Viết 1 đoạn văn( khoảng 10 câu) theo cách lập luận quy nạp để làm rõ ý nghĩa khổ 1 trong bài thơ Sang Thu. Trong đó có sd 1 câu mở rộng thành phần và 1 phép thế gạch chân
Hãy viết 1 đoạn văn khoảng 12 câu theo cách lập luận quy nạp phân tích khổ thơ thứ 2 trong đoạn thơ trên để làm rõ vẻ đẹp của những người lính lái xe. Trong đoạn văn có sử dụng câu mở rộng thành phần chủ ngữ và lời dẫn trực tiếp (Gạch chân, chỉ rõ lời dẫn trực tiếp và câu mở rộng thành phần chủ ngữ)
Dựa vào khổ thơ 2 bài sang thu,hãy viết đoạn văn theo cách lập luận quy nạp (khoảng 12 câu )làm rõ những chuyển biến của thiên nhiên sang thu và cảm xúc của con người .Trong đoạn văn có sử dụng khởi ngũ và câu bị động(gạch chân dưới thành phần khởi ngữ và câu bị động)
viết 1 đoạn văn 10-12 câu theo cách lập luận tổng phân hợp để làm rõ lời cảnh tỉnh, nhắc nhở mà nhà thơ gửi gắm trong khổ thơ cuối của bài thơ ánh trăng. Trong đoạn có sử dụng 1 phép thế và 1 câu chủ động (gạch chân chú thích rõ)
Tham khảo
Bài thơ “Ánh trăng” được Nguyễn Duy sáng tác năm 1978 và được đưa vào tập thơ “Ánh trăng. Thông qua hình tượng nghệ thuật “Ánh trăng” và cảm xúc của nhà thơ, bài thơ đã diễn tả những suy ngẫm sâu sắc về thái độ của con người đối với quá khứ gian lao, tình nghĩa. Trong đó, khổ thơ cuối cùng mang nhiều ý nghĩa đưa tới chiều sâu tư tưởng mang tính triết lý. Hình ảnh “trăng cứ tròn vành vạnh” là tượng trưng cho quá khứ nghĩa tình, thủy chung, đầy đặn, bao dung, nhân hậu. Trăng không trách móc, hờn giận “người vô tình”vì đó là vầng trăng độ lượng, khoan dung, là truyền thống nhân hậu của dân tộc. Hình ảnh “Ánh trăng im phăng phắc” cũng là hình ảnh của lương tâm nghiêm khắc nhắc nhở từ chính sự im lặng của mình về sự thủy chung, gắn bó với quê hương, với thiên nhiên và con người. Chính cái im phăng phắc của vầng trăng đã đánh thức con người, làm xáo động tâm hồn người lính năm xưa. Con người “giật mình” trước ánh trăng là sự bừng tỉnh của nhân cách, là sự trở về với lương tâm trong sạch, tốt đẹp. Đó là lời ân hận, ăn năn day dứt, làm đẹp con người. Mạch cảm xúc của bài thơ lắng kết trong cái “giật mình” cuối bài thơ. Đây là sự ăn năn tự trách để nhắc nhở mình phải sống có nghĩa tình đừng quên ân tình của quá khứ dù bất kì hoàn cảnh nào. Qua đó, ta thấy được bài thơ đi dần về những triết lí sâu sắc của cuộc đời. Nó là lời nhắc nhở ta về một đạo lí sống từ ngàn xưa của dân tộc ta – lối sống ân nghĩa, thủy chung, uống nước nhớ nguồn. Ta không được phép quên đi những mất mát hi sinh của những người đi trước, những người đã hi sinh mồ hôi và xương máu cho chúng ta ngày nay được hưởng một cuộc sống bình yên, độc lập. Bởi thế, mỗi người đặc biệt là thế hệ trẻ phải biết sống có trách nhiệm, sống sao cho xứng đáng với những gì mình được hưởng.
viết 1 đoạn văn 10-12 câu theo cách lập luận tổng phân hợp để làm rõ lời cảnh tỉnh, nhắc nhở mà nhà thơ gửi gắm trong khổ thơ cuối của bài thơ ánh trăng. Trong đoạn có sử dụng 1 phép thế và 1 câu chủ động (gạch chân chú thích rõ)
Viết đoạn văn khoảng 12 câu theo phép lập luận quy nạp nêu cảm nhận của em về ba câu thơ trên. Đoạn văn có câu văn sử dụng câu mở rộng thành phần và thán từ (gạch chân, chú thích rõ câu mở rộng thành phần và thán từ)
giúp mik vs ạ. mik cần gấp ạ
Giúp mik với, mai mik thi rồi ;-;
Dựa vào khổ 1 của bài thơ "Đồng chí", hãy viết một đoạn văn nghị luận khoảng 12 câu theo cách lập luận quy nạp làm rõ cơ sở hình thành tình đồng chí của anh bộ đội, trong đoạn có sử dụng một phép thế và một câu bị động. (Gạch chân dưới câu bị động và những từ ngữ dùng làm phép thế)
Viết đoạn văn theo cách lập luận quy nạp (khoảng 10 câu) phân tích diễn biến nội tâm của nhân vật Thúy Kiều trong đoạn thơ trên. Trong đoạn văn có sử dụng phép thế và một thành phần biệt lập cảm thán (gạch chân – chú thích).
