Những câu hỏi liên quan
Nguyen thi tra giang
Xem chi tiết
Tề Mặc
3 tháng 4 2018 lúc 18:19

 Ở lục địa Ô-xtrây-li-a có: gió Tín phong thổi theo hướng đông nam; gió mùa hướng tây bắc và đông bắc ; gió Tây ôn đới thổi theo hướng tây bắc.
- Sự phân bố lượng mưa trên lãnh thổ Ô-xtrây-li-a và nguyên nhân :
+ Mưa trên 1501 mm là Pa-pua Niu Ghi-nê, do đây là nơi có khí hậu xích đạo mưa lớn quanh năm.
+ Rìa bắc và đông bắc lục địa Ô-xtrây-li-a có lượng mưa từ 1001 đến 1500 mm, khu vực có gió mùa hoạt động và một phần gió Tín phong đi qua biển.
+ Một phần diện tích bắc, nam và đông của lục địa có lượng mưa từ 501 đến 1000 mm, do ảnh hưởng địa hình, gió mang theo hơi nước nên gây mưa hết ở các sườn đón gió.
+ Sâu lục địa lượng mưa ít vì chịu ảnh hướng của hiệu ứng phơn, đồng thời khu vực lục địa nằm trong vùng áp cao chí tuyến khó gây mưa.

P/s : tham khảo

Bình luận (0)
HUỲNH TÔ ÁI VÂN
Xem chi tiết
Nguyễn ngọc quỳnh lam
19 tháng 3 2019 lúc 18:32

Câu 1:

Đặc điểm chung của địa hình Việt Nam:

*Đồi núi phần lớn chiếm diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp :

-Đồi núi chiếm tới \(\frac{3}{4}\)diện tích lãnh thổ, đồng bằng chỉ chiếm \(\frac{1}{4}\)diện tích.

-Trên phạm vi cả nước địa hình đồng bằng và đồi núi thấp(dưới 1000m) chiếm 85%, địa hình cao(trên 2000m) chỉ chiếm 1%.

*Cấu trúc địa hình khá đa dạng:

-Địa hình nước ta có cấu trúc cổ được vận động Tân kiến tạo làm trẻ hóa, tạo nên sự phân bậc rõ rệt theo độ cao, địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam và phân hóa đa dạng.

-Cấu trúc địa hình gồm 2 hướng chính:

+Hướng Tây Bắc-Đông Nam thể hiện rõ rệt từ hữu ngạn sông Hồng đến dãy Bạch Mã.

+Hướng vòng cung thể hiện ở vùng núi Đông Bắc và khu vực Trường Sơn Nam.

*Địa hình của cùng nhiệt đới ẩm gió mùa:

-Xâm thực mạnh ở miền đồi núi: trong điều kiện lớp vỏ phong hóa dày, thấm nước tốt, vụn bở, trên các sườn đất dốc, đất bị xói mòn, rửa trôi, nhiều nơi trơ sỏi đá, hiện tượng trượt đất, đá lở.

-Bồi tụ nhanh ở đồng bằng hạ lưu sông: hệ quả của quá trình xâm thực là sự mở mang nhanh chóng, đồng bằng hạ lưu sông( đồng bằng sông Hồng, sông Cửu Long).

*Địa hình chịu tác động mạnh mẽ của con người:

-Con người nổ mìn khai thác đá, phá núi làm đường(hầm đèo Hải Vân).

-Đắp đê ngăn lũ.

-Phá rừng đầu nguồn gây nên hiện tượng đất trượt đá lở, xây dựng nhà máy thủy điện,..

Câu 2:

Đặc điểm chung của biển Đông:

-Chế độ gió: gió hướng Đông Bắc chiếm ưu thế trong 7 tháng(tháng 10-tháng 4). Các tháng còn lại trong năm ưu thế thuộc về gió tây nam, riêng ở Vịnh Bắc Bộ là hướng nam.

+Gió trên biển mạnh hơn trên đất liền rõ rệt. Tốc độ gió đạt từ 5-6m/s và cực đại là 50m/s. Tạo nên sóng nước cao tới 10m hoặc hơn.

