Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Trương Hữu Khánh
Xem chi tiết
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
3 tháng 3 2017 lúc 5:16

Cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại có:

   - Đặc trưng nổi bật là làm xuất hiện và bùng nổ dân số, phát triển công nghệ cao.

   - Tác động đến kinh tế - xã hội thế giới:

      + Thay đổi cơ cấu lao động.

      + Phát triển nhanh chóng mậu dịch quốc tế.

      + Trực tiếp làm ra nhiều sản phẩm.

      + Thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu sản xuất.

      + Xuất hiện nhiều ngành mới.

Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
7 tháng 1 2017 lúc 14:25

a. Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại được tiến hành vào cuối thế kỉ XX, đầu thế kỉ XXI. Đặc trưng của cuộc cách mạng này là sự xuất hiện và phát triển nhanh chóng công nghệ cao. Đây là các công nghệ dựa vào những thành tựu khoa học mới, với hàm lượng tri thức cao. Các công nghệ này đã tác động mạnh mẽ và sâu sắc đến sự phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó, bốn công nghệ trụ cột tạo ra nhiều thành tựu nhất, bao gồm: công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu, công nghệ năng lượng, công nghệ thông tin.

b. Tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đến sự phát triển kinh tế - xã hội.

- Khoa học và công nghệ trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, có thể làm ra sản phẩm (sản xuất phần mềm các ngành công điện tử,...).

- Xuất hiện các ngành công nghiệp có hàm lượng kĩ thuật cao (sản xuất vật liệu mới, công nghệ gen,...) các dịch vụ nhiều kiến thức (bảo hiểm, viễn thông,..).

- Thay đổi cơ cấu lao động: Tỉ lệ những người làm việc bằng trí óc để trực tiếp tạo ra sản phẩm (như các lập trình viên, những nhà thiết kế công nghệ, sản phẩm trên máy tính...) ngày càng cao.

- Phát triển nhanh chóng mậu dịch quốc tế, đầu tư của nước ngoài trên phạm vi toàn cầu.

Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
22 tháng 8 2017 lúc 14:25

* Đặc trưng của của cuộc cách mạnh khoa học và công nghệ hiện đại

   - Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại được tiến hành vào cuối thế kỉ XX, đầu thế kỉ XXI. (0,5 điểm)

   - Đặc trưng của cuộc cách mạng này là sự xuất hiện và phát triển nhanh chóng công nghệ cao. Đây là các công nghệ dựa vào những thành tựu khoa học mới, với hàm lượng tri thức cao. (0,5 điểm)

   - Các công nghệ này đã tác động mạnh mẽ và sâu sắc đến sự phát triển kinh tế - xả hội. (0,5 điểm)

   - Bốn công nghệ trụ cột tạo ra nhiều thành tựu nhất, bao gồm: công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu, công nghệ năng lượng, công nghệ thông tin. (0,5 điểm)

   * Tác động của cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đến sự phát triển kinh tế - xã hội

   - Khoa học và công nghệ trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, có thể trực tiếp làm ra sản phẩm (sản xuất phần mềm, các ngành công nghiệp diện tử,...). (0,5 điểm)

   - Xuất hiện các ngành công nghiệp có hàm lượng kĩ thuật cao (sản xuất vật liệu mới, công nghệ gen,...), các dịch vụ nhiều kiến thức (bảo hiểm, viễn thông,...). (0,5 điểm)

   - Thay đổi cơ cấu lao động: Tỉ lệ những người làm việc bằng trí óc để trực tiếp tạo ra sản phẩm (như các lập trình viên, những nhà thiết kế công nghệ, sản phẩm trên máy tính....) ngày càng cao. (0,5 điểm)

   - Phát triển nhanh chóng mậu dịch quốc tế, đầu tư của nước ngoài trên phạm vi toàn cầu. (0,5 điểm)

Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Lê Thiên Anh
1 tháng 4 2017 lúc 8:47

Đặc trưng của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại là sự xuất hiện và bùng nổ công nghệ cao, đó là công nghệ dựa vào những thành tựu khoa học với hàm lượng tri thức cao.

- Tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại:

+ Làm xuất hiện nhiều ngành mới, đặc biệt trong lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ.

+ Tạo sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế mạnh mẽ trên thế giới và trong các quốc gia.

+ Làm nền kinh tế thế giới chuyển dần từ nền kinh tế công nghiệp sang nền kinh tế tri thức



Trương Việt Bình
Xem chi tiết
Hoàng Huệ Cẩm
29 tháng 2 2016 lúc 13:38

-   Đặc điểm của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ :

 Đặc điểm lớn nhất của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật ngày nay là khoa học đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Mọi phát minh kĩ thuật đều bắt nguồn từ nghiên cứu khoa học, khoa học trở thành nguồn gốc chính của những tiến bộ về kĩ thuật và công nghệ.

 Từ những năm 70, cuộc cách mạng chủ yếu diễn ra về công nghệ, cuộc cách mạng công nghệ trở thành cốt lõi của cách mạng khoa học - kĩ thuật. Vì thế cuộc cách mạng này còn được gọi là cách mạng khoa học – công nghệ.

  -  Những tác động của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ :

Tích cực: Tăng năng suất lao động, nâng cao mức sống và chất lượng cuộc sống của con người, còn tạo nên sự thay đổi về cơ cấu dân cư, chất lượng nguồn nhân lực, hình thành một thị trường thế giới với xu thế toàn cầu hóa.

Tiêu cực: Tình trạng ô nhiễm môi trường, hiện tượng Trái Đất nóng dần lên, tai nạn giao thông, các dịch bệnh mới, các loại vũ khí có sức hủy diệt lớn…

Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
31 tháng 5 2018 lúc 15:17

Đáp án B

- Năng lượng hạt nhân thay thế than và dầu là biểu hiện của công nghệ năng lượng.

- Vật liệu siêu dẫn trở thành vật liệu phổ biến là biểu hiện của công nghệ vật liệu.

- Công nghệ gen thay thế nông nghiệp truyền thống là biểu hiện của công nghệ sinh học.

- Công nghệ thông tin là mạng Internet, điện thoại di động, truyền tín hiệu,... phát triển khắp nơi trên thế giới.

Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
2 tháng 11 2017 lúc 11:48

Đáp án B

- Năng lượng hạt nhân thay thế than và dầu. → Công nghệ năng lượng

   - Vật liệu siêu dẫn trở thành vật liệu phổ biến. → Công nghệ vật liệu

   - Công nghệ gen thay thế nông nghiệp truyền thống. → Công nghệ sinh học

Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
2 tháng 8 2017 lúc 14:01

Đáp án B

- năng lượng hạt nhân thay thế than và dầu. → Công nghệ năng lượng

   - vật liệu siêu dẫn trở thành vật liệu phổ biến. → Công nghệ vật liệu

   - công nghệ gen thay thế nông nghiệp truyền thống. → Công nghệ sinh học