Dịch bài Getting started
Unit 7- Lớp 7
Bạn nào dịch giúp mình Unit 9 getting started phần Listen and read với, lớp 7 nhé
Giáo viên: Em chọn lễ hội nào, Nick?
Nick: Thật ra, em chọn một lễ hội Việt Nam!
Giáo viên: Thật không? Em chọn lễ hội nào?
Nick: Em chọn Lễ hội đua voi ở Đắk Lắk. Em nghĩ voi là động vật tuyệt vời. Chắc chắn sẽ thú vị khi xem chúng đua.
Giáo viên: Được, thú vị đó. Còn em, Mai?
Mai: Em chọn Diwali. Nó là một lễ hội Ấn Độ.
Giáo viên: Tại sao em chọn nó?
Mai: Dạ, nó được gọi là “Lễ hội Ánh sáng” và nó là một lễ hội tôn giáo. Em nghĩ những cây nến rất lãng mạn, và em thích pháo hoa. Trong suốt lễ hội Diwali có rất nhiều nến và pháo hoa.
Giáo viên: Đó là một sự lựa chọn hay. Còn em, Phong?
Phong: Em chọn lễ hội La Tomatina. Nó được tổ chức ở Tây Ban Nha ở một thị trấn nhỏ gọi là Bunol. Nó là một lễ hội mùa để ăn mừng việc thu hoạch cà chua.
Giáo viên: Em thích gì về nó?
Phong: Trong 1 giờ, người ta ném những quả cà chua vào nhau!
Giáo viên: Ồ! Nghe không bình thường cho lắm. Được, cuối cùng là Mi.
Mi: Em chọn một cái gì đó hơi khác. Đó là lễ hội âm nhạc được gọi là Burning Man. Nó được tể chức mỗi năm vào cuối tháng 8. Người ta đến sa mạc, dựng lều trại và tổ chức tiệc!
Giáo viên: Ồ! Đó là một lễ hội mới đấy! Nghe thật thú vị. Được, cô muốn các em viết bài báo cáo và nộp chúng cho cô...
"trg một nốt nhạc nha bn ơi"
dịch giúp em bài 1 phần C sbt tiếng anh lớp 7 unit 7 trang 6 với ạ
có thể gửi hình ảnh lên cho mình không???tìm sách lại thì hơi lâu bạn
em phải chụp lên chứ,anh có sách đâu mà biết :v
Dịch Unit 10 getting started lớp 8
Phúc: Chào Nick. Chuyện gì xảy ra hôm qua vậy? Chúng mình đã chờ cậu hàng giờ và cậu chẳng đến! Nick: Chào Phúc. À, mình cũng muốn hỏi cậu câu tương tự đấy. Phúc: Tại sao? Chúng mình đã hẹn gặp bên ngoài rạp phim phải không? Chúng mình đã chờ và sau đó Mai quyết định vào mà không có cậu. Cô ấy đã không muốn bỏ lỡ đoạn mở đầu của Frozen, cậu biết đấy. Cậu đã ngủ quên hay gì vậy? Nick: Không, mình đã ở đó đúng giờ đó chứ và chính mình đã chờ 2 cậu. Phúc: Cậu đùa à? Chúng mình đã không thấy cậu ở đó. Chúng mình đã cố gọi cho cậu nhưng không được. Nick: Mình cũng không thể gọi cậu được. Của mình hết pin rồi. Phúc: Không sao. Chúng mình sẽ thử lại. Chiều Chủ nhật này lúc 2:30 được không? Có phim Siêu nhân 3. Nick: Tuyệt, nhưng mình sẽ có lớp tiếng Việt lúc đó. Hãy đi lúc 4:15 nhé. Mình sẽ cần đi xe buýt đến đường Nguyễn Du và nó khá xa. Phúc: Nhưng không phải là rạp Galaxy Nguyễn Du, chúng mình sẽ xem ở rạp Galaxy Nguyễn Trãi... chờ đã... Vậy hôm nay cậu đã đi rạp nào? Nick: Ồ không, mình đã đến Galaxy Nguyễn Du. Mình ước rằng điện thoại di động của mình có pin tốt hơn
viết đoạn văn diễn dịch từ câu chủ đề cho trước (viết khoảng 200 từ) + yêu cầu đọc lại các bài thơ Cảnh Khuya (lớp 7),Rằm tháng giêng (lớp 7),Ngắm trăng( lớp 8) để làm cơ sở chứng minh ,làm rõ câu chủ đề
giúp mik nha mik sắp thi rùi T_T
Dịch đoạn giới thiệu đồ ăn bài 1 phần D ở unit 5 SBT lớp 7 ( trang 40)
Trong chương trình ngữ văn lớp 7 có những bài thơ nào được dịch theo thể thơ lục bát?
