Những câu hỏi liên quan
Lê Khánh Linh
Xem chi tiết
Đỗ Tuệ Lâm
7 tháng 4 2022 lúc 7:28

Trong cuộc sống , đối với một người học sinh thì đức tính giản dị là điều mà ai cũng phải có . Sự giản dị có lợi ích như thế nào? . Giản dị khiến người ta dễ hòa nhập với mọi người, làm cho con người trở nên thân thiện với nhau và giúp ta có thêm bạn bè... góp phần làm sáng lên nhân cách của mỗi con người. Giản dị tạo nên sự thanh thản, bình yên trong tâm hồn và sự nhàn nhã, thư thái trong nhịp sống của chúng ta . Hiện nay , có nhiều học sinh dường như vẫn còn chưa muốn biết về lợi ích của việc giản dị mà ham đua đòi quá nhiều , nào là đòi ba mẹ tiền mua quần áo mới , giày dép , đồ đạc ,... để chạy theo cho kịp với người khác . Sợ bản thân bị người khác coi thường  . Đua đòi theo người khác là một điều không hay và thật ngu xuẩn , lấy đồng tiền xương máu của cha mẹ để khẳng định với người khác thì thật sự ta vừa bất hiếu vừa kém cỏi . Theo em , sự giản dị ai cũng phải có , nó sẽ giúp thanh thản tấm lòng một con người , nhất là đối với học sinh .  Các bạn trẻ hiện nay đang rất cần một đức tính " giản dị " đáng quý là thế.

Bình luận (0)
Bạch Dương năng động dễ...
Xem chi tiết
Hiệp Nguyễn Xuân
Xem chi tiết
Thương Huỳnh
Xem chi tiết
Cho acc roblox
Xem chi tiết
Nguyễn Huỳnh Minh Đạt
Xem chi tiết
☞Tᖇì  ᑎGâᗰ ☜
14 tháng 5 2022 lúc 20:04

Lịch sử dân tộc ta đã lưu trữ lại hình ảnh của các anh hùng vĩ đại như Hai Bà Trưng,Lê Lợi,Lý Nam Đế,Võ Thị Sáu,Ngô Quyền,...Trong số đó cũng có những anh hùng nhỏ tuổi như Lượm hay chị Võ Thị Sáu và những anh hùng đó đều là những người có lòng dũng cảm và lòng yêu nước sâu đậm.Họ sẵn sàng hi sinh cả tính mạng để đổi lấy sự hạnh phúc,độc lập cho nhân dân ta.Để tỏ tấm lòng biết ơn đến với các vị anh hùng vĩ đại đó.Nhân dân ta đã lập đền thờ và đưa hình ảnh của họ vào những trang sách lịch sử để truyền , dạy cho các bạn học sinh về lịch sử của dân tộc ta.

In đậm= phép liệt kê

Bình luận (0)
Huỳnh Như
Xem chi tiết
Hỗ Trợ Học Tập
18 tháng 12 2020 lúc 18:05

*Nguồn tham khảo*

Nhìn lại kết quả đánh giá

Để có những kết quả vừa mang tính tổng hợp, vừa thể hiện rõ tiềm năng của từng tỉnh, đề tài nghiên cứu đã sử dụng phương pháp chuyên gia chấm điểm dựa trên kết quả của việc thống kê tài nguyên du lịch của toàn vùng duyên hải Nam Trung Bộ (DHNTB). 39 chuyên gia du lịch trong và ngoài vùng đã tham gia chấm điểm các yếu tố về tiềm năng du lịch của từng tỉnh và tổng hợp cho vùng dựa trên thang đo Likert 5 điểm (Rất không đồng ý - Hoàn toàn đồng ý). Kết quả sau khi xử lý thống kê cụ thể như sau:

 

 

 

Đánh giá về tài nguyên du lịch

Vùng DHNTB có hệ thống tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn đa dạng, đặc sắc như tài nguyên du lịch biển đảo, hệ động thực vật, các di sản văn hóa thế giới, di tích lịch sử - văn hóa, đặc biệt là văn hóa Chămpa, kiến trúc nghệ thuật, khảo cổ; các lễ hội văn hóa dân gian; ca múa nhạc; ẩm thực; làng nghề thủ công truyền thống; các bảo tàng và văn hóa nghệ thuật… Tuy nhiên, sự đa dạng và đặc sắc của tài nguyên du lịch tại các địa phương trong vùng không đồng đều. Mức độ đa dạng và đặc sắc của tài nguyên du lịch tập trung chủ yếu ở các tỉnh Đà Nẵng, Quảng Nam, Khánh Hòa và Bình Thuận, trong khi đó tài nguyên du lịch của các tỉnh Quảng Ngãi và Phú Yên được đánh giá có mức độ đa dạng và đặc sắc thấp nhất. Bình Định và Ninh Thuận được đánh giá với mức điểm xấp xỉ 4/5. Do đó, để có thể phát huy được hệ thống tài nguyên du lịch của vùng một cách đồng bộ, bền vững dựa trên những thế mạnh và giá trị đặc sắc của từng địa phương cần có định hướng trong việc quản lý và khai thác tài nguyên du lịch của vùng.

