1. Câu tục ngữ, thành ngữ nào khuyên chúng ta phải luôn nhớ ơn những công lao, thành quả của thế hệ đi trước để lại ?
A. ĂN VÓC HỌC HAY
B. TIÊN HỌC LỄ, HẬU HỌC VĂN
C. KHỔ LUYỆN THÀNH TÀI
D. UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN.
Câu tục ngữ, thành ngữ nào khuyên chúng ta phải luôn nhớ ơn, biết ơn những công lao, thành quả của thế hệ đi trước để lại?
Ăn vóc học hay
Tiên học lễ, hậu học văn
Khổ luyện thành tài
Uống nước nhớ nguồn
Câu tục ngữ, thành ngữ nào khuyên chúng ta phải luôn nhớ ơn, biết ơn những công lao, thành quả của thế hệ đi trước để lại?
mình đang rất cần các bạn ak^^ nhanh mình kick cho
- Uống nước nhớ nguồn
- An quả nhớ kẻ trồng cây
Muốn sang thì bắc cầu kiều
Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Có danh có vọng nhớ thầy khi xưa
Con ơi ghi nhớ lời này
Công cha, nghĩa mẹ, công thầy chớ quên
.......
Nêu ý nghĩa câu tục ngữ, thành ngữ:
- Tiên học lễ,hậu học văn.
- Uống nước nhớ nguồn.
- Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng
_ là một châm ngôn và được coi như lời dạy của các bậc thánh hiền, nghĩa là, trước tiên con người phải học lễ nghĩa đạo đức, đạo lí làm người, sau mới học đến văn chương, chữ nghĩa và các lĩnh vực khác.
_ Ý nghĩa tục ngữ uống nước nhớ nguồn có nghĩa là nói đến con người sống phải biết trước biết sau, luôn ghi nhớ đến những người đã tạo ra sản phẩm để chúng ta hưởng thụ. Qua đó câu tục ngữ cũng nói đến những người bỏ mặc sống chết của người khác chỉ lo trục lợi cho bản thân như sống chết mặc bay. Sống là phải tôn sư trọng đạođừng tỏ ra vẻ tự cao tự đại như ếch ngồi đáy giếng
_Ý nghĩa tục ngữ gần mực thì đen gần đèn thì rạng có nghĩa là khi ta tiếp xúc với những cái xấu thì ta sẽ bị ảnh hưởng cái thói hư tật xấu đó ngược lại khi gần đèn tỏa ra ánh sáng tượng trưng cho những điều tốt đẹp, do đó con người nên chọn cho mình những thứ tốt đẹp để phát triển phù hợp với bản thân mình.
Những thành ngữ, tục ngữ nào dưới đây nói lên bài học mà các môn sinh nhận được trong ngày mừng thọ cụ giáo Chu?
a) Tiên học lễ, hậu học văn.
b) Uống nước nhớ nguồn.
c) Tôn sư trọng đạo.
d) Nhất tự vi sư, bán tự vi sư. (Một chữ là thầy, nửa chữ cũng là thầy.)
Những thành ngữ, tục ngữ nói lên bài học mà các môn sinh nhận được trong ngày mừng thọ cụ giáo Chu là:
b) Uống nước nhớ nguồn.
c) Tôn sư trọng đạo.
d) Nhất tự vi sư, bán tự vi sư. (Một chữ là thầy, nửa chữ cũng là thầy.)
Những thành ngữ, tục ngữ nói lên bài học mà các môn sinh nhận được trong ngày mừng thọ cụ giáo Chu:
a. Tiên học lễ, hậu học văn
b. Uống nước nhớ nguồn
c. Tôn sư trọng đạo
d. Nhất tự vi sư, bán tự vi sư (Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy).
(đây là bài Nghĩa thầy trò trong sách giáo khoa tiếng Việt nha mn)
( theo s nghĩ của mik) thì mình thấy là câu b đúng nhất vì : đã rất nhiều năm rồi , thầy Chu vẫn nhớ ơn của thầy mình ( Uống nước nhớ nguồn ) nha bạn
Câu 1: Chứng minh rằng nhân dân Việt Nam từ xưa đến nay luôn sống theo đạo lý "Ăn quả nhớ kẻ trông cây" và " Uống nước nhớ nguồn".