Các bạn giúp mik nhanh nhé!!
trong bối cảnh dịch bệnh covid-19, việc học trực tiếp kết hợp học online đã khẳng định: tự học là cách học hiệu quả nhất
(mình lớp 6 mà cô bắt viết bài của mấy anh chị lớp 7;-;)
ba lớp có 381 bài dự thi. Nếu lớp 5A có thêm 1/7 số bài của mình, lớp 5B có thêm 5/7 số bài của mình và lớp 5B bớt đi 1/5 số bài thì số bài của ba lớp bằng nhau. Hỏi mỗi lớp có bao nhiêu bài dự thi
Từ bài thơ '' Xuân về '' bài đọc thêm ( sách giáo khoa lớp 7 tập 1 trang 178 - 179 ) . Hãy viết 1 đoạn văn khoảng 10 - 12 câu theo cách diễn dịch nêu cảm nghĩ của em sau khi đọc thêm bài thơ ?
Xuân Về, là một bức tranh 3D sống động của làng quê Bắc bộ những năm đầu trong thập niên 30 của thế kỷ trước.Mới
Bước vô chiêm ngưỡng bức tranh quê của thi sĩ Nguyễn Bính ta gặp ngay:
Đã thấy xuân về với gió đông,
Với trên màu má gái chưa chồng.
Bên hiên hàng xóm cô hàng xóm
Ngước mắt nhìn giời đôi mắt trong.
Mùa xuân giờ đã về trên từng bờ cây ngọn cỏ,trên đôi má của những cô gái xuân thì: “Với trên màu má gái chưa chồng” .Mà gái chưa chồng ở đây chính là “cô hàng xóm” đang ở “bên hiên hàng xóm”. Cô gái ấy có thấy thi sĩ đang nhìn mình để thấy Xuân Về hay không? Sao cô lại: “ngước nhìn giời” với đôi mắt trong”. Phải chăng chính là “đôi mắt trong” của cô hàng xóm ấy cộng thêm “màu má” ửng hồng khi gió đông thổi về. Cho thi sĩ của chúng ta “Đã thấy xuân về”.
Thi sĩ đưa ta vào chiêm ngưỡng kỹ hơn bức họa của mình. Bằng khung cảnh sống động trong khổ thơ sau:
Từng đàn con trẻ chạy xun xoe,
Mưa tạnh, giời quang, nắng mới hoe.
Lá nõn, nhành non, ai tráng bạc?
Gió về từng trận, gió bay đi...
Xuân về, tết đến ở các làng quê Bắc bộ, ta dễ dàng bắt gặp hình ảnh đám trẻ với khuôn mặt tươi rói theo mẹ theo chị đi chợ tết hoặc đi xem hội làng hội xuân. Để tô điểm thêm cảnh xuân tác giả miêu tả “mưa tạnh, giời quang, nắng mới hoe”. Nắng mới hoe là nắng sớm, nắng xuân ấm áp sau khi mưa bụi vừa tạnh trả lại bầu trời quang đãng.
Lúc này mới thấy điểm nhấn của mảnh ghép chính của bức tranh: Lá nõn, nhành non. Dấu hiệu của xuân thật sự chính là đây. Lá nõn là mầm lá mới nhú, nhành non là nhành cây vừa mới nảy lộc chưa kịp cứng cáp. Và một phát giác lý thú của thi sĩ khi nhìn thấy “lá nõn, nhành non” dưới nắng mới sau cơn mưa vừa tạnh, đã phải thốt lên câu hỏi: “ai tráng bạc”. Chẳng có ai tráng bạc lên chúng, có chăng là cái lấp lánh của mầm cây mới cựa mình thức dậy dưới ánh “nắng mới hoe” và còn sót lại chút mưa bụi bám vô những giọt li ti long lanh để thi sĩ thấy như “ai tráng bạc” đấy thôi. Mảnh ghép bức tranh thêm sống động ở câu cuối “gió về từng trận, gió bay đi…” gió xuân mà tác giả cảm nhận nó về “từng trận” rồi bay đi cũng “từng trận” phải chăng gió đã nô đùa quá trớn trên những “lá nõn nhành non” của thi sĩ!
Còn đây là khổ thơ làm điểm nhấn cho bức họa Xuân Về của thi sĩ:
Thong thả dân gian nghỉ việc đồng,
Lúa thì con gái mượt như nhung.
Đầy vườn hoa bưởi, hoa cam rụng,
Ngào ngạt hương bay, bướm vẽ vòng.
