có ai thuộc bài tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh ko
có ai thuộc bài tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh không vá bài giấc mơ trưa không
1. Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, chỉ đưa các bài mà mình không giải được hoặc các bài toán hay lên diễn đàn
2. Không trả lời linh tinh, không phù hợp với nội dung câu hỏi trên diễn đàn.
3. Không "Đúng" vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.
Các bạn vi phạm 3 điều trên sẽ bị giáo viên của Online Math trừ hết điểm hỏi đáp, có thể bị khóa tài khoản hoặc bị cấm vĩnh viễn không đăng nhập vào trang web.
Ai xem phim"Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh"
ai biết lời bài hát tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh k
1+1=
1+2=
1+3=
1+4=
Số cần tìm là :
1 + 1 = 2
1 + 2 = 3
1 + 3 = 4
1 + 4 = 5
Đ/s : 2 ; 3 ; 4 ; 5
Nêu cảm nhận từ quyển sách " Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh "
Có lẽ đối với những độc giả như chúng ta, những người yêu thích đọc sách thì chẳng bao giời bỏ quên đi cuốn sách: “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh” của tác giả Nguyễn Nhật Ánh. Tác phẩm lần đầu xuất bản tại Việt Nam vào ngày 9 tháng 12 năm 2010 bởi “Nhà xuất bản trẻ”, cùng với những hình ảnh minh họa do Đỗ Hoàng Tường thực hiện.
Cái tên Nguyễn Nhật Ánh hẳn không còn gì xa lạ với người đọc. Ông là người đánh thức tuổi thơ trong sáng ở mọi độc giả bằng những quyển sách nói về ức ký tuổi thơ như: Lá nằm trong lá, Ngồi khóc trên cây, Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ,… Những tác phẩm ấy đã hấp dẫn người đọc bằng lời văn chân thực , trong sáng. Cũng như tôi đã bị hấp dẫn bởi quyển sách : “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh”
Tác phẩm được viết dưới dạng như một quyển nhật ký đời thường của một cậu bé Thiều ở cùng quê Việt Nam nghèo khó, nổi bật qua tình cảm anh em, tình làng xóm và lời tâm tư của một đứa trẻ mới lớn.Và đây cũng là câu chuyện mà lần đầu ông đưa chính bản thân vào.
Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh là tác phẩm nói về giai đoạn mà đời người ai cũng từng trải qua nhưng đôi khi trong cuộc sống bộn bề với cơm áo, với những nỗi lo không tên, với những lợi ích cá nhân, … Tất cả những điều đó đã làm cho chúng ta quên mất nó đã từng tồn tại, nó đã từng làm cho chúng ta cảm thấy vui buồn lẫn lộn ,đó chính là tuổi thơ .
Tuổi thơ trong câu chuyện đã được tác giả viết dựa theo chính tuổi thơ của ông. Không giống như tuổi thơ của những bạn trẻ tuổi ở thế kỉ 21 với điện thoại, với công viên nước, với trang mạng xã hội,… Trong tuổi thơ , ông luôn hòa nhập với thiên nhiên, mọi người trong làng xóm để cùng vui đùa. Có lúc chỉ vì vui quá trớn đã làm cho người bố tức giận và ông đã bị có những lằn roi trên người.
Nội dung câu chuyện nói về tuổi thơ nghèo khó của anh em Thiều và Tường ở vùng quê Việt Nam. Nơi chứng kiến những rung động đầu đời của cả hai, tình cảm gia đình, tình anh em yêu thương chân thành, cũng như những lời đố kỵ, ghen tuông và những nỗi đau trong quá trình trưởng thành .
Với những ký ức đã từng trải qua, chuyện về con cóc Cậu trời, chuyện ma, bên cạnh chuyện đói ăn, chuyện chơi đùa giữa bọn trẻ với nhau. Tác giả đã muốn tưởng nhớ về tuổi thơ lắm ngọt ngào lẫn day dứt mà mỗi con người đều trải qua khiến cho người đọc lại càng thấm đẫm tình yêu thương tuổi thơ của mình hơn. Có thể nói những chuyện linh tinh nhỏ nhặt đến những vấn đề quan trọng , lớn lao đã được tác giả đưa vào câu chuyện.