Đánh giá về khả năng tiếp cận

Các tỉnh có khả năng tiếp cận tốt về thông tin, hệ thống giao thông vận tải… là Đà Nẵng, Khánh Hòa, Quảng Nam, Bình Thuận và Bình Định. Trong khi đó, việctiếp cận du lịch của Quảng Ngãi, Phú Yên và Ninh Thuận vẫn còn hạn chế. Vì vậy, để việc tiếp cận thông tin thuận tiện cần sự nỗ lực của nhiều cấp, ngành, đặc biệt là sự nỗ lực của các địa phương, các doanh nghiệp du lịch và người dân trong việc tăng cường quảng bá thông tin du lịch địa phương đến với du khách.

 

 

 

Đánh giá về an ninh, an toàn

Theo đánh giá của các chuyên gia, vấn đề an ninh an toàn trong khai thác phát triển và thu hút khách du lịch ở DHNTB rất tốt. Đây là yếu tố thuận lợi và là một trong các yếu tố có sức hấp dẫn du khách rất cao.

Đánh giá về sức hấp dẫn du lịch

Sức hấp dẫn du lịch tập trung chủ yếu vào các tỉnh Đà Nẵng, Quảng Nam, Khánh Hòa và Bình Thuận. Đây là những địa phương có các đô thị du lịch với hệ thống tài nguyên khá tập trung, thuận tiện cho khách tham quan trải nghiệm. Sức hấp dẫn của Bình Định cao hơn các tỉnh còn lại (3.94/5). Phú Yên và Ninh Thuận có sức hấp dẫn du lịch ngang nhau (3.88/5). Hiện tại, Quảng Ngãi có mứchấp dẫn du lịch thấp nhất so với các địa phương trong vùng. Điều này cho thấy Quảng Ngãi chưa có định hướng khai thác các tiềm năng du lịch hiệu quả, chưa xây dựng được hình ảnh đặc trưng và chưa tạo thành điểm đến ấn tượng cho du khách.

Đánh giá về thiên tai và biến đổi khí hậu có ảnh hưởng nghiêm trọng đến phát triển du lịch

 

 

 

Mức điểm trung bình đánh giá của các địa phương rất cao và gần như ngang nhau. Kết quả này chỉ ra, thiên tai và biến đổi khí hậu đang có ảnh hưởng lớn đến phát triển du lịch của các địa phương trong vùng. Thực tế hiện nay, tại vùng DHNTB nói riêng và cả nước nói chung đang phải chịu những tác động rất lớn từ biến đổi khí hậu như hạn hán, mất mùa,… đặc biệt là ở các tỉnh như Ninh Thuận, Bình Thuận, Khánh Hòa. Biến đổi khí hậu đang có nguy cơ gây ra rủi ro cao cho khai thác tiềm năng du lịch và ảnh hưởng bất lợi lâu dài đối với ngành Du lịch. Đây là hạn chế rất lớn cần sự tham gia của tất cả các bên liên quan trong và ngoài ngành Du lịch để giải quyết vấn đề.

Bình luận (1)
ối giồi ôi
Xem chi tiết
Đỗ Tuệ Lâm
11 tháng 4 2022 lúc 22:11

"Là người học sinh khi đến trường cần kết hợp học với hành". Đây là câu nói mà em tâm đắc nhất , đúng như ý nghĩa của câu nói ấy , nếu chỉ học mà không biết thực hành thì cũng giống như t có hiểu biết trên giấy mà không biết vận dụng vào thực tế đời sống . Điều này là không tốt bởi như thế,con người ta sẽ trở nên vô dụng hơn bao giờ hết , sẽ không biết làm việc gì nên hồn . Bởi thế " Học phải đi đôi với hành " là một đạo lý đúng đắn không thể chối cãi trong thực tế , đời sống của ta . Học nhiều , hiểu nhiều và có kiến thức cao là điều tuyệt vời nhưng nếu không biết vận dụng vào cuộc đời thì ta cũng chẳng thể làm gì.Hồ Chủ tịch đã khẳng định: “Học với hành phải đi đôi. Học mà không hành thì vô ích. Hành mà không học thì hành không trôi chảy”. Quả thực , việc thực hành trong công việc khi có hiểu biết là điều rất cần thiết . Bản thân của em cũng đang noi gương theo tư tưởng cao đẹp này . Mong rằng , chúng ta ai cũng biết học theo đạo lý chân chính này.

Bình luận (0)
Phạm Ý
Xem chi tiết
Phan Hoàng Linh Ân
30 tháng 4 2021 lúc 19:44

Ca Huế trên sông Hương là một hoạt động âm nhạc đã có từ lâu và đã trở thành một nét đặc trưng của văn hóa xứ Huế. Để thưởng thức một bản ca Huế đúng chất Huế, người nghe sẽ được ngồi trên thuyền rồng, lênh đênh trên dòng sông Hương thơ mộng trong không gian yên tĩnh của màn đêm. Trên khoang thuyền, dàn nhạc gồm đàn tranh, đàn nguyệt, đàn tì bà, đàn nhị...Ngoài ra còn có đàn bầu, sáo và cặp sánh để gõ nhịp. Các ca công còn rất trẻ, nam mặc áo dài the, quần thụng, đầu đội khăn xếp; nữ mặc áo dài, khăn đóng duyên dáng. Khi trăng đã lên cao, gió mơn man nhè nhẹ, con thuyền trôi nhẹ trên dòng sông Hương thơ mộng với tiếng ca Huế ngọt ngào vang lên trong không gian bốn bề yên tĩnh. Có lẽ, chính điều đó đã làm nên sức hút riêng của ca Huế mà không vùng đất nào có được. Qua đó, chúng ta cần bảo vệ, gìn giữ và phát huy truyền thống ca Huế.

Bình luận (0)