Tham Khảo
1. Mở bài
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm
Nguyễn Du là một đại thi hào của dân tộc, ông có rất nhiều tác phẩm để lại nhiều tiếng vangTác phẩm “Truyện Kiều” là một tuyệt phẩm của tác giả Nguyễn Du.Đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” là một đoạn trích hay nó đã lột tả được tâm trạng của Thúy Kiều.- Giới thiệu 8 câu giữa: Nỗi nhớ của Kiều khi đứng trước lầu Ngưng Bích
2. Thân bài
* Khái quát về Thúy Kiều và hoàn cảnh đưa đẩy nàng đến như bây giờ
* Khái quát về đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”: Sau khi biết mình bị lừa bán vào chốn lầu xanh Kiều uất ức định tự vẫn. Tú bà vì sợ mất tiền nên đã hứa khi nào Kiều bình phục sẽ gả nàng vào nơi tử tế, nhưng lại đưa nàng ra lầu Ngưng bích, thực chất là giam lỏng nàng. Thân gái một mình nơi đất khách quê người Kiều sống một mình ở lầu ngưng bích với tâm trạng cô đơn buồn tủi
* Khái quát nội dung tám câu thơ: Là nỗi nhớ thương của Kiều về người yêu và cha mẹ
* Nỗi nhớ về người yêu:
“Tưởng người dưới nguyệt chén đồng
Tin sương luống những rày trông mai chờ
Bên trời góc bể bơ vơ
Tấm son gột rửa bao giờ cho phai”
-> Nỗi nhớ người yêu da diết.
-> tâm trạng của Thúy Kiều khi nhớ về Kim Trọng mối tình đầu của nàng trong sự ê chề, bẽ bàng, tủi nhục
* Nỗi nhớ về cha mẹ
“Xót người tựa cửa hôm mai
Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ
Sân Lai cách mấy nắng mưa
Có khi gốc tử đã vừa người ôm"
-> Kiều là một con người hiếu thảo.
* Kiều nhớ đến người yêu trước khi nhớ đến cha mẹ
Khi đặt chung giữa hai chữ tình và hiếu, Kiều đã tạm yên với chữ hiếu bởi khi bán mình chuộc cha, Kiều đã phần nào đền đáp được công ơn sinh thành. Còn với Kim Trọng, trước khi về Liêu Dương chịu tang chú, chàng đã kỳ vọng rất nhiều vào Kiều. Nhưng giờ đây, tấm thân của Kiều đã hoen ố, nên nàng càng ân hận và day dứt hơn.Điều này hoàn toàn phù hợp với quy luật tâm lí.-> Thể hiện sự tinh tế trong ngòi bút miêu tả tâm lí của Nguyễn Du.
* Nghệ thuật:
Ngôn ngữ độc thoại nội tâm.Hình ảnh, từ ngữ tinh tế.3. Kết bài
Tổng kết nội dung.Tham Khảo
Trong bài thơ "Kiều ở lầu Ngưng Bích", tám câu thơ giữa đã thể hiện tâm trạng nhớ nhung Kim Trọng và gia đình cùng hoàn cảnh tội nghiệp đáng thương của Kiều ở nơi đất khách quê người. Hai câu thơ: "Tưởng người dưới nguyệt chén đồng/Tin sương luống những rày trông mai chờ" tái hiện kỷ niệm đôi lứa từng được cùng Kim Trọng uống rượu dưới ánh trăng vằng vặc. Đó là nỗi nhớ tình đầu đậm sâu của mình. Nhớ về chàng Kim, Kiều nhớ về chén rượu thề nguyền đính ước, minh chứng tình yêu đẹp đẽ của họ dưới ánh trăng. Dù cho Kiều đã trao duyên cho em mình nhưng có lẽ nàng Kiều vẫn chưa thể quên đi tình yêu của mình. Nàng còn lo sợ cho chàng Kim chờ mong tin tức của mình trong vô ích. Càng thương nhớ chàng Kim bao nhiêu thì hai câu thơ tiếp theo thể hiện sự xót thương của Kiều cho chính số phận, cuộc đời của mình "Bên trời góc bể bơ vơ/Tấm son gột rửa bao giờ cho phai". Kiều không chỉ thương cho số phận ba chìm bảy nổi bơ vơ tột cùng của mình mà còn thương cho sự trong trắng, trinh bạch của đời mình đã bị phá hủy, không thể gột sạch được. Hình ảnh "tấm son" là hình ảnh ẩn dụ của tấm lòng trinh bạch của Kiều, nay đã chẳng thể trở về sự trong trắng nguyên vẹn, ấm êm ngày xưa.Tóm lại, tám câu thơ giữa bài thơ đã cho thấy tâm trạng đau đớn, xót xa đến tột cùng của nàng Kiều ở nơi đất khách quê người.
