (Gạch chân dưới những từ tượng hình, từ tượng thanh)
em hãy viết đoạn văn miêu tả 1 con vật mà em yêu quý.trong đoạn văn sử dụng từ tượng thanh và từ tượng hình có câu chủ đề gạch chân dưới từ tượng thanh tượng hình
Con trâu là một con vật rất có ích, chúng là người bạn của nhà nông, là trợ thủ đắc lực cho những người nông dân. Em rất thích loài vật này và cũng rất thích nhìn ngắm những con trâu đang giúp nông dân cày cấy. Hôm nay trên đường đi học về em đã thấy bác Năm đang cày ruộng, bên cạnh là chú trâu to lớn, đen bóng. Con trâu nhà bác Năm hôm nay đã được ăn no bụng để đi cày, bụng nó căng khiến cho thân hình nó đẫy đã, chắc khỏe và bóng mẫy. Đôi chân trước và đôi chân sau to chắc khoẻ, bắp chân nổi cuồn cuộn cơ bắp, mỗi bước nó đi là đất ruộng lún sâu xuống. Đất ruộng cứng và khô như thế nhưng vẫn không gây khó khăn gì cho con trâu. Mỗi bước đi của trâu giúp lưỡi cày cắm sâu xuống đất xới tung đất lên. Nó đi rất thẳng hàng mà chẳng cần bác Năm phải đánh chỉ lối, con trâu cũng rất chăm chỉ, khi cày nó không tự ý đứng lại mà chỉ khi bác Năm dừng lại và hô tiếng “họ!” thì con trâu mới dừng lại. Cứ thế con trâu đã cày xong cả một mảnh ruộng to, xong việc lại lững thững đi về ăn cỏ. Con trâu quả thực là người bạn của nhà nông, không chỉ hiền lành chăm chỉ mà còn giúp người nông dân cày bừa, kéo hàng.
viết 1 đoạn văn miêu tả cơn mưa rào khoảng 10 câu trong đó có sử dụng từ tượng hình và từ tượng thanh. nêu tác dụng của từ tượng hình, từ tượng thanh mà em đã sử dụng trong đoạn văn
Mùa xuân xôn xao, phơi phới. Những hạt mưa bé nhỏ, mềm mại, rơi mà như nhảy nhót. Hạt nọ tiếp hạt kia đậu xuống lá cây ổi còng mọc lả xuống mặt ao. Mùa đông xám xỉn và khô héo đã qua. Mặt đất đã kiệt sức bừng thức dậy, âu yếm đón lấy những hạt mưa ấm áp, trong lành. Đất trở lại dịu mềm, lại cần mẫn tiếp nhựa cho cây cỏ. Mưa mùa xuân đã mang lại cho chúng cái sức sống ứ đầy, tràn lên những nhánh lá, mầm non. Và cây trả nghĩa cho mưa bằng cả mùa hoa thơm, trái ngọt.
Từ tượng thanh xôn xao miêu tả âm thanh
TUừ tượng hình + phơi phới miêu tả dáng vẻ
+ bé nhỏ , mềm mại miêu tả dáng vẻ
+ xám xỉn , khô héo miêu tả trạng thái của sự vật ( mùa đông )
+ dịu mềm miêu tả dáng vẻ
+ cần mẫn miêu tả dáng vẻ
+ ứ dầy miêu tả trạng thái của sự vật
+ tràn lên miêu tả trạng thái của sự vật
Miêu tả cái chết của lão hạc trong đó có sự dùng từ tượng thanh, tượng hình và nêu tác dụng
tham thảo
Văn học hiện thực phê phán là dòng văn học với những cảnh đời trớ trêu, cay đắng, bất hạnh. Văn học về những con người bị áo cơm ghì sát đất, phải sống tha hóa, sống kiếp sống mòn, của những cảnh đời bị đẩy vào bước đường cùng không lối thoát,... Nước mắt và cái chết có thể coi là những mô típ quen thuộc của văn học hiện thực phê phán 1930 - 1945. Mô típ ấy ám ảnh nhiều trong sáng tác của nhà văn Nam Cao: Chí phèo chết trong vũng máu của chính mình ngay trong khi khát vọng trở về với cuộc đời bị dập tắt; Lang Rận, Mụ Lợi tự tử trong sự ghẻ lạnh, đàm tiếu của người làng; Bà cái Tí chết vì một bữa no duy nhất của cuộc đời,... Có lẽ trong những cái chết ấy thì khó quên nhất chính là cái chết của lão Hạc - một lão nông nghèo khổ, bất hạnh trong truyện ngắn cùng tên của nhà văn Nam Cao.
Ta hãy đọc lại những dòng văn Nam Cao tả lại cái chết của lão Hạc: “Lão Hạc đang vật vã ở trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc. Lão tru tréo, bọt mép sùi ra, khắp người chốc chốc lại bị giật mạnh một cái, nảy lên. Hai người đàn ông lực lưỡng phải ngồi đè lên người lão. Lão vật vã đến hai giờ đồng hồ rồi mới chết. Cái chết thật là dữ dội. Chẳng ai hiểu lão chết vì bệnh gì mà đau đớn và bất thình lình như vậy”. Những dòng văn này trước hết làm tôi giật mình về một cái chết thật dữ dội và kinh hoàng. Đây không phải là một cái chết bình thường. Đó là cái chết của người do bị trúng độc bả chó. Bất giác tôi có cảm tưởng như không phải cái chết của một người bình thường mà là cái chết như của một con chó. Lão Hạc trong cái chết của mình vô cùng đau đớn, vô cùng vật vã, cùng cực về thể xác. Cả đời đã khổ, đến khi nhắm mắt xuôi tay, lão đâu có hề được bình yên về với đất mẹ. Cái chết của lão Hạc thật bất ngờ - bất ngờ với tất cả, cả Binh Tư và người láng giềng thân thiết là ông giáo; cả mọi người trong làng.