Xuân về cũng là lúc những công việc đồng áng của nhà nông tạm xong. Người dân gác lại mọi việc để đón xuân, vui tết. Xuân về “lúa thì con gái mượt như nhung”. Đây chính là lúc cây lúa bước vào thời kỳ chuẩn bị “ngậm đòng” cây lúa có màu xanh mát dịu làm nao lòng những người con xa quê. Không chỉ có cây lúa, mà mảnh ghép này còn có “đầy vườn hoa bưởi, hoa cam” nhưng là chúng đã “rụng” xuống. chứ không hẳn là còn trên cây. Cho dù hoa bưởi hoa cam ấy đã rụng thì vẫn “ngào ngạt hương bay” hương bay xa còn nhờ từng trận gió về và đi kia nâng cánh, để cho lũ bướm dập dìu về nô đùa trong vườn mà ở đây thi sĩ dùng hình ảnh chúng “vẽ vòng”.
Phải chăng hình ảnh “đầy vườn” hoa rụng, còn có ẩn ý trái đã kết, cánh hoa rụng xuống bướm vẽ vòng, chính là biểu hiện vòng tuần hoàn của trời đất, của cây cối, hoa sau khi khoe hương sắc thì nhường chỗ cho trái ngon quả ngọt lớn lên.
Một mảnh ghép của bức tranh cũng sống động không kém xuất hiện:
Trên đường cát mịn, một đôi cô,
Yếm đỏ, khăn thâm, trẩy hội chùa.
Gậy trúc dắt bà già tóc bạc,
Tay lần tràng hạt miệng nam mô
Xuân Về tết đến, trên khắp các ngả đường làng luôn dập dìu các cô các chị ăn mặc thật đẹp để tham gia trảy hội. hoặc đi chùa cầu may. Yếm đỏ, khăn thâm là những trang phục truyền thống của các thôn nữ ở những năm đầu thập niên 30 của thế kỷ 20.
Đường làng không chỉ có các cô mà còn có các “Bà già tóc bạc” chống cây gậy trúc đi chùa. ở đây tác giả đã để cây “gậy trúc dắt” bà già đi, Bởi bà còn bận “tay lần tràng hạt,miệng nam mô”. Một hình ảnh rất thi vị. Cây gậy đi trước ắt hẳn nó là người dẫn đường. Nhưng không phải ai cũng quan sát kỹ để nhận ra điều ấy.
Bốn mảnh ghép với bốn mảng màu sắc khác nhau, đã được thi sĩ Nguyễn Bính ghép vô bức tranh Xuân Về hoàn hảo. Xuân Về có đôi má ửng đỏ của cô gái chưa chồng, xuân về có đám trẻ xun xoe nô đùa trong xóm, Có “lá nõn nhành non ai dát bạc” Xuân Về có cánh đồng lúa đang thì con gái, có đầy vườn hoa bưởi hoa cam rụng, hứa hẹn một mùa trái ngọt phía trước, “Xuân Về” có các cô Thôn nữ bên các bà già tóc bạc đi chùa cầu may.
Bài thơ “Xuân Về” đã ra đời cách nay gần 80 năm. Nhưng những hình ảnh về phong cảnh làng quê thì vẫn như vừa mới viết đây thôi! Xuân về bây giờ ta vẫn gặp những đôi má ửng hồng, của các cô thôn nữ chưa chồng. Xuân về vẫn gặp bầy trẻ ríu rít, theo bà, theo mẹ đi chợ tết, hoặc đi xem hội. Đặc biệt những “lá nõn nhành non” thì càng không thể không gặp. Xuân về vẫn nhiều lắm những cây gậy trúc dắt các cụ đi chùa đầu năm. Duy chỉ có “Yếm đào mỏ quạ đã biệt tăm” thay vào đó là những tà áo dài tha thướt, hoặc những cánh áo hoa dịu dàng của các cô thiếu nữ hôm nay, trên khắp các ngả đường thôn quê hôm nay dù còn “cát mịn”, đường gạch hay đã “bê tông hóa”
Xuân Về, là một bức tranh 3D sống động của làng quê Bắc bộ những năm đầu trong thập niên 30 của thế kỷ trước.
Bước vô chiêm ngưỡng bức tranh quê của thi sĩ Nguyễn Bính ta gặp ngay:
Đã thấy xuân về với gió đông,
Với trên màu má gái chưa chồng.
Bên hiên hàng xóm cô hàng xóm
Ngước mắt nhìn giời đôi mắt trong.
Mùa xuân giờ đã về trên từng bờ cây ngọn cỏ,trên đôi má của những cô gái xuân thì: “Với trên màu má gái chưa chồng” .Mà gái chưa chồng ở đây chính là “cô hàng xóm” đang ở “bên hiên hàng xóm”.