Những câu hỏi liên quan
Ái Vy Nguyễn
Xem chi tiết
Học thật giỏi
Xem chi tiết
Thiệu Thiển Du
Xem chi tiết
Lại Hoàng Hiệp
23 tháng 12 2020 lúc 19:24

Nhân vật Giôn-xi trong Chiếc lá cuối cùng là một họa sĩ nghèo, cuộc sống bấp bênh. Mùa đông năm ấy cô bị mắc bệnh viêm phổi và đã gắn sự sống của mình với những chiếc lá thường xuân trên tường ở bên ngoài cửa sổ. Cô nghĩ: Bao giờ chiếc lá cuối cùng rụng xuống cũng là lúc ta lìa đời. Nhưng Xiu - người bạn cùng phòng và cụ Bơ-men - họa sĩ già ở lầu trên, biết được ý định ấy của Giôn-xi nên đã tìm cách khiến cô muốn sống trở lại. Cụ Bơ-men đã thức suốt đêm mưa tuyết để vẽ chiếc lá trên tường, chiếc lá giống như thật khiến Giôn-xi cảm thấy: chiếc lá qua đêm mưa tuyết vẫn kiên cường bám trụ, hà cớ gì ta lại từ bỏ cuộc sống này? Và cô lại vui vẻ và có ý chí đấu tranh với bệnh tật. Như vậy, Giôn-xi quả thật đáng trách khi cô có ý định từ bỏ cuộc sống . Nhưng nhờ tình yêu thương giữa con người, tính nhân đạo trong mỗi con người mà những người xung quanh đã vực dậy tinh thần, ý chí trong cô. ...

Học thật giỏi
Xem chi tiết
Phạm Ngọc Thảo Chi
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc Khánh Huyền
23 tháng 12 2021 lúc 11:17

Bn có thể viết về Nguyễn Ngọc Kí '(Hình như trong sách có) -.-

Kim Yuna
23 tháng 12 2021 lúc 14:02

Sorry , Iam so stupid literature that i can't write to you .