Câu 2: Nhân dân ta có câu tục ngữ: "Đi 1 ngày đàng, học 1 sàng khôn". Em hãy chứng minh tính đúng đắn của nó.
Câu 3: Em hãy giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ :"Thất bại là mẹ thành công".
Help me! Chiều mai mk phải nộp rồi ạ!
Câu 3:
Trong cuộc sống, mấy ai là không một lần gặp thất bại. Nhưng có người bị vấp ngã, bị thất bại đã chán nản, bỏ cuộc; có người lại biết đứng dậy, bước tiếp và thành công. Nói về vấn đề này, ông cha ta có câu: "Thất bại là mẹ của thành công". Câu tục ngữ là sự đúc kết kinh nghiệm của nhân dân ta từ thực tế cuộc sống, đồng thời cũng là lời khuyên hữu ích cho mỗi người trong cuộc sống.
Ngắn gọn và súc tích câu tục ngữ trên đã khẳng định những sai lầm, thất bại chính là nguyên nhân dẫn đến thành công tiếp theo của con người.
Theo tôi, câu tục ngữ đã nêu lên một chân lí hoàn toàn đúng đắn.
Chúng ta biết rằng, mỗi người để đạt đến một mục đích nào đó trong cuộc sống thì luôn phải trải qua nhiều giai đoạn. Giai đoạn khởi đầu thường là giai đoạn khó khăn nhất đối với chúng ta, bởi chúng ta sẽ phải bước những bước đi đầu tiên, thậm chí phải thử nghiệm những điều hoàn toàn mới lạ so với kinh nghiệm của chúng ta, không loại trừ cả những rủi ro, mạo hiểm. Do đó, thất bại là điều không ít người tránh khỏi,
Hơn nữa, trong cuộc sống, ai dám tự nhận rằng mình luôn luôn gặp những thuận lợi, êm xuôi, rằng may mắn lúc nào cũng mỉm cười với mình? Thiết nghĩ đó chỉ là điều ảo tưởng, phi thực tế. Cuộc sống đầy những điều bất ngờ, những sự ngẫu nhiên, những khúc rẽ quanh co khó lường, nên nguy cơ thất bại có thể luôn chờ đợi ta ở bất kì chặng đường nào trong cuộc đời chúng ta. Nói như nhà triết học Hi Lạp Xi-xê-rông: "Là con người thì có sai lầm, chỉ có kẻ ngu xuẩn mới cố chấp sai lầm của mình mà thôi". Hay như Lê-nin đã nói: "Chỉ có ai không làm gì cả thì mới không mắc sai lầm".
Khẳng định "Thất bại là mẹ của thành công" còn bởi lẽ sau mỗi lần vấp ngã hay thất bại, mỗi chúng ta có thể rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân những nguyên nhân nào dẫn đến thất bại, làm thế nào để tránh thất bại... Có thể nói, sau những va vấp đó, ta sẽ trưởng thành hơn, sẽ nhận được những bài học từ cuộc sống và vốn sống, vốn kinh nghiệm mà ta tích luỹ và rút kinh nghiệm bản thân thì mặc dù "cái giá" mà họ phải trả cho những thất bại đó có thể là khá "đắt", nhưng bù lại, họ đã nhận biết được cái nào đúng, cái nào sai, làm thế nào là hợp lí; và chắc chắn trên bước đường đi tiếp, họ sẽ tránh không đi vào những sai lầm mà mình đã từng trải qua đó nữa.
Thực tế đã chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ này. Một đứa trẻ mới chập chững tập đi lúc đầu chắc chắn sẽ bị vấp ngã nhiều lần, nhưng nếu bé vịn giường, đứng lên đi tiếp thì chân bé sẽ cứng cáp hơn, bàn chân đặt trên mặt đất sẽ vững vàng hơn, và dần dần, bé sẽ đi vững và nhanh hơn.