Sách gồm có 81 chương, ở mỗi chương đều nói lên một ý nghĩ sâu sắc của nó, có khi lại tạo cho ta một cảm giác vui tươi và hồn nhiên. Cũng như trong chương 7 “ Thằng Tường” tác giả đã giới thiệu thêm về chú bé Tường nhút nhát, hiền lành luôn giúp đỡ mọi người đặc biệt là người anh trai tinh nghịch của mình. Trong 81 chương này tác giả đã đưa chính bản thân mình vào nhân vật phản diện để đặt vấn đề về đạo đức như sự vô tâm và cái ác. Tất cả đã được thể hiện một cách rõ nét và chân thực nhất
Đọc không biết là bao nhiêu quyển của Nguyễn Nhật Ánh rồi nhưng đây là lần đầu tiên tôi mới cảm thấy tuổi thơ đang đua nhau về trong ký ức của mình. Câu chuyện được viết với ngôn từ đơn giản, ngộ nghĩnh và mộc mạc trong lời nói ở những đứa trẻ, đã làm thấm đượm tình cảm của bao người đọc, lấy đi những nụ cười xen lẫn với giọt nước mắt cảm thương.
Cuốn sách đã được nhận giải thưởng Asean và là một trong những tác phẩm hay nhất về tuổi học trò , tuổi thơ của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh. Hơn 300 trang sách ấy đã mang đến cho người đọc rất nhiều cảm xúc, vui buồn xen lẫn với nhau.
Ngoài ra “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh” đã được đạo diễn Victor Vũ cảm nhận và chuyển thành một bộ phim có ý nghĩ sâu sắc. Và được mọi người đón nhận cũng không kém gì cuốn sách ấy.
Đây là một cuốn truyện rất thực. Nó khiến người đọc thực sự muốn sống trong trang sách, biến thành những đứa trẻ hàng xóm, gần gũi, thân quen. Nó chứa đầy đủ tình cảm từ tình cảm bạn bè, gia đình đến tình làng xóm,… Tất cả đều đặc biệt đậm đà màu sắc cuộc sống.
BẠN THAM KHẢO NHA
“Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh” – một quyển truyện kể về những giai đoạn mà đời người ai cũng từng trải qua nhưng đôi khi bộn bề với cuộc sống, cơm áo gạo tiền và những nỗi lo không đặt hết tên chúng ta quên mất đi sự tồn tại của nó. Nó là “tuổi thơ”.
Câu chuyện xoay quanh nhân vật Thiều - một học sinh lớp 7 sống ở vùng quê nghèo cùng với người em trai tên tường, là một cậu bé dễ thương, hiền lành, rất yêu mến anh trai và rất thích chơi đùa cùng các loài động vật, lại say mê những câu chuyện cổ tích, đặc biệt là Cóc Tía. Thiều lại là một người hướng ngoại, tinh quái, nhiều lần khiến em mình chịu những tai họa nhưng lại rất thương em. Về gần cuối câu chuyện Thiều thích một cô gái cùng lớp nhưng lại lớn hơn mình một tuổi tên là Mận. Mận xinh xắn lại ngây thơ nhưng lại học không được tốt do chăm sóc người cha mắc bệnh phong bị mẹ giam trên gác nhà. Lại một nhân vật khác tên Đàn, chú Đàn là em trai của ba Thiều, bị mất một cánh tay do tai nạn nhưng vẫn yêu đời và thường kể chuyện cho hai anh em Thiều, Tường nghe. Nỗi muộn phiền duy nhất do ở chuyện tình trắc trở do cánh tay cụt gây ra. Chú đang yêu chị Vinh – một cô gái cùng xóm, lại là con gái thầy chủ nhiệm lớp Thiều, người thầy mà lúc nào Thiều cũng sợ chết khiếp. Nhiều chuyện liên tiếp xảy ra. Phải kể đến chính là khi căn gác nhà Mận bị bốc cháy. Mận suy sụp hoàn toàn bởi chịu cú sốc lớn gia đình Thiều đã giúp đỡ Mận trong lúc khó khăn nhất và đưa cô bé về ở chung với mình. Về sau, và sau khi chú Đàn và chị Vinh cùng dắt nhau bỏ trốn vì không nhận được sự chấp thuận của hai gia đình cùng với những tai họa khác nhau mà Thiều đã gây ra cho Tường. Mận lại được mẹ đón đi tìm cha và Thiều lại tận tình chăm sóc cho Tường sau những rủi ro mà chính Thiều gây ra cho em. Một hôm, Thiều mừng rỡ khi hay tin em mình tỉnh dậy, và được nghe em kể chuyện về nàng công chúa. Nàng công chúa ấy là Nhi – con một người mổ lợn trong làng. Người làng lầm tưởng Nhi đã chết sau vụ tai nạn ba năm trước nhưng đã có vấn đề về thần kinh. Sự nôn nóng muốn gặp Nhi càng làm cho Tường quyết tâm tập đi lại. Một ngày nọ hai anh em nhìn thấy Nhi đang bị đám trẻ trong làng bắt nạt, Tường đã dùng hết sức bằng chính đôi chân mình để bảo vệ Nhi. Kì diệu thay, nghĩa cử này lại giúp cô bé nhớ ra mọi chuyện và trở lại bình thường. Ngoài ra câu chuyện còn xuất hiện các nhân vật khác như ba của Thiều, thầy chủ nhiệm, thằng Sơn, bạn Xin, Sơn... Họ đều giúp ta mở ra chân trời mới và biết yêu thương nhau, biết trân trọng tuổi thơ của mình nhiều hơn.
Ta bắt gặp thấy trong “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh” là một thế giới đầy bất ngờ và thú vị, non trẻ với những suy ngẫm giản dị thôi nhưng vẫn giản dị đến lạ. Giúp ta soi mình trong đó một chút của bản thân khờ khạo. Một chút ký ức về tuổi thơ tươi đẹp, có thể là những lần bóng mát của hai anh em, có thể là cái tình yêu trẻ con của Thiều và mận... thật rất ngây thơ, khờ khạo.
Tôi thấy mình của ngày hôm qua trong từng trang sách. Tôi thấy cánh diều nhỏ bay giữa trời, thấy mình ngỗ ngịch, hơn thua, tôi thèm viết một bức thư tay ngày ấy, thèm một buổi chiều hóng gió sau bãi đất đầy hoa vàng, đỏ, xanh,...tôi thấy sự nhọc nhằn của ba, thấy lo toan của mẹ, con người trên đất nước này đã được bước qua khổ đau như thế nào,...tuổi thơ mình đẹp biết bao sau khi khép lại quyển sách thấy lòng mình nhẹ tênh, thấy yêu thương mình và cả những tuổi thơ đầy màu sắc.
Có thể xem quyển sách “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh” là một chiếc máy bay về tuổi thơ, mỗi một mẩu chuyện nhỏ là một toa tàu, mỗi một toa tàu là những màu sắc thú vị khác nhau, có người sẽ bật cười, có người sẽ rưng lệ. Với người trẻ có thể đó là hình bóng của mình, nhưng với người lớn, câu chuyện cũng có thể là nỗi ăn năn về tuổi thơ, những hoài bão cao đẹp. Nguyễn Nhật Ánh đã dùng sự chiêm nghiệm cả cuộc đời để viết nên quyển truyện dài tuyệt vời đến thế, còn bạn? Liệu bạn có muốn viết cho mình một cuốn sách về cuộc đời đầy màu sắc ấy không?