Quang Hai Lam
Xem chi tiết
Vũ Yến Nhi
9 tháng 1 2022 lúc 20:36

Ở một làng quê nọ có một cậu bé tên là Nguyễn Ngọc Kí, vì nhà nghèo lại khuyết tật về thân thể nên cậu bé không được đi học. Nhưng hơn bất cứ bạn bè cùng trang lứa nào, Nguyễn Ngọc kí vô cùng đam mê, mong muốn được đi học. Một ngày nọ, Nguyễn Ngọc Kí đến lớp học của cô giáo Cương, thấy ở cửa có một cậu bé đang thập thò, cô giáo đã dừng giảng và đi lại bên Kí, cô ân cần hỏi em “Em tìm cô muốn hỏi gì đúng không?”, được cô giáo mở lời, Nguyễn Ngọc Kí đã mạnh dạn nói ra mong muốn của mình “Em muốn được đi học, nhưng em không thể cầm bút”.
Nghe thấy vậy, cô Cương đã sờ vào cánh tay của Kí, thấy hai cánh tay của em buông thong mà vô cùng xót xa. Cô lưỡng lự không biết phải làm sao nhưng đành phải từ chối em “Cô biết em thích học, nhưng hiện tại sức khỏe của em khó có thể theo kịp các bạn được. Nên bây giờ em hãy về nhà rèn luyện thêm, để đến sang năm lại đi học nhé”. Nhìn vào khuôn mặt buồn rầu, đôi mắt sáng long lanh nước của Kí cô Cương vô cùng khó xử. Vài ngày sau đó, cô Cương quyết định đến nhà của Kí thì thấy được những hình ảnh thật cảm động
Nhà của kí rất nghèo, em cũng không có bút nên em kẹp viên gạch vào hai ngón chân và tập viết những nét nguệch ngoạc trên nền đất, hình ảnh ấy khiến cho cô Cương thấy cay khóe mắt. Cô thấy được ở Nguyễn Ngọc Kí sự kiên cường, nỗ lực vô cùng phi thường. Vậy là cô đã lấy giấy bút mang theo bên người tặng cho Kí và giúp Kí tập viết. Khi mới bắt đầu tập viết, những nét bút nghệch ra làm rách tờ giấy, rồi khi làm nhoen mực ra khắp tờ giấy. Kí tuy có buồn nhưng không hề bỏ cuộc mà vẫn miệt mài, kiên trì tập viết. Dù Kí không thích hợp đến lớp nhưng hàng ngày cô Cương vẫn đến nhà và giúp Kí giúp em học
Nhà của kí rất nghèo, em cũng không có bút nên em kẹp viên gạch vào hai ngón chân và tập viết những nét nguệch ngoạc trên nền đất, hình ảnh ấy khiến cho cô Cương thấy cay khóe mắt. Cô thấy được ở Nguyễn Ngọc Kí sự kiên cường, nỗ lực vô cùng phi thường. Vậy là cô đã lấy giấy bút mang theo bên người tặng cho Kí và giúp Kí tập viết. Khi mới bắt đầu tập viết, những nét bút nghệch ra làm rách tờ giấy, rồi khi làm nhoen mực ra khắp tờ giấy. Kí tuy có buồn nhưng không hề bỏ cuộc mà vẫn miệt mài, kiên trì tập viết. Dù Kí không thích hợp đến lớp nhưng hàng ngày cô Cương vẫn đến nhà và giúp Kí giúp em học
Thật là phi thường, dưới sự nỗ lực không ngừng của Kí thì em đã viết vô cùng lưu loát, em có thể dùng chân để viết nên những dòng chữ mà những người bình thường cũng chưa chắc đã làm được. Tuy nhiên, đó không phải là một quá trình dễ dàng với Nguyễn Ngọc Kí, trước khi chạm đến được thành công thì em đã trải qua rất nhiều thử thách, khó khăn. Chính sự vươn lên không ngừng cùng ý chí kiên cường đã đưa Nguyễn Ngọc Kí chạm tay đến thành công.

 

Nguyễn Hoài Đức CTVVIP
Xem chi tiết
Nguyễn Phú Quốc Hưng
11 tháng 6 2021 lúc 9:12

Nhắc đến tên của thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký thì không một ai của đất nước Việt Nam không biết. Ở thầy chúng ta thầy được sự cố gắng, ý chí và nghị lực của một người đã vượt lên trên số phận bất hạnh để thành công.

Khách vãng lai đã xóa
Linhhh
11 tháng 6 2021 lúc 9:14

Bạn có thể tham khảo ! :

Ý chí và nghị lực là rất cần thiết giúp mỗi người chúng ta vượt qua khó khăn và những thử thách trong cuộc sống. Và em muốn kể cho các bạn nghe về một tấm gương với ý chí và nghị lực của mình đã vượt lên trên số phận để thành công. Đó là tấm gương của thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký.

Thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký sinh ra đã có hoàn cảnh kém may mắn khi thầy bị liệt cả hai tay, mọi hoạt động và sinh hoạt đều rất khó khăn chứ chưa nói gì đến chuyện đi học. Những tưởng con người ấy sẽ chấp nhận đầu hàng số phận, nhưng không, số phận kém may mắn không những không trở thành rào cản mà còn là động lực để thầy cố gắng vươn lên trong cuộc sống. Thầy vẫn khát khao được đi học như những bạn cùng trang lứa nhưng điều này thực sự rất khó khăn vì đôi tay ấy làm sao có thể cầm được bút để viết nên những con chữ như những bạn bình thường.