Sự bất ngờ của cái chết càng làm cho câu chuyện thêm căng thẳng, thêm xúc động. Mâu thuẫn bế tắc được đẩy lên đến đỉnh điểm và kết thúc một cách bi đát và tất yếu. Lão Hạc không thể tìm con đường nào khác để tiếp tục sống mà không ăn vào tiền của con, hoặc bán mảnh vườn. Lão đành chọn cái chết, đành tự chấp nhận đau khổ để nuôi hi vọng cho người con trai. Với một tính cách như lão Hạc thì cái chết là một tất yếu, cách chết mà lão chọn cũng là một tất yếu.
Người đọc bao thế hệ trước cái chết của lão Hạc đều xúc động nghẹn ngào khi phát hiện ra những ý nghĩa sâu sắc ẩn sau cái chết đầy đau đớn về thể xác kia của lão. Lão không chọn cách chết nào khác mà chết như cách chết của một con chó ăn phải bả, bởi với lão đến tận lúc chết, ám ảnh về cậu Vàng, về việc mình đã trót lừa một vẫn day dứt lương tâm lão. Lão đã chọn một cách giải thoát đáng sợ nhưng lại như một cách để tạ lỗi cùng cậu Vàng. Lão Hạc yêu thương như con trai nhưng lại nỡ lừa bán nó để cho thằng Mục giết thịt, thì lão cũng phải tự trừng phạt mình, tự chịu hình phạt như một con chó chết vì ăn phải bả. Lão Hạc chết trong đau đớn, vật vã ghê gớm về thể xác nhưng chắc chắn lão lại thanh thản về tâm hồn vì đã hoàn thành nốt công việc cuối cùng với đứa con trai vẫn “bặt vô âm tín” với hàng xóm láng giềng về tang ma của mình. Lão chết để giữ phần ấm cho con, để giữ lại hi vọng cho người con trai duy nhất đang ở nơi xa của mình. Cái chết của lão là biểu hiện cao nhất của tình phụ tử thiêng liêng, của đức hi sinh cao cả. Cái chết của lão Hạc một mặt góp phần bộc lộ tính cách và số phận của lão Hạc, cũng là một điển hình sắc nét của số phận và tính cách của người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám: nghèo khổ, bế tắc, nhưng giàu lòng yêu thương và đức hi sinh cao cả, mặt khác, cái chết của lão Hạc cũng có ý nghĩa tố cáo hiện thực xã hội thực dân nửa phong kiến đã đẩy những con người lương thiện vào bước đường cùng, phải chấp nhận cái chết như cách duy nhất kết thúc cuộc đời nhiều đau khổ. Cái chết của lão cũng giúp những người xung quanh lão hiểu con người lão hơn, quý trọng và thương tiếc lão hơn. Kết thúc câu chuyện bằng cái chết của nhân vật chính, Nam Cao đã tôn trọng cái lô gích của sự thật cuộc đời, đồng thời làm tăng sức ám ảnh, hấp dẫn và khiến người đọc cảm động hơn.
Cái chết của lão Hạc tuy mang đậm màu sắc bi thảm nhưng nó cũng khiến người đọc ấm lòng hơn bởi nó mang lại cho họ niềm tin vào bản chất tốt đẹp của con người trước hoàn cảnh nghiệt ngã của cuộc đời. Đó cũng chính là giá trị nhân văn sâu sắc mà nhà văn gửi gắm trong thiên truyện ngắn này.
Những từ nào trong bài văn miêu tả âm thanh của tiếng chim hót?
A. Kêu líu ríu, hót, lảnh lót, ngân nga, vang vọng.
B. Líu ríu, ngân nga, vang vọng, hót đủ thứ giọng.
C. Líu ríu, lảnh lót, vang vọng, hót đủ thứ giọng.
D. Ríu rít, ngân nga, thơ dại.
Đáp án A. Kêu líu ríu, hót, lảnh lót, ngân nga, vang vọng.
Hãy viết 1 đoạn văn(12 câu) miêu tả cảnh giông tố, bão bùng.Trong đoạn sử dụng 1 trường từ vựng, 2 từ tượng hình, 2 từ tượng thanh
Sau khi đọc truyện Sự tích Hồ Gươm , em hãy tưởng tượng và miêu tả nơi cất giữ thanh gươm mà Rùa Vàng nhận từ tay Lê Lợi ( nhanh lên nhe mk cần gấp )
+ Bầu trời xanh thẳm, đám mây trắng muốt trôi lững lờ. Còn làn nước trong trẻo biến mặt hồ thánh tấm gương lớn…
+ Xung quanh hồ là hàng cây xanh mướt, phất phơ trong làn gió nhè nhẹ…