-Chế độ nhiệt: mùa hạ mạt, mùa đông ấm hơn đất liền. Biên độ nhiệt trong năm nhỏ, nhiệt độ trung bình năm của nước biển tầng mặt là 230C.

-Chế độ mưa: lượng mưa trên biển thường ít hơn trên đất liền. Đạt từ 1100-1300mm/năm. Sương mùa thường hay xuất hiện vào cuối mùa đông đầu mùa hạ.

-Chế độ triều: chế độ Nhật triều của Vịnh Bắc Bộ được coi là điển hình của thế giới, mỗi ngày chỉ có 1 lần nước lên và 1 lần nước xuống rất đều đặn.

-Độ muối của biển Đông là 30-33%.

Câu 3: Ý nghĩa vị trí:

-Tự nhiên:

+Vị trí địa lí quy định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta mang tính chất nhiệt ẩm gió mùa.

+Tính nhiệt đới: do nước ta nằm trong vùng nhiệt đới bán cầu Bắc nên nhận được lượng nhiệt lớn.

+Tính ẩm: do tiếp giáp biển Đông-nguồn dự trữ nhiệt ẩm dồi dào, lượng mưa và độ ẩm lớn, thiên nhiên giàu sức sống.

+Gió mùa: thiên nhiên nước ta nằm trong vùng hoạt động của gió Tín Phong và gió mùa Châu Á điển hình nên có 2 mùa rõ rệt.

+Tài nguyên khoáng sản, sinh vật phong phú.

+Nước ta nằm trong vùng chịu nhiều thiên tai(bão lũ, hạn hán,..)

-Kinh tế:

+Thuận lợi giao lưu với các nước trong khu vực, trên thế giới.

+Là cửa ngõ ra biển của Lào, Đông Bắc Cam-pu-chia, Thái Lan, Tây Nam Trung Quốc.

+Nằm trong khu vực có nền kinh tế phát triển sôi động, điều kiện để hội nhập, hợp tác, chuyển giao công nghệ,..với các nước.

-Văn hóa-xã hội:

+Có nhiều nét tương đồng về văn hóa-xã hội với các quốc gia trong khu vực=> tạo điều kiện chung sống hòa bình, hợp tác hữu nghị, cùng phát triển với các nước láng giềng, các nước trong khu vực Đông Nam Á.

Câu 4:

*Giống nhau:

-Đều có các khối núi trên 2000m.

-Hướng nghiêng: cao ở Tây Bắc thấp dần xuống Đông Nam.

-Đều có dãy núi hướng Tây Bắc-Đông Nam(Con Voi, Tao Đảo, Hoàng Liên Sơn,...)

*Khác nhau:

Tây Bắc Đông Bắc
Độ cao

-Cao hơn Đông Bắc.

-Tây Bắc là vùng núi cao nhất nước ta, núi cao và núi trung bình chiếm ưu thế.

-Cao trung bình >1000m.

-Dãy Hoàng Liên Sơn cao nhất nước ta.

-Chủ yếu là núi trung bình và núi thấp <1000m.

-Núi cao tập trung ở thượng nguồn sông Chảy với các đỉnh cao trên 2000m:Tây Côn Lĩnh, Kiều Liêu Ti.

Hướng núi-Hướng sông

-Hướng chính là hướng Tây Bắc-Đông Nam.

-Sông ngòi chảy theo hướng Tây Bắc-Đông Nam.

-Hướng chủ đạo là hướng vòng cung.

-Sông ngòi chya3 theo hướng vòng cung.

Hình thái -Núi cao, đồ sộ, đỉnh nhọn, sườn dốc,. -Vùng đồi trung du: đỉnh tròn, sườn thoải

Bình luận (0)
Tran Ha
Xem chi tiết
nthv_.
17 tháng 8 2021 lúc 17:07

Tham khảo:

undefined

Bình luận (0)
Anne
17 tháng 8 2021 lúc 13:56

Lục địa phân bố chủ yếu ở nửa cầu Bắc, đại dương phân bố chủ yếu ở nửa cầu nam.

* Ở nửa cầu Bắc, tỉ lệ diện tích lục địa chiếm 39,4%, tỉ lệ diện tích đại dương chiếm 60,6%.