Viết đoạn văn khoảng 12 câu trình bày theo cách quy nạp phân tích khổ thơ cuồi bài thơ mùa xuân nho nhỏ, có sử dụng 1 câu cảm thán, thành phần phụ chú, phép thế (gạch chân)
Viết 1 đoạn văn 10-12 câu theo cách T-P-H phân tích khổ cuối của bài thơ Sang Thu. Trong đó có sd phép thế và thành phần tình thái
Viết một đoạn văn khoảng 12 câu theo cách lập luận quy nạp làm rõ khí thế lao động hăng say của người lao động mới ở khổ thơ dưới đây, trong đó có sử dụng câu phủ định và phép nối (gạch dưới câu phủ định và từ ngữ dùng làm phép nối):
“Thuyền ta lái gió với buồm trăng
Lướt giữa mây cao với biển bằng
Ra đậu dặm xa dò bụng biển
Dàn đan thế trận lưới vây giăng”
giúp em với ạ em đang cần gấp, em cảm ơn
Tham khảo.
Tiếp theo niềm cảm hứng say sưa, bài ca lao động vẫn vang lên khỏe khoắn, ngợi ca cảnh đánh cá trên biển, dưới trời trăng sao. Tác giả đã sáng tạo nên những hình ảnh tuyệt đẹp:
“ Thuyền ta lái gió với buồm trăng
Lướt giữa mây cao với biển bằng,
Ra đậu dặm xa dò bụng biển,
Dàn đan thế trận lới vây giăng.”
Tác giả đã sáng tạo khi sử dụng hình ảnh nói quá: đoàn thuyền đánh cá như đi trong sự vây bọc, nâng đỡ của thiên nhiên. Gió – người bạn thân thiết của con người – lái con thuyền ra khơi. Gió thổi phồng căng cánh buồm như vầng trăng khuyết, rồi mây cũng như cao hơn, thoáng đãng hơn,… Tất cả được nhìn từ cặp mắt của những người dân lao động đã dành được quyền làm chủ biển trời quê hương. Cảnh kì vĩ, lớn lao, phóng khoáng bởi con người sảng khoái, tự do. Trong mối quan hệ giao hòa, thiên nhiên càng huy hoàng, lớn lao bao nhiêu thì càng tôn vẻ đẹp con người lên bấy nhiêu. Tầm vóc của họ vụt cao lên, sánh ngang với biển trời vũ trụ, Động từ “ lướt” cho thấy đoàn thuyền chạy rất nhanh trên mặt biển, càng chứng tỏ khí thế phơi phới của người dân làng chài.
Tiếp theo niềm cảm hứng say sưa, bài ca lao động vẫn vang lên khỏe khoắn, ngợi ca cảnh đánh cá trên biển, dưới trời trăng sao. Tác giả đã sáng tạo nên những hình ảnh tuyệt đẹp:
“ Thuyền ta lái gió với buồm trăng
Lướt giữa mây cao với biển bằng,
Ra đậu dặm xa dò bụng biển,
Dàn đan thế trận lới vây giăng.”
Tác giả đã sáng tạo khi sử dụng hình ảnh nói quá: đoàn thuyền đánh cá như đi trong sự vây bọc, nâng đỡ của thiên nhiên. Gió – người bạn thân thiết của con người – lái con thuyền ra khơi. Gió thổi phồng căng cánh buồm như vầng trăng khuyết, rồi mây cũng như cao hơn, thoáng đãng hơn,… Tất cả được nhìn từ cặp mắt của những người dân lao động đã dành được quyền làm chủ biển trời quê hương. Cảnh kì vĩ, lớn lao, phóng khoáng bởi con người sảng khoái, tự do. Trong mối quan hệ giao hòa, thiên nhiên càng huy hoàng, lớn lao bao nhiêu thì càng tôn vẻ đẹp con người lên bấy nhiêu. Tầm vóc của họ vụt cao lên, sánh ngang với biển trời vũ trụ, Động từ “ lướt” cho thấy đoàn thuyền chạy rất nhanh trên mặt biển, càng chứng tỏ khí thế phơi phới của người dân làng chài.