Trên thế giới cũng có không ít tấm gương của các nhà khoa học, nhà kinh tế lớn đã thất bại nhiều lần mới có thể thành công và trở nên nổi tiếng. Nhà làm phim hoạt hình Mĩ nổi tiếng Oan Đi-xnây từng bị toà báo sa thải nhiều lần vì thiếu ý tưởng và bị phá sản nhiều lần trước khi sáng tạo nên Đi-xnây-len. Nhà khoa học Pháp Lu-I Pa-xto cũng chỉ là một học sinh trung bình về môn Hóa trong trường phổ thông (xếp thứ 15/22 học sinh của lớp), vậy mà sau này trở thành người đặt nền móng cho ngành vi sinh vật học cận đại. Lép Tôn-xtôi, tác giả của bộ tiểu thuyết nổi tiếng "Chiến tranh và hòa bình", lại bị đình chỉ khi học đại học vì "vừa không có năng lực, vừa thiếu ý chí học tập". Nhà tư bản lớn người Mĩ Hen-ri Pho bị cháy túi đến năm lần trước khi thành công. Còn ca sĩ ô-pê-ra nổi tiếng người Ý En-ri-cô Ca-ru-xô từng bị thầy giáo cho là thiếu chất giọng và không thể nào hát được. Như vậy, có thể nói, với những nhân vật nổi tiếng đó, thất bại không làm cho họ bị chùn bước mà trái lại là động lực đẩy họ bước tiếp đến thành công.
Nhìn vào cuộc sống ở quanh ta, có thể thấy hiện nay vẫn tồn tại không ít những người tự ti, thiếu lạc quan, dễ chán nản trong cuộc sống. Một nữ sinh lớp 12 tự tử vì thi trượt đại học, một người vợ tự tử vì chồng ngoại tình, một cô gái chết đi vì một lần lầm lỡ..., đó là những con người không dám sống, không can đảm đối mặt với những thất bại của mình. Cái chết của họ thật vô nghĩa và chỉ để lại nỗi đau cho gia đình và người thân.
Vậy nên, yếu tố quan trọng để con người có thể gặt hái được thành công sau thất bại, đó là sự tự nhận thức và ý thức cao của con người; là ý chí, nghị lực vươn lên trong cuộc sống; là lòng kiên trì, can đảm đối mặt với thử thách và chiến thắng nỗi sợ hãi của chính mình để tiếp tục tiến lên. Đúng như Lê-nin đã nói: "Người thông minh không phải là người không mắc sai lầm mà là người phạm sai lầm không trầm trọng và biết mau chóng sửa chữa nó". Ta cũng hiểu rằng "Lòng can đảm của một người không phải là dám chết mà là dám sống".
Như vậy, câu tục ngữ "Thất bại là mẹ của thành công" thật chí lí và hữu ích, không phải cho một đối tượng nào, mà là cho tất cả chúng ta, cho những người đã, đang và sẽ đối mặt với những chông gai, gian khó trong cuộc sống. Ai đó đã nói: "Cuộc sống này không có thất bại, có chăng chỉ là cách chúng ta nhìn nhận mọi việc mà thôi". Hi vọng rằng mỗi người trong chúng ta sẽ có cách nhìn nhận về thành và bại một cách cởi mở hơn, lạc quan hơn khi hướng về tương lai.
~Hok tốt~
##Mirai
Từ nào khác với từ còn lại?
công bằng
công tâm
công minh
công chức
Câu hỏi 2:
"Chẳng biết nước có giữ ngày giữ tháng
Giữ bao nhiêu kỷ niệm giữa dòng trôi."
(Nhớ con sông quê hương - Tế Hanh)
Câu thơ sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?
so sánh
nhân hóa
so sánh và nhân hóa
cả 3 đáp án
Câu hỏi 3:
Câu tục ngữ, thành ngữ nào khuyên chúng ta phải luôn nhớ ơn, biết ơn những công lao, thành quả của thế hệ đi trước để lại?
Ăn vóc học hay
Tiên học lễ, hậu học văn
Khổ luyện thành tài
Uống nước nhớ nguồn
Câu hỏi 4:
Chọn quan hệ từ phù hợp để điền vào chỗ trống trong câu :
"Anh ngã xuống trên đường băng Tân Sơn Nhất
....Anh gượng đứng lên tì súng trên xác trực thăng." ?