*Ở nửa cầu Nam, tỉ lệ diện tích lục địa chiếm 19,0%, tỉ lệ diện tích đại dương chiếm 81,0%.

Bình luận (0)
tran viet duc
Xem chi tiết
mikusanpai(՞•ﻌ•՞)
11 tháng 3 2021 lúc 20:39

- Các thành phần của không khí gồm: 

+ Khí Nitơ (78%).

+ Khí Ôxi (21%).

+ Hơi nước và các khí khác (1%).- Các thành phần của không khí gồm: 

+ Khí Nitơ (78%).

+ Khí Ôxi (21%).

+ Hơi nước và các khí khác (1%).

Bình luận (0)
mikusanpai(՞•ﻌ•՞)
11 tháng 3 2021 lúc 20:38

- Dựa vào Nhiệt độ phân ra: khối khí nóng và khối khí lạnh.

- Dựa vào mặt tiếp xúc bên dưới là đại dương hay đất liền phân ra: khối khí đại dương và khối khí lục địa.

Bình luận (0)
Nguyễn Huỳnh Thanh Vy
Xem chi tiết
nguyễn hải yến
21 tháng 3 2017 lúc 23:23

giới hạn của đới nóng: từ chí tuyến Bắc đến chí tuyến NAm

giới hạn của đới lạnh: từ vòng cực BẮc về cực BẮc và từ vòng cực NAm về cực Nam

giới hanj của ôn đới từ chí tuyến Bắc đến vòng cực BẮc và từ chí tuyến NAm về vòng cực Nam

đặc điểm của nhiệt đới: quanh năm có góc chiếu ánh nắng mặt trời tương đối lớn, thời gian chiếu sáng trong năm chênh lệch nhau ít, lượng nhiệt hấp thu đc tương đối nhiều nên quanh năm nóng

c2: cách tính nhiệt độ trung bình ngày, lấy số đo nhiệt độ lúc 5 giờ, 13 giờ và 21 giờ cộng lại rồi chia cho 3

c3: cách tính lượng mưa trung bình năm, lấy lượng mưa nhiều năm của một địa phương cộng lại, rồi chia cho số năm( tớ 0 có số liệu nên 0 tính đc, thông cảm )

c4: khoáng sản là những khoáng vật và đá có ích, đc con người khai thác và sử dụng

chúng ta cần sử dụng và khai thác khoáng sản hợp lí để bảo vệ khoáng sản,

nếu cậu tk cho tớ thì tớ sẽ khắc cốt ghi tâmkhocroi

Bình luận (0)
Bình Trần Thị
22 tháng 3 2017 lúc 0:02

1.

Đặc điểm của khí hậu nhiệt đới:

- Là khu vực có góc chiếu của ánh sáng mặt trời lúc giữa trưa tương đối lớn và số giờ chiếu sáng trong ngày ít chênh lệch giữa các ngày trong năm.

- Lượng nhiệt nhận được nhiều, nên quanh năm nóng. Mùa đông nhiệt độ chỉ giảm chút ít so với các mùa khác.

Gió thổi thường xuyên là gió Mậu dịch (Tín phong). Mưa trung bình từ

1000 đến trên 2000mm/năm.

Bình luận (0)
Bình Trần Thị
22 tháng 3 2017 lúc 0:04

1. vành đai nhiệt đới : giới hạn là từ chí tuyến bắc đến chí tuyến nam .

vành đai ôn đới : từ chí tuyến bắc đến vòng cực bắc , chí tuyến nam đến vòng cực nam .

vành đai hàn đới : từ vòng cực bắc đến cực bắc , vòng cực nam đến cực nam

Bình luận (0)
tran thi my tam
Xem chi tiết
Đặng Quế Lâm
26 tháng 10 2016 lúc 14:22

diện tích của biển và đại dương gấp khoảng 3 lấn diện tích các lục địa

 

Bình luận (1)
duyên
21 tháng 12 2016 lúc 7:32

-Đại dương chiếm diện tích nhiều hơn so với lục địa

-Phần lớn các lục địa ở nửa cầu Bắc ,các đại dương ở nửa cầu Nam

Mình chưa chắc chắn đâu nhé

Chúc bạn học tốt nhé hahahahahaha

 