Tại lễ trao thưởng văn học ASEAN tại Thái Lan, Nguyễn Nhật Ánh đã nói: “Mỗi dân tộc đều có treo một quả chuông trước của sổ tâm hồn của mình. Nhà văn có sứ mệnh phải rung nói bằng văn chương. Và thế, tôi thấy mình ở trên cỏ xanh”, đúng thế, Nguyễn Nhật Ánh đã rung lên chạm đếm tuổi thơ đầy màu sắc của độc giả, để khi con tàu Nguyễn Nhật Ánh về tuổi thơ một lòng, người ta khó lòng bỏ qua một tấm vé cùng ông lên chuyến tàu.
TÍCH TỚ NHA
Báo cáo trình bày suy nghĩ cá nhân về tiểu thuyết tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh.
Bạn có thể làm báo cáo phân tích trên các phương diện sau.
- Tuổi thơ hồn nhiên
- Mối tình đầu trong sáng
- Tình cảm gia đình gắn bó
- Tình làng nghĩa xóm nồng đượm
Giá trị nghê thuật của “ Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh “ là gì vậy ạ.Mong mọi người giúp đỡ
Các bn giúp mình tóm tắt ngắn nhất có thể về truyện dài tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh nhé.
Câu chuyện tập trung kể về cuộc sống thường ngày với những mối quan hệ anh em, tình bạn. Và những cảm xúc rung động đầu đời của ba nhân vật: Thiều, Tường và cô bạn Mận.
Nhân vật chính là cậu bé Tường với tính cách dễ thương, hiền lành. Sống cùng bố mẹ và người anh trai Thiều ở một vùng quê nghèo miền Trung nhưng yên bình vào những năm 1980.
Cậu bé thích đọc sách, nhất là những câu chuyện cổ tích. Và có nuôi một con cóc tên “Cu Cậu” ở dưới gầm giường.
Trái với người em, Thiều là một chàng thiếu niên hướng ngoại, có phần tinh quái. Với những trò nghịch mà em trai cậu thường là người gánh chịu.
Tuy nhiên về bản chất cậu vẫn yêu thương và quan tâm em trai mình. Cuộc sống cứ bình dị trôi qua. Cho đến khi căn chòi của nhà Mận, cô bạn cùng lớp và cũng là người mà Thiều cảm nắng, bị cháy, người cha được cho là đã chết .
Vì thế mẹ Mận phải đi tù. Thương cảm cho hoàn cảnh của Mận, cha mẹ Thiều đón cô bé về chăm sóc. Cũng từ đây mọi chuyện xung đột giữa hai anh em bắt đầu.
Vì ghen tức trước sự thân thiết giữa Tường và Mận, Thiều trở nên hẹp hòi và có những hành động gây khó dễ cho em trai.
Chính cậu đã gián tiếp khiến con cóc “Cu Cậu” bị giết thịt dù biết Tường rất yêu thương nó.
Vẻ mặt buồn rầu của Tường khiến Thiều cảm thấy ray rứt và tự trách. Tuy nhiên lòng đố kị một lần nữa lại chiến thắng.
Trong một lần hiểu lầm tai hại, Thiều đã vô tình làm Tường bị thương nặng. Nỗi day dứt, ân hận càng tăng hơn khi Tường kể cho Thiều nghe. Rằng chính cậu mới là người mà Mận thích chơi cùng.
Ngoài việc xoay quanh cuộc sống, mối quan hệ anh em, bạn bè, tình cảm đầu đời. Bộ phim Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh còn mang đến cho người xem những thước phim bình dị mà đẹp đến ngỡ ngàng của vùng quê Việt Nam.
Ở đó có tình làng nghĩa xóm, sự yêu thương, đùm bọc nhau trong cơn hoạn nạn vốn là truyền thống lâu đời của cha ông ta.