(Dáng đứng việt Nam - Lê Anh Xuân")
và
vì
nhưng
nên
Câu hỏi 5:
Từ "kết luận" trong câu: "Anh ấy sẽ kết luận sau." thuộc từ loại nào?
danh từ
động từ
tính từ
số từ
Câu hỏi 6:
Chọn cặp từ hô ứng phù hợp để điền vào chỗ trống trong câu : "Trời ......... hửng sáng, nông dân ......... ra đồng." ?
đâu - đâu
càng - càng
bao nhiêu - bấy nhiêu
chưa - đã
Câu hỏi 7:
"Con mèo nhà em có bộ lông màu trắng tinh. Nó thích sưởi nắng và hay leo trèo."
Hai câu trên được liên kết với nhau bằng cách thay thế từ ngữ , từ "con mèo" được thay thế bằng từ nào?
nhà em
sưởi nắng
nó
leo trèo
Câu hỏi 8:
Câu: "Làng mạc bị tàn phá nhưng mảnh đất quê hương vẫn đủ sức nuôi sống tôi như ngày xưa, nếu tôi có ngày trở về." là câu ghép có mấy vế câu ?
một
hai
ba
bốn
Câu hỏi 9:
Từ nào khác với các từ còn lại?
tai họa
tai mắt
tai vạ
tai ương
Câu hỏi 10:
"Tre, anh hùng lao động! Tre, anh hùng chiến đấu!” ( Cây tre Việt Nam – Thép Mới)
Hai câu trên được liên kết với nhau bằng cách nào?
lặp từ ngữ
quan hệ từ
cặp từ hô ứng
thay thế từ ngữ
1.Từ''công chức''khác vs các từ còn lại.
2.Nhân hóa
3.Uống nc......
4.và
5.động từ
6.chưa-đã
7.nó
8.hai
9.tai mắt
10.thay thế từ ngữ
Các câu tục ngữ , thành ngữ sau khuyên ta điều j ????
Uống nước nhớ nguồn
Có công mài sắc có ngày nên kim
cảm ơn các bn nha !!!
chúc các cậu học tốt
thanks you !! @ w @
Uống nước nhớ nguồn :
-Khuyên nhủ chúng ta rằng phải sống sao cho trọn tình, trọn nghĩa, biết nhớ ơn công sinh thành, công dưỡng dục, công dạy dỗ của những người đã giúp đỡ mình từ đó phải biết học tập và làm việc sao cho xứng đáng với đạo lý làm người của dân tộc ta.
Có công mài sắt có ngày nên kim :
-Khuyên nhủ chúng ta rằng chỉ khi có lòng quyết tâm và kiên trì thì bất cứ khó khăn nào ta cũng có thể vượt qua để đạt được thành công như mong muốn.
Có công mài sắt có ngày nên kim: Là lời khuyên nhủ chúng ta phải biết cố gắng, nỗ lực, kiên trì thì sẽ được hưởng thành quả xứng đáng, đạt được ước mơ cũng như mong ước của mình. Muốn đạt được ước mơ thì phải luôn biết nỗ lực không ngừng nghỉ, phải luôn quyết tâm thực hiện tới cùng.
Uống nước nhớ nguồn: Khi hưởng thụ một thành quả nào đó, người ta phải nhớ ơn và đền ơn xứng đáng những người đã đem lại thành quả mà mình đang được hưởng.