Bình luận (0)
Huỳnh Ngọc Hằng
22 tháng 12 2016 lúc 15:09

Diện tích của biển và đại dương lớn hơn diện tích của các lục địa

Bình luận (0)
Nga Nguyen thi
Xem chi tiết
Thien Tu Borum
5 tháng 10 2017 lúc 20:48

Câu 1:

- Đặc điểm về vị trí địa lí, kích thước lãnh thổ châu Á :

+ Vị trí địa lí : Châu Á là một bộ phận của lục địa Á – Âu, nằm kéo dài từ vùng cực Bắc đến vùng Xích đạo, tiếp giáp với châu Âu, châu Phi và các đại dương Thái Bình Dương, Băc Băng Dương và Ấn Độ Dương.

+ Kích thước lãnh thổ : là châu lục rộng lớn nhất với diện tích 44,4 triệu km2 (kể cả các đảo).

- Ý nghĩa của chúng đối với khí hậu :

+ Vị trí kéo dài từ vùng cực Bắc xuống vùng xích đạo làm cho lượng bức xạ mặt trời phân bố không đều, hình thành các đới khí hậu thay đổi từ bắc xuống nam.

+ Kích thước lãnh thổ rộng lớn làm cho khí hậu phân hóa thành các kiểu khác nhau : Khí hậu ẩm ở gần biển và khí hậu khô hạn ở vùng lục địa.

Bình luận (0)
Pham Ha Nhi
Xem chi tiết
Thien Tu Borum
19 tháng 10 2017 lúc 17:58

* Cách mạng tư sản Anh:
- Nhiệm vụ và mục tiêu:Lật đổ chế độ phong kiến chuyên chế
=> Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển,
- Lãnh đạo cách mạng: Quí tộc mới + tư sản+ quần chúng nhân dân
- Hình thức: Nội chiến.
- Kết quả: Thiết lập nền Quân chủ lập hiến
- Ý nghĩa: Mở ra thời kì quá độ từ chế độ phong kiến sang tư bản chủ nghĩa.

* Chiến tranh giành độc lập ở Bắc Mĩ:
- Nhiệm vụ và mục tiêu: Lật đổ nền thống trị của thực dân Anh.
=> Mở đường cho chủ nghĩa tư bản Bắc Mĩ phát triển
- Lãnh đạo cách mạng: tư sản + chủ nô+ quần chúng nhân dân + nô lệ
- Hình thức: cách mạng giải phóng dân tộc.
- Kết quả: Thành lâp Hợp Chúng quốc Hoa Kì
- Ý nghĩa: Góp phần thúc đẩy cuộc đấu tranh chống phong kiến ở châu Âu và phong trào giành độc lập dân tộc ở châu Mĩ la tinh.

Bình luận (0)
phuong nguyen
Xem chi tiết
Trịnh Long
30 tháng 6 2020 lúc 16:49

- Vị trí:

+ Châu Đại dương nằm giữa hai đại dương Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.

+ Tổng diện tích là 8,5 triệu km2.

+ Bao gồm lục địa Ô-xtrây-li-a, quần đảo Niu-di-len, ba chuỗi đảo san hô và đảo núi lửa Ma-la-nê-di, Mi-crô-nê-di, Pô-li-nê-di và vô số đảo nhỏ trong Thái Bình Dương.

- Địa hình:

+ Lục địa Ô-xtrây-li-a, quần đảo Niu Di-len và Pa-pua Niu Ghi-nê có nhiều bậc địa hình với sự phân hóa khá phức tạp.

+ Các đảo nhỏ còn lại chủ yếu là đảo núi lửa và đảo san hô với diện tích rất nhỏ, độ cao thấp.

Các đảo châu Đại Dương có nguồn gốc hình thành khác nhau: từ núi lửa, san hô, lục địa,...

- Chuỗi đảo núi lửa: Mê-la-nê-di.

- Chuỗi đảo san hô: Mi-crô-nê-di.

- Chuỗi đảo núi lửa và san hô: Pô-li-nê-di.

- Đảo lục địa: Niu Di-len

Bình luận (0)