Ta bắt gặp trong Tôi Thấy Hoa Vàng Trên Cỏ Xanh một thế giới đấy bất ngờ và thi vị non trẻ với những suy ngẫm giản dị thôi nhưng gần gũi đến lạ. Câu chuyện của Tôi Thấy Hoa Vàng Trên Cỏ Xanh có chút này chút kia, để ai soi vào cũng thấy mình trong đó, kiểu như lá thư tình đầu đời của cu Thiều chẳng hạn… ngây ngô và khờ khạo.
Nhưng Tôi Thấy Hoa Vàng Trên Cỏ Xanh hình như không còn trong trẻo, thuần khiết trọn vẹn của một thế giới tuổi thơ nữa. Cuốn sách nhỏ nhắn vẫn hồn hậu, dí dỏm, ngọt ngào nhưng lại phảng phất nỗi buồn, về một người cha bệnh tật trốn nhà vì không muốn làm khổ vợ con, về một người cha khác giả làm vua bởi đứa con tâm thầm của ông luôn nghĩ mình là công chúa,… Những bài học về luân lý, về tình người trở đi trở lại trong day dứt và tiếc nuối.
Tôi Thấy Hoa Vàng Trên Cỏ Xanh lắng đọng nhẹ nhàng trong tâm tưởng để rồi ai đã lỡ đọc rồi mà muốn quên đi thì thật khó.
©
“Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh” truyện dài mới nhất của nhà văn vừa nhận giải văn chương ASEAN Nguyễn Nhật Ánh – đã được Nhà xuất bản Trẻ mua tác quyền và giới thiệu đến độc giả cả nước.
Cuốn sách viết về tuổi thơ nghèo khó ở một làng quê, bên cạnh đề tài tình yêu quen thuộc, lần đầu tiên Nguyễn Nhật Ánh đưa vào tác phẩm của mình những nhân vật phản diện và đặt ra vấn đề đạo đức như sự vô tâm, cái ác. 81 chương ngắn là 81 câu chuyện nhỏ của những đứa trẻ xảy ra ở một ngôi làng: chuyện về con cóc Cậu trời, chuyện ma, chuyện công chúa và hoàng tử, bên cạnh chuyện đói ăn, cháy nhà, lụt lội,… “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh” hứa hẹn đem đến những điều thú vị với cả bạn đọc nhỏ tuổi và người lớn bằng giọng văn trong sáng, hồn nhiên, giản dị của trẻ con cùng nhiều tình tiết thú vị, bất ngờ và cảm động trong suốt hơn 300 trang sách. Cuốn sách, vì thế có sức ám ảnh, thu hút, hấp dẫn không thể bỏ qua.
Hok Tốt !
# mui #
hic hic vậy hả cuối cùng cũng thấy 1 người tâm huyết với quyển này roài !!! Huhu đọc bao nhiêu năm mà chưa gặp ai thích cuốn này ngoài mình !
Câu chuyện ''Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh'' là những trang nhật ký về cuộc sống thường ngày và tâm tư của cậu bé Thiều. Thiều đang là học sinh lớp 7 sống ở một vùng quê nghèo khó, cùng với người em trai tên Tường. Tường là một cậu bé dễ thương, hiền lành, ngây thơ,bao dung, rất yêu mến anh trai và thích chơi đùa với nhiều loài động vật gồm cả sâu bọ, rắn rết. Cậu bé sống nội tâm, ham đọc sách và rất say mê những câu chuyện cổ tích, đặc biệt là truyện Cóc tía, chính vì vậy mà cậu đã nuôi một con cóc dưới gầm giường và đặt tên cho con cóc đó là "Cu Cậu". Trong khi đó Thiều vốn là một người hướng ngoại, khá tinh quái,nghịch ngơm, cậu đã nhiều lần vô tình để em mình phải chịu tai bay vạ gió với những trò nghịch phá do chính cậu bày ra. Thiều cũng rất nhiều lần tỏ ra hẹp hòi, nhưng trong thâm tâm cậu vẫn rất thương cậu em dễ thương của mình và là một người hào hiệp, anh dũng. Hai anh em Thiều và Tường cùng nhau thả hồn vào những trò chơi cảm giác mạnh và đã có rất nhiều những kỷ niệm đáng nhớ thời thơ ấu của những đứa trẻ làng quê. Truyện cũng mở rộng ra mối quan hệ giữa hai anh em và những người dân trong ngôi làng, bao gồm cả người thân của mình và những bạn học cùng trang lứa. Ba của Thiều được miêu tả là một người giảo hoạt và được dân làng yêu mến nhưng, ông hay nổi nóng và thường xuyên đánh đòn hai anh em vì nhiều lý do, trong khi mẹ cậu lại ngược lại , bà tỏ ra dịu dàng với các con hơn dù cho bà cũng không tránh khỏi việc trách mắng khi các con làm điều sai trái , quậy phá.