Và rồi thầy quyết định tập viết bằng chân, điều này tưởng như không tưởng nhưng lại trở thành hiện thực với thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký. Những ngày đầu tập viết bằng chân của thầy vô cùng khó khăn, nhưng chưa lúc nào thầy nghĩ đến chuyện từ bỏ vì với thầy thất bại lớn nhất của một người là chấp nhận từ bỏ mà không nghĩ đến việc sẽ cố gắng hết sức, những nét chữ nó không theo ý muốn của thầy cứ nguệch ngoạc không thành chữ. Nhưng rồi với sự kiên trì chịu khó của mình, ngày nào thầy cũng luyện tập, tập viết mọi lúc mọi nơi, có khi thầy tập viết bằng những mẩu gạch thay cho bút và phấn, những mẩu gạch kẹp vào chân rất khó khăn và còn đau nữa nhưng điều đó không khuất phục được tinh thần học tập của thầy.

Và cuối cùng, thầy đã thành công, mặc dù viết bằng chân nhưng chữ của thầy rất đẹp, thậm chí còn đẹp hơn nhiều chữ của những bạn viết bằng tay. Tất cả là nhờ vào sự chăm chỉ luyện tập không quản ngại khó khăn gian khổ của thầy. Năm học nào thầy cũng đạt thành tích cao trong học tập, các bạn bè trong lớp trước đây từ thái độ xem thường, miệt thị thầy bao nhiêu thì giờ đây lại khâm phục thầy bấy nhiêu. Để rồi sau này thầy trở thành một thầy giáo giỏi tâm huyết với sự nghiệp trồng người của mình như bây giờ chúng ta vẫn nhắc đến tên của thầy với một sự khâm phục và kính trọng.

Nhắc đến tên của thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký thì không một ai của đất nước Việt Nam không biết. Ở thầy chúng ta thầy được sự cố gắng, ý chí và nghị lực của một người đã vượt lên trên số phận bất hạnh để thành công.

# Linh

Khách vãng lai đã xóa
htfziang
11 tháng 6 2021 lúc 9:14

Tham khảo nhé

Đã hơn hai năm trôi qua rồi mà câu chuyện cô giáo Hạnh kể cho chúng em nghe trong tiết kể chuyện vẫn còn đọng lại trong trí não của em về tinh thần vượt khó ham học của bạn Đức Trung ở trường Võ Thị Sáu tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

Hoàn cảnh của Trung thật tội nghiệp! Cha mất sớm, mẹ bệnh tật triền miên. Trung là con trai lớn sau Trung còn một em gái nữa. Tuổi chưa lớn, vậy mà cậu vẫn vừa học, vừa lăn lóc giữa chợ đời để kiếm sống phụ giúp gia đình. Điều kì lạ đối với chúng tôi là cậu học rất giỏi, luôn luôn đứng đầu lớp, thầy cô đều yêu mến, bạn bè đều nể trọng. Thời gian học thì ít, cuộc sống lại thiếu thốn đủ điều. Thế mà Trung không buồn, không than vãn với ai, gặp bạn bè lúc nào cũng thấy Trung vui vẻ. Sáng nào cũng vậy, mọi người đi ngang qua tiệm cà phê Hải Châu thì đã nghe tiếng rao lanh lảnh quen thuộc của Trung: "Vé số, vé số chiều xổ đây! Vé trúng đây!". Lúc nào cũng thấy cậu mặc chiếc quần đùi xanh đã cũ và chiếc áo sơ mi ngắn tay có nhiều chỗ vá. Cậu đội một cái mũ vải bạc màu để lộ mái tóc rễ tre bờm xờm lâu ngày không cắt.

Khác với thân hình gầy nhom, khuôn mặt cậu có vẻ tròn trĩnh, sáng sủa. Đặc biệt đôi mắt cậu rất sáng, lanh lợi. Sáng nào cũng vậy, một tay cầm xấp vé số vung vẩy, miệng chào mời, tay kia quơ quyển sổ đỏ tung tăng chạy từ quán cà phê này sang quán cà phê kia.