4. Đọc hai đoạn văn sau:
- Đoạn 1:
Câu tục ngữ: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là bài học vô cùng sâu sắc và quý báu về lòng biết ơn. Vậy "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" là gì? Có thể thấy câu tục ngữ có hai lớp nghĩa. Trước hết là lớp nghĩa đen: “ăn quả” là hành động sử dụng trái quả có sẵn, “kẻ trồng cây” là người trồng trọt và chăm bón cây đó cho ta quả ngọt. Khi ăn quả chúng ta hãy nghĩ đến người vất vả chăm bón, vun xới để cho chúng ta quả ngọt đó. Tuy nhiên, câu tục ngữ còn có lớp nghĩa sâu xa khác. Từ “ăn quả” ngầm ý muốn nói đến người được sử dụng, hưởng thụ thành quả của người khác, còn “kẻ trồng cây” ý chỉ đến người tạo ra thành quả cho người khác hưởng thụ. Câu tục ngữ muốn khuyên răn chúng ta khi được hưởng một thành quả nào đó trong cuộc sống phải nhớ đến công lao của những người tạo ra thành quả đó, phải biết đền ơn người đó giúp đỡ mình chớ nên vong ân bội nghĩa, qua cầu rút ván. Vậy tại sao lại phải có lòng biết ơn trong cuộc sống này? Có thể thấy trong đời sống tự nhiên và xã hội không có một điều gì là không có nguồn gốc. Mọi sự vật, hiện tượng trên đời đều có mối quan hệ ràng buộc, tác động qua lại lẫn nhau. Chẳng hạn như cây mọc được nhờ đất, đất lại cần có cây tô điểm... Bởi vậy, biết ơn là cách chúng ta giúp đỡ, tương trợ lẫn nhau. Biết ơn chính là hành động đẹp, một nghĩa cử đẹp mà cha ông ta đã đúc kết, lưu truyền từ bao đời nay. Lòng biết ơn là tình cảm xuất phát từ lòng trân trọng công sức lao động của người khác. Nó cũng là nền tảng vững chắc tạo nên một xã hội nhân ái, đoàn kết. Nếu không có lòng biết ơn, sống vô ơn, bội bạc sẽ khiến con người ích kỉ, sống thù hằn, cơ hội, ăn bám vào gia đình và xã hội.
- Đoạn 2:
“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là đạo lý biết ơn tốt đẹp từ xưa đến nay của nhân dân Việt Nam được thể hiện trong cuộc sống hàng ngày. Nhà nhà đều thờ tổ tiên, vào ngày giỗ tổ tiên, các thành viên trong gia đình sum họp lại để thắp nén nhang tưởng nhớ ông bà, cụ kị. Dân tộc ta còn có ngày mồng 10-3 âm lịch hàng năm là ngày giỗ tổ Hùng Vương. Cứ vào ngày này mọi người từ khắp nơi không quản đường xá xa xôi cùng nhau tụ về để dâng hương tưởng nhớ người đã có công dựng nước và giữ nước. Trên khắp đất nước thường có các chùa, đền thờ các bậc tiền bối, các anh hùng dân tộc của mọi thời đại. Để rồi ngày 27-7 được chọn làm ngày thương binh liệt sĩ Việt Nam để tưởng nhớ những thương binh chiến sĩ, những gia đình có công với cách mạng, những bà mẹ Việt Nam anh hùng đã hi sinh hạnh phúc, hi sinh bản thân mình để bảo vệ tổ quốc. Để nhớ ơn các thầy cô giáo, những người đã có công gieo trồng mầm non đất nước. Ngày 20- 11 được chọn làm ngày nhà giáo Việt Nam. Còn để nhớ ơn những người đã giúp đỡ và cứu sống và chữa bệnh cho mọi người thì ngày 27-2 được chọn làm ngày thầy thuốc Việt Nam… Còn rất nhiều rất nhiều những hành động ân nghĩa của nhân dân ta đối với thế hệ đi trước.
trong hai đoạn văn trên, đoạn nào sử dụng phép lập luận chứng minh? Đoạn nào dùng phép lập luận giả thích? Vì sao?
Đoạn 1 sử dụng phép lập luận giải thích - vì đưa ra những lí lẽ để thuyết phục.
Đoạn 2 sử dụng phép lập luận chứng minh vì đưa ra các dẫn chứng thể hiện truyền thống biết ơn của dân tộc.
Đoạn 1: Luận giải thích vì nó dùng những lí lẽ để thuyết phục: VD: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây là bài học sâu sắc về lòng bt ơn. Nghĩa đen, nghĩa trắng,...
Đoạn 2: Luận chứng minh vì đưa ra những dẫn chứng thể hiện truyền thống dân tộc: VD: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây là đạo lý bt ơn tốt đẹp từ xưa đến nay của n.dân VN.....
FIGHTING#