Chú Đàn là em trai của ba Thiều, bị mất một tay do tai nạn nhưng vẫn luôn yêu đời và thường kể chuyện ma cho hai anh em Thiều và Tường nghe. Tuy bị cụt mất một tay nhưng chú Đàn lại chơi đàn acmonica rất hay. Nỗi muộn phiền duy nhất của chú có lẽ nằm ở chuyện tình nhiều trắc trở do cánh tay cụt gây ra. Chú Đàn rất yêu chị Vinh - một cô gái cùng xóm và là cô cũng là con của thầy Nhãn - thầy giáo chủ nhiệm lớp của Thiều, người thầy mà lúc nào cũng làm cho Thiều sợ khiếp vía. Vào lúc mở đầu câu chuyện, Thiều cảm thấy thích một cô bạn cùng lớp ngồi kế bên cậu tên là Xin. Xin hay bị Thiều trêu chọc và từng có lần vô tình làm cho Thiều bẽ mặt trước lớp. Một bạn học khác của Thiều là Sơn, lớn hơn cậu ba tuổi nhưng học lực rất yếu và phải ở lại lớp liên tục 3 năm liền. Sơn được tác giả Nguyễn Nhật Ánh miêu tả là một đứa du côn, suốt ngày phá làng phá xóm và có những cử chỉ và lời nói khiếm nhã, thô tục. Về sau, Thiều nhận ra mình đã có tình cảm với Mận, là một cô bạn cùng lớp lớn hơn cậu một tuổi. Mận xinh xắn và ngây thơ nhưng học không được tốt do phải chăm sóc người cha mắc căn bệnh phong, đang bị mẹ cô bé giam trên gác nhà. Bí mật này chỉ có Thiều và Tường biết, và hai anh em đã phải ẩu đả với Sơn chỉ để bảo vệ Mận trước những âm mưu đen tối.
Biến cố xảy ra khi căn gác nhà Mận bốc cháy, khiến ba Mận bị phỏng đoán là đã chết cháy sau khi người ta phát hiện ra có xương lẫn trong đám tro. Chịu liền tiếp nhiều cú sốc lớn, Mận suy sụp hoàn toàn. Gia đình Thiều đã giúp đỡ Mận trong lúc khó khăn nhất và đưa cô bé về ở chung với mình.Nhưng may mắn lại ập đến , Mận biết được ba mình còn sống và mẹ sẽ được thả trong một ngày không xa. Tuy nhiên, sự thân thiết giữa Tường và Mận lại khiến cho cơn ghen tức trong lòng Thiều tăng lên theo thời gian. Cậu đã không can ngăn khi con cóc Tường nuôi bị bắt đi làm thịt, điều mà khiến Thiều day dứt mãi bởi chứng kiến nỗi buồn đau của Tường dù cậu bé không hề biết là do anh mình tiếp tay. Mùa lũ đến, cả làng Thiều chìm trong nước, khi nước rút đi và để lại nhiều hậu quả tiêu cực như đói kém, mất mùa, Thiều, Tường và Mận mới phát hiện ra chị Vinh và chú Đàn đã lập ra kế hoạch cùng nhau bỏ trốn để thoát khỏi sự ngăn cấm của gia đình. Cùng lúc đó, sự hẹp hòi và đố kỵ trong lòng Thiều đã nhiều đến mức trong một phút hiểu lầm cậu đã vô tình khiến em trai mình bị thương nặng, không thể ngồi dậy được. Thiều lại càng ân hận hơn nữa khi nghe được chính miệng Tường kể rằng người mà Mận thích chơi cùng chính là cậu.