Gặp ai cậu cũng dúi vào tay một vài tờ, miệng dẻo quẹo: "Vé trúng đấy, mua giùm cháu!". Gặp những khách sang, cậu nhét cả cặp vào túi người ta rồi hót như con sáo: "Nhìn chú, cháu biết ngay là người hên rồi. Mua đi chú! Một tỉ đây! Cậu là một trong những cậu bé bán vé số may mắn nhất. Bao giờ cậu cũng bán hết trước người ta. Nhờ vậy mà cậu đã tranh thủ được thời gian học bài, đọc sách và làm bài tập ngay tại ghế đá ở công viên. Bài tập, bài học về nhà cậu đều thanh toán hết trong khoảng thời gian đi bán vé số. Thời gian buổi tối, cậu còn tranh thủ bán vé số ở những quán cà phê đông khách kiếm thêm tiền phụ giúp mẹ. Trung là một người hết mình vì bạn bè. Thường ngày vào những giờ giải lao, cậu thường ngồi lại, hướng dẫn thêm cho những bạn tiếp thu còn chậm. Coi việc giúp đỡ bạn là một niềm vui của mình. Trung xứng đáng là một tấm gương vượt khó, một con ngoan trò giỏi.

Câu chuyện về Trung mà cô giáo kể, cho mãi đến tận bây giờ em vẫn còn nhớ như in. Trung giống như một chiếc gương sáng để chúng em soi vào học tập. Trung ơi! Bạn thật đáng quý!

Khách vãng lai đã xóa
Thịnh Phan Hưng
Xem chi tiết
Phan Diệu Anh
Xem chi tiết
Chủ acc bị dính lời nguy...
27 tháng 11 2018 lúc 21:07

2.

“Trước đây tôi rất hay lo lắng nhưng một ngày mùa xuân năm 1934,khi đang đi dạo trên đường West Doughẻty,tôi đã chứng kiến một cảnh tượng làm tan đi mọi âu lo trong tư tưởng. Chuyện chỉ xảy ra trong vòng 10s nhưng trong 10s đó tôi đã học dược cách sống còn nhiều hơn những gì đã học được trong vòng 10 năm.

Hai năm trước đó tôi có mở cửa hàng tạp hóa ở thành phố Webb.Cửa hàng này ko chỉ làm tôi thua lỗ toàn bộ số tiền tiết kiệm mà còn mắc 1 khoản nợ đến 7 năm sau mới trả hết.Lúc đó cửa hàng tạp hóa của tôi mới đóng cửa vào thứ 7 tuần trước,và tôi chuẩn bị đến ngân hàng Merchants&Miners vay tiền trước khi đi Kansas tìm việc.

Tôi cất bước nặng nề như vừa bại trận,hoàn toàn mất hết niềm tin và ý chí chiến đấu.Rồi đột nhiên tôi thấy một người đang đi dọc con đường-người ấy không có chân.Ông ngồi trên một bục gỗ nhỏ có gắn những bánh xe lăn và dùng 2 thanh gỗ cầm tay đẩy mình tiến lên phía trước.

Tôi nhìn thấy ông đúng lúc ông vừa băng ngang qua đường và đang chuẩn bị nhấc lên vài centimet để kên vỉa hè.Khi gếch cái bục nhỏ lên ông bắt gặp ánh mắt tôi nhìn ông.Ông nở một nụ cười rạng rỡ và vui vẻ nói:

”Xin chào,thật là một buổi sáng đẹp trời phải không?”

Nhìn người đàn ông đó tôi thấy mình thật giàu có.Tôi còn cả 2 chân và có thể đi lại dễ dàng.Tôi tự cảm thấy xấu hổ vì mình đã than thân trách phận quá nhiều.Tôi tự nhủ nếu người đàn ông kia ko có chân mà vẫn sống vui vẻ hạnh phúc thì tôi-với một đôi chân lành lặn sao lại ko thể làm đươc điều đó.

Tôi  đã định vay ngân hàng chỉ 100 đô la nhưng lúc đó tôi đủ can đảm để hỏi vay 200 đô la.Tôi đã định nói rằng tôi muốn đến Kansas để cố gắng tìm được một công việc.Nhưng giờ đây tôi đã tự tin mình muốn đến đó để có một công việc.Tôi đã vay được tiền và tôi cũng đã tìm được việc làm
“Tôi  buồn vì không có giày

Cho tới khi tôi gặp trên đường một người không có chân”