Mận được mẹ đón đi tìm cha, trong khi Thiều ở lại ,chìm trong nuối tiếc và cắn rứt mà tận tình chăm sóc cho Tường. Cả hai anh em đã giấu ba mẹ nguyên nhân thật sự gây ra cảnh ngộ rủi ro của Tường. Một hôm Thiều mừng rỡ khi thấy Tường đã ngồi dậy được và nghe em trai mình kể về một nàng công chúa không biết từ đâu đến đã trở thành nguồn động viên tinh thần để Tường hồi phục. Quá hiếu kỳ, trong một lần tình cờ phát hiện ra công chúa và lén lút bám theo, Thiều vô cùng bất ngờ khi biết nàng công chúa ấy thực ra là Nhi, con của một người mổ lợn trong làng. Người làng lầm tưởng Nhi đã chết sau một vụ tai nạn ba năm trước, nhưng hóa ra cô bé vẫn sống nhưng có vấn đề về thần kinh, khiến cô tự xem mình là công chúa và cha mình là đức vua, người mà cũng vì thương con nên đã giả vờ diễn trò cùng cô bé. Thiều kể lại bí mật này với Tường lúc này đã đứng dậy được, bởi vì Tường và Nhi từng chơi rất thân với nhau. Sự nôn nóng được gặp lại Nhi thôi thúc Tường ra sức tập đi lại. Một ngày nọ ,hai anh em nhìn thấy Nhi đang bị đám trẻ con trong làng trêu chọc, Tường đã chạy hết sức bằng chính đôi chân mình đến bảo vệ Nhi, kỳ diệu thay nghĩa cử này khiến cô bé nhớ ra mọi chuyện và trở lại bình thường.
Nêu cảm nhận từ cuốn sách " Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh "
Mong các bạn giúp mình !
Mình đang cần gấp !
BẠN THAM KHẢO NHA:
Có lẽ đối với những độc giả như chúng ta, những người yêu thích đọc sách thì chẳng bao giời bỏ quên đi cuốn sách: “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh” của tác giả Nguyễn Nhật Ánh. Tác phẩm lần đầu xuất bản tại Việt Nam vào ngày 9 tháng 12 năm 2010 bởi “Nhà xuất bản trẻ”, cùng với những hình ảnh minh họa do Đỗ Hoàng Tường thực hiện.
Cái tên Nguyễn Nhật Ánh hẳn không còn gì xa lạ với người đọc. Ông là người đánh thức tuổi thơ trong sáng ở mọi độc giả bằng những quyển sách nói về ức ký tuổi thơ như: Lá nằm trong lá, Ngồi khóc trên cây, Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ,… Những tác phẩm ấy đã hấp dẫn người đọc bằng lời văn chân thực , trong sáng. Cũng như tôi đã bị hấp dẫn bởi quyển sách : “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh”
Tác phẩm được viết dưới dạng như một quyển nhật ký đời thường của một cậu bé Thiều ở cùng quê Việt Nam nghèo khó, nổi bật qua tình cảm anh em, tình làng xóm và lời tâm tư của một đứa trẻ mới lớn.Và đây cũng là câu chuyện mà lần đầu ông đưa chính bản thân vào.
Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh là tác phẩm nói về giai đoạn mà đời người ai cũng từng trải qua nhưng đôi khi trong cuộc sống bộn bề với cơm áo, với những nỗi lo không tên, với những lợi ích cá nhân, … Tất cả những điều đó đã làm cho chúng ta quên mất nó đã từng tồn tại, nó đã từng làm cho chúng ta cảm thấy vui buồn lẫn lộn ,đó chính là tuổi thơ .
Tuổi thơ trong câu chuyện đã được tác giả viết dựa theo chính tuổi thơ của ông. Không giống như tuổi thơ của những bạn trẻ tuổi ở thế kỉ 21 với điện thoại, với công viên nước, với trang mạng xã hội,… Trong tuổi thơ , ông luôn hòa nhập với thiên nhiên, mọi người trong làng xóm để cùng vui đùa. Có lúc chỉ vì vui quá trớn đã làm cho người bố tức giận và ông đã bị có những lằn roi trên người.
Nội dung câu chuyện nói về tuổi thơ nghèo khó của anh em Thiều và Tường ở vùng quê Việt Nam. Nơi chứng kiến những rung động đầu đời của cả hai, tình cảm gia đình, tình anh em yêu thương chân thành, cũng như những lời đố kỵ, ghen tuông và những nỗi đau trong quá trình trưởng thành .
Với những ký ức đã từng trải qua, chuyện về con cóc Cậu trời, chuyện ma, bên cạnh chuyện đói ăn, chuyện chơi đùa giữa bọn trẻ với nhau. Tác giả đã muốn tưởng nhớ về tuổi thơ lắm ngọt ngào lẫn day dứt mà mỗi con người đều trải qua khiến cho người đọc lại càng thấm đẫm tình yêu thương tuổi thơ của mình hơn. Có thể nói những chuyện linh tinh nhỏ nhặt đến những vấn đề quan trọng , lớn lao đã được tác giả đưa vào câu chuyện.
Sách gồm có 81 chương, ở mỗi chương đều nói lên một ý nghĩ sâu sắc của nó, có khi lại tạo cho ta một cảm giác vui tươi và hồn nhiên. Cũng như trong chương 7 “ Thằng Tường” tác giả đã giới thiệu thêm về chú bé Tường nhút nhát, hiền lành luôn giúp đỡ mọi người đặc biệt là người anh trai tinh nghịch của mình. Trong 81 chương này tác giả đã đưa chính bản thân mình vào nhân vật phản diện để đặt vấn đề về đạo đức như sự vô tâm và cái ác. Tất cả đã được thể hiện một cách rõ nét và chân thực nhất
Đọc không biết là bao nhiêu quyển của Nguyễn Nhật Ánh rồi nhưng đây là lần đầu tiên tôi mới cảm thấy tuổi thơ đang đua nhau về trong ký ức của mình. Câu chuyện được viết với ngôn từ đơn giản, ngộ nghĩnh và mộc mạc trong lời nói ở những đứa trẻ, đã làm thấm đượm tình cảm của bao người đọc, lấy đi những nụ cười xen lẫn với giọt nước mắt cảm thương.
Cuốn sách đã được nhận giải thưởng Asean và là một trong những tác phẩm hay nhất về tuổi học trò , tuổi thơ của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh. Hơn 300 trang sách ấy đã mang đến cho người đọc rất nhiều cảm xúc, vui buồn xen lẫn với nhau.
Ngoài ra “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh” đã được đạo diễn Victor Vũ cảm nhận và chuyển thành một bộ phim có ý nghĩ sâu sắc. Và được mọi người đón nhận cũng không kém gì cuốn sách ấy.
Đây là một cuốn truyện rất thực. Nó khiến người đọc thực sự muốn sống trong trang sách, biến thành những đứa trẻ hàng xóm, gần gũi, thân quen. Nó chứa đầy đủ tình cảm từ tình cảm bạn bè, gia đình đến tình làng xóm,… Tất cả đều đặc biệt đậm đà màu sắc cuộc sống.